MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, September 15, 2016

STALIN, OUR CONTEMPORARY Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin

STALIN, OUR CONTEMPORARY

Hợp tác hóa và nạn đói dưới thời Stalin

by Timothy Snyder
Project Syndicate

Timothy Snyder
Project Syndicate

Timothy Snyder is Professor of History at Yale University. His most recent book is Bloodlands: Europe Between Hitler and Stalin.

Timothy Snyder là giáo sư lịch sử tại Đại học Yale. Cuốn sách gần đây nhất của ông Đất máu: Châu Âu giữa Hitler và Stalin.
NEW HAVEN - Eighty years ago, in the autumn of 1930, Joseph Stalin enforced a policy that changed the course of history, and led to tens of millions of deaths across the decades and around the world. In a violent and massive campaign of "collectivization," he brought Soviet agriculture under state control.

NEW HAVEN - Tám mươi năm trước, vào mùa thu năm 1930, Joseph Stalin đã áp đặt một chính sách làm chuyển dòng chảy lịch sử và đã gây nên cái chết của hàng chục triệu người trong nhiều thập niên và ở khắp thế giới. Trong một chiến dịch “Hợp tác hóa” quy mô lớn và đầy bạo lực, ông đã đặt quyền kiểm soát nền nông nghiệp Liên Xô vào tay nhà nước.

Stalin pursued collectivization despite the massive resistance that had followed when Soviet authorities first tried to introduce the policy the previous spring. The Soviet leadership had relied then upon shootings and deportations to the Gulag to preempt opposition. Yet Soviet citizens resisted in large numbers; Kazakh nomads fled to China, Ukrainian farmers to Poland.

Stalin theo đuổi chính sách hợp tác hóa mặc cho những đợt chống đối quy mô lớn sau nỗ lực áp dụng chính sách lần đầu tiên của nhà chức trách Liên Xô vào mùa xuân trước đó. Giới lãnh đạo Liên Xô đã phụ thuộc vào những đợt bắn giết và trục xuất tới các trại gulag (lao động khổ sai) nhằm chặn trước những sự chống đối. Nhưng người dân Liên Xô vẫn chống cự với số lượng lớn; những người du mục Kazakh trốn qua Trung Quốc, còn những người nông dân Ukraine thì trốn qua Ba Lan.


In the autumn, the shootings and deportations resumed, complemented by economic coercion. Individual farmers were taxed until they entered the collective, and collective farms were allowed to seize individual farmers' seed grain, used to plant the next year's harvest.

Vào mùa thu, những đợt bắn giết và trục xuất vẫn tiếp diễn, cùng với những cưỡng bức về kinh tế. Nông dân bị đánh thuế cho đến khi họ tham gia hợp tác xã, và các nông trường hợp tác được quyền tịch thu hạt giống cho mùa vụ tiếp theo từ tay của những người nông dân độc lập.

Once the agricultural sector of the USSR was collectivized, the hunger began. By depriving peasants of their land and making them de facto state employees, collective farming allowed Moscow to control people as well as their produce.

Khi nền nông nghiệp Liên Xô đã hoàn toàn bị hợp tác hóa thì nạn đói cũng bắt đầu. Bằng cách tước đoạt ruộng đất của nông dân và biến họ trên thực tế trở thành nhân viên nhà nước, các hợp tác xã nông nghiệp cho phép Moskva quản lý cả con người lẫn những sản phẩm của họ.

Yet control is not creation. It proved impossible to make Central Asian nomads into productive farmers in a single growing season. Beginning in 1930, some 1.3 million people starved in Kazakhstan as their meager crops were requisitioned according to central directives.

Nhưng sự kiểm soát không giúp làm nên sáng tạo. Việc biến những người du mục Trung Á thành những người nông dân làm việc hiệu quả chỉ trong thời gian một mùa vụ là điều bất khả thi. Bắt đầu từ năm 1930, khoảng 1,3 triệu người ở Kazakhstan đã chết đói khi lượng thu hoạch ít ỏi của họ bị trưng thu theo chỉ định của trung ương.

In Ukraine, the harvest failed in 1931. The reasons were many: poor weather, pests, shortages of animal power after peasants slaughtered livestock rather than losing it to the collective, shortages of tractors, the shooting and deportation of the best farmers, and the disruption of sowing and reaping caused by collectivization itself.

