MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, November 18, 2012

Đảng Cộng sản Trung Hoa




The Chinese Communist Party
Đảng Cộng sản Trung Hoa
Beina Xu, Online Writer/Editor
Beina Xu


Introduction

The Chinese Communist Party (CCP) is the founding and ruling political party of modern China, boasting over 82 million members to date. The CCP is undergoing a pivotal once-in-a-decade power transition that will see its fifth generation of leaders set the future agenda for the second-largest economy in the world. While the country has maintained a political monopoly since its founding, the effects of China's rapid economic growth have triggered increasing social unrest and political destabilization that challenges the country's rise as a global power. A spate of political scandals has also exposed deep power struggles inside the infamously opaque organization. While the changeover will do little to affect immediate party policy and direction, the implications of the new appointments could shed some light on how China plans to position itself on the world stage.

Mở đầu

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là đảng sáng lập và lãnh đạo nước Trung Hoa hiện đại với hơn 82 triệu đảng viên. Đảng này đang trải qua thời kỳ chuyển giao quyền lực then chốt một lần trong mỗi thập kỷ. Người ta sẽ chứng kiến thế hệ lãnh đạo thứ năm của nước này đưa ra chương trình nghị sự trong tương lai cho nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong khi Trung Quốc duy trì độc quyền chính trị kể từ khi thành lập, các tác động của việc tăng trưởng kinh tế nóng của nước này đã làm gia tăng bất ổn chính trị – xã hội, cản trở sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc thế giới. Một loạt các vụ bê bối chính trị cũng đã cho thấy những cuộc tranh giành quyền lực mạnh mẽ trong nội bộ tổ chức đảng. Trong khi sự thay đổi lãnh đạo hầu như không ảnh hưởng ngay lập tức đến chính sách và đường lối của ĐCSTQ, những chỉ dấu về việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo mới có thể làm sáng tỏ phương cách mà Trung Quốc sử dụng để duy trì vị thế của mình trên trường quốc tế.

Origins and Power Structure

Inspired by the Russian Revolution of 1917, the CCP was founded in 1921 on the principles of Marxism-Leninism after a lengthy civil war against the Kuomintang, its primary rival. Experts contend that despite China's economic reform to a market economy in the late 1970s, the modern Chinese state remains a purely Leninist system, related to that of Cuba, North Korea, and Laos. The party's grip on power relies on three core pillars: control of personnel, propaganda, and the People's Liberation Army. Around 77 percent of members are men, and farmers make up roughly one-third of membership.

Nguồn gốc và cấu trúc quyền lực

Lấy cảm hứng từ các mạng Nga 1917, ĐCSTQ được thành lập năm 1921 theo nguyên lý chủ nghĩa Mác Lê-nin sau cuộc nội chiến dai dẳng chống lại Quốc dân đảng, dối thủ chính của nó. Các chuyên gia đều nhất trí rằng bất chấp những cải cách kinh tế hướng tới nền kinh tế thị trường vào cuối những năm 70, nahf trước Trung Hoa hiện nay vẫn là một hề thống hoàn toàn theo chủ thuyết Lê-nin, như Cuba, bắc Triều Tiên và Lào. Việc nắm quyền lực dựa vào 3 trụ cột chính: kiểm soát nhân sự, tuyên truyền và quân đội Giải phóng nhân dân. Khoảng 77% đảng viên là nam giới và nông dân chiếm khoảng một phần ba.

The CCP convenes its National Party Congress every five years to set major policies and choose the Central Committee, which comprises around 370 members including ministers, senior regulatory officials, provincial leaders, and military members. The Central Committee acts as a sort of board of directors for the CCP, and its mandate is to select the Politburo, which has twenty-five members.

Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập Đại hội Đảng 5 năm một lần để xác định các chính sách lớn và bầu chọn Ban Chấp hành Trung ương bao gồm khoảng 370 ủy viên trong đó có các bộ trưởng, các quan chức quản lý cấp cao, lãnh đạo tỉnh và các ủy viên quân đội. Ban Chấp hành Trung ương, đóng vai trò như ban giám đốc của ĐCSTQ, có nhiệm vụ bầu chọn Bộ Chính trị, bao gồm 25 thành viên.

In turn, the Politburo elects through backroom negotiations the nine-person Standing Committee, which functions as the epicenter of the CCP's power and leadership (SCMP). Hu Jintao, former head of the Communist Youth League, sits atop the system as general secretary, and as president and head of the military exerts enormous influence in setting parameters for government policy. The premier, Wen Jiabao, heads the State Council, or China's equivalent of a cabinet.

Đến lượt mình, Bộ Chính trị lựa chọn, thông qua các cuộc đàm phán hậu phòng, chín người thuộc Uỷ ban thường vụ, có chức năng như là tâm điểm của quyền lực và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (SCMP). Hồ Cẩm Đào, cựu lãnh đạo của Liên đoàn Thanh niên Cộng sản, nằm ​​trên đỉnh hệ thống như tổng bí thư, và là chủ tịch nước và người đứng đầu các chuyên gia quân sự, có ảnh hưởng to lớn trong việc thiết lập các thông số cho chính sách của chính phủ. Thủ tướng Ôn Gia Bảo, người đứng đầu Hội đồng Nhà nước, tương đương với nội các của Trung Quốc.

The Eighteenth National Congress

The new makeup of the Standing Committee, whose numbers could be reduced from nine to seven, will be the most watched development at November's eighteenth National Congress. Vice President Xi Jinping (FP) is slated to take Hu's place, while the current executive vice premier, Li Keqiang, will replace Wen. Around 70 percent of the three most important leadership organs — the Standing Committee, the State Council, and the Central Military Commission — will be replaced, making this leadership turnover the most significant in the past three decades.

Đại hội đảng toàn quốc thứ 18

Diễn tiến được theo dõi sát sao nhất tại Đại hội 18 ĐCSTQ vào tháng 11 là việc số lượng ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị có thể giảm từ 9 xuống còn 7 thành viên. Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình được dự kiến sẽ thay vị trí của Hồ Cẩm Đào, trong khi đó, Phó Thủ tướng thường trực Lý Khắc Cường sẽ thay thế Ôn Gia Bảo. Việc khoảng 70% thành viên của ba cơ quan lãnh đạo quan trọng nhất là ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, Chính phủ và Quân ủy Trung ương sẽ được thay thế làm cho sự kiện chuyển giao lãnh đạo tại Đại hội này trở nên quan trọng và có ý nghĩa nhất trong vòng ba thập niên qua.


Leadership succession is a fairly concentrated process, with positions decided by a very small number of top leaders through secretive negotiations. Some split the CCP's power structure into two distinct camps: the "princelings," or children of high-level leaders; and the "tuanpai," or those like outgoing President Hu Jintao who have risen to power through the Communist Youth League and come from humbler backgrounds. Other experts see a much more complex power dynamic, built from personal alliances and factional loyalties juggled between three groups: retired leaders (in particular Deng Xiaoping, who picked Hu Jintao*), incumbents, and the incoming class, according to Minxin Pei, a China expert at Claremont McKenna College.


Sự kế tục lãnh đạo là một quá trình khá tập trung, với các vị trí được quyết định bởi một số lượng rất nhỏ của các nhà lãnh đạo hàng đầu thông qua các cuộc đàm phán bí mật. Một số người phân chia cấu trúc quyền lực của ĐCSTQ vào 2 phe khác biệt: "phe thái tử đảng," hoặc con em của các lãnh đạo cấp cao; và "phe đoàn thanh niên," là những người như Hồ Cẩm Đào, tạo quyền lực thông qua Đoàn Thanh niên cộng và có xuất thân khiêm tốn hơn. Các chuyên gia khác nhìn thấy một cơ cấu năng động về quyền lực phức tạp hơn nhiều, được xây dựng từ các liên minh cá nhân và lòng trung thành theo phe phái vận động giữa ba nhóm: các nhà lãnh đạo về hưu, (đặc biệt là Đặng Tiểu Bình, người đã chọn Hồ Cẩm Đào), nhóm đương nhiệm, và nhóm mới nổi, theo Minxin Pei, một chuyên gia về Trung Quốc tại đại học Claremont McKenna College cho biết.

The CCP leaders "all have conflicting interests that sometimes overlap," says Pei. "The dynamics can be very fluid in this three-way negotiation process."

Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ "tất cả đều có lợi ích mâu thuẫn mà đôi khi chồng chéo lên nhau", ông Pei cho biết. " cơ cấu năng động có thể rất linh hoạt trong quá trình thương lượng ba chiều."

Such complex dynamics can be seen in the scandals that have riled the transition process. Former Chongqing party chief Bo Xilai, considered amongst the ranks of princelings and once a frontrunner for a Politburo promotion, was implicated in a murder plot involving his wife Gu Kailai and the murder of British businessman Neil Heywood. Bo was subsequently expelled from the CCP and publicly defamed in a move that seemed to satisfy the incumbents, whom Bo alienated with his leftist policies and self-promoting conduct, according to Pei. Elizabeth Economy, CFR's Director for Asia Studies, says Bo's expulsion "reflected the depth of concern, if not animosity, that some in China's top leadership felt toward Bo."


Cơ cấu năng động phức tạp này có thể được nhìn thấy trong những vụ bê bối đã quấy rối quá trình chuyển đổi. Cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, được coi là nằm trong số các thái tử đảng và một thời được cho là có triển vọng được đề bạt vào Bộ Chính trị, đã có dính líu đến một âm mưu giết người liên quan đến bà vợ Cốc Kai Lai của mình, người đã giết doanh nhân người Anh Neil Heywood. Bạc sau đó đã bị khai trừ khỏi ĐCSTQ và bị công khai phỉ báng trong một động thái dường như để làm hài lòng các lãnh đạo đương nhiệm, mà coi Bạc là xa lạ với các chính sách cánh tả và tự đề cao mình, Pei cho biết. Elizabeth Economy, Giám đốc nghiên cứu khu vực châu Á của CFR, việc khai trừ Bạc "phản ánh chiều sâu của mối quan ngại, nếu như không phải hận thù, mà một số lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc cảm thấy đối với Bạc."

In another scandal, Ling Jihua, a close ally of Hu's, was demoted after his son was killed in a car accident under lurid circumstances. Amid escalating rumors of factional struggles, Xi Jinping disappeared from public view for two weeks in September, and reports surfaced that meetings at Beidaihe, the summer congregation site for the Communist leadership, were inconclusive with no big policy or succession decisions made.


Trong một vụ bê bối khác, Ling Jihua, một đồng minh thân cận của Hồ Cẩm Đào, đã bị hạ cấp sau khi con trai của ông đã bị tử nạn trong một tai nạn xe hơi trong hoàn cảnh khủng khiếp. Tin đồn leo thang của cuộc đấu tranh giữa các phe phái, Tập Cận Bình không xuất hiện trước công chúng trong hai tuần vào tháng Chín, và các báo cáo cho thấy rằng các cuộc họp tại Beidaihe, địa điểm hội nghị mùa hè của các nhà lãnh đạo Cộng sản, đã không đưa ra kết luận gì và không có chính sách, quyết định lớn vaeef chuyển giao được thực hiện.

Such publicized instability could present a legitimacy crisis for the CCP, which must navigate a feasible political transformation in order to retain power.

Công bố công khai sự bất ổn định như thế có thể cho thấy một cuộc khủng hoảng tính hợp pháp của ĐCSTQ, đảng phải tiến hành một chuyển đổi chính trị khả thi để duy trì quyền lực.

Challenges in Governance

In recent decades, global events and internal strife have brought the CCP close to the brink of collapse several times. The 1989 Tiananmen democracy riots and the collapse of the Soviet Union in the early 1990s triggered a series of existential crises for the party that forced it to reconsider its mandate. The Soviet implosion in particular pushed the CCP to undertake systematic assessments of the causes of collapse and institute intra-party reform in order to avoid a similar fate. It determined that an ossified party-state with a dogmatic ideology, entrenched elites, dormant party organizations, and a stagnant economy would lead to failure, according to David Shambaugh's 2008 book China's Communist Party.


Những thách thức về quản trị đất nước

Trong những thập kỷ gần đây, các sự kiện mang tính toàn cầu và xung đột nội bộ đã một số lần suýt đưa ĐCSTQ đến bên bờ sụp đổ. Cuộc bạo loạn Thiên An Môn năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu thập niên 1990 đã gây ra một loạt các cuộc khủng hoảng về tồn vong đối với ĐCSTQ. Đặc biệt, sự sụp đổ của Sô-viết đã khiến ĐCSTQ đã thực hiện các đánh giá có hệ thống về nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô và tiến hành cải cách trong nội bộ hệ thống đảng để tránh một số phận tương tự. Đảng đã xác định một đảng – nhà nước cứng nhắc với một hệ tư tưởng giáo điều, giới tinh hoa bảo thủ, các tổ chức đảng không hoạt động và một nền kinh tế trì trệ sẽ dẫn tới thất bại. David Shambaugh's trong cuốn sách in năm 2008 về Đảng cộng sản Trung quốc cho biết.


Since then, the CCP has shown a technocratic capacity to adapt in response to the developmental stresses of society brought on by China's dizzying economic rise. Today's party "is all about joining the highways of globalization, which in turn translates into greater economic efficiencies, higher rates of return and greater political security," writes Richard McGregor in his 2010 book The Party.

Kể từ đó đến nay, ĐCSTQ đã thể hiện một khả năng kỹ trị nhằm thích ứng đối với các áp lực phát triển của xã hội do sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc mang lại. Đảng của ngày hôm nay “đang gia nhập vào luồng cao tốc của quá trình toàn cầu hóa. Richard McGregor viết trong cuốn sách “The Party” vào năm 2010 rằng điều này đến lượt nó đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn, tỷ lệ lợi nhuận cao hơn và an ninh chính trị lớn hơn”.


Still, leaders at the top of China's power structure today lack the long-term vision for the party that reform figures like Hu Yaobang of the 1980s possessed; Hu, the former party general secretary, promoted greater party transparency and Deng Xiaoping's (Economist) free market reforms that modernized China's economy.


Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cao nhất trong cơ cấu quyền lực của Trung Quốc ngày hôm nay thiếu tầm nhìn dài hạn cho đảng, cái mà các nhân vật cải cách như Hồ Diệu Bang của thập niên 1980 đã có được; ông Hồ, nguyên tổng bí thư đảng, đã thúc đẩy sự minh bạch lớn hơn trong đảng hay việc cải cách thị trường tự do của Đặng Tiểu Bình, điều đã hiện đại hóa nền kinh tế của Trung Quốc.

"They're mostly reactive," says Pei of the Chinese government. "The CCP could survive to this point today because of people thirty years ago. Today, they worry about how to get to where they want to be. With this kind of reversed incentive structure, you're not going to be forward-looking."

"Họ chủ yếu là những kẻ phản ứng", ông Pei nói về chính phủ Trung Quốc. "Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể tồn tại đến thời điểm này ngày hôm nay vìnhững người ba mươi năm trước. Ngày nay, họ lo lắng về việc làm thế nào để có được đến nơi mà họ muốn tới. Với cơ cấu khuyến khích đảo ngược, bạn sẽ không hướng tới được tương lai. "

Actual governance of China can be extremely decentralized. While Politburo members retain responsibility for dictating policies and staffing ministries, they do not manage portfolios day-to-day the way a cabinet would. Chinese provinces enjoy tremendous autonomy, and subprovincial officials and leaders, appointed by the central government, have almost total control over governance. Policies can originate "haphazardly" in bureaucracies and ministries, within the committee, inside the NPC, or from think tanks and advisers, according to Pei. "There's no one set way that policy happens in China," he says. "Different organizations are tasked to take the lead in different cases."

Quản trị thực tế của Trung Quốc có thể cực kỳ tản quyền. Trong khi các ủy viên Bộ Chính trị giữ trách nhiệm đưa ra các chính sách và bổ nhiệm nhân sự các bộ, họ không quản lý danh mục đầu tư thường nhật theo cung cách mà Chính phủ thực hiện. Các tỉnh của Trung Quốc được quyền tự chủ rất lớn, và các quan chức lãnh đạo cấp dưới tỉnh được chính quyền trung ương bố nhiệm gần như có toàn quyền kiểm soát chính quyền. Chính sách có thể bắt nguồn “ngẫu nhiên” từ các cơ quan và các bộ hoặc từ các viện nghiên cứu chính sách và các cố vấn. “Không có một cách được cài đặt sẵn đưa ra chính sách ở Trung Quốc”, ông Pei cho biết. “các tổ chức khác nhau được giao nhiệm vụ chỉ đạo trong các trường hợp khác nhau.”


It can take two to three years for laws and regulations to be implemented, and oftentimes such policies will endure a system of experimentation in which a few provinces serve as litmus tests. The structure also lacks a system of checks and balances in which regional officials are held accountable for policy implementation.


