MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, February 4, 2013

US Congressman Says Media "Afraid" To Report On China Nghị sĩ Mỹ nói rằng các phương tiện truyền thông sợ đưa tin về Trung Quốc





US Congressman Says Media "Afraid" To Report On China
Nghị sĩ Mỹ nói rằng các phương tiện truyền thông sợ đưa tin về Trung Quốc
           
US funded media like Radio Free Asia and Voice of America have been failing to report on major issues in China, according to US Congressman Dana Rohrabacher.

Các phương tiện truyền thông được Mỹ tài trợ như Đài phát thanh Châu Á Tự do, RFA và Đài tiếng nói Hoa Kỳ, VOA đã luôn không đưa tin về những vấn đề lớn ở Trung Quốc, theo Nghị sĩ Mỹ Dana Rohrabacher.

[Rep. Dana Rohrabacher, US Congressman, (R-CA)]:
"We also have China and the Chinese government exerting undue influence on our media because we have huge American corporations making quick and rapid profits from their association with this gangster regime in Beijing. And they're afraid to make the communists in Beijing mad at them."
Nghị sĩ Dana Rohrabacher, (Đảng Cộng hòa – từ California), nói:
 “Chúng ta cũng thấy Trung Quốc và chính quyền Trung Quốc tác động không đúng đắn lên các phương tiện truyền thông của chúng ta bởi vì chúng ta có những công ty Mỹ khổng lồ đang kiếm được những khoản lợi nhuận nhanh chóng từ mối quan hệ của họ với chế độ lưu manh ở Bắc Kinh này. Và họ sợ làm cho những người cộng sản ở Bắc Kinh tức giận.”

And that's has tremendous human rights implications. In an interview with NTD on Tuesday, Congressman Rohrabacher singled out China's practice of forced organ harvesting from still living prisoners of conscience.

Và điều đó có những hệ lụy lớn về mặt nhân quyền. Trong một cuộc phỏng vấn với NTD hôm thứ Ba, Nghị sĩ Rohrabacher đã nói riêng về việc Trung Quốc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm vẫn còn đang sống.

[Rep. Dana Rohrabacher, US Congressman, (R-CA)]:
"If they didn't feel that they could get away with it, they wouldn't be throwing religious believers in prison, they wouldn't be harvesting organs, and they think they can get away with it and even the media in the United States won't cover the issue.”
Nghị sĩ Dana Rohrabacher nói:
“Nếu như họ không cảm thấy rằng họ có thể chạy thoát tội, thì họ sẽ không quẳng những người có tín ngưỡng tôn giáo vào tù, họ sẽ không thu hoạch nội tạng, và họ nghĩ rằng họ có thể chạy thoát tội và thậm chí những phương tiện truyền thông ở Mỹ sẽ không đưa tin về vấn đề này.”

He believes there are two major reasons why media in the US and around the wrold are not reporting more about forced organ harvesting in China. Aside from the economic pressure, the other is the lucrativ organ tourism trade.
Ông tin rằng có hai lý do chính tại sao các phương tiện truyền thông ở Mỹ và trên khắp thế giới đang không đưa tin nhiều hơn về việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. Ngoài sức ép về kinh tế, mặt khác còn vì ngành du lịch ghép tạng béo bở.

[Rep. Dana Rohrabacher, US Congressman, (R-CA)]:
"One of the reasons is there is profit making sale involved in this. There are a lot of westerners involved in this and getting organs from "Chinese donors", who are really nothing more than political prisoners, and some of them are religious prisoners. And that, number one, makes our media 'well we don't want to cover that where Americans are involved in it.:

Nghị sĩ Dana Rohrabacher nói:
“Một trong những lý do là có việc bán chác kiếm lời ở đây. Có rất nhiều người phương tây dính líu vào việc này và lấy tạng từ “những người hiến tạng Trung Quốc”, những người thực sự không gì khác hơn là những người tù chính trị, và một số trong số họ là những tù nhân tôn giáo. Và điều đó, số một, khiến các phương tiện truyền thông của chúng ta 'ồ chúng tôi không muốn đưa tin về điều đó khi có những người Mỹ dính líu trong đó.”

Rohrabacher hosted a US congressional hearing last September on the issue of organ harvesting. He also signed a letter to the US State Department demanding the US release any information it may have on the issue. NTD has obtained information from the offices of several Congress members, stating that the US State Department has not responded.

Nghị sĩ Rohrabacher đã chủ trì một cuộc điều trần của Quốc hội Mỹ tháng 9 năm ngoái về vấn đề thu hoạch nội tạng. Ông cũng đã ký tên vào một bức thư gửi Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu công bố bất cứ thông tin nào mà Bộ có thể có về vấn đề này. NTD đã có được thông tin từ văn phòng của một số thành viên Quốc hội Mỹ, nói rằng Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa phản hồi.



Chinese Official Posts Sold for Millions MUA QUAN BÁN CHỨC Ở TRUNG QUỐC GIÁ HÀNG TRIỆU ĐÔ





Former Chinese regime head Jiang Zemin attends the 18th Party Congress on Oct. 15, 2007, in Beijing, China.

Nguyên lãnh đạo chế độ Trung Quốc, Giang Trạch Dân tham dự Đại hội Đảng lần thứ 18 vào ngày 15 Tháng Mười, 2007, tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Chinese Official Posts Sold for Millions

MUA QUAN BÁN CHỨC Ở TRUNG QUỐC GIÁ HÀNG TRIỆU ĐÔ

By Wen Jun
The Epoch Times
January 20, 2013

Wen Jun
The Epoch Times
20 tháng một năm 2013
A high ranking Chinese Communist Party (CCP) official attempted to buy a promotion from former CCP leader Jiang Zemin, with at least 30 million yuan (US$4.8 million), according to recent reports.

Một viên chức cao cấp Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tìm cách mua một chức vụ từ cựu lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân, với giá ít nhất 30 triệu nhân dân tệ (4,8 triệu USD), một báo cáo gần đây cho biết.

According to a February 2011 article published online by the China-based newspaper the Economic Observer, Liu Zhijun, China's former railway minister who was expelled from the CCP over serious disciplinary violations, had colluded with a businesswoman named Ding Shumiao in a railway bidding project and received a US$132 million commission from her. Later reports by other news agencies put the sum at an even higher US$320 million.

Theo một bài báo đăng trực tuyến hồi tháng Hai   2011 trên tờ Nhà quan sát Kinh tế có trụ sở tại Trung Quốc, Liu Zhijun, cựu Bộ trưởng đường sắt của Trung Quốc đã bị khai trừ khỏi ĐCSTQ vì vi phạm nghiêm trọng kỷ luật, đã thông đồng với một nữ doanh nhân tên là Ding Shumiao trong một dự án đấu thầu đường sắt và nhận được một khoản hoa hồng 132 triệu USD từ bà ta. Các báo cáo sau đó của các cơ quan thông tấn khác cho biết số tiền thậm chí còn cao hơn 320 triệu USD.


According to an insider, Liu had planned to use the money to buy the position of Vice Premier of the State Department, which would also make him a member of the Political Bureau, reported Hong Kong newspaper Mingpao.

Theo một người trong cuộc, Liu đã có kế hoạch sử dụng tiền để mua chức Thứ trưởng Bộ trưởng Ngoại giao, mà cũng sẽ làm cho y được trở thành Thành viên Bộ Chính trị, tờ  Minh Báo Hồng Kông cho hay.

Hong Kong's Dongxiang Magazine published a recent article titled “The CCP Faces a Loyalty Crisis.” The article said, “There is an unanswered question in Liu's ongoing corruption trial: Liu is a ministry-level official who wants to buy a promotion and become a vice premier. Who can he buy it from? The answer is simple. A ministry level official who wants to be promoted has to bribe at least half of the standing members in the Political Bureau, at a price of no less than 10 million yuan (US$1.6 million) per standing member. And should Liu choose to ask the favor of a retired heavy-weight leader who has the power to intervene or suggest his promotion, he will have to pay upwards of 30 million yuan (US$4.8 million).”

Tạp chí Dongxiang của Hồng Kông xuất bản một bài viết gần đây có tiêu đề   "ĐCSTQ Đối mặt với một cuộc Khủng hoảng lòng trung thành". Bài báo cho biết, "Có một câu hỏi chưa được trả lời trong phiên tòa xử   Liu  về tội tham nhũng đang diễn ra: Liu là một quan chức cấp Bộ trưởng muốn mua một chức quan và muốn   trở   thành một phó Thủ tướng. Ông ta có thể mua nó từ đâu? Câu trả lời là đơn giản. Một quan chức cấp Bộ muốn được thăng chức phải hối lộ ít nhất một nửa số thành viên thường trực Bộ Chính trị, ở một mức giá không ít hơn 10 triệu nhân dân tệ (1.6 triệu USD) cho mỗi thành viên. Và nếu Liu chọn cách xin ơn huệ của một nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu mà tiếng nói còn trọng lượng và có khả năng can thiệp hoặc đề nghị thăng chức cho mình, y sẽ phải trả lên tới 30 triệu nhân dân tệ (4.8 triệu USD). "

The article added that “the CCP General Secretary also sold government positions.” This open secret of the CCP took place during Jiang Zemin's tenure as CCP General Secretary and Party leader, lasting from the time Deng Xiaoping died until Jiang stepped down.

Bài báo nói thêm rằng "Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng mua quan bán chức trong chính phủ." Bí mật để mở này của ĐCSTQ đã diễn ra trong suốt nhiệm kỳ của Giang Trạch Dân là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và lãnh đạo Đảng, kéo dài từ khi Đặng Tiểu Bình qua đời cho đến khi Giang xuống.

The crisis of cadre's loyalty to the Party formed a few years after the Tiananmen Massacre on June 4th 1989, and became an open issue when Deng died in 1997. Despite the unsolved loyalty crisis, Jiang still went ahead with the persecution of Falun Gong in 1999, and continued to suppress religious beliefs such as underground Christianity, Tibetan Buddhism, and Uyghurs, the article said. Jiang also actively promoted his personal belief inside and outside the CCP: Quietly make a fortune and never mind the politics.

Cuộc khủng hoảng về lòng trung thành của cán bộ đảng hình thành vài năm sau cuộc thảm sát Thiên An Môn vào ngày 04 tháng 6 năm 1989, và đã trở thành một vấn đề công khai khi Đặng Tiểu Bình qua đời năm 1997. Bất chấp cuộc khủng hoảng lòng trung thành chưa được giải quyết, Giang vẫn tiến hành chính sách đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, và tiếp tục đàn áp các tín ngưỡng tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Phật giáo Tây Tạng, và người Duy Ngô Nhĩ, bài báo cho biết. Giang cũng tích cực thúc đẩy niềm tin cá nhân của mình trong và ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc: Lặng lẽ thu tóm của cải và không quan tâm về chính trị.

The article commented that as a result, the ability of current Party leader Xi Jinping to accomplish Hu Jintao's last wish will rely largely upon whether he will be able to change this view among Party officials.
Bài báo nhận xét rằng, do hậu quả đó, khả năng của lãnh đạo hiện thời Tập Cận Bình về thực hiện ước muốn cuối cùng của Hồ Cẩm Đào, sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc liệu ông có thể thay đổi quan điểm này trong số các quan chức Đảng hay không.






http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/chinese-official-post-sold-for-millions-337992.html

Why the South China Sea is not a “Sudetenland Moment” Tại sao Biển Đông không phải là "Thời điểm Sudetenland"





Why the South China Sea is not a “Sudetenland Moment”

Tại sao Biển Đông không phải là  "Thời điểm Sudetenland"
By Douglas H. Paal
August 18, 2012
By Douglas H. Paal
Ngày 18 tháng 8 năm 2012

The United States must not take direct sides - and instead encourage peaceful negotiation - lest it make matters worse.

Hoa Kỳ không đứng về một bên trực tiếp nào - và thay vào đó, chỉ khuyến khích đàm phán hòa bình - vì sợ rằng nó làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

The rhetoric is growing hotter among China, most of its Southeast Asian neighbors, and the United States. Recently, the U.S. State Department took the unusual step of issuing a press statement that singled out Chinese behavior for criticism in creating a new administrative district covering most of the disputed islets in the South China Sea. Beijing’s media outlets have been responding with invective that is stoking already high emotions in the Chinese public. The issue of managing tensions and territorial claims that are inherently difficult to resolve has become more difficult, not less.

Tranh biện đang phát triển nóng hơn giữa Trung Quốc, hầu hết các nước láng giềng Đông Nam Á, và Hoa Kỳ. Gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đã có bước đi bất thường khi phát hành một thông cáo báo chí phủ định hành vi của Trung Quốc và chỉ trích nước này về việc tạo ra một khu hành chính mới bao gồm hầu hết các đảo tranh chấp ở biển biển Đông. Các phương tiện truyền thông của Bắc Kinh đã phản ứng với lời công kích đó, cho rằng nó chỉ việc tăng thêm cảm xúc đang dâng cao trong công chúng Trung Quốc mà thôi. Vấn đề quản lý các căng thẳng và tuyên bố chủ quyền lãnh thổ vốn đã khó giải quyết nay trở thành khó khăn hơn, không giảm đi chút nào.


It was not apparently intended in Washington for the situation to deteriorate in this fashion. In 2010, Secretary of State Hillary Clinton spoke out against unilateral actions in the South China Sea and for the development of an effective code of conduct to govern rivals’ activities in the area. This was widely understood to be a needed shove in China’s direction to quit stalling on agreeing to the code of conduct and to restrain the aggressive actions of its fishermen and oil drillers. It was accompanied by American professions of disinterest in the specific territorial disputes, but insistence on freedom of navigation in the heavily trafficked waters and peaceful resolution of the disputes under international law.

Không phải Washington có dự định để cho tình hình xấu theo cách này. Trong năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã lên tiếng chống lại các hành động đơn phương ở Biển Đông và ủng hộ phát triển một quy tắc ững xử có hiệu quả để quản lý các hoạt động của các bên yêu sacgs chủ quyền trong khu vực. Điều này được mọi người hiểu là một cú hích cần thiết về phía Trung Quốc để họ từ bỏ việc trì hoãn nhất trí về các quy tắc ứng xử và kiềm chế các hành động gây hấn của ngư dân và người khai thác dầu Trung Quốc. Nó được đi kèm với thái độ của Mỹ không thiên vị bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ cụ thể, nhưng nhấn có giao thương tấp nập và giải quyết hòa bình các tranh chấp theo quy định của pháp luật quốc tế.

China did not like the American push then, at a time when Chinese diplomacy was scoring costly “own goals” in the East China Sea and on the Korean Peninsula. But by the end of 2010, China was trying harder to get along with its neighbors and Clinton’s warning seemed to have done well. More recently, National Security Advisor Thomas Donilon made a trip to Beijing (and Tokyo) that was well received by Beijing’s highest leaders and seemed to put discussion of thorny issues on a high-policy plane. Coming right after his visit, the State Department statement must have arrived as a shock in Beijing.

Trung Quốc không muốn có cú đẩy của Mỹ tại một thời điểm khi ngoại giao Trung Quốc đã đạt được các "mục đích riêng" đầy tốn kém ở Biển Hoa Đông và bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, vào cuối năm 2010, Trung Quốc đã cố gắng hơn để có được hòa thuận cùng với các nước láng giềng và cảnh báo của bà Clinton dường như đã phát huy rất tốt. Gần đây hơn, Cố vấn An ninh Quốc gia Thomas Donilon đã thực hiện một chuyến đi đến Bắc Kinh (và Tokyo) mà được đón nhận bởi các nhà lãnh đạo cao nhất của Bắc Kinh và dường như để thảo luận các vấn đề gai góc trên bình diện chính sách cấp cao. Xuất hiện ngay sau chuyến thăm của ông, báo cáo Bộ Ngoại giao phải đã thể hiện một Bắc Kinh với chính sách gây sốc.

The South China Sea presents complicated issues of evolving international law, historic but ill-defined claims, a rush to grab declining fish stocks, and competition to tap oil and gas reserves. Beijing’s much discussed “nine-dashed line,” that purports to give China a claim on about 80 percent of the South China Sea and its territories, used to be an eleven-dashed line. Two dashes separating Chinese and Vietnamese claims were resolved through bilateral negotiations years ago. This suggests that the remaining nine dashes are equally negotiable. But China rigidly refuses to clarify the basis for its claims, whether they are based on the accepted international law of the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) or the less widely accepted historical assertions. Beijing’s refusal to choose suggests it wants to maximize its legal and political leverage, even as the growth of its military and maritime assets gains physical leverage over its weaker neighbors.