Ukraine bị mất mùa vào năm 1931. Có nhiều lý do dẫn đến mất mùa, bao gồm thời tiết xấu, côn trùng gây hại, thiếu sức kéo động vật sau khi những người nông dân giết hết gia súc để tránh bị mất vào tay hợp tác xã, thiếu máy cày, những đợt bắn giết và trục xuất những nông dân giỏi nhất, và những gián đoạn về cày cấy và thu hoạch bởi quá trình hợp tác hóa.

"How can we be expected to build the socialist economy," asked a Ukrainian peasant, "when we are all doomed to hunger?" We now know, after 20 years of discussion of Soviet documents, that in 1932 Stalin knowingly transformed the collectivization famine in Ukraine into a deliberate campaign of politically motivated starvation. Stalin presented the crop failure as a sign of Ukrainian national resistance, requiring firmness rather than concessions.

“Làm sao mà chúng tôi có thể xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa,” một người nông dân Ukraine hỏi, “nếu tất cả chúng ta đều sẽ chết đói?” Bây giờ chúng ta biết, sau 20 năm tìm hiểu các tài liệu của Liên Xô, rằng vào năm 1932 Stalin đã cố tình biến đổi nạn đói do hợp tác xã thành một chiến dịch cố tình bỏ đói mang động cơ chính trị. Stalin mô tả sự mất mùa như một dấu hiệu phản kháng của người Ukraine, và điều này yêu cầu Liên Xô phải mạnh tay chứ không được nhân nhượng.

As famine spread that summer, Stalin refined his explanation: hunger was sabotage, local Communist activists were the saboteurs, protected by higher authorities, and all were paid by foreign spies. In the autumn of 1932, the Kremlin issued a series of decrees that guaranteed mass death. One of them cut off all supplies to communities that failed to make their grain quotas.

Khi nạn đói bắt đầu lan rộng vào mùa hè năm đó, Stalin giải thích một cách rõ ràng hơn, rằng nạn đói là do phá hoại, các nhà hoạt động cộng sản địa phương là những kẻ phá hoại, được bảo vệ bởi giới chức cấp cao hơn ở khu vực, và tất cả đều ăn tiền của những điệp viên nước ngoài. Vào mùa thu năm 1932, điện Kremlin ra một loạt những nghị định với hậu quả đảm bảo khiến nhiều người chết. Một trong những nghị định trên cắt đứt toàn bộ hàng tiếp tế cho những cộng đồng không đạt được mức thu hoạch ngũ cốc tối thiểu.


Meanwhile, the Communists took whatever food they could find, as one peasant remembered, "down to the last little grain," and in early 1933 the borders of Soviet Ukraine were sealed so that the starving could not seek help. Dying peasants harvested the spring crops under watchtowers.

Cùng lúc đó, những người cộng sản chiếm đoạt tất cả những thực phẩm họ có thể tìm được, “đến từng hạt lúa nhỏ bé cuối cùng,” và vào đầu năm 1933 biên giới Ukraine bị đóng lại, để ngăn cản những người đang dần chết đói tìm kiếm sự trợ giúp. Những nông dân chết dần chết mòn phải thu hoạch vụ xuân dưới họng súng của các tháp canh.

More than five million people starved to death or died of hunger-related disease in the USSR in the early 1930's, 3.3 million of them in Ukraine, of which about three million would have survived had Stalin simply ceased requisitions and exports for a few months and granted people access to grain stores.

Hơn 5 triệu người chết đói hoặc chết vì những căn bệnh có liên quan đến đói khát ở Liên Xô vào đầu thập niên 1930, trong đó 3,3 triệu người chết ở Ukraine, và trong con số đó 3 triệu người có thể đã sống sót nếu Stalin đơn thuần chỉ tạm ngưng thu mua và xuất khẩu trong vài tháng và cho phép người dân được tiếp cận các nguồn cung cấp lúa mì.

These events remain at the center of East European politics to this day. Each November, Ukrainians commemorate the victims of 1933. But Viktor Yanukovich, the current Ukrainian president, denies the special suffering of the Ukrainian people - a nod to Russia's official historical narrative, which seeks to blur the particular evils of collectivization into a tragedy so vague that it has no clear perpetrators or victims.

Những sự kiện này vẫn là trọng tâm của chính trị Đông Âu cho đến ngày hôm nay. Mỗi tháng 11, người Ukraine tưởng niệm những nạn nhân của năm 1933. Nhưng Viktor Yanukovych, tổng thống đương nhiệm (vào thời điểm của bài viết – ND), không công nhận sự thống khổ đặc biệt của người Ukraine, như một cách đồng ý theo quan điểm lịch sử của Nga, vốn tìm cách để làm lu mờ những tác hại cụ thể của chính sách hợp tác hóa thành một thảm kịch mơ hồ đến mức không có nạn nhân và những thủ phạm cụ thể.

Rafal Lemkin, the Polish-Jewish lawyer who established the concept of "genocide" and invented the term, would have disagreed: he called the Ukrainian famine a classic case of Soviet genocide. As Lemkin knew, terror followed famine: peasants who survived hunger and the Gulag became Stalin's next victims. The Great Terror of 1937-1938 began with a shooting campaign - directed chiefly against peasants - that claimed 386,798 lives across the Soviet Union, a disproportionate number of them in Ukraine.

Rafal Lemkin, luật sư người Ba Lan gốc Do Thái, người đã lập nên khái niệm “genocide” (diệt chủng) và nghĩ ra thuật ngữ này, sẽ phản đối điều đó: ông gọi nạn đói ở Ukraine là một ví dụ điển hình về diệt chủng dưới tay Liên Xô. Như Lemkin đã biết, khủng bố sẽ đi theo nạn đói: những người sống sót qua nạn đói và trại cải tạo trở thành những nạn nhân tiếp theo của Stalin. Cuộc đại thanh trừng vào thời kỳ 1937-1938 bắt đầu bằng một chiến dịch bắn giết nhắm phần lớn vào nông dân, cướp đi mạng sống của 386.798 người, đa phần ở Ukraine.

Collectivization casts a long shadow. When Nazi Germany invaded the western Soviet Union, the Germans kept the collective farms intact, rightly seeing them as the instrument that would allow them to divert Ukrainian food for their own purposes, and starve whom they wished.


Hợp tác hóa có tác động lâu dài. Khi Đức Quốc xã xâm lược phía Tây Liên Xô, người Đức giữ nguyên những nông trường hợp tác xã, vì họ coi nó như là một công cụ cho phép họ điều động thực phẩm Ukraine cho những mục đích riêng của họ, và bỏ đói những ai họ muốn bỏ đói.

After Mao made his revolution in 1948, Chinese communists followed the Stalinist model of development. This meant that some 30 million Chinese starved to death in 1958-1961, in a famine very similar to that in the Soviet Union. Maoist collectivization, too, was followed by mass shooting campaigns.


Sau khi Mao khởi động cuộc cách mạng của ông vào năm 1948, những người cộng sản Trung Quốc bắt chước hình mẫu phát triển của Stalin. Điều này có nghĩa là 30 triệu người Trung Quốc đã chết đói trong giai đoạn 1958-1961, trong một nạn đói rất giống như ở Liên Xô. Hợp tác hóa kiểu Mao cũng được tiếp theo bằng những đợt bắn giết quy mô lớn.


Even today, collective agriculture is the basis for tyrannical power in North Korea, where hundreds of thousands of people starved in the 1990's. And in Belarus, Europe's last dictatorship, collective farming was never undone, and a former collective farm director, Aleksandr Lukashenko, runs the country.


Thậm chí bây giờ, hợp tác xã nông nghiệp là nền tảng cho quyền lực độc đoán ở Triều Tiên, nơi mà hàng trăm ngàn người chết đói vào thập niên 1990. Và ở Belarus, nền độc tài duy nhất còn sót lại ở châu Âu, hợp tác xã nông nghiệp không bao giờ chấm dứt, và một cựu giám đốc hợp tác xã nông nghiệp, Aleksandr Lukashenko, đang đứng đầu đất nước.


Lukashenko is running for a fourth consecutive presidential term in December. Controlling the land, he also controls the vote. Eighty years after the collectivization campaign, Stalin's world remains with us.
Lukashenko đang tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ tư liên tiếp vào tháng 12/2010. Bằng cách kiểm soát đất đai, ông ta cũng kiểm soát phiếu bầu. Tám mươi năm sau chiến dịch hợp tác hóa, thế giới của Stalin vẫn còn với chúng ta.



Translated by Ngô Việt Nguyên, edited by Lê Hồng Hiệp

\

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn