MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, December 21, 2017

THE WEST FACES UP TO REALITY: CHINA WON’T BECOME ‘MORE LIKE US’ Phương Tây đối mặt với thực tế: Trung Quốc sẽ không “giống chúng ta”


THE WEST FACES UP TO REALITY: CHINA WON’T BECOME ‘MORE LIKE US’
Phương Tây đối mặt với thực tế: Trung Quốc sẽ không “giống chúng ta”

The make-believe that Beijing would eventually embrace Western values is over

Đã chấm dứt trò giả tưởng rằng Bắc Kinh cuối cùng sẽ tiếp thu các giá trị phương Tây

Andrew Browne
wsj.com
Dec. 12, 2017
Andrew Browne
wsj.com
12/12/2017

SHANGHAI—For decades, the relationship between China and the West rested on illusion and pretense.

THƯỢNG HẢI - Trong nhiều thập niên, quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây đặt nền móng trên ảo vọng và sự giả vờ.

Western politicians fooled themselves into thinking that the Chinese system, centrally directed and authoritarian, would in time resemble their own, open and democratic.

Các chính trị gia phương Tây tự bỡn cợt mình với suy nghĩ rằng, hệ thống của Trung Quốc sẽ theo thời gian mà biến cải, từ chuyên chế và trung ương tập quyền sang dân chủ và cởi mở.

For its part, China camouflaged its global ambitions. Obeying Deng Xiaoping’s maxim to “hide our capabilities and bide our time,” it built itself into a manufacturing colossus and the world’s largest trader, amassed “hard” military power and projected “soft” influence, sometimes covert and bought with cash.

Về phần mình, Trung Quốc đã khéo ngụy trang tham vọng toàn cầu của họ. Tuân theo châm ngôn của Đặng Tiểu Bình “thao quang dưỡng hối” (giấu mình chờ thời), Trung Quốc đã tự xây dựng thành một người khổng lồ về sản xuất công nghiệp, một thương nhân lớn nhất thế giới, tích lũy một sức mạnh quân sự “cứng” và phóng chiếu ảnh hưởng “mềm”, đôi khi lén lút và tung tiền ra mua chuộc.


This game of make-believe is winding down.

Last week’s trip to China by Justin Trudeau, the Canadian prime minister whose father engineered his country’s opening to the People’s Republic, will likely go down as one of the last in a series of largely futile Western efforts to “shape” China’s rise by encouraging its adoption of liberal Western ideas. He arrived with plans to open talks on a “progressive” free-trade agreement that stresses gender equality, labor protections and environmental rights. He was politely shown the door.

Trò chơi giả tưởng này đang tàn lụi.

Chuyến viếng thăm Trung Quốc tuần trước của Thủ tướng Canada Justin Trudeau – người mà thân phụ ông đã thiết kế chính sách mở cửa cho Trung Quốc của đất nước Canada – có thể được coi là cố gắng cuối cùng trong hàng loạt nỗ lực lớn lao nhưng vô ích của phương Tây nhằm “uốn nắn” sự trỗi dậy của Trung Quốc theo cách khuyến khích họ tiếp thu các ý tưởng tự do của phương Tây. Ông Trudeau đến Trung Quốc mang theo những kế hoạch khai mở cuộc đối thoại về một hiệp định thương mại tự do “tiến bộ”, trong đó nhấn mạnh tới sự bình đẳng giới, bảo vệ người lao động và quyền về môi trường. Nhưng nước chủ nhà đã lịch sự mời ông ra cửa.

At the same time, Australian Prime Minister Malcolm Turnbull was underscoring a new era of realism. With China in mind, he introduced legislation to limit foreign interference in the country’s political life. The impact has been swift: On Tuesday, Labor party senator Sam Dastyari pledged to resign amid an uproar over his links to a real-estate billionaire affiliated with the Communist Party.

Cũng trong thời gian này, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull nhấn mạnh vào một thời kỳ mới của chủ nghĩa hiện thực. Với ám ảnh Trung Quốc trong đầu, ông đã ban hành một điều luật hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của đất nước. Tác động của nó thật nhanh chóng: hôm thứ Ba, nghị sĩ thuộc Đảng Lao động Sam Dastyari đã từ chức giữa cơn thịnh nộ về mối liên kết của ông ta với một tỷ phú bất động sản có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Australia exemplifies both the advantages and potential hazards of a more hard-nosed approach to China.

Úc là minh chứng cả cho lợi thế lẫn nguy cơ tiềm ẩn của một lối tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Some predict a new Cold War. That’s possible, if Western disillusion gives rise to such strong anti-China sentiment that it derails ties.

Vài người dự báo một cuộc Chiến tranh Lạnh. Điều đó là có thể, nếu như cuộc vỡ mộng của phương Tây khơi dậy tình cảm chống Trung Quốc mạnh mẽ đến mức có thể làm lệch hướng các mối quan hệ.

But a dose of honesty could also lead to a more sustainable relationship, one based on a frank acknowledgment of differences rather than hopes for an East-West merger based on common values.

Nhưng một liều thuốc trung thực cũng có thể đưa tới một mối quan hệ bền vững hơn, dựa trên một sự thừa nhận thật lòng những sự khác biệt [giữa Trung Quốc và phương Tây] thay cho niềm hy vọng Đông-Tây hòa hợp dựa trên những giá trị chung.

That mythical prospect—that China will become “more like us”—has held up debate in the liberal West about the larger questions posed by China’s economic and military ascendancy.

Cái kỳ vọng huyền thoại – rằng Trung Quốc sẽ trở nên “giống chúng ta hơn” – đã khuấy động cuộc tranh luận ở phương Tây tự do về những vấn đề lớn lao hơn mà sự vươn lên về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đặt ra.

What is the appropriate response to an increasingly predatory Chinese state that takes advantage of Western openness to acquire technology even as it shelters its own markets behind protectionist barriers?

Đâu là phản ứng thích hợp với một nhà nước Trung Quốc ngày càng gia tăng trấn lột, lạm dụng sự cởi mở của phương Tây để thâu tóm công nghệ ngay cả khi Bắc Kinh che chắn các thị trường của mình sau những hàng rào bảo hộ?

How do free societies push back against an authoritarian system that advances its geopolitical interests with clandestine influence campaigns? China co-opts the elites in target countries like Australia by offering them corporate sinecures and consultancy contracts. It buys up Chinese-language news outlets and infiltrates the Chinese diaspora through Communist Party agencies—all the while blocking Western media content at home with its Great Firewall and restricting Western influence by placing foreign NGOs under police administration.

Làm thế nào các xã hội tự do kháng cự lại một hệ thống độc tài chuyên chế đang thúc đẩy các lợi ích địa chính trị của nó bằng những chiến dịch bí mật nhằm mở rộng ảnh hưởng? Trung Quốc đang thu nạp giới tinh hoa ở các nước mục tiêu như Úc bằng cách cung cấp cho họ những chức vụ không phải làm việc mà có uy thế và tiền bạc, những hợp đồng tư vấn béo bở. Bắc Kinh tung tiền mua lại các tờ báo, tạp chí tiếng Hoa và thâm nhập cộng đồng Hoa kiều thông qua những cơ quan của Đảng Cộng sản – trong khi ở quốc nội họ cùng lúc ngăn chặn các nội dung truyền thông phương Tây bằng hệ thống tường lửa Great Firewall và hạn chế ảnh hưởng của phương Tây bằng cách đặt các tổ chức phi chính phủ nước ngoài dưới sự kiểm soát của cảnh sát.

Chinese President Xi Jinping has hastened this reckoning. At a party congress a few weeks ago, he made clear that China is supremely confident in its own ways and proclaimed a “new era” in which it will move “closer to the center of the world.” Western politicians are finally coming to view China for what it is, not the country they wish it to be.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đẩy nhanh lối tính toán này. Tại đại hội Đảng Cộng sản vài tuần trước đây, ông ta nói rõ rằng Trung Quốc tin tưởng tuyệt đối vào con đường riêng của mình và công bố một “kỷ nguyên mới” trong đó Bắc Kinh sẽ chuyển “gần hơn tới vị trí trung tâm của thế giới”. Các nhà chính trị phương Tây cuối cùng cũng phải nhìn Trung Quốc đúng như bản chất của nó, không phải như một nước mà họ muốn nó trở thành.

The new sense of clarity has spread to Europe. “It is always useful to call a spade a spade,” write François Godement and Abigaël Vasselier in a paper on China-EU relations for the European Council on Foreign Relations that, among other things, recommends tougher screening for inbound Chinese investment.

Một ý thức mới về sự trong sáng đã lan khắp châu Âu. Trong một hồ sơ về quan hệ Trung Quốc-châu Âu thực hiện cho Hội đồng châu Âu về Quan hệ đối ngoại, các tác giả Francois Godement và Abigael Vasselier viết rằng: “Nói thẳng nói thật luôn luôn là điều có ích”. Hai nhà nghiên cứu này khuyến cáo, bên cạnh nhiều chuyện khác, châu Âu nên siết chặt việc sàng lọc vốn đầu tư từ Trung Quốc.