Biển Đông phơi bày các vấn đề phức tạp của phát triển luật pháp quốc tế: yêu sách chủ quyền có tính lịch sử nhưng được xác định một cách yếu kém, vội vàng giành giật khai thác trữ lượng cá vốn đang suy giảm, và cạnh tranh để khai thác dầu và khí đốt. "Đường chín đoạn" của Bắc Kinh được nhiều người thảo luận, mà mục đích là để cung cấp cho Trung Quốc một yêu sách chủ quyền khoảng 80% Biển Đông và các lãnh thổ của nó, vốn trước đây là đường đứt khúc mười một đoạn. Hai đoạn tách Trung Quốc và Việt Nam được giải quyết thông qua đàm phán song phương mấy năm trước đây. Điều này cho thấy rằng chín đoạn còn lại đều có giá trị thương lượng như thế. Nhưng Trung Quốc kiên quyết từ chối làm rõ cơ sở của yêu sách của mình, dù các yêu sách đó dựa trên luật pháp quốc tế được các nước chấp nhận là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) hoặc là các khẳng định lịch sử ít được chấp nhận rộng rãi hơn. Việc Bắc Kinh từ chối lựa chọn cho thấy họ muốn tối đa hóa đòn bẩy pháp lý và chính trị của mình, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng tiềm năng quân sự và hàng hải tạo được đòn bẩy vật lý mạnh hơn các nước láng giềng yếu kém.

Beijing is not alone. Hanoi has leased oil exploration blocks in contested waters, and Manila is trying the same. Their colonial occupations left a discontinuous record of historic claims, inclining them to rely more on UNCLOS to manage disputed resources. They eagerly encourage American weight thrown onto their side of the competition with China for free.


Bắc Kinh không phải chỉ có một mình. Hà Nội đã cho thuê các lô thăm dò dầu ở vùng biển tranh chấp, và Manila đang cố gắng làm điều tương tự. Việc chiếm đóng cư trú của họ đã để lại một thành tích không liên tục về yêu sách lịch sử, khiến họ nghiêng nhiều hơn về UNCLOS để quản lý các nguồn tài nguyên tranh chấp. Họ háo hức khuyến khích sức nặng Mỹ chuyển sang bên họ trong cạnh tranh với đối thủ Trung Quốc mà không phải chịu phí tổn gì.

This is where the United States needs to move with caution and only after thinking many steps ahead. The overriding strategic objective of the United States in Asia is to manage China’s rise—which appears inevitable—in ways that do not diminish vital American interests in the region. Navigating the transition period peacefully requires strength and consistency as well as the recognition of changing realities. Severe tests of the Sino-American relationship are to be expected as the United States works to persuade China to accept the existing international rules and principles that have brought prolonged peace, stability, and prosperity to the participants, especially China.


Đây là nơi mà Hoa Kỳ cần phải bước đi một cách thận trọng và chỉ sau khi suy nghĩ kỹ về các bước tiếp theo. Mục tiêu chiến lược quan trọng nhất của Hoa Kỳ ở châu Á là để quản lý sự trổi dậy của Trung Quốc – mà dường như là điều không thể tránh được – theo các cách nào đó mà không làm giảm lợi ích sống còn của Mỹ trong khu vực này. Chỉnh hướng giai đoạn chuyển tiếp một cách hòa bình đòi hỏi sức mạnh và sự nhất quán cũng như công nhận những thực tế đang thay đổi. Thue thách nghiêm trọng quan hệ Trung-Mỹ được dự kiến sẽ xảy ra khi Hoa Kỳ hành động để thuyết phục Trung Quốc chấp nhận các quy chế và nguyên tắc quốc tế hiện hành mà vốn đã mang lại hòa bình lâu bền, ổn định và thịnh vượng cho các bên tham gia, đặc biệt là Trung Quốc.

China’s immediate neighbors are by definition weaker than the much larger People’s Republic. Beijing’s temptations to exploit that differential in power needs to be resisted with policies that reward positive behavior and raise the cost of negative behavior.


Các nước láng giềng trực tiếp của Trung Quốc được xác định nghĩa là yếu hơn so với nước Cộng hoà nhân dân to lớn hơn nhiều này. Dã tâm của Bắc Kinh muốn khai thác sự chênh lệc về sức mạnh đó cần phải được chống lại bằng các chính sách thưởng cho hành vi tích cực và nâng cao cái giá phải trả của hành vi tiêu cực.

It was likely such a calculus that led to last week’s State Department warning to Beijing. Many in Washington resented China’s strong-arm tactics at the recent ASEAN Regional Forum meeting that prevented the issuance of a communiqué from the annual gathering for the first time in forty-five years, explicitly due to disputes about the South China Sea. Moreover, China has increased its naval deployments and added to its various civilian fleets operating in the sea. China’s announcement of the creation of Sansha municipality and its sister military garrison in the disputed area seemed to push Washington’s patience past its limits. One can imagine U.S. officials arguing that aggressive People’s Liberation Army officers and other Chinese nationalists need to be taught that their policies are counterproductive.

Có khả năng một phép tính như vậy đã dẫn đến lời cảnh báo tuần trước của Bộ ngoại giao đối với Bắc Kinh. Nhiều người ở Washington bực bội với chiến thuật mạnh tay của Trung Quốc tại cuộc họp của Diễn đàn Khu vực ASEAN gần đây đã ngăn cản việc phát hành một thông cáo từ cuộc họp thường niên lần đầu tiên trong 45 năm qua, rõ ràng là do các tranh chấp về Biển Đông. Hơn nữa, Trung Quốc đã gia tăng triển khai hải quân và bổ sung cho các đội tàu dân sự khác nhau của nó hoạt động trên biển. Công bố việc thành phố thành phố Tam Sa và đồn trú quân sự tại khu vực tranh chấp của Trung Quốc dường như để đẩy sự kiên nhẫn của Washington đi qua giới hạn của nó. Người ta có thể tưởng tượng các quan chức Mỹ lập luận rằng các sĩ quan Giải phóng quân hung hăng và những người dân tộc chủ nghĩa khác của Trung Quốc cần phải được dạy rằng các chính sách của họ là phản tác dụng.

The test for such an initiative by the United States is whether it is effective in reaching its main strategic goal. Judging from the outrage coming from China at being singled out, after Vietnam and the Philippines had taken steps without being criticized to secure resources in the contested sea before China’s own actions, the U.S. statement seems to be backfiring.*

Thử thách với sáng kiến ​​của Hoa Kỳ là liệu nó có hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu chính của chiến lược hay không. Phê phán những sự hằn học đang bị phủ nhận đến từ Trung Quốc, sau khi Việt Nam và Phi-líp-pin đã tiến hành các bước đi mà không bị chỉ trích để bảo vệ các nguồn tài nguyên ở vùng biển tranh chấp trước khi Trung Quốc có các hành động riêng của mình, tuyên bố Mỹ dường như đang chặn được đám cháy.*


* backfiring là đốt lửa trước để ngăn chặn một đám cháy kéo đến.

Just weeks before the recent upswing in tensions, the Obama administration had successfully hosted a visit by Philippines President Benigno S. Aquino III that Manila had hoped would bring Washington more closely in line behind Philippine claims. Obama gently let Aquino know that Washington’s support for the alliance is strong and growing, but that South China Sea claims are for Manila to handle alone or together with the other claimants. The United States will provide support for principled negotiations and a peaceful resolution, but not specific outcomes.


Chỉ vài tuần trước khi xu hướng đi tăng căng thẳng, gần đây, chính quyền Obama đã tiếp đón thành công chuyến thăm của Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III mà Ma-ni-la hy vọng sẽ khiến cho Washington xích lại gần hơn trong việc hậu thuẫn tuyên bố chủ quyền của Philippines. Obama nhẹ nhàng cho Aquino biết rằng hỗ trợ của Washington cho các đồng minh là mạnh mẽ và đang phát triển, nhưng yêu sách chủ quyền Biển Đông thì Manila phải xử lý một mình hoặc cùng với các bên tranh chấp khác. Hoa Kỳ sẽ cung cấp hỗ trợ cho các cuộc đàm phán nguyên tắc và giải pháp ôn hòa, nhưng không nêu kết quả cụ thể.


Now, by singling Beijing out for criticism, but not the others, Chinese observers believe the United States has taken sides against China. This has undermined the U.S. assertions of a principled approach based on international law by appearing not to be impartial.


Bây giờ, bằng đưa Bắc Kinh ra để chỉ trích, chứ không phải những nước khác, các nhà quan sát Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ đã ra mặt chống lại Trung Quốc. Điều này đã làm xói mòn các khẳng định về phương thức tiếp cận có nguyên tắc dựa trên luật pháp quốc tế bằng cách tỏ ra không vô tư.


U.S. direct interests in the South China Sea are not unlimited. The United States has no territorial claims on the minuscule land features there. American firms and citizens are not now at risk. Freedom of navigation is paramount, and China has a minority view under UNCLOS of what constitutes legitimate activity by naval vessels in its exclusive economic zones, which it claims for most of the South China Sea. There is a constant risk of American intelligence collection activity crashing into China’s insistence on the right to deny such activity. So far, this potential source of friction is being managed through political leadership by both sides, in the interest of preventing serious incidents and a deterioration of the overall U.S.-China relationship.


Lợi ích của Mỹ trực tiếp ở Biển Đông không phải là không giới hạn. Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên các hình thái đất nhỏ bé ở đó. Các công ty Mỹ và công dân hiện tại không gặp phải nguy cơ gì. Tự do hàng hải là tối quan trọng, và Trung Quốc có một cái nhìn thiểu số theo quan điểm của UNCLOS về những gì cấu thành hoạt động hợp pháp của các tàu hải quân trong vùng đặc quyền kinh tế, mà Trung quốc đã yêu sách chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông. Có một nguy cơ liên tục về hoạt động thu thập thông tin tình báo của Mỹ xung đột với khẳng định của Trung Quốc về quyền từ chối các hoạt động đó. Cho đến nay, nguồn tiềm năng của va chạm này đang được quản lý thông qua lãnh đạo chính trị của cả hai bên, đang quan tâm ngăn ngừa các sự cố nghiêm trọng và suy thoái toàn bộ mối quan hệ Mỹ-Trung.


In view of the potential disruptive effects brought about by China’s rise and its neighbors’ responses, the United States has a further interest in a peaceful settlement. Moreover, reinforcement of the rule of international law is in America’s interest in reducing the cost of maintaining stability and managing change going forward.


Nhìn nhận tác động hủy hoại tiềm tang do sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại và phản ứng của các nước láng giềng, Hoa Kỳ quan tâm hơn nữa việc giải quyết bằng hòa bình. Hơn nữa, việc củng cố các quy tắc của luật pháp quốc tế nằm trong mối quan tâm của Mỹ về việc giảm chi phí để duy trì sự ổn định và quản lý thay đổi tiến về phía trước.


Today, the South China Sea is not at the “Sudetenland” moment of the twenty-first century, which calls for standing up to aggression and the rejection of appeasement. China has not militarized its foreign policy and does not appear equipped to do so for a long time. Its neighbors are not supine, and they show on occasion, when needed, that they are able to coalesce against Chinese actions that they judge as going too far. At the same time, China and those neighbors have more going constructively in trade, investment, and other relations with each other than is at risk in this dispute.


Hôm nay, Biển Đông không phải là thời điểm "Sudetenland" của thế kỷ 21, kêu gọi đứng lên chống xâm lược và từ chối nhân nhượng. Trung Quốc chưa quân sự hóa chính sách đối ngoại của họ và có vẻ không trang bị để làm điều đó trong một thời gian dài nữa. Láng giềng của họ không phải xuôi tay, và họ cho thấy, có dịp, khi cần thiết, họ có thể chống lại những hành động của Trung Quốc mà họ đánh giá là đã đi quá xa. Đồng thời, Trung Quốc và những người hàng xóm đã có đường hướng mang tính xây dựng trong thương mại, đầu tư, và quan hệ khác với nhau nhiều hơn so với nguy cơ tranh chấp này.


This suggests the makings of a manageable situation, even if it remains impossible to resolve for years to come. Different Asian societies are quite accustomed to living with unresolved disputes, often for centuries.


Điều này gời ý tạo dựng một tình huống có thể quản lý được, thậm chí nếu nó vẫn còn không thể giải quyết được trong nhiều năm tới. Các xã hội châu Á khác nhau đã khá quen với việc sống chung với các tranh chấp chưa được giải quyết, thường xuyên trong nhiều thế kỷ.


In light of this reality, the United States would do well to adhere to principled positions it has already articulated, and stand for a process that is fair to all disputants and those who will be affected at the margins. To do that, Washington will need to protect its position of impartiality and avoid repetition of the misconceived State Department press statement.


Trong ánh sáng của thực tế này, Hoa Kỳ sẽ làm tốt để tuân thủ các lập trường có tính nguyên tắc mà Hoa Kỳ đã tuyên bố, và ủng hộ quá trình công bằng cho tất cả các bên tranh chấp và những bên sẽ bị ảnh hưởng ở bên lề. Để làm điều đó, Washington sẽ cần phải bảo vệ lập trường không thiên vị của mình và tránh lặp lại tuyên bố bó chí bị hiểu sai của Bộ ngoại giao.


Douglas H. Paal is vice president for studies at the Carnegie Endowment for International Peace where this article was originally published.
Douglas H. Paal là phó chủ tịch nghiên cứu tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế nơi mà bài viết này được xuất bản lần đầu.




http://thediplomat.com/2012/08/18/why-the-south-china-sea-is-not-a-sudetenland-moment/?all=true

How Obama’s India Policy Has Made America Stronger Vì sao chính sách Ấn Độ của Tổng thống Obama đã làm cho Mỹ mạnh hơn




Obama and Singh
Tổng thống Obama và Thủ tướng Singh


How Obama’s India Policy Has Made America Stronger

Vì sao chính sách Ấn Độ của Tổng thống Obama đã làm cho Mỹ mạnh hơn

By Manik Suri
Manik Suri
The diplomat
October 11, 2012
The diplomat
11 Tháng 10 năm 2012


Part of President Obama's impressive foreign policy record has been his persistent courting of India.

Một phần thành tích trong chính sách đối ngoại ấn tượng của Tổng thống Obama là bền bỉ ve vãn Ấn Độ.

The Obama administration has proven its mettle time and again in a series of major foreign policy wins, including the elimination of Osama bin Laden, decimation of Al Qaeda’s leadership, withdrawal from Iraq, and winding down of the war in Afghanistan.


Chính quyền Obama đã chứng minh dũng khí của mình nhiều lần trong một loạt các thắng lợi về chính sách ngoại giao quan trọng, bao gồm việc loại bỏ Osama bin Laden, tiêu diệt phần lớn lãnh đạo Al Qaeda, rút ​​quân khỏi Iraq, và chuần bị kết thúc cuộc chiến tranh ở Afghanistan.

Building on these successes, President Obama has stepped boldly into the 21st century by advancing a forward-looking strategy of “Asian rebalancing” that capitalizes on new opportunities and recognizes emerging challenges – unlike his Republican opponent, who remains hopelessly mired in the distant Cold War past. As we enter what Secretary of State Hillary Clinton has called America’s “Pacific Century,” the Obama administration has taken far-sighted measures to permanently station U.S. Marines on Australia’s northern coast, redeploy American naval power with a predominantly Pacific posture, and explore new deep-water harbors in countries like Vietnam.

Tạo dựng trên những thành công này, Tổng thống Obama đã mạnh dạn bước vào thế kỷ 21 bằng cách thúc đẩy một chiến lược hướng tới tương lai "tái cân bằng châu Á" tận dụng những cơ hội mới và nhận diện các thách thức đang nổi lên - không giống như đối thủ của đảng Cộng hòa của ông, người vẫn vô vọng bị sa lầy trong cuộc chiến tranh lạnh xa xôi đã qua. Khi chúng ta bước vào cái mà Ngoại trưởng Hillary Clinton gọi là “thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ", chính quyền Obama đã thực hiện các biện pháp có tầm nhìn xa, đóng quân lâu dài Thủy quân lục chiến Mỹ trên bờ biển phía Bắc nước Úc, tái triene khai sức mạnh hải quân Mỹ với vị thế chủ yếu là Thái Bình Dương, và thăm dò các cảng nước sâu mới ở các quốc gia như Việt Nam.

Partly anchoring this reorientation has been an expansion of the United States’ strategic partnership with India. Since taking office, President Obama has made significant strides in deepening ties with the world’s largest democracy, holding his first state dinner in honor of Prime Minister Singh, visiting the country himself, sending countless members of his Cabinet to India, and declaring American support for a permanent Indian seat on the U.N. Security Council. Obama’s “India policy” reflects a principled approach rooted in liberal values, for both democracies share deeply held commitments to universal franchise, secular government, and the rule of law. Equally important, it demonstrates the Obama administration’s recognition that India’s strategic interests are converging America's.

Một phần chủ đạo trong định hướng lại này là mở rộng quan hệ đối tác chiến lược của Hoa Kỳ với Ấn Độ. Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Obama đã thực hiện các bước tiến đáng kể trong việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ với nền dân chủ lớn nhất thế giới, tổ chức bữa quốc tiệc đầu tiên của mình để vinh danh Thủ tướng Singh, khách quý đến thăm quốc gia này, phái đến Ấn Độ vô số thành viên của nội các, và tuyên bố hỗ trợ của Mỹ dành cho Ấn Độ chiếc ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. "Ấn Độ chính sách" của Obama phản ánh một cách tiếp cận rất nguyên tắc bắt nguồn từ các giá trị tự do, vì cả hai nền dân chủ đều cùng chia sẻ cam kết sâu sắc về quyền thương mại phổ quát, chính phủ thế tục, và các nhà nước pháp quyền. Quan trọng không kém,  chính quyền Obama thể hiện sự công nhận rằng các lợi ích chiến lược của Ấn Độ đang hội tụ với lợi ích chiến lược của Mỹ.

President Obama’s success in strengthening the U.S.-India partnership partially rests upon deepening commercial ties. Under his leadership, these have never been stronger: bilateral trade and investment is expected to surpass $100 billion for the first time this year. Particularly important from a strategic standpoint is the fact that American defense sales to India, one of the world’s fastest growing defense markets, are growing rapidly. Building on this foundation, the Obama administration has expanded cooperation with New Delhi on a range of issues vital to U.S. national security. In June 2010, President Obama launched an annual U.S.-India Strategic Dialogue for both countries’ senior leaders to engage directly on topics ranging from counterterrorism cooperation and nuclear nonproliferation to cybersecurity and climate change. These high-level talks are more than just a symbolic milestone: they underscore the substantive depth of the two nations’ expanding security partnership, reflected, for instance, in the fact that the United States and India jointly participated in 56 separate military exercises across all services last year, which was more than India held with any other country during that time.

Thành công trong việc tăng cường quan hệ đối tác Mỹ-Ấn của Tổng thống Obama một phần dựa trên việc làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại. Dưới sự lãnh đạo của ông, những quan hệ thương mại này đã trở nên mạnh mẽ hơn hơn bao giờ hết:  thương mại song phương và đầu tư dự kiến ​​sẽ vượt 100 tỷ USD lần đầu tiên trong năm nay. Điều đặc biệt quan trọng xét từ quan điểm chiến lược là có một thực tế cho thấy rằng doanh số bán hàng quốc phòng của Mỹ cho Ấn Độ, một trong những thị trường quốc phòng phát triển nhanh nhất thế giới, đang gia tăng nhanh chóng. Xây dựng trên nền tảng này, chính quyền Obama đã mở rộng hợp tác với New Delhi về một loạt các vấn đề quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Trong tháng 6 năm 2010, Tổng thống Obama đã phát động cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn hàng năm để các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước tham gia trực tiếp về các chủ đề khác nhau, từ hợp tác chống khủng bố và không phổ biến vũ khí hạt nhân cho tới an ninh mạng và biến đổi khí hậu. Những cuộc đàm phán cấp cao này không chỉ là một mốc quan trọng có tính biểu tượng: đàm phán đã nhấn mạnh chiều sâu thực chất của quan hệ đối tác an ninh mở rộng giữa hai quốc gia, ví dụ, đã phản ánh trong thực tế rằng năm ngoái Hoa Kỳ và Ấn Độ cùng phối hợp tham gia 56 cuộc tập trận chung về tất cả các nhiệm vụ, nhiều hơn các cuộc tập trận khác mà Ấn Độ tiến hành với bất kỳ quốc gia nào khác trong cùng thời gian đó.


In West Asia, the Obama administration has partnered with India to promote regional stability and combat terrorism engendered by religious fundamentalism. As the last U.S. troops prepare to pull out of Afghanistan, American policymakers realize that India could act as a stabilizing influence in the war-torn country. New Delhi’s record on development assistance in Afghanistan over the past decade is solid, and its willingness to commit additional capital and know-how is promising. In recent months, Obama administration officials have been working more closely than ever before with their Indian counterparts to train Afghan security forces, civil servants, engineers, and others to bolster the Afghans’ capacity on-the-ground and increase the prospects for a lasting peace.

Ở Tây Á, chính quyền Obama đã hợp tác với Ấn Độ để thúc đẩy sự ổn định khu vực và chống lại chủ nghĩa khủng bố nảy sinh bởi chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Khi những lính Mỹ cuối cùng chuẩn bị rút khỏi Afghanistan, các nhà hoạch định chính sách Mỹ nhận ra rằng Ấn Độ có thể hành động như là một nước có ảnh hưởng tạo ổn định ở quốc gia bị chiến tranh tàn phá này. Thành tích của New Delhi về hỗ trợ phát triển ở Afghanistan trong thập kỷ qua là chắc chắn, và việc Ấn Độ sẵn sàng cam kết bổ sung và vốn và công nghệ là đầy hứa hẹn. Trong những tháng gần đây, các quan chức trong chính quyền Obama đã làm việc chặt chẽ hơn bao giờ hết với các đối tác Ấn Độ để đào tạo lực lượng an ninh, công chức, viên chức, kỹ sư, và những ngành khác cho Afghanistan để tăng cường khả năng tại chỗ của Afghanistan và tăng cường triển vọng cho một nền hòa bình lâu dài.


Meanwhile, in East Asia, an increasingly assertive China presents both Washington and New Delhi with arguably their most complex bilateral relationship. The two democracies’ dynamics with Beijing share important parallels: most notably, each seeks to deepen economic ties with China while managing an uncertain security future. In response to China’s expanding presence in the Indian Ocean, development of its first aircraft carrier, acquisition of several new nuclear-powered attack submarines, and commercial port construction in Burma, Sri Lanka, and Pakistan, the Obama administration has increased maritime cooperation with the fast-growing Indian Navy to safeguard this naval “crossroads” of the global economy.

Trong khi đó, ở Đông Á, một Trung Quốc ngày càng quyết đoán thể hiện cả với Washington và New Delhi một mối quan hệ song phương phức tạp nhất. SỰ năng động của hai nền dân chủ này với Bắc Kinh chia sẻ những tương đồng quan trọng mà đáng chú ý nhất là, mỗi nước tìm cách làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc trong khi phải đối phó với một tương lai an ninh không chắc chắn. Để đối phó với sự hiện diện mở rộng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, phát triển tàu sân bay đầu tiên, sở hữu nhiều tàu ngầm tấn công sử dụng năng lượng hạt nhân mới, và xây dựng cảng thương mại ở Miến Điện, Sri Lanka, và Pakistan, chính quyền Obama đã tăng cường hợp tác hàng hải với Hải quân Ấn Độ đang trên đà phát triển nhanh chóng để bảo vệ "ngã ba" hàng hải này của nền kinh tế toàn cầu.

The Obama administration’s steps to deepen America’s partnership with New Delhi represent a major success for U.S. foreign policy. Halfway around the world, India is situated in a region crucial to the United States. Both liberal democracies face common challenges across Asia – from combating fundamentalist violence in the west to preventing authoritarian power plays in the east. And with Washington facing impending defense budget cuts, struggling allies in Europe, and an increasingly unreliable partner in Pakistan, India could become a “linchpin” of America’s strategic reorientation toward Asia.

Các bước đi của chính quyền Obama để làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác giữ Mỹ và New Delhi thể hiện một thành công lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ. Nằm trên nửa đường của thế giới, Ấn Độ đang ở trong một khu vực rất quan trọng đối với Hoa Kỳ. Cả hai nền dân chủ tự do phải đối mặt với những thách thức chung trên toàn châu Á - chống bạo lực cực đoan tại phía tây cho đến ngăn chặn hành động của chính quyền độc đoán ở phía đông. Và với việc Washington phải đối mặt với cắt giảm ngân sách quốc phòng sắp tới, với các đồng minh đâng vật lộn vất vả ở châu Âu, và với một đối tác ngày càng không đáng tin cậy ở Pakistan, Ấn Độ có thể trở thành một "thành phần cốt lõi" của sự định hướng lại chiến lược của Mỹ đối với châu Á.

President Obama’s engagement with India rests on the twin pillars of common values and converging interests. His foresighted bridge building has advanced democracy, boosted our economy, and left America stronger. Governor Romney, meanwhile, has hardly mentioned India, reflecting a deeper failure to formulate a strategic vision for U.S. foreign policy in the 21st century – yet another sign that he is dangerously out-of-touch with present day realities. Voters would do well to remember this when they go to the polls in November, for U.S. national security hangs in the balance.

Tổng thống Obama cam kết với Ấn Độ dựa trên hai cột trụ của các giá trị chung và lợi ích hội tụ. Việc xây dựng nhịp cầu viễn kiến của ông đã thúc đẩy dân chủ, thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta, và khiến nước Mỹ trở nên mạnh mẽ hơn. Thống đốc Romney, trong khi đó, hầu như không đề cập đến Ấn Độ, phản ánh một sự thất bại sâu sắc trong việc xây dựng một tầm nhìn chiến lược cho chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỷ 21 - một dấu hiệu cho thấy rằng ông là lạc hậu một cách nguy hiểm với thực tế ngày nay. Cử tri sẽ ghi nhớ rõ điều này khi họ đi bỏ phiếu vào tháng mười một, bởi vì an ninh quốc gia Hoa Kỳ đang được cân bằng.

Manik Suri is a Visiting Fellow at the University of Pennsylvania’s Center for the Advanced Study of India, a Truman Security Fellow, and a J.D. Candidate at Harvard Law School. He has held positions at global investment firm D. E. Shaw & Company and the White House National Economic Council.
Manik Suri là một nghiên cứu viên tại Trung tâm nghiên cứu tiên tiến thuộc trường Đại học Pennsylvania, chuyên nghiên cứu về Ấn Độ, một nghiên cứu viên của Truman Security, và một ứng cử viên tại Trường Luật Harvard. Ông đã giữ nhiều chức vụ tại công ty đầu tư toàn cầu DE Shaw & Company và Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng.





http://thediplomat.com/2012/10/11/how-obamas-india-poicy-has-made-america-stronger/