MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, December 21, 2017

XI’S PAX-SINO VISION Tầm nhìn “Hòa bình kiểu Trung Quốc” của ông Tập



XI’S PAX-SINO VISION

Tầm nhìn “Hòa bình kiểu Trung Quốc” của ông Tập

By Sandy Pho
Japan Times
10 December 2017
Sandy Pho
Japan Times
10/12/2017


In a three-hour speech at October’s Communist Party Congress, General Secretary Xi Jinping proclaimed China’s rightful return to the center of the world and promised to “make greater contributions for mankind.” He also put forth China’s governance model (socialism with Chinese characteristics) as “a brand-new choice for … countries … that wish to accelerate development and maintain their own independence.”

Trong bài diễn văn dài 3 tiếng đồng hồ đọc trước đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2017, tổng bí thư Tập Cận Bình công bố cuộc trở lại hợp lý của Trung Quốc ở vị trí trung tâm của thế giới và hứa hẹn sẽ “đóng góp lớn hơn nữa cho nhân loại”. Ông ta cũng truyền bá mô hình quản trị đất nước của Trung Quốc (chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc) như một “sự lựa chọn mới mẻ cho… các quốc gia… mong muốn tăng tốc phát triển và duy trì nền độc lập của chính mình”.

It remains to be seen whether Beijing will actively promote the China model abroad, but there is no doubt about Xi’s ambitious agenda. Xi projects that, by 2035, China will “become a country whose comprehensive national power and international influence will be at the forefront.” By mid-century, the People’s Liberation Army is expected to be one of the world’s top-ranked militaries. According to Xi, when these goals are met, “the Chinese nation will stand tall among the nations of the world with an even more high-spirited attitude.”

Phải chờ xem liệu Bắc Kinh có tích cực thúc đẩy mô hình Trung Quốc ở nước ngoài hay không, nhưng không có gì phải nghi ngờ về chương trình đầy tham vọng của ông Tập. Ông ta nói rõ rằng, vào năm 2035, Trung Quốc sẽ “trở thành một quốc gia có sức mạnh dân tộc toàn diện và ảnh hưởng quốc tế hàng đầu”. Vào giữa thế kỷ này, quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) được kỳ vọng sẽ là một trong những đội quân hùng mạnh nhất thế giới. Theo ông Tập, khi đạt được những mục tiêu này, “Đất nước Trung Quốc sẽ vượt lên trong số các quốc gia của thế giới với tư thế cao cả”.

THE NEW ISRAEL AND THE OLD Israel mới và Israel cổ đại



THE NEW ISRAEL AND THE OLD

Israel mới và Israel cổ đại
Những lý do dân phi-Do-Thái Mỹ ủng hộ Quốc gia Do Thái

By Walter Russell Mead
Foreign Affairs
June 20, 2008

Walter Russell Mead
Foreign Affairs
20/6/2008

On May 12, 1948, Clark Clifford, the White House chief counsel, presented the case for U.S. recognition of the state of Israel to the divided cabinet of President Harry Truman. While a glowering George Marshall, the secretary of state, and a skeptical Robert Lovett, Marshall's undersecretary, looked on, Clifford argued that recognizing the Jewish state would be an act of humanity that comported with traditional American values. To substantiate the Jewish territorial claim, Clifford quoted the Book of Deuteronomy: "Behold, I have set the land before you: go in and possess the land which the Lord sware unto your fathers, Abraham, Isaac, and Jacob, to give unto them and to their seed after them."

Ngày 12 tháng Năm năm 1948, trước nội các chia rẽ của Tổng thống Harry Truman, Clark Clifford, luật sư trưởng của Nhà Trắng, đưa ra những lý lẽ biện hộ cho việc Hiệp Chúng Quốc công nhận quốc gia Do Thái. Với sự chứng kiến của một George Marshall, Bộ trưởng Ngoại giao lườm lườm đôi mắt và một Robert Lovett, Thứ trưởng của Marshall đầy vẻ hoài nghi, Clifford tranh luận rằng việc công nhận quốc gia Do Thái sẽ là một hành động nhân đạo phù hợp với những giá trị truyền thống của Mỹ. Để chứng minh đòi hỏi lãnh thổ của người Do Thái, Clifford đã trích dẫn Đệ nhị luật của Cựu ước [Deuteronomy]: “Đây, Ta trao đất đó cho các ngươi, hãy vào và chiếm hữu đất mà Đức Chúa đã thề với cha ông các ngươi, là Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp, rằng Người sẽ ban cho họ và dòng dõi họ sau này.”[1]

RESISTING CHINA’S MAGIC WEAPON Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc



RESISTING CHINA’S MAGIC WEAPON
Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc


Anne-Marie Brady
Lowy Institute, 27 Sep, 2017
Anne-Marie Brady
Lowy Institute, 27/09/2017


In the classic Cold War-era film Invasion of the Body Snatchers, aliens quietly invade earth by replicating the bodies of each human being they encounter. The resulting 'pod people' take on the physical characteristics, memories, and personalities of the humans they replace. In its day, the film was understood as an allegory for political influence activities. It speaks to an ongoing fear about the vulnerability of open, democratic societies to foreign influences undermining their sovereignty and their politics.

Trong bộ phim kinh điển thời Chiến tranh Lạnh Invasion of the Body Snatchers, người ngoài hành tinh lặng lẽ xâm lăng trái đất bằng cách nhân bản thân thể của mỗi người mà họ gặp phải. Kết quả là “những bản sao” (pod people) hình thành đặc điểm thân thể, trí nhớ và tính cách của những con người mà họ thay thế. Vào thời đó, bộ phim được ngầm hiểu như câu chuyện ngụ ngôn cho các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị. Điều này phản ánh nỗi lo sợ hiện hữu lúc ấy về tính dễ bị tổn thương của các xã hội dân chủ, cởi mở trước các ảnh hưởng nước ngoài vốn làm suy yếu chủ quyền và nền chính trị của họ.

THE WEST FACES UP TO REALITY: CHINA WON’T BECOME ‘MORE LIKE US’ Phương Tây đối mặt với thực tế: Trung Quốc sẽ không “giống chúng ta”


THE WEST FACES UP TO REALITY: CHINA WON’T BECOME ‘MORE LIKE US’
Phương Tây đối mặt với thực tế: Trung Quốc sẽ không “giống chúng ta”

The make-believe that Beijing would eventually embrace Western values is over

Đã chấm dứt trò giả tưởng rằng Bắc Kinh cuối cùng sẽ tiếp thu các giá trị phương Tây

Andrew Browne
wsj.com
Dec. 12, 2017
Andrew Browne
wsj.com
12/12/2017

SHANGHAI—For decades, the relationship between China and the West rested on illusion and pretense.

THƯỢNG HẢI - Trong nhiều thập niên, quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây đặt nền móng trên ảo vọng và sự giả vờ.

Western politicians fooled themselves into thinking that the Chinese system, centrally directed and authoritarian, would in time resemble their own, open and democratic.

Các chính trị gia phương Tây tự bỡn cợt mình với suy nghĩ rằng, hệ thống của Trung Quốc sẽ theo thời gian mà biến cải, từ chuyên chế và trung ương tập quyền sang dân chủ và cởi mở.

For its part, China camouflaged its global ambitions. Obeying Deng Xiaoping’s maxim to “hide our capabilities and bide our time,” it built itself into a manufacturing colossus and the world’s largest trader, amassed “hard” military power and projected “soft” influence, sometimes covert and bought with cash.

Về phần mình, Trung Quốc đã khéo ngụy trang tham vọng toàn cầu của họ. Tuân theo châm ngôn của Đặng Tiểu Bình “thao quang dưỡng hối” (giấu mình chờ thời), Trung Quốc đã tự xây dựng thành một người khổng lồ về sản xuất công nghiệp, một thương nhân lớn nhất thế giới, tích lũy một sức mạnh quân sự “cứng” và phóng chiếu ảnh hưởng “mềm”, đôi khi lén lút và tung tiền ra mua chuộc.