In a sign of growing alarm at Chinese political interference, Germany’s intelligence services have published details on how Chinese spies have gathered data on officials and politicians using fake social-media profiles.

Trong một dấu hiệu cảnh báo ngày càng khẩn thiết về sự can thiệp chính trị của Trung Quốc, các cơ quan tình báo Đức đã công bố chi tiết cách mà các điệp viên Trung Quốc thu thập dữ liệu về các quan chức và chính trị gia Đức bằng cách sử dụng các nhân thân giả trên mạng xã hội.

The U.S. House and Senate are working on bills to restrict Chinese investment in technology companies. The Trump administration is readying a raft of punitive trade measures. And among U.S. academics, debate is simmering over the threat to free expression presented by Chinese government-funded Confucius Institutes on college campuses.

Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đang thảo luận những điều luật hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các công ty công nghệ. Chính phủ của ông Trump đang chuẩn bị sẵn hàng loạt biện pháp trừng phạt về thương mại. Và trong cộng đồng các học giả Hoa Kỳ đang dấy lên một cuộc tranh luận về mối đe dọa đối với quyền tự do biểu đạt, gây ra từ các viện Khổng Tử mà Chính phủ Trung Quốc bỏ tiền dựng lên giữa các khuôn viên đại học.

In a report for the congressionally funded National Endowment for Democracy, Christopher Walker and Jessica Ludwig connect Chinese and Russian efforts to shape public opinion around the world. The billions these countries spend to influence media, culture, think tanks and academia, they argue, goes beyond “soft power.” They label it “sharp power,” which should be seen as “the tip of their dagger.”

Trong một bản báo cáo cho Quỹ Dân chủ quốc gia, do Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ, các tác giả Christopher Walker và Jessica Ludwig thấy có mối liên kết các nỗ lực của Trung Quốc và Nga trong công cuộc uốn nắn dư luận công chúng khắp thế giới. Hai tác giả này cho rằng, số tiền nhiều tỉ đô la Mỹ mà hai nước này tung ra để tác động tới truyền thông, văn hóa, các cơ quan nghiên cứu chính sách và các học viện, đã vượt xa cái gọi là “sức mạnh mềm” (soft power). Họ gọi đó là “sức mạnh sắc” (sharp power), có thể được coi như là “mũi của lưỡi dao găm”.

Australia will be a test of how far Western countries will to go to defend democratic values. Fee-paying Chinese students keep the country’s higher education system afloat; Chinese purchases of Australia’s raw materials, along with tourist spending, underpin its growth.

Úc sẽ là phép thử, cho thấy các quốc gia phương Tây sẽ đi xa tới chừng nào trong công cuộc bảo vệ các giá trị dân chủ. Các sinh viên Trung Quốc đóng học phí giúp hệ thống giáo dục đại học của nước này hoạt động, Trung Quốc mua nhiều tài nguyên khoáng sản của Úc, cùng với chi tiêu của làn sóng du khách Trung Quốc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của nước này.

The People’s Daily attacked the new laws on foreign interference as “hysterical paranoia.” A Foreign Ministry spokesman accused Mr. Turnbull of poisoning ties.

Tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc lên án các luật mới của Úc về sự can thiệp của nước ngoài như là “hoang tưởng điên khùng”. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Thủ tướng Turnbull đầu độc quan hệ [giữa hai nước].

Mr. Turnbull was unmoved. Echoing a slogan often attributed—incorrectly—to Mao, he declared in Mandarin that the Australian people will “stand up” for their sovereignty. Once China gets over its outrage, a reset of relations with the West is attainable, this time based on candor and clear-eyed pragmatism, not wishful thinking.

Nhưng ông Turnbull không lay chuyển. Nhắc lại một câu khẩu hiệu được gán – một cách sai lầm – cho Mao, ông Turnbull tuyên bố bằng tiếng Trung rằng nhân dân Úc sẽ “đứng lên” bảo vệ chủ quyền. Một khi Trung Quốc vượt qua được cơn thịnh nộ của mình, họ có thể lại tái khởi động các mối quan hệ với phương Tây, lần này dựa trên sự thành thật và chủ nghĩa thực tế trong sáng chứ không phải lối mơ tưởng viển vông!

Write to Andrew Browne at andrew.browne@wsj.com
(*) Andrew Browne là phóng viên cao cấp, người đứng mục (columnist) của báo Wall Street Journal







Translated by Huỳnh Hoa


https://www.wsj.com/articles/the-west-gets-real-about-china-1513074600


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn