MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, July 14, 2012

Here is the first man to be cured of HIV- AIDS Đây là người đàn ông đầu tiên được chữa khỏi HIV-AIDS




Here is the first man to be cured of HIV- AIDS

Đây là người đàn ông đầu tiên được chữa khỏi HIV-AIDS

Wed 25 May, 2011

Wed 25/5/2011


Timothy Ray Brown, 45, from San Francisco Bay Area, is in the news – as the first man cured of HIV- AIDS. “I think so,” he calmly tells his interviewers who ask if he actually is cured.

Timothy Ray Brown, 45 tuổi, từ  San Francisco Bay, đang là nhân vật thời sự với tu cách là người đàn ông đầu tiên được chữa trị khỏi HIV-AIDS. "Tôi nghĩ như vậy", ông bình tĩnh nói với người những người phỏng vấn hỏi nếu ông có phải ông thực sự được chữa khỏi hay không.

Brown has been facing cameras, gun mikes and diagnostic kits ever since the publication of a research paper on his unique case in the journal Blood in December 2010.

Brown đã phải đối mặt với máy ảnh, micro và các bộ dụng cụ chẩn đoán kể từ khi một bài nghiên cứu về trường hợp độc nhất của ông được công bố trên tạp chí Huyết học số ra tháng 12 năm 2010.


The researchers led by Kristina Allers and Gero Hutter at Charite University Medicine Berlin documented what can be dubbed as a miracle.

Các nhà nghiên cứu do Kristina Allers và Gero Hutter tại Đại học Y khoa Berlin Charite đứng đầu đã  tổng kết thành tư liệu cái có thể được mệnh danh là một phép lạ.

The successful reconstitution of a set of white blood cells that the HIV eats up in Brown’s body is a “very rare” occurrence, they noted.

Hoàn nguyên thành công một tập hợp các bạch cầu mà HIV đã ăn hết trong cơ thể của Brown là một sự kiện rất hiếm ", các nhà nghiên cứu lưu ý.

Brown, who was tested HIV back in 1995 in Germany, was later diagnosed with another disease — leukaemia or blood cancer that involves an abnormal increase in white blood cell.


Brown, người đã được xét nghiệm HIV vào năm 1995 tại Đức, sau đó được chẩn đoán mắc một căn bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu liên quan đến sự gia tăng bất thường về tế bào máu trắng.

He was treated with bone marrow stem cell transplant — a cure for blood cancer. The stem cells came from a donor with a rare gene mutation that involves immunity to HIV — again a rare occurrence.


Ông được điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc tủy xương để điều trị bệnh ung thư máu. Các tế bào gốc từ một người hiến tặng có một đột biến gen hiếm gặp liên quan đến miễn dịch đối với HIV - một lần nữa đây là một sự kiện hiếm hoi.

The mechanism involved special white blood cells called CD4+ helper T cells.  When a dangerous material like a bacterium or a virus is detected in the body, immune cells immediately stimulate these special cells.
Cơ chế liên quan đến các tế bào bạch cầu đặc biệt được gọi là tế bào T trọ giúp CD4 +. Khi một dị vật nguy hiểm như một loại vi khuẩn hay vi rút được phát hiện trong cơ thể, các tế bào miễn dịch ngay lập tức kích thích các tế bào đặc biệt này.

The helper T cells further activate and direct other immune cells to fight the disease. HIV specifically attacks helper T cells, making the body unable to launch a counter offensive against invaders.

Các tế bào T trợ giúp cũng kích hoạt và hướng dẫn các tế bào miễn dịch khác chống lại bệnh tật. HIV đặc biệt tấn công các tế bào T trợ giúp, làm cho cơ thể không thể phát động một cuộc phản công chống lại kẻ xâm lược.

Hence, AIDS patients suffer from other lethal infections. The researchers in Berlin showed that after stem cell therapy Brown’s body had reconstitution of CD4+ T cells at a systemic level and specifically in his gut mucosal immune system.

Do đó, bệnh nhân AIDS phải chịu các nhiễm trùng khác gây chết người. Các nhà nghiên cứu tại Berlin cho thấy rằng sau trị liệu tế bào gốc, cơ thể Brown đã phục hồi tế bào T CD4 + ở mức độ hệ thống và đặc biệt là trong hệ thống miễn dịch niêm mạc ruột của ông.

“While the patient remains without any sign of HIV infection,” they wrote. Brown has quit taking his HIV medication. The secret is that if the white cells could be manipulated to a state in which they are no longer infected or infectable by HIV that would mean a functional cure.


"Trong khi bệnh nhân không còn có bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm HIV," các nhà nghiên cứu viết. Brown đã ngừng dùng thuốc HIV. Điều bí ẩn là nếu các tế bào bạch cầu có thể được tác động tới một trạng thái trong đó chúng không còn bị nhiễm hoặc không thể bị nhiễm HIV, điều đó có nghĩa đây là một điều trị chức năng.


Researchers, however, have warned that though the study offers promise, it is not a surefire cure from the dreaded disease — transplants are risky, and this involved a very rare transplant. Brown is a rather lucky man. He said in a recent interview that appeared in the San Francisco media about his cure: “It makes me very happy — very, very happy.”

Tuy nhiên, Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng mặc dù nghiên cứu này cung cấp một sự hứa hẹn, nó không phải là một trị liệu chắc chắn khỏi căn bệnh đáng sợ này – cấy ghép là nguy hiểm, và điều này kéo theo một cấy ghép rất hiếm. Brown là một người may mắn. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây được phát trên các phương tiện truyền thông San Francisco về việc chữa khỏi bệnh của mình: "Nó làm cho tôi rất hạnh phúc, rất hạnh phúc."



http://in.news.yahoo.com/here-is-the-first-man-to-be-cured-of-hiv--aids-.html

Remarks by Hillary Rodham Clinton in Phnom Penh Phát biểu của bà Clinton ở Phnom Penh





Remarks by Hillary Rodham Clinton in Phnom Penh

Phát biểu của bà Clinton ở Phnom Penh

Secretary of State
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
Victoria Nuland
Department Spokesperson
Peace Palace
Phnom Penh, Cambodia
July 12, 2012

Victoria Nuland
Người phát ngôn bộ Ngoại giao
Cung điện Hòa Bình
Phnom Penh, Cambodia
12/7/2012

SECRETARY CLINTON: Well, thank you very much for being so patient. There has been a lot of good work and constructive dialogue occurring. And I am very pleased to have had the chance, as I’ve traveled across Asia this week to talk about the breadth of American engagement, especially our work to strengthen economic ties and support democracy and human rights, along with our commitment to common security. This is all part of advancing our vision of an open, just, and sustainable regional order for the Asia Pacific based on institutions, norms, and partnerships that benefit all people and nations. And I think we are seeing what that means in practice.


Ngoại trưởng Clinton: Vâng, cảm ơn quý vị rất nhiều về sự kiên nhẫn của quý vị. Đã có rất nhiều việc làm hữu ích và những đối thoại trên tinh thần xây dựng. Và tôi rất vui khi có được dịp, như tôi đi khắp châu Á trong tuần này để nói về sự tham gia rộng lớn của Mỹ, đặc biệt là công việc của chúng tôi để tăng cường các mối quan hệ kinh tế và hỗ trợ dân chủ và nhân quyền, cùng với cam kết của chúng tôi đối với an ninh chung. Đây là tất cả mọi thứ về việc gia tăng tầm nhìn của chúng tôi về một trật tự trong khu vực mở rộng, công bằng và bền vững cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương dựa trên các tổ chức, quy tắc, và quan hệ đối tác có lợi cho tất cả mọi người và tất cả các quốc gia. Và tôi nghĩ rằng, chúng ta đang thấy điều đó có ý nghĩa gì trên thực tế.


First, as to institutions, I spent several hours today meeting with colleagues at both the East Asia Summit and the ASEAN Regional Forum, and yesterday at the U.S.-ASEAN Post-Ministerial Conference. These institutions are at the heart of America’s expanding, multi-faceted engagement in the region. From boosting trade to expanding educational and cultural exchanges so strengthening security arrangements, these meetings are valuable opportunities for all the key players in the region to sit down together to grapple with some of the most important challenges we are facing.

Trước tiên, đối với các thể chế, hôm nay tôi đã dành nhiều giờ để họp với các đồng sự ở cả hai Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn khu vực ASEAN, và hôm qua ở Hội nghị Bộ trưởng Mỹ-ASEAN. Các tổ chức này là tâm điểm của sự mở rộng của Mỹ, tham gia nhiều lĩnh vực trong khu vực. Từ thúc đẩy thương mại cho tới mở rộng trao đổi giáo dục và văn hóa, tăng cường sự bố trí về an ninh, những cuộc họp này là cơ hội đáng giá cho tất cả nước chủ chốt trong khu vực ngồi lại với nhau để đương đầu với một số thách thức quan trọng nhất mà chúng ta đang phải đối mặt.


Today, we reviewed progress in Burma, and I announced that the United States is easing sanctions to allow American businesses to invest there. We discussed North Korea and the importance of maintaining a united front in support of the peaceful, verifiable denuclearization of the Korean Peninsula. And we focused on the need to improve coordination on important issues like cyber security and disaster relief. It is significant that 45 percent of all the natural disasters in the world occur in this East Asia region.


Hôm nay, chúng tôi xem xét sự tiến bộ ở Miến Điện, và tôi tuyên bố rằng Hoa Kỳ nới lỏng các biện pháp trừng phạt, cho phép các doanh nghiệp Mỹ đầu tư ở đó. Chúng tôi thảo luận về Bắc Triều Tiên và tầm quan trọng của việc duy trì một mặt trận thống nhất để hỗ trợ khu vực phi hạt nhân một cách hòa bình và có thể thực hiện được trên bán đảo Triều Tiên. Và chúng tôi tập trung vào sự cần thiết để cải thiện sự phối hợp về các vấn đề quan trọng như an ninh mạng và cứu trợ thiên tai. Rất quan trọng [để thảo luận vấn đề này] khi 45% thiên tai trên thế giới xảy ra ở khu vực Đông Á này.


One of the other issues we discussed in particular underscores the value of these multilateral institutions and also the importance of establishing clear regional norms, and that is the South China Sea. As you know, the United States has no territorial claims in the South China Sea, and we do not take sides in disputes about territorial or maritime boundaries, but we do have a fundamental interest in freedom of navigation, the maintenance of peace and stability, respect for international law, and unimpeded lawful commerce. And we believe the nations of the region should work collaboratively and diplomatically to resolve disputes without coercion, without intimidation, without threats, and certainly without the use of force.


Một trong những vấn đề khác mà chúng tôi thảo luận, đặc biệt nhấn mạnh giá trị của các tổ chức đa phương và tầm quan trọng trong việc thiết lập các quy tắc rõ ràng trong khu vực, và đó là biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam). Như quý vị đã biết, Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông, và chúng tôi không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ, nhưng chúng tôi có một mối quan tâm cơ bản về tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, và mậu dịch hợp pháp không bị cản trở. Và chúng tôi tin rằng các nước trong khu vực nên giải quyết tranh chấp bằng con đường hợp tác và ngoại giao, không ép buộc, không hăm dọa, không đe dọa, và chắc chắn là không sử dụng vũ lực.


No nation can fail to be concerned by the increase in tensions, the uptick in confrontational rhetoric, and disagreements over resource exploitation. We have seen worrisome instances of economic coercion and the problematic use of military and government vessels in connection with disputes among fisherman. So we look to ASEAN and China to make meaningful progress toward finalizing a code of conduct for the South China Sea that is based on international law and agreements. As I told my colleagues, this will take leadership, and ASEAN is at its best when it meets its own goals and standards and is able to speak with one voice on issues facing the region.


Không nước nào không thể không quan tâm đến sự gia tăng căng thẳng, gia tăng những lời lẽ hùng hổ đối chọi nhau, và những bất đồng về khai thác tài nguyên. Chúng tôi thấy những trường hợp đáng lo ngại về áp bức kinh tế và sự khó hiểu về việc sử dụng các tàu quân sự và các tàu của chính phủ liên quan đến các tranh chấp giữa các ngư dân. Cho nên chúng tôi mong ASEAN và Trung Quốc có được sự tiến bộ có ý nghĩa về việc hoàn thành một quy tắc ứng xử ở biển Đông, đó là dựa trên luật pháp quốc tế và các thỏa thuận. Như tôi đã nói với những người đồng sự của tôi, điều này sẽ cần sự lãnh đạo, và ASEAN ở vị trí tốt nhất khi ASEAN đáp ứng các mục tiêu và các tiêu chuẩn riêng của mình và có thể cùng nói chung một tiếng nói về các vấn đề mà khu vực đang phải đối mặt.


The third building block of an effective regional order is a network of partnerships and alliances, and today I had a productive trilateral meeting with Japan and South Korea and bilateral meeting with High Representative Ashton of the European Union, the foreign ministers of China, Indonesia, and Singapore. America’s alliances with Japan and South Korea are cornerstones of our engagement in the region, and all three of us have stepped up our engagement with ASEAN, including by establishing dedicated missions to ASEAN in Jakarta. So this was a chance to compare notes on a wide range of common concerns and priorities.


Yếu tố thứ ba về một trật tự khu vực có hiệu quả, là một mạng lưới các quan hệ đối tác và liên minh, và hôm nay tôi đã có một cuộc họp hữu ích ba bên, với Nhật Bản và Nam Triều Tiên, và cuộc họp song phương với bà Ashton, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu, các bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc, Indonesia và Singapore. Các liên minh của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc là nền tảng của sự tham gia của chúng tôi trong khu vực, và cả ba nước chúng tôi đã tăng cường tham gia với các nước ASEAN, gồm cả việc thiết lập các nhiệm vụ chuyên môn với ASEAN ở Jakarta. Cho nên đây là cơ hội để so sánh các lưu ý về một loạt mối quan tâm chung và những ưu tiên.


Turning to Europe, the United States welcomes the EU’s increased engagement in Asia, and High Representative Ashton and I discussed ways we can work together in the region to advance our shared interests in promoting wider peace and prosperity.


Quay sang châu Âu, Hoa Kỳ hoan nghênh việc tăng cường tham gia của Liên hiệp Châu Âu ở châu Á, và đại diện cấp cao [Liên hiệp Châu Âu], bà Ashton và tôi đã thảo luận những cách mà chúng tôi có thể cùng nhau làm việc trong khu vực, để thúc đẩy lợi ích chung trong việc thúc đẩy hòa bình và sự thịnh vượng rộng lớn hơn.


Chinese Foreign Minister Yang and I reviewed a long list of joint U.S.-China efforts on everything from science and technology to energy and the environment, to public health and safety. We recognize that a zero-sum approach in the Asia Pacific will lead only to negative-sum results, so we are committed to working with China within a framework that fosters cooperation where interests align and manages differences where they do not. That is part of what it means to achieve an effective regional order.


Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Dương [Khiết Trì] và tôi đã xem xét một danh sách dài về những nỗ lực hợp tác chung giữa Mỹ – Trung Quốc, tất cả mọi thứ từ khoa học và công nghệ, cho tới năng lượng và môi trường, cho tới y tế công cộng và an toàn. Chúng tôi nhận ra rằng một phương pháp tiếp cận có tổng bằng không (zero-sum approach) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ dẫn đến các kết quả tiêu cực, do đó, chúng tôi cam kết làm việc với Trung Quốc trong khuôn khổ thúc đẩy hợp tác, điều chỉnh lợi ích và giải quyết những khác biệt ở những nơi chưa giải quyết. Đó là một phần để đạt được một trật tự có hiệu quả trong khu vực.


So in every way we can, we are sending a clear message: The United States is a resident Pacific power and we are committed to the future. In my meetings throughout Asia, I sometimes hear questions about whether the United States will back up our commitment with increased resources. So here in Phnom Penh, I was proud to announce a significant new effort to reform and reinvigorate our assistance programs to ASEAN and beyond. It is called the Asia Pacific Strategic Engagement Initiative, or APSEI, and I’ll have more to say about that tomorrow at the meetings of the Lower Mekong Initiative.


Vì vậy, bằng mọi cách chúng tôi có thể, chúng tôi đang gửi một thông điệp rõ ràng: Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi cam kết [điều đó] trong tương lai. Trong các cuộc họp của tôi khắp châu Á, đôi khi tôi nghe câu hỏi về việc liệu Hoa Kỳ sẽ gia tăng các cam kết của mình hay không, bằng cách gia tăng nỗ lực, thời gian và ngân quỹ (increased resources). Nên ở đây, tại Phnom Penh, tôi hãnh diện thông báo một nỗ lực mới quan trọng để cải cách và khôi phục các chương trình hỗ trợ ASEAN và hơn thế nữa. Được gọi là Sáng kiến Tham gia Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Strategic Engagement Initiative), hoặc là APSEI, và tôi sẽ có nhiều điều để nói về điều này vào ngày mai tại các cuộc họp về Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong.


I’m also looking forward to traveling to Siem Reap to participate in the U.S.-ASEAN Business Forum and to discuss the importance of worker’s rights and women’s rights at a Lower Mekong conference on gender equity and empowerment. So we’ve covered a lot of ground and let me stop there and take your questions.




Tôi cũng mong được đến Siem Reap để tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN và thảo luận về tầm quan trọng của quyền công nhân và quyền phụ nữ tại một cuộc họp Hạ lưu sông Mekong về bình đẳng giới và trao quyền hạn. Chúng tôi thảo luận rất nhiều điều, cho tôi dừng lại ở đây và nhận các câu hỏi của quý vị.


MS. NULAND: We’ll take three tonight. We’ll start with Nicole Gaouette from Bloomberg.


Bà Nuland: Chúng tôi sẽ nhận ba câu hỏi trong đêm nay. Chúng ta bắt đầu với Nicole Gaouette của báo Bloomberg.


QUESTION: (Off mike.)

Hỏi: (Tắt micro) .


SECRETARY CLINTON: No, you just have to talk into it

Ngoại trưởng Clinton: Không, chỉ cần cô nói vào đó
QUESTION: Okay. Testing?

Hỏi: Được rồi. Thử xem?


SECRETARY CLINTON: Yeah.
Ngoại trưởng Clinton: Vâng.

MS. NULAND: Yes.

QUESTION: Could you outline us – for us the stakes if ASEAN and China fail to reach an agreement on a code of conduct for the South China Sea? And we also understand that ASEAN has had a great deal of difficulty reaching an agreement on a final communiqué. And I’m interested in your thoughts on what this says about the group’s ability to deal with thorny regional challenges.

Bà Nuland: Vâng.

Hỏi: Bà có thể phác thảo cho chúng tôi – cho chúng tôi [biết] những mối nguy nếu ASEAN và Trung Quốc không đạt được một thỏa thuận về một quy tắc ứng xử ở biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam)? Và chúng tôi cũng biết rằng ASEAN gặp rất nhiều khó khăn để đạt được một thỏa thuận về một thông cáo cuối cùng. Và tôi muốn biết suy nghĩ của bà về khả năng của nhóm để đối phó với những thách thức gai góc trong khu vực.


SECRETARY CLINTON: Yes. Well, let me begin by saying that the discussions are continuing and they are intense, so we will see what the outcome is. But frankly, I think it is a sign of ASEAN’s maturity that they are wrestling with some very hard issues here. They’re not ducking them; they are walking right into them. And I have worked in many multilateral settings, and it is not at all unusual for much more mature organizations to be working on and discussing and even arguing about certain matters past the deadlines in order to try to see if there’s a way forward.

Ngoại trưởng Clinton: Vâng. Hãy để tôi bắt đầu bằng cách nói rằng, các cuộc thảo luận đang tiếp diễn và chúng được thảo luận với cường độ cao, cho nên chúng ta hãy chờ xem kết quả sẽ như thế nào. Nhưng thật tình mà nói, tôi nghĩ rằng đó là dấu hiệu của sự trưởng thành của ASEAN, rằng họ đang vật lộn với một số vấn đề rất khăn ở đây. Họ không tránh né chúng, họ đang đi thẳng vào chúng. Và tôi đã làm việc trong nhiều khuôn khổ đa phương, và không phải hoàn toàn bất thường cho các tổ chức trưởng thành hơn để làm việc và thảo luận, và thậm chí tranh luận về một số vấn đề nào đó quá hạn, để cố gắng xem có cách nào ở phía trước.


So I think we’ll wait. And it’s not up the United States. It’s up to ASEAN. It’s not up to China, it’s up to ASEAN. It’s not up to any outside nation or organization. It’s up to the ASEAN members themselves. And ASEAN stresses unity, and the slogan of the meeting here is “One Community, One Destiny.” And as organizations like ASEAN mature and develop, it becomes necessary to address hard issues, and we wish them well.

Cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ chờ. Và không phải tùy thuộc vào nước Mỹ, cũng không phải tùy thuộc vào Trung Quốc, mà là tùy thuộc vào ASEAN. Không phải tùy thuộc vào bất kỳ quốc gia hoặc tổ chức nào bên ngoài, mà tùy thuộc vào chính các thành viên ASEAN. Và ASEAN nhấn mạnh đến sự thống nhất, và khẩu hiệu của cuộc họp mặt ở đây là: “Một cộng đồng, Một vận mệnh”. Và tổ chức như ASEAN trưởng thành và phát triển, trở nên cần thiết để giải quyết các vấn đề khó khăn, và chúng tôi chúc họ gặp điều tốt lành.


MS. NULAND: Next one. (Inaudible.) Sorry?

QUESTION: (Off mike.)

SECRETARY CLINTON: Well, let’s wait and see what happens.

MS. NULAND: Next one, Khan Sophirom from the Ramsei Kampuchea Daily.

Ms. Nuland: Người kế tiếp. (Không nghe). Xin lỗi?

Hỏi: (Tắt micro).

Ngoại trưởng Clinton: Vâng, chúng ta hãy đợi xem chuyện gì xảy ra.

Ms. Nuland: Người kế tiếp, Khan Sophirom từ Nhật báo Ramsei Kampuchea.


QUESTION: (Inaudible.) Is there any specific policy to Cambodia during your two-day visit in Phnom Penh? And what about the about the over 400 million Cambodians that have (inaudible)? Is there any development on that?


Hỏi: (Không nghe). Có chính sách cụ thể nào đối với Campuchia trong chuyến thăm hai ngày của bà ở Phnom Penh? Và về hơn 400 triệu (không nghe) có bất kỳ tiến triển nào về điều đó?

SECRETARY CLINTON: I couldn’t understand the second part of the question. I heard about is there anything in this – during my visit on assistance to Cambodia. But I couldn’t understand the second point.

Ngoại trưởng Clinton: Tôi không hiểu phần thứ hai của câu hỏi. Tôi đã nghe, có bất cứ điều gì – trong chuyến viếng thăm này của tôi về sự trợ giúp Campuchia. Nhưng tôi không hiểu được phần thứ hai.


QUESTION: What about the Cambodian debt – our 400 million U.S.

Hỏi: Về khoản nợ Campuchia – khoản nợ của chúng tôi 400 triệu Mỹ kim.
MS. NULAND: Cambodian debt.

SECRETARY CLINTON: Oh, the debt. The debt. Okay. I’m sorry. Thank you. First, the United States remains strongly committed to working with and supporting the Cambodian people. Our development assistance has more than doubled in the last decade. It is now more than $75 million. We also, through our efforts on global health and HIV/AIDS, have worked with the Cambodian Government and NGOs in combating HIV/AIDS. We’re also encouraged from work we’ve been doing over a number of years to see recent reductions in maternal and child mortality. We’re working with Cambodia through our Feed the Future Initiative to help meet the needs of nearly 25 percent of the Cambodian population that is food deprived. So we’re working to translate development assistance into meaningful improvements in the lives of Cambodian people.

Ms. Nuland: Nợ của Campuchia.

Ngoại trưởng Clinton: Ồ, nợ. Nợ. Được rồi. Tôi xin lỗi. Cảm ơn. Trước hết, Hoa Kỳ vẫn cam kết mạnh mẽ để làm việc và hỗ trợ người dân Campuchia. Sự giúp đỡ của chúng tôi đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua. Hiện giờ là hơn 75 triệu đô. Thông qua các nỗ lực của chúng tôi về y tế toàn cầu và HIV/ AIDS, chúng tôi cũng đã làm việc với Chính phủ Campuchia và các tổ chức phi chính phủ trong cuộc chiến chống HIV/ AIDS. Chúng tôi cũng được khích lệ từ công việc chúng tôi đã và đang làm trong một vài năm, đã thấy tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em giảm bớt gần đây. Chúng tôi đang làm việc với Campuchia thông qua tổ chức Feed the Future Initiative, giúp đáp ứng nhu cầu của gần 25% dân số Campuchia thiếu thực phẩm. Cho nên chúng tôi đang làm việc để biến sự hỗ trợ phát triển thành những cải thiện có ý nghĩa cho cuộc sống của người dân Campuchia.


Now sometimes it is a little frustrating, I will admit, for the United States, because we channel our aid in so far as possible to the people themselves. We want more people fed. We want more people healthier. We want more men, women, and especially children to have a better life. So we cannot point to a big building we have built, but we can point to more children being alive, more people surviving HIV/AIDS, more women surviving childbirth, and we will continue to do everything we can to help the Cambodian people realize their own futures.


Đôi khi cũng có một chút thất vọng, tôi thừa nhận, đối với Hoa Kỳ, bởi vì cho đến giờ chúng tôi chỉ có thể chuyển viện trợ của chúng tôi được bao nhiêu đó tới tay người dân. Chúng tôi muốn có thêm nhiều người dân được ăn uống. Chúng tôi muốn nhiều người khỏe mạnh hơn. Chúng tôi muốn có nhiều người nam giới, phụ nữ, và đặc biệt là trẻ em có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, chúng tôi không thể lưu ý tới một tòa nhà lớn chúng tôi đã xây, mà chúng tôi lưu ý tới nhiều trẻ em còn sống sót, nhiều người bệnh HIV / AIDS được cứu sống, nhiều phụ nữ sống sót khi sinh con, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm tất cả mọi thứ mà chúng tôi có thể làm được để giúp đỡ người dân Campuchia nhìn thấy tương lai của chính họ.


With respect to bilateral debt, under international law, governments are responsible for the obligations of their predecessors even though that may seem unfair in many instances. So what we want to do is work with the Cambodian Government to try to resolve these longstanding issues in a way that is fair, to help the Cambodian Government enhance its credit worthiness, increase its access to international capital markets. We think it will be in Cambodia’s interest to be able to enter into international financial markets, not be dependent on any one source of funding, but be able to bargain and work toward real credit worthiness. So we’re working with the Cambodian Government, and I’m hoping we will make progress in trying to resolve this issue. It’s something I personally am committed to doing.


Về khoản nợ song phương, theo luật pháp quốc tế, các chính phủ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của những người tiền nhiệm, mặc dù điều này có vẻ không công bằng trong nhiều trường hợp. Cho nên điều mà chúng tôi muốn làm là, làm việc với Chính phủ Campuchia để cố gắng giải quyết những vấn đề có từ lâu, bằng giải pháp công bằng, để giúp Chính phủ Campuchia nâng cao khả năng thanh toán nợ của họ, gia tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Chúng tôi nghĩ rằng đó sẽ là lợi ích của Campuchia về việc có thể tham gia vào thị trường tài chính quốc tế, không phải lệ thuộc vào bất kỳ nguồn tài trợ nào, nhưng có thể thỏa thuận và làm việc nhắm tới uy tín để được vay nợ thực sự. Vì vậy, chúng tôi đang làm việc với Chính phủ Campuchia, và tôi hy vọng chúng tôi sẽ có tiến bộ trong việc cố gắng giải quyết vấn đề này. Đó là điều mà cá nhân tôi cam kết thực hiện.


MS. NULAND: Last one tonight, Margaret Brennan, CBS, please.

QUESTION: Madam Secretary, do you see any signs that Russia is going to support sanctions on Syria in the UN Security Council? There have been a number of developments this week, reports of Russian ships headed toward Syria, the defection of the Syrian ambassador to Iraq and now talk about public debate in Iran about supporting the Assad regime. What are your thoughts?

Ms Nuland: Câu hỏi cuối cùng trong đêm nay, bà Margaret Brennan từ đài CBS, xin mời.

Hỏi: Kính thưa bà ngoại trưởng, bà có thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc Nga sẽ hỗ trợ các biện pháp trừng phạt Syria trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc? Đã có một số diễn biến trong tuần này, tin tức về các tàu của Nga hướng về Syria, sự đào tẩu của đại sứ Syria ở Iraq và bây giờ nói về cuộc tranh luận công khai ở Iran về việc hỗ trợ chế độ Assad. Ý kiến của bà như thế nào?


SECRETARY CLINTON: Well, Margaret, I had the chance to discuss these issues at length with UN Special Envoy Kofi Annan last night following his consultations in Damascus, Tehran, and Baghdad, but before he briefed the UN Security Council. And I was encouraged that he is now asking for more support in the form of a UN Security Council resolution that not only endorses the political transition plan that the action group agreed on in Geneva but that has real consequences for noncompliance. The United States is determined to support him because our experience of the last year makes it absolutely clear that the Assad regime will not do anything without additional further pressure. I had a good discussion of these issues with Chinese Foreign Minister Yang today, and we agreed to do all we can in New York to see the Geneva plan, which was signed onto by all five permanent members of the UN Security Council – including Russia and China – be implemented.

Ngoại trưởng Clinton: Vâng, Margaret, tôi đã có cơ hội thảo luận về những vấn đề này cuối cùng với đặc phái viên LHQ, ông Kofi Annan tối qua, sau các cuộc tham vấn của ông ấy ở Damascus, Tehran và Baghdad, nhưng trước khi ông ấy thông báo tóm tắt với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Và tôi được động viên rằng ông ấy hiện đang yêu cầu hỗ trợ nhiều hơn nữa, qua hình thức một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, không chỉ ủng hộ kế hoạch chuyển đổi chính trị mà nhóm hành động đã nhất trí ở Geneva, mà điều đó còn có hậu quả thực sự cho việc không tuân thủ. Hoa Kỳ xác định sẽ hỗ trợ ông ấy, bởi vì kinh nghiệm của chúng tôi năm ngoái đã nói rõ ràng rằng, chế độ Assad sẽ không làm bất cứ điều gì nếu không có áp lực thêm nữa. Tôi đã có một cuộc thảo luận đầy đủ về các vấn đề này với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Dương [Khiết Trì] hôm nay, và chúng tôi đã đồng ý làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm được ở New York để xem kế hoạch Geneva, kế hoạch đã được tất cả năm ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ký – gồm cả Nga và Trung Quốc – được thực hiện.


So we do see the pressure building. Senior military figures from the Syrian army are defecting every week. We just had the first major diplomatic defection, the Syrian ambassador to Iraq turned on the regime yesterday. The economy is in shambles. The regime is struggling to hold onto large parts of the country.

Cho nên chúng tôi thấy áp lực chồng chất. Các nhân vật quân sự cao cấp từ quân đội Syria đang đào ngũ mỗi tuần. Chúng ta vừa có vụ đào ngủ ngoại giao quan trọng đầu tiên là đại sứ Syria ở Iraq chống lại chế độ hôm qua. Kinh tế [ở Syria] đang trong tình trạng hỗn độn. Chế độ [Syria] đang vật lộn để kiểm soát phần lớn đất nước.


So we do look to the Security Council and all of its members, including Russia, to join us in a serious resolution that gives Special Envoy Kofi Annan what he needs, what he’s asking for, and imposes real consequences on the regime for continuing to defy its obligations first and foremost to its own people and then to the international community. And we call on the Syrian military and business community to choose a democratic future rather than to cling to this crumbling regime. So we are working hard in New York, in other capitals, trying to make sure that we build on Kofi Annan’s latest reporting and request, and we hope to see steady progress. Thank you very much.

Vì vậy, chúng tôi trông cậy vào Hội đồng Bảo an [Liên Hiệp Quốc] và tất cả các thành viên của HĐBA, gồm cả Nga, tham gia vào một nghị quyết quan trọng với chúng tôi, giúp cho đặc phái viên Kofi Annan những gì ông ấy cần, những gì ông yêu cầu, và áp đặt những hậu quả thực sự lên chế độ [Syria] về việc tiếp tục không tuân theo nghĩa vụ của họ đầu tiên và trước nhất đối với chính người dân của họ và sau đó là đối với cộng đồng quốc tế. Và chúng tôi kêu gọi quân đội Syria và cộng đồng doanh nghiệp lựa chọn một tương lai dân chủ, thay vì bám víu vào chế độ đang đổ nát này. Cho nên chúng tôi đang làm việc rất nhiều ở New York, ở các thủ đô khác, cố gắng bảo đảm rằng, chúng tôi tin cậy vào yêu cầu và báo cáo mới nhất của ông Kofi Annan, và chúng tôi hy vọng nhìn thấy sự tiến bộ vững chắc. Cảm quý vị rất nhiều.


MS. NULAND: Thank you, all.
Ms Nuland: Cảm ơn bà, cảm ơn tất cả mọi người.



US Department of State
Translated by : Dương Lệ Chi


http://www.state.gov/secretary/rm/2012/07/194909.htm