MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, July 3, 2012

Top euro area leaders urge focus on growth Lãnh đạo các quốc gia đứng đầu Châu Âu kêu gọi tập trung phát triển kinh tế



Top euro area leaders urge focus on growth

Lãnh đạo các quốc gia đứng đầu Châu Âu kêu gọi tập trung phát triển kinh tế


Spanish Prime Minister Mariano Rajoy, French President Francois Hollande, German Chancellor Angela Merkel and Italian Prime Minister Mario Monti hold a joint press conference following their meeting in Rome.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy cùng tổng thống Pháp Francois Hollande, thủ tướng Đức Angela Markel và thủ tướng Ý Mario Monti đã tham dự một cuộc họp báo sau hội nghị tại Rome.

The leaders of the four biggest eurozone economies agreed Friday on a plan to boost economic growth in the troubled currency union.

Thứ sáu tuần qua, các nhà lãnh đạo của 4 nền kinh tế lớn nhất Châu Âu đã thống nhất kế hoạch nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tình cảnh khó khăn của liên minh tiền tệ.

At a meeting in Rome, the leaders of Germany, France, Italy and Spain discussed their priorities for a key summit of European Union leaders next week.


Trong cuộc gặp mặt tại  Rome, các nhà lãnh đạo của  Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha  cũng đã thảo luận về những ưu tiên của họ chuẩn bị cho cuộc họp cấp cao quan trọng giữa các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu(EU) diễn ra vào tuần tới.


Without going into detail, the leaders said they agreed on a set of growth-enhancing policies equal to about €125 billion, or 1% of eurozone gross domestic product.

Các nhà lãnh đạo không cho biết thông tin cụ thể màchỉ nói rằng họ tán thành với các chính sách tăng trưởng kinh tế có giá trị bằng 1% GDP của toàn khu vực Châu Âu tương đương khoảng 125 tỉ euro.


"We are preparing a plan for economic integration on a long-term basis in Europe," said Italian Prime Minister Mario Monti at a press conference following the meeting.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội nghị Thủ tướng Ý Mario Monti cho biết “Chúng tôi đang lên một kế hoạch lâu dài về việc thống nhất nền kinh tế Châu Âu.”


Monti was flanked by German Chancellor Angela Merkel, French president Francois Hollande and Spanish prime minister Mariano Rajoy.

Phát biểu của ông Monti cũng đã nhận được sự ủng hộ từ phía những người đồng nhiệm của các nước Đức, Pháp và Tây Ban Nha.


Europe's darkest cloud hangs over Italy

Đám mây đen tối nhất của Châu Âu đang bao trùm nước Ý.


The meeting came ahead of the next European Council, which brings together the leaders of all 27 members of the European Union, on June 28-29.

Cuộc gặp mặt này diễn ra trước cuộc họp Hội đồng Châu Âu sẽ tiến hành vào ngày 28-29 tháng 6 với sự tham gia của tất cả 27 các nước thành viên trong Liên minh Châu Âu.


On Friday, the leaders said they plan to outline their long-term vision for the euro currency and take steps to strengthen the monetary union with deeper economic and financial integration.

Và các nhà lãnh đạo cũng cho biết rằng họ đã lên kế hoạch vạch ra những tầm nhìn dài hạn đối với đồng euro cũng như thực hiện các bước để củng cố liên minh tiền tệ với hội nhập kinh tế và tài chính sâu sắc hơn.

In particular, the leaders are expected to announce the formation of abanking union, which could include shared oversight and deposit insurance.


Đặc biệt, các nhà lãnh đạo được dự đoán sẽ công bố thông tin của liên minh ngân hàng bao gồm giám sát chung và bảo hiểm tiền gửi ngân hàng.


They are also considering an increase in the resources of the European Investment Bank. The goal is to boost growth and create jobs by investing in public works.

Họ cũng đang xem xét sự gia tăng các nguồn   lực kinh tế của Ngân hàng đầu tư Châu Âu. Mục đích là để thúc đẩy sự phát triển và tạo việc làm qua việc đầu tư vào các công trình công cộng.


At the press conference, the leaders did not say anything specific about a controversial plan to use bailout funds to buy euro area government bonds.

Tại cuộc họp báo, các nhà lãnh đạo không nhắc đến bất cứ một điều gì cụ thể về vấn đề gây tranh cãi trong việc sử dụng các quỹ cứu trợ tài chính để mua lại trái phiếu chính phủ của các quốc gia khu vực đồng  euro.

Merkel has resisted the proposal, which is backed by Monti, Hollande and Rajoy.

Bà Markel đã phản đối đề nghị được hỗ trợ của ông Monti, Hollande và Rajoy.

Should Draghi be more like Bernanke?

Germany is generally opposed to the idea of using eurozone funds to subsidize government debt, since doing so could make it easier for policymakers to delay unpopular economic reforms.

Draghi sẽ giống với Bernake?

Đức luôn phản đối ý tưởng sử dụng các quỹ tiền tệ của khu vực đồng tiền chung Châu Âu để hỗ trợ cho các món nợ chính phủ, vì việc này sẽ làm cho các nhà hoạch định trì hoãn sự cải cách các chính sách kinh tế không hợp với lòng dân.

However, borrowing costs for large euro area economies, including Italy and Spain, have been rising as investors fear those nations may need to be bailed out.

Tuy nhiên, chi phí vay vốn của các nền kinh tế lớn khu vực Châu Âu bao gồm Ý và Tây Ban Nha vẫn tiếp tục tăng do mối lo ngại của của nhà đầu tư về việc các quốc gia này sẽ cần được cứu trợ tài chính.


The leaders did express support for a tax on financial transactions, a move championed by Hollande.


Các nhà lãnh đạo thể hiện việc ủng hộ cho một loại thuế về giao dịch tài chính, một động thái tranh đấu của ông Hollande.

Hollande reiterated that Eurobonds, which would combine the debts of euro area governments, are one of many "useful instruments" under consideration.

Ông Hollande nhấn mạnh rằng trái phiếu Châu Âu kết hợp với nợ chính phủ của các quốc gia khu vực Châu Âu là một trong nhiều “ công cụ hữu ích” đang được xem xét.


Rajoy seemed to support using funds from the European Financial Stability Facility to recapitalize Spanish banks.

Rajoy dường như ủng hộ việcsửdụng kinh phí từ Quỹ ổn định tài chính châu Âu để tái cơ cấu vốn các ngân hàng Tây Ban Nha.

Spain will officially request loans from the euro area bailout fund to shore up insolvent banks on Monday. Final terms and conditions of the loans still need be finalized.

Vào thứ hai vừa qua Tây Ban Nha đã chính thức yêu cầu các khoản vay từ quỹ cứu trợ tài chính khu vực đồng Euro để vực dậy các ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản. Các điều khoản cuối cùng và các điều kiện của các khoản vay vẫn còn cần được hoàn thành.

By March, Rajoy said the leaders will have in place "all the mechanisms to reach financial stability in Europe." 


Đến tháng ba, ông Rajoy cho biết các nhà lãnh đạo sẽ có được tất cả các cơ chế để đạt được sự ổn định tài chính ở châu Âu. "

BBC news
Translated by Ngọc Kha


Apocalypse Fairly Soon Ngày Tận Thế Sắp Đến



Apocalypse Fairly Soon

Ngày Tận Thế Sắp Đến
By PAUL KRUGMAN
May 17, 2012
By PAUL KRUGMAN
May 17, 2012

Suddenly, it has become easy to see how the euro — that grand, flawed experiment in monetary union without political union — could come apart at the seams. We’re not talking about a distant prospect, either. Things could fall apart with stunning speed, in a matter of months, not years. And the costs — both economic and, arguably even more important, political — could be huge.


Bỗng nhiên, ta thấy dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận đồng euro, thử nghiệm lớn đầy thiếu sót về một liên minh tiền tệ mà không đòi hỏi sự hợp nhất về chính trị, sẽ đổ vỡ ra sao, bắt đầu từ những mắt xích yếu. Đây không phải là một viễn cảnh xa xôi. Mọi thứ có thể xảy ra với tốc độ chóng mặt, trong khoảng thời gian tính bằng tháng, chứ không phải bằng năm. Cái giá phải trả, dưới góc độ kinh tế và quan trọng hơn là góc độ chính trị sẽ vô cùng lớn.


This doesn’t have to happen; the euro (or at least most of it) could still be saved. But this will require that European leaders, especially in Germany and at the European Central Bank, start acting very differently from the way they’ve acted these past few years. They need to stop moralizing and deal with reality; they need to stop temporizing and, for once, get ahead of the curve.

Điều này không nhất thiết sẽ xảy ra. Liên minh châu Âu (hay ít nhất phần lớn trong số đó), có thể được cứu vãn. Nhưng nó yêu cầu các nhà lãnh đạo châu Âu, đặc biệt là ở Đức và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), phải bắt đầu hành động theo một cách khác với những gì họ đã làm những năm vừa qua. Họ phải chấm dứt việc giảng bài đạo đức và đối mặt với thực tế. Họ phải chấm dứt trần trừ. Hãy một lần đi trước và lãnh đạo.

I wish I could say that I was optimistic.

Tôi ước rằng tôi đã lạc quan.

The story so far: When the euro came into existence, there was a great wave of optimism in Europe — and that, it turned out, was the worst thing that could have happened. Money poured into Spain and other nations, which were now seen as safe investments; this flood of capital fueled huge housing bubbles and huge trade deficits. Then, with the financial crisis of 2008, the flood dried up, causing severe slumps in the very nations that had boomed before.

Câu chuyện cho đến lúc này: Đồng euro ra đời trong niềm lạc quan ở khắp châu Âu – thứ, hóa ra , lại là điều tồi tệ nhất. Tiền được rót vào Tây Ban Nha và những quốc gia khác, bấy giờ được coi là những khoản đầu tư an toàn, Dòng vốn này đã tài trợ cho bong bóng bất động sản và  những thâm hụt thương mại khủng lồ. Rồi khủng hoảng tài chính 2008 đến làm cho dòng vốn cạn kiệt, kéo theo sụt giảm tồi tệ ở những quốc gia đã bùng nổ trước đó.


At that point, Europe’s lack of political union became a severe liability. Florida and Spain both had housing bubbles, but when Florida’s bubble burst, retirees could still count on getting their Social Security and Medicare checks from Washington. Spain receives no comparable support. So the burst bubble turned into a fiscal crisis, too.

Vào thời điểm đó, việc thiếu một sự đoàn kết chính trị của châu Âu trở thành thứ nặng nợ. Florida và Tây Ban Nha đều cùng có bong bóng bất động sản. Nhưng khi bong bóng ở Florida vỡ, người về hưu vẫn có thể dựa vào những tấm séc An sinh xã hội và Bảo hiểm y tế từ Washington. Tây Ban Nha không hề có hỗ trợ nào tương tự. Thế nên, bong bóng vỡ ở Tây Ban Nha còn kéo theo khủng hoảng tài khóa.


Europe’s answer has been austerity: savage spending cuts in an attempt to reassure bond markets. Yet as any sensible economist could have told you (and we did, we did), these cuts deepened the depression in Europe’s troubled economies, which both further undermined investor confidence and led to growing political instability.


Câu trả lời của châu Âu trước tới giờ là thắt lưng buộc bụng: cắt giảm những chi tiêu hoang phí trong nỗ lực nhằm trấn an thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, như bất kỳ nhà kinh tế học nào có thể đã nói với bạn (và chúng tôi đã lên tiếng) rằng những cắt giảm này đồng nghĩa với việc làm lún sâu thêm suy thoái của nền kinh tế vốn đã gặp khó khăn ở châu Âu. Điều này càng làm suy yếu lòng tin của các nhà đầu tư cũng như dẫn đến những bất ổn chính trị.


And now comes the moment of truth.

Greece is, for the moment, the focal point. Voters who are understandably angry at policies that have produced 22 percent unemployment — more than 50 percent among the young — turned on the parties enforcing those policies. And because the entire Greek political establishment was, in effect, bullied into endorsing a doomed economic orthodoxy, the result of voter revulsion has been rising power for extremists. Even if the polls are wrong and the governing coalition somehow ekes out a majority in the next round of voting, this game is basically up: Greece won’t, can’t pursue the policies that Germany and the European Central Bank are demanding.

Và giờ là thời khắc của sự thật.

Hy Lạp, cho đến thời điểm này, là đầu mối. Tức giận với các chính sách đã làm gia tăng 20% thất nghiệp – 50% trong đó là lao động trẻ, cử tri quay sang ủng hộ các phe cánh quan nào tâm đến vấn đề của họ. Và bởi toàn bộ sự hình thành bộ máy chính trị Hy Lạp, như một hệ quả, miễn cưỡng thừa nhận thảm họa của kinh tế học chính thống, sự thay đổi của cử chi càng tiếp sức mạnh cho những kẻ cực đoan. Ngay cả khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý là sai, và liên minh cầm quyền bằng cách nào đó chiếm được đa số tại vòng bỏ phiếu tới thì tương lai vẫn sẽ là: Hy Lạp sẽ không thể theo đuổi những chính sách mà Đức và ECB yêu cầu.


So now what? Right now, Greece is experiencing what’s being called a “bank jog” — a somewhat slow-motion bank run, as more and more depositors pull out their cash in anticipation of a possible Greek exit from the euro. Europe’s central bank is, in effect, financing this bank run by lending Greece the necessary euros; if and (probably) when the central bank decides it can lend no more, Greece will be forced to abandon the euro and issue its own currency again.


Giờ thì sao? Hy Lạp đang trải qua cái gọi là “bank jog” – khi mà ngân hàng cứ càng ngày càng bị vắt kiệt bởi người gửi đua nhau tới rút tiền của họ như một phản ứng trước sự tiên liệu về việc Hy Lạp sẽ từ bỏ đồng euro. ECB, theo đó, sẽ phải tài trợ cho cuộc đua này bằng cách cung cấp lượng tiền cần thiết. Nếu và rất có khả năng khi ECB quyết định không thể cho vay thêm được nữa, Hy Lạp sẽ bị buộc phải từ bỏ đồng euro và phát hành lại đồng tiền riêng.


This demonstration that the euro is, in fact, reversible would lead, in turn, to runs on Spanish and Italian banks. Once again the European Central Bank would have to choose whether to provide open-ended financing; if it were to say no, the euro as a whole would blow up.


Đây là minh họa về một quá trình đảo ngược của đồng euro có thể sẽ lần lượt diễn ra với các ngân hang Ý và Tây Ban Nha. Một lần nữa, ECB phải đứng trước quyết định về chuyện tài chính mở. Và nó họ định nói không, toàn bộ khối euro nói chung sẽ tan tành.


Yet financing isn’t enough. Italy and, in particular, Spain must be offered hope — an economic environment in which they have some reasonable prospect of emerging from austerity and depression. Realistically, the only way to provide such an environment would be for the central bank to drop its obsession with price stability, to accept and indeed encourage several years of 3 percent or 4 percent inflation in Europe (and more than that in Germany).


Tuy nhiên, chỉ tài chính thôi là không đủ. Chúng ta phải cầu cho Ý và Tây Ban Nha một môi trường kinh tế mà trong đó có vài viễn cảnh sáng sủa về sự đi lên sau những chính sách thắt lưng buộc bụng và suy thoái. Thực tế mà nói, cách duy nhất để có một môi trường như thế là ECB phải bỏ đi ám ảnh của họ về chuyện ổn định giá cả để chấp nhận và thực sự khuyến khích mức lạm phát 3-4% (và cao hơn ở Đức) trong vài năm.



Both the central bankers and the Germans hate this idea, but it’s the only plausible way the euro might be saved. For the past two-and-a-half years, European leaders have responded to crisis with half-measures that buy time, yet they have made no use of that time. Now time has run out.


Cả ECB lẫn Đức đều ghét giả thiết này, nhưng nó là cách hợp lý duy nhất để cứu đồng euro. Trong hơn hai năm rưỡi vừa qua, các nhà lãnh đạo châu Âu đã phản ứng một cách nửa vời, mất thời gian và chẳng giải quyết được việc gì. Giờ thì thời gian đã hết.


So will Europe finally rise to the occasion? Let’s hope so — and not just because a euro breakup would have negative ripple effects throughout the world. For the biggest costs of European policy failure would probably be political.


Liệu châu Âu cuối cùng có giải quyết được vấn đề này? Hãy hy vọng là thế. Không chỉ bời sự tan giã của đồng euro sẽ có tác động tiêu cực toàn cầu. Vấn đề chính trị mới là cái giá đắt hơn của sự thất bại.



Think of it this way: Failure of the euro would amount to a huge defeat for the broader European project, the attempt to bring peace, prosperity and democracy to a continent with a terrible history. It would also have much the same effect that the failure of austerity is having in Greece, discrediting the political mainstream and empowering extremists.


Hãy nghĩ thế này: Thất bại của đồng euro sẽ dẫn đến thất bại của những chương trình lớn hơn tại châu Âu, những nỗ lực đem đến hòa bình, thịnh vượng và dân chủ ở lục địa vốn có một lịch sử tồi tệ. Nó sẽ có tác hệ lụy tự như việc thất bại của chính sách thắt lưng buộc bụng ở Hy Lạp làm mất uy tín của chính trị chính thống và tạo điều kiện cho những kẻ cực đoan.



All of us, then, have a big stake in European success — yet it’s up to the Europeans themselves to deliver that success. The whole world is waiting to see whether they’re up to the task.

Tất cả chúng ta đều sẽ được lợi từ thành công của châu Âu – nhưng có được thành công đó hay không hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Thế giới đang trông chờ xem liệu họ có hoàn thành được sứ mệnh này?



Translated by Nguyễn Minh Quang


http://www.nytimes.com/2012/05/18/opinion/krugman-apocalypse-fairly-soon.html

所谓南海问题… Cái gọi là Nam Hải…






南海问题
Cái gọi là Nam Hải…

谓南海问题,包括西沙和南沙问题,主要是指南沙问题,到底是怎么来的呢?谁首先宣布南海是中国领海?又是根据什么呢?

Cái gọi là vấn đề Nam Hải1, bao gồm cả vấn đề Tây Sa2 và Nam Sa3, chủ yếu chỉ vấn đề Nam Sa, rốt cuộc đã xuất hiện ra sao? Ai là người đầu tiên tuyên bố Nam Hải là lãnh thổ của Trung Quốc? Và rồi căn cứ vào cái gì?

天南地北双飞燕
17-04-2012

Thiên nam địa bắc song phi yến
17-04-2012

话说1946,林遵率舰队收复诸岛,说是收复,我看还是有接收失败者财产的成分在,有些岛屿其实不知道是谁的,日本人占了,输给了我们,们自然就笑纳.跟随舰队出海的,有一位地质矿产部(?)的司长级官员,大笔一,用九条虚线划了一个大口袋,这个口袋大到什么程度?们的地图上都只好另开一个新窗口,专门显示它.回来以后,印到国民政府的地图上,诸于世,边界线就这样出笼了.

Nghe nói năm 1946, Lâm Tuân dẫn đầu hạm đội đi thu phục nhiều đảo, gọi là thu phục, chứ tôi thấy còn có cả việc tiếp nhận phần tài sản của người thua cuộc, có những hòn đảo thực ra không biết là của ai, người Nhật chiếm, rồi lại thua chúng ta, thế là tự nhiên chúng ta liền vui vẻ đi theo hạm đội ra biển, có một vị quan chức cấp giám đốc ở Bộ địa chất-khoáng sản (?) phóng bút vẽ một cái, dùng 9 đường chấm chấm vẽ thành một cái túi lớn, cái túi này lớn đến nhường nào? Trên bản đồ của chúng ta đành mở ra một cửa sổ mới tinh, chuyên để hiển thị nó. Khi quay trở về đưa in lên bản đồ của chính phủ Dân quốc, công bố với thiên hạ, và đường biên giới đã được tháo cũi sổ lồng như vậy đấy.     

本来我们画了图,说我们家的院子到哪里哪里,邻居们有话快说,有屁快放,,就当你们没有意见了,但是这伙邻居几乎十年都不吭声.从五十年代中期到七十年代,这才陆续跑出来主张主权.们自然是得理不饶人:"们有意见为什么不早提?现在我们都管了这么多年了,哼哼!"

Vốn cái bản đồ mà chúng ta vẽ cứ nói sân nhà mình đến đâu, đến đâu, hàng xóm thấy gì thì nói đi, không nói, nghĩa là các anh chẳng có ý kiến gì, nhưng mấy cha hàng xóm gần như im hơi lặng tiếng suốt hàng chục năm trời, rồi từ giữa thập kỉ 50 đến thập kỉ 70 mới thi nhau nhảy ra đòi chủ quyền, chúng ta tự nhiên đã phải lý sự cùn:  “Các ông có ý kiến gì thì sao không nói từ sớm đi? Bây giờ chúng tôi quản những ngần ấy năm rồi còn gì, hừm hừm”.    


那帮家伙也挺委屈.原来1946年菲律宾还没有独立,美国还罩着他呢,应该美国替他出头的.美国被土著人吵得头晕,正准备撂挑子让他们独立,哪里还有心情管这等鸟事,所以没有态度.马来西亚和印度尼西亚的情况也差不多,**刚从树林子里钻出来,或者还没钻出来呢,东西南北还摸不清楚,谁看见过中国印的这张图?又有谁知道该抗议呢?越南当时正打得如火如荼,保大皇帝自保不暇,法国老大到处救火,顾不上管这档子事啊.

Hội mấy cha hàng xóm ấy cũng đã rất oan ức. Thì ra năm 1946, Philippines vẫn còn chưa độc lập, Mỹ vẫn phải bảo vệ họ, cần để Mỹ thay mặt họ đứng ra. Mỹ bị dân bản địa chửi cho mất mặt, đang chuẩn bị quẳng gánh giữa đường để họ được độc lập, thì đâu còn có tâm trạng nào mà quản mấy cái chuyện đảo, cho nên đã không tỏ thái độ. Tình hình ở Malaysia và Indonesia cũng tương tự, Đảng ** vừa chui ở rừng ra, hoặc cũng có thể còn chưa chui ra khỏi được, còn chưa hiểu mô tê gì, vậy thì ai đã nhìn thấy được tấm bản đồ Trung Quốc in ra? Rồi thì đã có ai biết được sự phản đối này? Việt Nam khi ấy còn đang đánh nhau hừng hực khí thế, vua Bảo Đại mải lo giữ thân, chạy tới nước Pháp cầu cứu khắp nơi, cũng đâu có quan tâm được đến việc quản hồ sơ này.  


不管怎么,权这玩意有时候就像西式结婚,要公告一家伙.师大人庄严宣布:"有异议现在提,则永远闭嘴"."什么?没有人有意见啊,那就这么定了!祝福你,".

Nói gì thì nói, cái trò chơi chủ quyền này nhiều khi cũng giống như chuyện kết hôn kiểu Phương Tây, phải thông báo cho một thằng cha. Vị mục sư trịnh trọng tuyên bố:  “Có ý kiến gì thì đưa ra luôn bây giờ, còn không thì không bao giờ được nói nữa”. “Sao? Không ai có ý kiến gì thì cứ định như thế! Xin chúc phúc các con, amen”.  

但是这九段线划得实在是太那个了一点,基本上都是沿着人家的海岸线划的,人家家里内讧结束,当然要出来理论一番,南沙争端,于是越演越烈.

Nhưng cái đường 9 đoạn này thực ra đã vẽ hơi quá đáng, về cơ bản đều là vẽ men theo đường bờ biển của người ta, cuộc nội chiến trong nhà người ta kết thúc, đương nhiên là cần phải đứng ra tranh luận thôi, tranh chấp Nam Sa, thế là trở nên ngày càng gay gắt.   


这九段虚线到底是什么线?它既不是领海基线,也不是领海线,它的法律意义到底是什么?们自己家里也心虚得厉害,所以1995年公布领海基线的时候,根本就不提.海洋法学界内部,就称之为九条断续线.爱国的诸位同胞,可有人去数过从越南沿海到巴士海峡,围这个大口袋到底用了几条线?

Cái đường 9 đoạn này rốt cuộc là gì? Nó không phải là đường cơ sở lãnh hải, mà cũng chẳng phải là đường lãnh hải, ý nghĩa pháp lý của nó rốt cuộc là gì? Chính trong nhà chúng ta cũng cảm thấy hết sức chột dạ, cho nên khi công bố đường cơ sở lãnh hải vào năm 1995, ta đã không hề nhắc nhỏm gì đến nội bộ giới luật học về biển, mà gọi luôn đó là 9 đường đứt đoạn, trong số các chư vị đồng bào yêu nước có ai đó đã thử đi đếm xem từ ven biển Việt Nam đến vịnh Subic, xung quanh cái túi lớn này rốt cuộc là dùng tới mấy đường? 


具体的行,大家看到了岛礁上驻守的战士,鱼的真假渔民,护航的渔政船和军舰.还有大部分人不知道的.十年以前,矿部,国家海洋局,海洋石油总公司联合搞了一个南沙海域的物探调查,弄了一架飞机空中来搞.外交部紧张得要死,所以最后的实施方案不是按照一般的物探方法从侧开始逐条勘查,而是先在最中,肯定没有争议的地区飞了一个来回,看看没有人抗,再往左右扩一点,扩一点,结果全部勘测了一遍,邻居都不吭声,于是得胜还朝.实际上呢?这周围都是穷邻居,可能根本就没有空中监控力量,不知道你在干啥呢.如果是在东海啊,那就早把答复邻居的抗议照会都拟好了再出海的啊,们哪里会看不见.
  
Về hành động cụ thể, người ta nhìn thấy các chiến sĩ đóng quân trên đảo san hô, ngư dân giả dạng đánh bắt cá, phần lớn những người trên các tàu ngư chính và tàu quân sự đi hộ tống không biết được rằng 10 năm trước, Bộ địa chất-khoáng sản, Cục biển quốc gia và Tổng công ty dầu khí hải dương đã hợp tác làm một cuộc điều tra thăm dò địa-vật lý ở vùng biển Nam Sa. Bộ ngoại giao bận bở hơi tai, cho nên phương án thực thi cuối cùng đã không dựa theo phương pháp thăm dò địa-vật lý là bắt đầu khai thác thăm dò từ một phía, mà lại làm ở chính giữa trước, rồi bay đi về một vòng ở khu vực được khẳng định là không có tranh chấp, thử xem có ai phản đối không, rồi lại lấn sang phải, sang trái một chút, lại lấn thêm một chút nữa, kết quả là sau khi khảo sát một lượt chẳng thấy hàng xóm đánh tiếng gì, thế là đắc thắng trở về. Thực sự thì sao? Xung quanh đó toàn những nước láng giềng nghèo, rất có thể là không có lực lượng giám sát không trung, nên không biết anh đang làm gì. Nếu là ở Đông Hải4 ư, vậy thì sớm soạn thảo thư trả lời hết các công hàm phản đối của hàng xóm đã rồi hãy ra biển nhé, họ đâu có phải là không nhìn thấy.  


环绕南海这九条断续线,是我们争取南沙海洋权益漫天要价的上限,过这个范围,们肯定是不会再提什么要求的,这条线内部,实是可以商量的.问题在于对国民不好交待.

Chín đường đứt đoạn bao quanh Nam Hải này là hạn mức tối đa mà chúng ta đã nói thách thấu trời khi giành lại quyền lợi biển ở Nam Sa, vượt quá phạm vi này, chắc chắn chúng ta sẽ không còn nêu yêu cầu gì thêm nữa, bên trong đường này thực ra là có thể thương lượng. Vấn đề nằm ở chỗ là đã không thông báo rõ với người dân.  

这九条断续线,其法律意义到底是什么?领海?岛海域?历史性海域?谁也不知道.

Đường 9 đoạn này, ý nghĩa luật pháp của nó rốt cuộc là gì? Là lãnh hải? Vùng biển quần đảo? Vùng biển mang tính lịch sử? Chẳng ai biết.


首先,会是领海吗?不会的.前面说过,国家对海洋的权力基于大陆,也就是海权基于陆权.要确定领海,先要建立领海基线,要划领海基线,先要定领海基点.领海基点必须是主权无争议的岛屿或大陆;基点之间直线距离不得超过24海里,也就是领海加毗连区的距离;时隐时现,低潮时才出露的礁石和浅滩不算数;严格一点的话,最好岛上是能有人类居住条件的.南沙符合哪一点?

Trước hết, có phải là lãnh hải không? Không phải. Như trên đã nói, quyền lực về biển của nhà nước là dựa vào đất liền, cũng có nghĩa là dựa vào quyền lực đất liền. Muốn xác định lãnh hải, đầu tiên phải thiết lập được đường cơ sở lãnh hải, muốn vạch được đường cơ sở lãnh hải, đầu tiên phải xác định được các điểm cơ sở lãnh hải. Điểm cơ sở lãnh hải phải là các đảo hoặc đất liền không có tranh chấp chủ quyền; khoảng cách trực tuyến giữa các điểm cơ sở không được vượt quá 24 hải lý, cũng có nghĩa là lãnh hải cộng thêm khoảng cách các vùng tiếp giáp; các rạn đá san hô và bãi cạn lúc ẩn lúc hiện, chỉ nổi lên khi thủy triều rút không được tính vào đó; nói một cách chặt chẽ hơn, tốt nhất là trên đảo phải có đủ điều kiện cho con người cư trú. Nam Sa phù hợp về điểm nào?

除了国民党当时占领的一部分,几乎都不太符合.们的教科书上说到南海诸岛,都要说一句话,"南到曾母暗沙".暗沙暗沙,自然是不露头的暗礁,暗礁暗礁,陆都没有,谈什么海权?所以这句话在法律上根本就站不住脚.可是自本朝立国以来,们就是这么教育国民的,今天突然说这句话法律上不成立,国民接受不了,只好使一招乌龟不出头,们不提还不行吗?
Ngoài một phần đã bị Quốc Dân đảng chiếm giữ hồi đó ra, hầu như đều không phù hợp cho lắm. Trong sách giáo khoa của chúng ta khi nói về quần đảo Nam Sa đều chỉ nói một câu “phía nam đến bãi ngầm Tăng Mẫu5”. Bãi ngầm Nam Sa là rạn san hô ngầm không nổi lên, rạn san hô ngầm đến ngay cả đất cũng không có, nói gì đến quyền lợi biển. Cho nên câu này không thể đứng vững về mặt luật pháp. Thế nhưng từ ngày bổn triều lập quốc đến nay, chúng ta lại cứ giáo dục cho người dân như vậy, hôm nay đột nhiên lại nói câu này không đứng vững được về mặt luật pháp, người dân sẽ không chấp nhận nổi, đành phải dùng chiêu xập xí, xập ngầu, chúng ta không nêu ra liệu có được không?                                    

这九条断续线包围的肯定不是领海,那就要另找理由,那么多岛礁,可不可以说成是群岛海域呢?印度尼西亚可以,们也可以来个千岛之国嘛!

Bao quanh đường 9 đoạn này chắc chắn không phải là lãnh hải, vậy phải tìm lý do khác, vậy thì nhiều đảo đá ngầm có thể nói được thành là vùng biển quần đảo không? Indonesia thì được, chúng ta cũng có thể đến được đất nước nghìn đảo này mà! 


岛海域是《联合国海洋法公约》承认的主权海域.根据《联合国海洋法公约》,岛海域的构成需要具备几个条件:

Vùng biển quần đảo là vùng biển chủ quyền được “Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển” thừa nhận. Theo “Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển”, sự cấu thành vùng biển quần đảo đòi hỏi phải có mấy điều kiện sau đây:

1、水域面积和陆地面积(包括环礁)的比例应该在一比一到九比一之间.
2、基线长度不得超过100海里,许有3%,标部分也不得长于125海里.
南沙那个地方岛礁又小,相互距离又,根本达不到这两个标准.
1.  Tỉ lệ giữa diện tích nước và diện tích đất liền (kể cả đảo san hô) phải nằm trong khoảng từ 1:1 đến 9:1.     
2.  Chiều dài đường cơ sở không được vượt quá 100 hải lý, cho phép vượt chuẩn 30%, phần vượt chuẩn cũng không được quá 125 hải lý.
Ở Nam Sa đảo đá ngầm lại ít, khoảng cách giữa các đảo lại xa, nên không đạt 2 tiêu chuẩn trên.


退一万步,就算我们勉强宣布基线,邻国家也没有意见,烦又来了.线确定之后,线包围的海域就成为内水,内水的上方就成为领空.国家对内水的管理可不是一般的严格,完全依据国内法,而不是国际法.则上外国船舶、包括军舰就不能自由通过了,要想通,须事先通报,请求批准,浮上水面,挂起旗,快速航行,不得停船,不得下,弄不好还会要求你解除武装.要想不这么麻烦,就必须设立群岛水道和空中航道,供外国船舶飞机通过.

Nói một cách nhún nhường, cứ coi là chúng ta miễn cưỡng tuyên bố đường cơ sở, các nước láng giềng cũng không có ý kiến gì, thì phiền phức lại sẽ tới. Sau khi xác định được đường cơ sở, thì vùng biển bao quanh đường cơ sở sẽ trở thành nội thủy, bên trên nội thủy là không phận. Sự quản lý của nhà nước đối với nội thủy không phải chỉ chặt chẽ một cách thông thường, mà hoàn toàn phải dựa vào luật trong nước, chứ không phải là luật quốc tế. Về nguyên tắc, tàu thuyền nước ngoài, kể cả tàu quân sự, không được tự do đi qua, nếu muốn đi qua, phải thông báo và xin phép trước, phải nổi trên mặt nước, treo cờ, chạy nhanh, không được dừng lại, không được neo lại, nếu làm không tốt, sẽ yêu cầu anh phải giải giáp vũ trang. Muốn không bị phiền phức như vậy, thì phải mở đường thủy và đường hàng không ở quần đảo cho tàu thuyền và máy bay nước ngoài đi qua. 


这条有些勉强,但是可以争争看.师的理由嘛!脚下如果没有坚实的大地,块木板也是好的.这不够,还要找其他理由.想破了脑袋,还是从"世世代代"这四个字上做文章.

Đường này có đôi chút khiên cưỡng, song cứ thử tranh luận xem sao. Lý do của luật sư mà! Dưới chân mà không có đất chắc, thì chỉ cần một mảnh gỗ cũng tốt rồi. Nhưng điều đó là chưa đủ, còn phải tìm thêm những lý do khác nữa.


们可以宣布南沙是我们的"历史性海域"!这个地方是我们历史上就经营的地方,渔民赖以为生,业贸易依赖这一通道,谓民生赖之,不可离弃.这个理由看上去不错.别人也有这种海域,比如加拿大的哈得逊湾,大家去看一下北美地,那个口袋其实很大的,要按照12海里领海制度,间都是公海,可是加拿大就是宣布这里是历史性海域,袋口一扎,里面都是我们家的东西.
  