Có thể phải mất từ 2 đến 3 năm các luật và quy chế mới được thực hiện. Đôi khi các chính sách như vậy phải trải qua quá trình thử nghiệm, trong đó một số tỉnh phải thực hiện việc này như thí điểm. Cấu trúc cũng thiếu một hệ thống kiểm tra và đối trọng mà ở đó các quan chức địa phương phải có trách nhiệm giải trình về việc thực hiện chính sách.

This lack of accountability has compounded grievances over income inequality, lack of consumer protection, land grabs, and human rights issues. Many of these have brought to light across the country by the Internet, which has heavily eroded the CCP's control over political communication. Forced evictions (FT) have spiked over the years as debt-laden local governments raised capital by selling seized land to developers. Activists like Chen Guangcheng (Economist), a blind lawyer who exposed forced sterilizations, raised public flags around human rights violations stemming from local corruption. And after consumers expressed fury surrounding a melamine-tainted milk scandal that poisoned thousands of babies, the central government was forced to act on long-standing concerns about the safety of Chinese products.

Việc thiếu trách nhiệm giải trình đã làm tích tụ các bất bình về bất bình đẳng thu nhập, thiếu sự bảo vệ người tiêu dùng, chiếm đoạt đất đai và các vấn đề nhân quyền. Nhiều trong số các vấn đề này đã được đưa ra công khai trên Internet, làm xói mòn mạnh mẽ sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với truyền thông chính trị. Cưỡng chế (FT) đã tăng vọt trong những năm qua khi chính quyền địa phương bị gánh nợ nần nên phải tăng vốn bằng cách bán đất tịch thu cho các nhà phát triển bất động sản. Các nhà hoạt động như Trần Quang Thành, một luật sư mù, đã tố cáo với triệt sản ép buộc, nâng cao ý thức của công chúng xung quanh việc vi phạm nhân quyền bắt nguồn từ tham nhũng địa phương. Và sau khi người tiêu dùng bày tỏ sự giận dữ xung quanh một vụ bê bối sữa nhiễm melamine đầu độc hàng ngàn trẻ em, chính quyền trung ương đã buộc phải hành động về mối quan ngại lâu dài về sự an toàn của sản phẩm Trung Quốc.

Domestic and Foreign Policy

Perhaps most pressing is the CCP's treatment of the massive income disparity that China's economic boom created; in mid-2012, the CCP announced a new income distribution framework set for approval to redress the growing gap. The country's emergence as an economic superpower has heightened governance challenges as China's middle class expands. In particular, the "side effects of rapid economic growth, including the gap between rich and poor, rising prices, pollution, and the loss of traditional culture are major concerns, and there are also increasing worries about political corruption," according to the Pew Research Center.


Chính sách đối nội và đối ngoại

Có lẽ cấp bách nhất đối vói ĐCSTQ là xử lý vấn đề bất bình đẳng thu nhập rất lớn do sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc tạo ra. Vào giữa năm 2012, ĐCSTQ đã công bố một khuôn khổ phân phối thu nhập mới được thiết lập để khắc phục khoảng cách ngày càng tăng. Sự nổi lên của Trung Quốc như một siêu cường kinh tế đã gia tăng thách thức về quản trị khi tầng lóp trung lưu của Trung Quốc ngày càng mở rộng. Đặc biệt, Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết “các tác dụng phụ của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, bao gồm cả khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giá cả tăng cao, ô nhiễm, sự suy giảm của nền văn hóa truyền thống là mối quan tâm lớn, và cũng có những lo ngại ngày càng gia tăng về tham nhũng chính trị”.


Health care also has been a major initiative for the party as a vast aging population drives government efforts to broaden insurance coverage. Spending on health care will almost triple (Bloomberg) to $1 trillion annually by 2020 from the $116 billion it spent in 2011, and medical insurance now covers more than 95 percent of the population. The party has also moved on energy policy, releasing a white paper (UPI) outlining China's initiatives for the next five years that includes developing clean energy to reduce its carbon footprint.

Chăm sóc y tế cũng là một chủ trương lớn của ĐCSTQ khi lực lượng dân số đang già đi ngày càng lớn, đã thúc đẩy chính phủ phải nỗ lực mở rộng chi trả bảo hiểm. Chi tiêu về chăm sóc sức khỏe sẽ tăng gần gấp ba lần, đạt 1 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2020 từ mức 116 tỉ USD năm 2011. Bảo hiểm y tế hiện nay chi trả cho hơn 95% dân số Trung Quốc. ĐCSTQ cũng đã điều chỉnh chính sách năng lượng, trong đó đề ra các chủ trương của Trung Quốc trong 5 năm tới bao gồm việc phát triển năng lượng sạch để giảm khí cácbon.

Meanwhile, China's burgeoning power on the global stage has made it at times unyielding on its foreign policy front, and sparked widespread perceptions of the country as an aggressive, expansionist power. It has staked unwavering claims of territorial sovereignty over the islands in the East and South China Sea — a move that pits the country against its ASEAN neighbors and has caused a diplomatic rift and stalemate in the immediate region. China has expressed continued support for regimes hostile to the United States, including Syria and Iran. Beijing has also protested plans for U.S.-South Korean naval cooperation in the Yellow Sea, and reacted vehemently to the U.S. sale of arms to Taiwan, suspending top level security dialogue and announcing unprecedented sanctions against U.S. companies with ties to Taiwan.


Trong khi đó, quyền lực đang lên của Trung Quốc trên trường quốc tế đã làm cho họ nhiều lần không nhượng bộ trên mặt trận chính sách đối ngoại và tạo ra nhận thức mang tính phổ biến về một quốc gia với sức mạnh bành trướng, hung hăng. Nước này đã đặt cược vào tuyên bố kiên quyết về chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo ở Biển Hoa Đông và Hoa Nam (Biển Đông) – một động thái đẩy Trung Quốc vào vị trí chống lại các nước láng giềng ASEAN và đã gây ra sự rạn nứt và bế tắc ngoại giao tại khu vực láng giềng này. Trung Quốc đã thể hiện tiếp tục hỗ trợ cho các chế độ thù địch với Mỹ trong đó có Xyri và Iran. Bắc Kinh cũng đã phản đối kế hoạch hợp tác hải quân Mỹ – Hàn Quốc ở Biển Hoàng Hải, đồng thời phản ứng kịch liệt đối với việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, đình chỉ đối thoại an ninh cấp cao nhất và công bố các biện pháp trừng phạt chưa từng có tiền lệ đối với các công ty Mỹ có quan hệ với Đài Loan.


Some experts contend that while China's relative power has grown significantly with its economic rise, the main tasks of Chinese foreign policy are still defensive in nature: to destabilize influences from abroad, avoid territorial losses, and sustain economic growth. What has changed "is that China is now so deeply integrated into the world economic system that its internal and regional priorities have become part of a larger quest: to define a global role that serves Chinese interests but also wins acceptance from other powers," write Andrew J. Nathan and Andrew Scobell in Foreign Affairs.

Một số chuyên gia cho rằng trong khi quyền lực tương đối của Trung Quốc đã phát triển đáng kể so với tăng trưởng kinh tế của nước này, các nhiệm, vụ chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc vẫn còn tính chất phòng thủ, chống lại các can thiệp từ nước ngoài, tránh thiệt hại lãnh thổ, đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế. Andrew J. Nathan và Andrew Scobell viết trên tờ “Foreign Affairs” rằng điều đã thay đổi là “Trung Quốc hiện đang hội nhập sâu vào hệ thống kinh tế thế giới mà các ưu tiên đối nội và khu vực đã trở thành một phần của nhiệm vụ lớn hơn: xác định một vai trò toàn cầu phục vụ các lợi ích của Trung Quốc, mà không phải chỉ là giành được sự thừa nhận từ các cường quốc khác”.

But by and large, the rational objective for the new leadership in China is to move away from an antagonistic relationship with the United States, experts say, although the ultimate makeup of the final leadership may not matter enough to enact significant or immediate changes in this area. Others think U.S.-China relations will suffer until China adjusts its foreign policy and political structure more radically, starting with the normalization of its regional relationships.

Các chuyên gia cho rằng nhìn chung, mục tiêu hợp lý cho lãnh đạo mới ở Trung Quốc là tránh một mối quan hệ đối nghịch với Mỹ, mặc dù sự thay đổi lãnh đạo tới đây không đủ đưa ra những thay đổi đáng kể hoặc ngay lập tức trong lĩnh vực này. Một số người khác cho rằng quan hệ Mỹ – Trung sẽ bị ảnh hưởng cho đến khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách đối ngoại và cấu trúc chính trị cấp tiến hơn, bắt đầu với việc bình thường hóa các mối quan hệ trong khu vực của nước này.

http://www.cfr.org/china/chinese-communist-party/p29443