MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, June 22, 2012

Old-Fashioned Diplomacy in the Twitter Age Ngoại giao kiểu xưa trong thời đại ‘twitter’



Old-Fashioned Diplomacy in the Twitter Age
Ngoại giao kiểu xưa trong thời đại ‘twitter’

An exclusive interview with the secretary of state.

Phỏng vấn độc quyền Ngoại trưởng Hoa Kỳ

INTERVIEW BY SUSAN B. GLASSER
Foreign Po
Người phỏng vấn: Susan B. Glasser
Foreign Po
JULY/AUGUST 2012
Số tháng 7/ tháng 8 năm 2012

Amid her high-stakes negotiating over the fate of blind Chinese dissident Chen Guangcheng, Secretary of State Hillary Clinton sat down for an interview with Foreign Policy Editor in Chief Susan B. Glasser in Beijing.


Giữa các đàm phán cấp cao về số phận của nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc khiếm thị Chen Guangcheng, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trả lời một cuộc phỏng vấn của Susan B. Glasser, chủ bút Foreign Policy, ở Bắc Kinh.
On the plight of Chen Guangcheng: It was a very personally poignant tale. I have followed this guy. I've talked about him. I've raised him with the Chinese. He has an incredible, almost -- whatever the Chinese equivalent of a Horatio Alger story is. So we were … guided by his choices and our values. And we tried very hard to understand what he wanted. And he came into the embassy saying from the very beginning, "I don't want to leave my country. I want to stay in China. But I want to be able to pursue my studies. I want to live a more meaningful life instead of being kept imprisoned in my house in my province in my home village."


Về cảnh ngộ của ông Trần Quang Thành: đây là một câu chuyện rất thương tâm. Tôi theo dõi câu chuyện của anh ấy. Tôi đã nói chuyện với anh ấy. Tôi nêu vấn đề của anh ấy với [chính phủ] Trung Quốc. Anh ấy có một cuộc đời gần như khó có thể tin được, gần giống như câu chuyện về Horatio Alger. Nên chúng tôi … bị các sự chọn lựa của anh ấy và các giá trị của chúng ta dẫn dắt. Và chúng tôi cố gắng hết sức để tìm hiểu anh ấy muốn gì. Và anh ấy đã vào sứ quán Mỹ, ngay từ đầu anh ấy đã nói rằng: “Tôi không muốn rời xa quê hương. Tôi muốn ở lại Trung Quốc. Nhưng tôi muốn theo đuổi chuyện học hành của tôi. Tôi muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn thay vì bị giam cầm ở trong nhà tôi, tại ngôi làng của tôi ở tỉnh nhà”.


Actually, I thought that was a very courageous and thoughtful response. And we worked to understand what he wanted, and then we worked with the Chinese to create the circumstances in which he could pursue that, including having his family with him. He hadn't seen his son for a year, I think. And he never -- I mean, he was in such a terrible dilemma because when he escaped, he couldn't take his wife and his daughter; he couldn't obviously get his son. So he's alone in Beijing; he needs medical treatment. He actually broke his foot coming over the wall. And so he wanted his family reunified. He wanted everybody to be able to live as normally as possible and for him to pursue his studies. And we saw this as an opportunity not only to work with the Chinese government on his particular case, but to really extend our intensive dialogue about human rights and rule of law.… Because he was clear that he didn't hold the national authorities responsible. He really focused his ire and fear on the local authorities who had mistreated him. And he had this idea that if only the authorities in Beijing knew what was happening to him, they would help me and my family. And I thought that was an interesting observation from a more sophisticated guy, with more outreach to the outside world than the average Chinese person would have.


Thực ra, tôi nghĩ đó là một phản ứng rất can đảm và có suy nghĩ. Và chúng tôi cố gắng tìm hiểu xem anh ấy muốn gì, và rồi chúng tôi làm việc với [các giới chức] Trung Quốc để tạo cơ hội cho anh ấy theo đuổi các ước muốn đó, gồm cả việc mang theo gia đình anh ấy. Tôi nghĩ, anh ấy đã không gặp mặt đứa con trai cả năm rồi. Và anh ấy không bao giờ – tôi muốn nói rằng, anh ấy ở trong tình trạng vô cùng khó xử khi anh ấy trốn thoát, đã không thể mang theo vợ và con gái; dĩ nhiên anh ấy không thể mang theo đứa con trai. Nên anh ấy có một mình ở Bắc Kinh; anh ấy cần chữa bệnh. Thực ra, anh ấy đã bị gãy chân khi nhảy qua tường. Và vì thế anh ấy muốn đoàn tụ với gia đình. Anh ấy muốn mọi người được sống bình yên và để anh ấy theo đuổi việc học hành. Và chúng tôi nhận ra đây là một cơ hội không những để làm việc với chính phủ Trung Quốc về trường hợp đặc biệt của anh ấy, mà còn thực sự mở rộng, gia tăng đối thoại của chúng tôi về nhân quyền và pháp quyền… Bởi vì anh ấy xác định rõ ràng là anh ấy không đổ trách nhiệm cho nhà nước. Sự khó chịu và nỗi sợ hãi của anh ấy thực ra tập trung vào chính quyền địa phương, những kẻ đã hành hạ anh ấy. Và anh ấy nghĩ rằng, nếu chính quyền Bắc Kinh biết những gì xảy ra với anh ấy, họ sẽ giúp đỡ anh và gia đình anh. Và tôi nghĩ đây là một lời nhận xét rất lý thú từ một anh chàng rất tỉ mỉ, có mối liên hệ với thế giới bên ngoài nhiều hơn một người Trung Quốc bình thường.


On her 2009 remarks about human rights being just one part of the agenda with China: I didn't realize it was going to be controversial as much as it turned out to be. Because to me, if human rights is over here, where it is separate and apart from everything else they care about and we care about, I don't think you have the level of influence over what you're trying to both advocate and achieve when it comes to human rights. And I also have a very strong belief -- I mean, I was here 17 years ago saying women's rights are human rights and the Chinese violate women's rights all the time, and they pulled the plug on broadcasting my speech. And so it's not like I was coming to the Chinese new to this.


Liên quan đến phát biểu của bà hồi năm 2009 về nhân quyền chỉ là một phần của nghị trình với Trung Quốc: Tôi đã không ý thức rằng chuyện này (nhân quyền) sẽ gây tranh cãi như đã xảy ra. Bởi vì đối với tôi, nếu nhân quyền có ở đây, nơi mà nó tách riêng và xa khỏi mọi thứ khác mà họ quan tâm đến và chúng ta quan tâm đến, tôi không nghĩ anh có khả năng ảnh  hưởng đến điều mà anh đang cố gắng cổ suý và đạt được khi nói tới nhân quyền. Và tôi cũng có một niềm tin rất lớn – tôi muốn nói là, tôi đã có mặt ở đây 17 năm trước để nói về nữ quyền, cũng là nhân quyền và nhà cầm quyền thường xuyên vi phạm nữ quyền và họ đã không phát hình bài diễn văn của tôi. Và như vậy là tôi đến Trung Quốc cũng chẳng phải mới mẻ gì về chuyện này.


I have been an advocate for human rights and women's rights as long as they've known of me, and I had heated arguments with Jiang Zemin over Tibet. So I also needed to send a signal to them saying, "Look, I'm now secretary of state. I carry this whole portfolio, and human rights is an important, essential part of it, but there's a lot of other business we have to get done." So yes, am I going to raise human rights? Absolutely. But I'm also going to be raising economic issues and Iran and North Korea and all the rest of it. So that was certainly the signal I was sending to them, that I'm somebody you can do business with and I will forever disagree with you on all the things I've already told you I disagree with you about for the past 20 years, but I'm going to represent the entire portfolio.


Tôi là người cổ vũ cho nhân quyền và quyền của người phụ nữ từ khi họ biết tôi, và tôi đã có những tranh luận kịch liệt với Giang Trạch Dân về Tây Tạng. Nên tôi cũng cần gửi một tín hiệu tới họ rằng, “Này, bây giờ tôi là ngoại trưởng Hoa Kỳ. Tôi mang toàn bộ hồ sơ ngoại giao này, và nhân quyền là phần quan trọng, phần chủ yếu trong hồ sơ, nhưng có nhiều công việc khác chúng ta cần phải hoàn tất”. Như thế, phải chăng tôi sẽ nêu lên vấn đề nhân quyền? Dĩ nhiên. Tôi cũng sẽ nêu vấn đề kinh tế, vấn đề Iran và Bắc Triều Tiên và tất cả những phần còn lại. Nên chắc chắn đó là tín hiệu mà tôi gửi đến họ, rằng tôi là người mà họ có thể làm việc chung và tôi sẽ mãi mãi bất đồng ý kiến với họ trên mọi phương diện mà tôi đã bất đồng ý kiến trong 20 năm qua, nhưng tôi sẽ đại diện cho toàn bộ hồ sơ.

On when to use the bully pulpit as secretary of state: There's a whole symphony of different notes that can be played and need to be played, depending on what you're trying to achieve. And so in this role, which is a very broad one with a large portfolio of responsibilities, we have to, I think, be strategic in how we communicate what we're trying to explain to all the various audiences that are listening. I'm very outcomes-oriented -- what's the best way to get there? Sometimes it's being diplomatic, and sometimes it's being harsh. Some people criticize me for saying that Russia and China's veto on Syria was despicable. Well, I think it got their attention. So you just have to calibrate and figure out what is the end state you're trying to get to, because there are times when being podium-pounding and bully-pulpiting are on their own worthwhile or as part of a larger plan, other times when it would be counterproductive. It depends upon what you're trying to achieve.


Về vấn đề khi nào sử dụng quyền lực của ngoại trưởng: Có cả một bản nhạc hòa tấu với nhiều nốt nhạc khác nhau để chơi và cần phải chơi, tùy theo anh muốn đạt được điều gì. Và vì thế trong vai trò này, rất rộng lớn và với một hồ sơ lớn về trách nhiệm, tôi nghĩ, chúng tôi phải có chiến lược trong cách thức truyền đạt những gì chúng tôi cố gắng giải thích cho tất cả những cử tọa khác nhau đang lắng nghe. Tôi là người định hướng kết quả — đâu là phương cách tốt nhất để đến đó? Đôi khi ngoại giao, và đôi khi cứng rắn. Vài người chỉ trích tôi khi nói rằng việc phủ quyết của Nga và Trung Quốc trong vấn đề Syria là đáng khinh bỉ. Đúng thế, tôi nghĩ họ chú ý. Vì thế anh phải điều chỉnh và nghĩ ra đâu là kết cuộc anh muốn đạt tới, bởi vì có những lúc đập tay lên bàn và sử dụng sức mạnh, nó có giá trị riêng của nó hay như một phần của kế hoạch lớn hơn, vào lúc khác có thể phản tác dụng. Tùy thuộc vào những gì anh muốn đạt tới.


On Aung San Suu Kyi and the difficulty of navigating between human rights icon and practical politician: When you move from this icon advocate to now sitting in the parliament with men who she knows have blood on their hands, that is such a psychic journey that she's had to make. But politically now, she cannot be immune from the criticism that will come because she is playing a political role. And it's fascinating. And I mean, it's the clearest arc of change that we can watch in the world today. So yes, it's hard. It's hard. When I was first lady, I could say anything I wanted to say, and I often did, for better or worse. But some of it was strategic, and part of my husband's agenda, and some of it was just what I thought and felt and strongly believed.


Về vấn đề bà Aung San Suu Kyi và sự khó khăn trong việc chuyển đổi giữa biểu tượng nhân quyền và chính trị gia thực tế: Khi anh đi từ biểu tượng dân chủ này đến chỗ ngồi hiện tại trong quốc hội với những người mà bà ấy biết rằng họ có bàn tay nhuốm máu, đó là cuộc hành trình đầy bí hiểm mà bà ấy phải thực hiện. Nhưng trên phương diện chính trị, hiện tại, bà ấy không thể tránh khỏi sự chỉ trích sẽ xảy ra, bởi vì bà ấy đang thể hiện vai trò chính trị. Và điều đó thật hấp dẫn. Và tôi nghĩ rằng, đây là dấu hiệu rõ nhất về sự thay đổi mà chúng ta có thể chứng kiến trên thế giới ngày nay. Vâng, rất khó. Rất khó. Khi tôi là đệ nhất phu nhân, tôi có thể nói bất cứ điều gì tôi muốn nói, và tôi thường nói, với kết quả tốt hay xấu hơn. Nhưng một vài điều là chiến lược, và một phần nằm trong nghị trình của chồng tôi, và vài phần khác chỉ là do tôi nghĩ, tôi cảm nhận và tin tưởng mãnh liệt.


When I was a senator, I had to represent the people of New York but I also got to be an advocate on their behalf and on behalf of the issues and interests that they had. And so I feel like I am consistent, but I feel like the roles that I have been playing and the outcomes that I'm seeking require different tactics all the time.[In talking with Aung San Suu Kyi], what she was saying is "I now want to play a role." This is a chance for her to try to put into practice everything she's been thinking about and working on her entire adult life. But she is anxious to get in and roll up her sleeves, and she has a lot of confidence in herself that somehow she's going to be able to thread her way through all of these pitfalls and help her country. It's very familiar to me. She could have been on a pedestal her entire life. She didn't ever have to leave her compound. She could be propounding great thoughts and calling people to their higher selves. But she wants to be in the real world and see if she can make a difference.


Khi tôi là thượng nghị sĩ, tôi phải đại diện cho dân chúng New York nhưng tôi cũng là người bênh vực cho họ và đại diện cho các vấn đề và lợi ích của họ. Vì thế tôi cảm thấy tôi kiên định lập trường, nhưng tôi cảm thấy các vai trò mà tôi đóng và các kết quả tôi đi tìm luôn đòi hỏi những chiến thuật các nhau. [Nói chuyện với bà Aung San Suu Kyi], điều bà ấy nói là “bây giờ tôi muốn có một vai trò”. Đây là cơ hội để bà ấy đưa mọi thứ vào thực hành, những gì mà bà ấy đã và đang nghĩ đến cũng như đã và đang thực hiện trong suốt cuộc đời từ khi bà ấy trưởng thành. Nhưng bà ấy lo lắng khi bắt bước vào và xắn tay áo, và bà ấy có nhiều tự tin rằng, bằng cách nào đó, bà ấy có thể vượt qua tất cả những cạm bẫy và giúp ích cho đất nước bà. Điều này rất giống tôi. Bà ấy có thể ở trên bục cao cả đời. Bà ấy không cần phải rời khỏi khu nhà của mình. Bà ấy có thể đưa ra những tư tưởng lớn và kêu gọi lương tâm quần chúng. Nhưng bà ấy muốn đi vào thế giới thực và thử xem bà ấy có thể thực hiện sự thay đổi được không.


On whether there's a pragmatic, "trust but verify" Hillary approach to the world: Having come to this job from the political world primarily, I have a certain level of understanding or sensitivity to what people's political problems are, even in authoritarian regimes, because everybody's got politics. They may not be electoral politics, but you've got politics. You've got to keep an inner circle or a regime or interest groups on your side. But I also think I've just had to spend a lot of time trying to understand how people see and exercise power. And I wish that it were as hopeful and positive as everyone is crossing their fingers for. But human nature being what it is, political pressures -- I can watch and see how people are getting squeezed and moved. And what can we do if it's something we don't care about? Well, that's their problem. But if it's something we care about, what are the ways we can possibly try to influence that and try to manage that? Sometimes it's by appealing to some bigger vision, like where is it you're trying to go in your country, what are you trying to accomplish? And sometimes it's by trying to set in motion countering forces so that there's at least other voices being heard. I find that the way the world works, and trying to get into it and figure out how you can help people do more of what you want them -- namely, the United States wants them -- to do is part of what I feel like my job is.


Về việc liệu có một cách tiếp cận thực tế, “tin tưởng nhưng cần kiểm chứng”của bà Hillary với thế giới hay không: Bắt đầu đến với công việc này chủ yếu từ thế giới chính trị, tôi có một số hiểu biết căn bản hay cảm nhận về các vấn đề chính trị của quần chúng là gì, ngay cả trong những chế độ độc tài, bởi vì ai cũng có [thái độ] chính trị. Có thể họ không có chính trị bầu phiếu, nhưng anh có [thái độ] chính trị. Anh phải giữ một nhóm thân tín hay một chế độ, hoặc nhóm lợi ích bên cạnh. Nhưng tôi cũng nghĩ tôi phải bỏ ra nhiều thì giờ để cố tìm hiểu xem người ta nhận thức và thực thi quyền lực thế nào. Và tôi mong muốn rằng mọi chuyện sẽ sáng sủa và lạc quan như mọi người mong ước. Nhưng với bản chất con người, những sức ép chính trị — tôi có thể quan sát và thấy người ta bị gây áp lực và thay đổi thế nào. Và chúng tôi có thể làm gì nếu đó là điều chúng tôi chẳng hề quan tâm? Thôi thì, đó là vấn đề của họ. Nhưng nếu đó là điều chúng tôi quan tâm, chúng tôi có thể tác động và giải quyết chúng bằng cách nào? Đôi khi có thể giải quyết bằng cách nhờ vả tới ý tưởng lớn nào đó, như anh cố gắng đi vào nước anh ở chỗ nào, anh muốn đạt được việc gì? Và đôi khi giải quyết bằng cách khởi động các lực phản kháng, để ít nhất những tiếng nói khác cũng được lắng nghe. Tôi thấy cách thức thế giới hoạt động, cố gắng tham dự vào và tìm cách giúp người khác làm được hơn những gì anh mong muốn họ làm – nói đúng ra, Hoa Kỳ mong muốn họ làm – là một phần của những điều mà tôi cảm thấy như là công việc của tôi.


On America the indispensable: We are totally indispensable. But we have to be smart about how we define and use our power today, because there's no problem that can be solved without us. But how we lead and what we're trying to convey to the rest of the world is what I am focused on, because it was easier for people to understand what was meant when you said we were indispensable after the fall of the Berlin Wall and the breakup of the Soviet Union and before the consolidation of the rise of not just China but the other so-called BRICs. And the increasing role of nonstate actors, transnational problems -- I mean, the way the world looked even in the '90s, when I was looking at it closely from a different vantage point, is very different than the way it looks now. But the constant is America's being an indispensable power. But the challenge is: Are we going to be able to really live up to that and lead the world in the 21st century in a way that furthers our security, our interests, and our values? And that's what I've been trying to do the last four years -- is to sort of get people focused on how we have to spend a lot of time building the habits of cooperation, the institutions and mechanisms of partnership, and furthering relationships and understanding. That's really old-fashioned diplomacy operating in the Twitter age, but I don't think there's any substitute for it.


Về vấn đề Hoa Kỳ là nước không thể thiếu: Hoa Kỳ hoàn toàn là quốc gia không thể vắng mặt [trên thế giới]. Nhưng chúng ta phải khôn khéo trong cách chúng ta định nghĩa và sử dụng sức mạnh của chúng ta ngày nay, bởi vì không có vấn đề nào có thể được giải quyết nếu không có chúng ta. Nhưng chúng ta lãnh đạo thế nào và điều gì chúng ta đang cố chuyển tải đến thế giới, là điều mà tôi đang tập trung vào, bởi vì dễ dàng cho người ta hiểu mình muốn nói gì khi anh nói rằng, chúng ta không thể thiếu sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin và sự tan rã của Liên Xô, và trước sự trỗi dậy vững mạnh, không những của Trung Quốc mà còn của các nước gọi là BRIC (gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc). Và vai trò gia tăng của những diễn viên không quốc gia, những vấn đề liên quốc gia – tôi muốn nói rằng, tình hình thế giới trong thập niên 90, khi tôi xem kỹ từ góc cạnh lợi thế khác, thì thấy khác rất nhiều so với tình hình hiện nay. Nhưng rõ ràng Mỹ là một đất nước không thể thiếu. Nhưng thách thức là: liệu chúng ta có thực sự làm đúng vai trò này và dẫn dắt thế giới trong thế kỷ 21 theo cách tăng cường an ninh, các lợi ích và giá trị của chúng ta hay không? Và đó là những gì tôi đã cố gắng làm trong 4 năm qua –là làm cho mọi người chú ý vào cách thức mà chúng tôi đã bỏ nhiều thì giờ để xây dựng thói quen hợp tác, các tổ chức và cơ chế quan hệ đối tác, và gia tăng các mối quan hệ và sự hiểu biết. Đó là ngoại giao kiểu cổ xưa, hoạt động trong thời đại ‘Twitter’, nhưng tôi nghĩ, không có kiểu ngoại giao nào khác có thể thay thế phương pháp này.


On whether she thinks about running for president in 2016: No.

Về việc bà có nghĩ sẽ ra tranh cử tổng thống năm 2016: Không.

On what could persuade her to run: Nothing. It wouldn't take -- it would take -- there is nothing it could take. I really -- I'm flattered, I'm honored. I mean, God, I had -- I mean, the Chinese were talking about it to me at the dinner Wednesday night, at the small dinner Dai had. Saying things like, "Well, you know, I mean, 2016 is not so far away…. You may retire but you're very young."


Về điều gì có thể thúc đẩy bà ra tranh cử tổng thống: Không có điều gì cả. Không cần – cần là… không có gì có thể [thúc đẩy tôi]. Tôi thực sự — thật hân hạnh, thật vinh dự. Tôi nghĩ, Trời ơi, tôi – tôi muốn nói rằng, người Trung Quốc nói chuyện này với tôi vào bữa ăn tối đêm thứ Tư, tại bữa cơm tối giản dị mà ông Đới [Bỉnh Quốc] thết đãi. Họ nói những câu như: “thực ra, bà biết, tôi muốn nói, năm 2016 không còn xa… Bà có thể về hưu nhưng bà vẫn còn quá trẻ”. 

On dealing with the White House: Well, first of all, I think both the president and I made it very clear to everybody on both of our teams that we were all on the same team. And he was the president, and we were going to do our very best to serve him well. And he made it clear to his people that I was the person he wanted to be secretary of state, and he wanted to see a strong and effective partnership. And we really have been able to produce that, and it's -- I mean, there is always going to be tensions between any State Department and any White House or between any bureaucracy and any other. That kind of goes with the territory. I know that from long years of experience. But I think there has been a real professionalism on both sides.

Về chuyện làm việc với Nhà trắng: Vâng, đầu tiên, tôi nghĩ cả tổng thống và tôi đều vạch rất cho mọi người ở cả hai phía chúng tôi biết rằng, tất cả chúng ta đều ở trong cùng một khối. Và ông ấy là tổng thống, và chúng tôi cố gắng hết sức mình để phục vụ ông. Và ông ấy nói rõ với mọi người [ở Nhà Trắng] rằng tôi là người mà ông muốn là ngoại trưởng, và ông muốn một sự cộng tác tích cực và hiệu quả. Thực sự chúng tôi có thể làm được điều đó, và đó là – tôi muốn nói là, luôn có sự căng thẳng giữa Bộ Ngoại giao và Nhà trắng hay giữa bất cứ cơ quan chính quyền nào. Nó như kiểu lãnh địa. Tôi biết được điều này do có nhiều năm kinh nghiệm. Nhưng tôi nghĩ cả hai phía đều thật sự có tính chuyên nghiệp.

On whether she has any regrets (like the stalled Middle East peace process): We all hope -- we would all hope for that someday. That would be a great moment for the world. But so far, not yet. I mean, part of the problem of taking this job at this time in history is that we had been so preoccupied for totally understandable reasons -- and I say that as somebody who was a senator from New York state -- on the war on terror, on al Qaeda, and then had to pay a lot of attention to Iraq, Afghanistan. I mean, we were really in need of making sure we could demonstrate to the whole world that if we were going to be the indispensable nation, that meant we were indispensable everywhere, not just in one or two places -- which is why I went to Asia first and why I have put a big emphasis on developing these institutional relationships with the rising powers, and why I've invested a lot in having America involved in a lot of these regional and multilateral organizations. Because it's a way of extending our influence, and in a time of American budgetary stress and certainly war/foreign affairs weariness on the part of a lot of the people in our country, it was important to say, "Now look, we have to be active. We have to be engaged. We have to lead. We will do it in new and different ways. We're not going to carry all the burdens." That's why Libya was such an incredibly historical pivot for us to put together a partnership of which we were clearly indispensable in every way, but other people had to step up -- not only Europeans but Arabs.

Về việc bà có điều gì hối tiếc hay không (như tiến trình hòa bình ở Trung Đông bị khựng lại): Tất cả chúng ta hy vọng – chúng ta hy vọng điều này vào một ngày nào đó. Đó sẽ là thời điểm trọng đại cho thế giới. Nhưng tới nay, vẫn chưa có. Tôi muốn nói rằng, một phần của vấn đề trong khi đảm nhận công việc này, vào thời điểm lịch sử này là chúng tôi quá bận tâm vì những lý do hoàn toàn dễ hiểu – và tôi nói rằng, một người đã từng là nghị sĩ tiểu bang New York – trong cuộc chiến chống khủng bố, chống al Qaeda, và rồi phải chú ý nhiều đến Iraq, Afghanistan. Tôi muốn nói rằng, thật sự chúng tôi cần bảo đảm rằng chúng tôi có thể chứng tỏ cho toàn thế giới biết rằng chúng tôi là quốc gia không thể thiếu, có nghĩa là chúng tôi không thể thiếu ở bất cứ nơi đâu, không chỉ ở một hay hai chỗ — đó là lý do vì sao tôi đến châu Á trước tiên và vì sao tôi đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển quan hệ thể chế với các cường quốc đang trỗi dậy, và vì sao tôi đầu tư thật nhiều để Hoa Kỳ tham gia vào nhiều tổ chức đa phương và trong khu vực này. Bởi vì đó là cách mở rộng ảnh hưởng của chúng tôi, và trong thời gian Hoa Kỳ gặp khó khăn về ngân sách và lẽ dĩ nhiên về phía nhiều người dân trên đất nước chúng tôi đã mệt mỏi về ngoại giao/ chiến tranh, quan trọng để nói rằng: “Bây giờ hãy xem, chúng ta phải tích cực. Chúng ta phải tham gia. Chúng ta phải dẫn đầu. Chúng ta sẽ làm bằng cách thức mới và khác trước. Chúng ta sẽ không chịu đựng tất cả mọi gánh nặng”. Đó là lý do vì sao Libya là sự thay đổi lịch sử khó tin như vậy, để chúng ta cùng liên minh với nhau, mà chúng ta đã rõ là không thể thiếu trên mọi phương diện, nhưng những nước khác phải tiến lên – không những Âu Châu mà cả Ả Rập.


On what will keep her successor up at 3 a.m.: I'd say probably everything. I mean, by the time whoever that is comes in, we'll see what the situation is. But you have to deal with the urgent, the immediate, and the long term all at once. I mean, pay attention to the headlines and the trend lines. You can't act like climate change is not happening, proliferation is not a problem, pandemic disease doesn't remain a threat. I mean, you have to keep your eye on those long-term dangers, but you've got to deal with the here and now too, every day.

Về điều gì sẽ làm người kế nhiệm bà thức tới 3 giờ sáng: Tôi có thể nói là mọi thứ. Tôi muốn nói rằng, vào lúc ai đó đảm nhận chức vụ này, chúng ta sẽ xem tình hình như thế nào. Nhưng anh phải giải quyết chuyện cấp bách, chuyện tức thời, và chuyện lâu dài, tất cả mọi chuyện cùng một lúc. Tôi muốn nói rằng, hãy chú ý tới tin nóng và các xu hướng (trend lines). Anh không thể hành động như thể chuyện thay đổi thời tiết sẽ không xảy ra, chuyện phổ biến [hạt nhân] không là vấn đề, bệnh truyền nhiễm không còn là mối đe dọa. Tôi muốn nói rằng, anh phải lưu tâm đến các mối nguy hiểm trường kỳ đó. Nhưng anh phải đương đầu với các vấn đề ở đây, cũng như các vấn đề hiện tại, hằng ngày.



Translated by Trần Văn Minh


http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/06/18/old_fashioned_diplomacy_in_the_twitter_age