Chúng ta có thể tuyên bố Nam Sa là “vùng biển mang tính lịch sử” của chúng ta! Nơi này là nơi chúng ta từng kinh doanh trong lịch sử, ngư dân dựa vào đó mà mưu sinh, buôn bán làm ăn dựa vào đường này, không thể rời bỏ. Lý do này xem ra cũng không tồi. Người khác cũng có kiểu vùng biển như thế, như vịnh Hudson của Canada, mọi người thử nhìn vào bản đồ Bắc Mỹ mà xem, cái túi ấy thực ra rất lớn, nếu chiếu theo chế độ lãnh hải 12 hải lý, thì ở giữa đều là vùng biển quốc tế, thế nhưng Canada lại tuyên bố đây là vùng biển mang tính lịch sử, rạch chiếc túi một cái là bên trong đều là những thứ của nước mình. 

但是按下葫芦瓢起来,们这个主张刚试探了一下,边诸国还没反应呢,几个海洋和航运大国,包括美日就都来:"说你们要宣布这里是历史性海域?那以后我们路过的时候岂不是都要先请示汇报?"原来这里是国际海运的重要通道,每天千帆竞渡.

Chủ trương này của chúng ta vừa mới thử, chưa thấy nhiều nước xung quanh có phản ứng, thì mấy nước vận chuyển hàng hải và hàng không lớn, bao gồm cả Mỹ, Nhật đều tới hỏi: “Nghe nói các anh muốn tuyên bố đây là vùng biển mang tính lịch sử? Vậy thì chẳng lẽ sau này chúng tôi có đi qua lại phải thỉnh thị, báo trước hay sao?” Thì ra đây là con đường trọng yếu của vận chuyển hàng hải quốc tế, hàng ngày tàu thuyền qua lại tấp nập.


一旦宣布为历史性海域,国家对其的管理接近对内水的管理,不但要管海洋,还要管天空,还要按照国内法来管.这样都行,岂不是生杀大权全操于我?想抓就抓,审就审,不要说路过的军舰,过的客商不是也很不放心?这个干法,实相当于宣布我们家门口的高速公路是我们家自留地的一部分,我想乘凉就乘凉,想晒场就晒场,过路人肯定有意见.强行宣布,多半会成为世界公敌.
Một khi đã tuyên bố là vùng biển mang tính lịch sử, thì sự quản lý của nhà nước đối với nó cũng gần như sự quản lý đối với nội thủy, không chỉ quản lý vùng biển, mà còn phải quản lý cả vùng trời, rồi lại còn phải quản lý theo luật pháp quốc tế. Nếu như vậy là được, thì chẳng lẽ mọi quyền sinh, quyền sát đều nằm ở ta? Muốn bắt thì bắt, muốn xét thì xét, chưa nói đến tàu quân sự đi qua, cả thương gia đi qua cũng sẽ không để yên sao? Cách làm như vậy thực chẳng khác gì tuyên bố đường cao tốc đi qua cửa nhà chúng tôi là phần đất lưu không của nhà chúng tôi, tôi muốn ngồi hóng mát thì hóng, muốn làm sân phơi thì phơi, người nào đi qua là dứt khoát sẽ có ý kiến đấy. Nếu cứ liều mạng tuyên bố, thì phần nhiều sẽ trở thành kẻ thù chung của thế giới.        


正因为如此,前文谈到,们批准了《联合国海洋法公约》会吃亏,至少南沙问题就没有办法坚持原来的立场,只能跟邻居商量着来了.但是在商量之前,还是要尽量占一点地方,多一点讨价的砝码,理由嘛,管他呢!

Chính vì thế mà ở phần trước đã nói, chúng ta phê chuẩn “Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển” là sẽ chịu thiệt, ít ra là vấn đề Nam Hải cũng sẽ chẳng có cách gì để giữ vững được lập trường vốn có, mà chỉ có thể thương lượng được với láng giềng. Nhưng trước khi thương lượng, vẫn phải cố tìm cho được một chỗ đứng, phải mặc cả nhiều hơn một chút, lý do mà, kệ họ!


南沙周边诸国的抢占活动,实相当于我们国内拆迁以前的抢搭违章建筑.当然是非法的,国家也不承,但是到了补偿的时候,还是会考虑的.不但邻居争地盘如此,公共汽车上争坐位更是这样,先扔一个包包过去,别人想坐,就可以大喝一声:"有人了!"这句话有什么法律依据?没有,奇怪的是大家看见这个包包,听了这句话,多数会乖乖走开,另找地方去了.大家承,那就行了,这就叫做惯例的力量.

Hoạt động cưỡng chiếm của các nước xung quanh Nam Hải thực ra cũng giống như việc tháo dỡ những tòa nhà bất hợp pháp trước đây ở trong nước chúng ta. Tất nhiên là phi pháp rồi, nhà nước cũng không thừa nhận, nhưng đến khi bồi thường, thì lại vẫn được xem xét. Không chỉ hàng xóm tranh địa bàn như thế, mà tranh chỗ ngồi trên xe buýt lại càng như vậy, ném trước lên một cái bao, người khác muốn ngồi, liền kêu lên: “Có người rồi!” Câu này có căn cứ pháp luật gì? Không có, kỳ quặc là ở chỗ mọi người nhìn thấy cái bao ấy, nghe thấy câu ấy, mà phần đông đều ngoan ngoãn tránh ra, tìm một chỗ khác. Mọi người thừa nhận là được rồi, đây gọi là sức mạnh của lệ.



Translated by Băng Tâm


http://tieba.baidu.com/p/1525415053