MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, May 13, 2012

What Is Crony Capitalism? Chủ nghĩa tư bản thân hữu là gì?




What Is Crony Capitalism?

Chủ nghĩa tư bản thân hữu là gì?

Crony capitalism and genuine capitalism, if not opposites, are fundamentally opposed. Unfortunately the broader public, to date, is largely unaware of this.

Chủ nghĩa tư bản thân hữu và chủ nghĩa tư bản chính hiệu, nếu không phải là đối lập hoàn toàn, thì cũng đối lập về cơ bản. Thật không may là phần lớn công chúng rộng rãi, cho đến nay, không hề biết về điều này.

Crony capitalism is the marriage of the state and private special interests. Some people have called it corporatism, mercantilism, fascism, or even Communism.

Chủ nghĩa tư bản thân hữu là cuộc hôn nhân của nhà nước và lợi ích đặc biệt của tư nhân. Một số người đã gọi nó là chủ nghĩa nghiệp đoàn, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa trọng thương/con buôn, hoặc thậm chí chủ nghĩa cộng sản.

We will call it crony capitalism. By whatever name, it is phony capitalism.
Over the years the public has been taught that many of the problems it faces on a day to day basis such as the lack of jobs, rising prices, corruption in Congress, and so on are a result of capitalism. If so, it is a perverted capitalism.

Chúng ta sẽ gọi nó chủ nghĩa tư bản thân hữu.
Dù gọi bằng bất cứ tên gì, thì nó vