MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, November 16, 2013

COMPETITIVE DIPLOMACY IN SOUTHEAST ASIA NGOẠI GIAO CẠNH TRANH Ở ĐÔNG NAM Á

COMPETITIVE DIPLOMACY IN SOUTHEAST ASIA

NGOẠI GIAO CẠNH TRANH Ở ĐÔNG NAM Á


Fortuna's Corner
IISS
Fortuna's Corner
IISS (Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế)
October 22, 2013

22/10 2013
A recent flurry of diplomatic activity by Japan and China in Southeast Asia has underlined their increasing competition for regional influence. While there is inherent strategic value to the promotion of ties with Southeast Asia’s dynamic economies, the growing power of China and the increasing concern of Japan about its position are encouraging the two countries to attempt to develop new relationships or strengthen old ones. In particular, Japan’s building of ties with countries that share concerns about China’s maritime assertiveness is reinforcing within Beijing the fear of encirclement by US allies in the region.


Hàng loạt hoạt động ngoại giao gần đây của Nhật Bản và Trung Quốc đã cho thấy sự tranh giành anh hưởng trong khu vực giữa hai nước này ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc và sự lo ngại của Nhật Bản về vị thế của Tokyo khiến hai nước này phải phát triển các mối quan hệ mới hoặc củng cố các mối quan hệ cũ, trong khi vẫn thúc đẩy quan hệ với các nền kinh tế năng động ở Đông Nam Á. Đặc biệt, việc Nhật Bản tăng cường quan hệ với các nước có chung mối quan ngại về sự quyết đoán của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hải khiến cho Bắc Kinh lo ngại rằng nước này đang bị các đồng minh của Mỹ trong khu vực bao vây.


India's approach to Asia Pacific CÁCH ẤN ĐỘ TIẾP CẬN CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

India's approach to Asia Pacific

CÁCH ẤN ĐỘ TIẾP CẬN CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG


Arvind Gupta
IDSA
September 19, 2013

Arvind Gupta
IDSA (Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ)
19/9/2013

Several political, security, economic and socio-cultural factors are at play making Asia Pacific a highly dynamic region. India needs to have a long term strategy to make use of the opportunities arising in the Asia-Pacific while keeping in view the security challenges. The Asia-Pacific is marked by the following key trends: rise of China; the rebalancing strategy of the US; a regional architecture underpinned by centrality of ASEAN; the growing importance of the Indian Ocean region and maritime issues; the growing salience of non-traditional security threats.

Nhiều nhân tố chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội đang biến châu Á-Thái Bình Dương (CA-TBD) thành một khu vực năng động. Ấn Độ cần có một chiến lược dài hạn để tận dụng những cơ hội đang nổi lên tại CA-TBD trong khi xem xét những thách thức về an ninh. CA-TBD hiện được đánh dấu bởi những xu hướng chính sau đây: Sự nổi lên của Trung Quốc; chiến lược tái cân bằng của Mỹ; một cấu trúc khu vực, với ASEAN là trung tâm; tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực Ấn Độ Dương và các vấn đề hàng hải; những mối đe dọa an ninh không truyền thống ngày càng tăng.

The Syria crisis: Going another round Khủng hoảng Syria: Thêm một ván bài nữa

The Syria crisis: Going another round
Khủng hoảng Syria: Thêm một ván bài nữa

Russia’s plan provides a breathing space. But it is probably unworkable

Kế hoạch của Nga mang đến một thời gian nghỉ để thở. Nhưng có thể không có thì giờ để thở nữa.

The Economist
Sep 14th 2013
The Economist
Sep 14/7/2013

“AMERICA is not the world’s policeman—terrible things happen across the globe, and it is beyond our means to right every wrong.” That world-weary run-up to his conclusion was about the clearest moment in President Barack Obama’s televised address on Syria on September 10th. It was a speech that twisted and turned and contradicted itself, reflecting an astonishing fortnight which left Mr Obama looking like a spectator of his own foreign policy. First he put the onus of resolving the Syria crisis on an unwilling, risk-averse Congress, then on the government of Russia—just a day after his national security adviser, Susan Rice, had accused Russia of opposing “every form of accountability in Syria”.

“Mỹ không phải là cảnh sát của thế giới – những điều tồi tệ xảy ra trên khắp toàn cầu, và sửa chữa mọi thứ sai lầm vượt quá khả năng của chúng tôi”. Câu nói gây chán chường cho thế giới đó trước khi ông kết thúc liên quan đến thời điểm rõ ràng nhất trong bài phát biểu trên truyền hình của Tổng thống Barack Obama về Syria vào ngày 10/9/2013. Đó là một bài phát biểu quanh co và tự mâu thuẫn với chính nó, phản ánh hai tuần lễ lạ lùng khiến ông Obama trông giống như một khán giả của chính chính sách đối ngoại của mình. Trước tiên ông đặt trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng Syria lên một Quốc hội không sẵn sàng, ngại mạo hiểm, sau đó lên Chính phủ Nga – chỉ một ngày sau khi cố vấn an ninh quốc gia của ông, Susan Rice, cáo buộc Nga phản đối “mọi hình thức trách nhiệm ở Syria”.

Can China’s leaders harness support for change? Lãnh đạo Trung Quốc có nắm được sự ủng hộ cho sự thay đổi?

Can China’s leaders harness support for change?

Lãnh đạo Trung Quốc có nắm được sự ủng hộ cho sự thay đổi?


A delegate representing an ethnic minority arrives inside the Great Hall of the People during the National People's Congress in Beijing on 8 March 2012. (Photo: AAP)

Một đại biểu đại diện một sắc dân thiểu số đến bên trong Đại sảnh đường Nhân dân trong kì họp Quốc hội Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 8 tháng ba năm 2012. (Ảnh: AAP)

Susan Shirk, University of California, San Diego East-Asia forum
October 23rd, 2013

Susan Shirk, Đại học California, San Diego
Diễn đàn Đông Á
23/10/2013

All eyes are on Premier Li Keqiang and the economic team that is drafting the proposals for a new set of economic reforms to be rolled out at the Third Plenum of the 18th Chinese Communist Party (CCP) Central Committee, convening in October 2013.

Mọi cặp mắt đang hướng vào Thủ tướng Lý Khắc Cường và nhóm kinh tế đang soạn các dự thảo cho một đợt cải cách kinh tế mới sẽ được tung ra tại Hội nghị lần thứ ba của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thứ 18 (ĐCSTQ), triệu tập trong tháng 10 năm 2013.

The individuals designing the reform package are well-respected market-oriented economic experts, and the central authorities are sending signals of resolve. Hopes are stirring that the reforms will be serious and substantive.

Các cá nhân thiết kế gói cải cách đều là những chuyên gia kinh tế định hướng thị trường có uy tín cao, và chính quyền trung ương đang phát ra những tín hiệu quyết tâm. Hy vọng đang dấy lên rằng những cải cách sẽ là hệ trọng và cốt lỏi.

Parallel worlds Đôi bờ Vỹ tuyến

Parallel worlds

Đôi bờ Vỹ tuyến



Simon Cox
The economist.
Oct 26th 2013
Simon Cox
The economist.
Oct 26th 2013


The 38th parallel, separating north and south, is Korea’s most important dividing line. But it is only one of many, says Simon Cox

Vĩ tuyến 38, phân cách bắc nam, là đường phân chia quan trọng nhất của Triều Tiên. Nhưng nó chỉ là một trong nhiều đường như vậy, Simon Cox nói.

ON A RESTLESS night in April 1970, Lee Jae-geun, one of 27 South Korean fishermen aboard a trawler in the Yellow Sea, awoke from a nightmare. He had dreamt that Korea was struck by three titanic waves, each stronger than the last. The final wave swept aside mountains, deluged the country and left the land divided. It was, he thought, a bad omen.

Vào một đêm xao động hồi tháng 4 năm 1970, ông Lee Jae- geun, một trong số 27 ngư dân Hàn Quốc trên một tàu đánh cá trong biển Hoàng Hải, đã chợt tỉnh sau một cơn mộng mị. Ông nằm mơ thấy rằng Triều Tiên bị ba đợt sóng khổng lồ ập vào, đợt sau mạnh hơn đợt trước. Đợt sóng cuối cùng quét dạt núi, làm xứ sở chìm trong nước và đất đai bị chia cắt. Ông nghĩ đó là một điềm xấu.

American Power in the Age of R2P SỨC MẠNH MỸ TRONG THỜI ĐẠI TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ

American Power in the Age of R2P
SỨC MẠNH MỸ TRONG THỜI ĐẠI TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ


CIC
September 25, 2013

CIC
25/9/2013
Earlier this month, Dr. Bruce Jentleson, Professor at the Sanford School of Public Policy at Duke University, delivered the 2013 Woods Lecture at the Munk School of Global Affairs. Titled The Obama Administration and R2P: Progress, Problems, and Prospects, it would have been difficult to choose a more timely topic. Two recent developments in the Middle East – President Obama’s decision to pursue the transfer of chemical weapons out of Syria instead of launching a military strike against the country and Iranian President Rouhani’s decision to intensify the conciliatory signals he has been sending to the United States and the West – now confront the United States. OpenCanada spoke to Dr. Jentleson about the implications of the chemical weapons attack in Syria and the international response, and the evolving state of U.S.-Iran relations.

Trong dịp Giáo sư Bruce Jentleson của Trường chính sách công Stanford thuộc Đại học Duke (Mỹ) đi giảng bài hàng năm tại Trường các vấn đề toàn cầu Munk (Canada) với chủ đề “Chính quyền Obama và Trách nhiệm Bảo vệ (R2P): Tiến độ, vấn đề và triển vọng”, Hội đồng quốc tế Canada (CIC) mới đây đã phỏng vấn ông về tác động của cuộc tấn công vũ khí hóa học ở Syria và phản ứng của quốc tế cũng như tình hình phát triển của quan hệ Mỹ-Iran. Cụ thể, cuộc phỏng vấn xoay quanh hai diễn biến gần đây ở Trung Đông mà Mỹ đang giải quyết, đó là quyết định của Tổng thống Obama theo đuổi việc đưa vũ khí hóa học ra khỏi Syria thay vì tiến hành một cuộc tấn công quân sự và quyết định của Tổng thống Iran Rouhani tăng cường tín hiệu hòa giải, đã được gửi đến Mỹ và phương Tây.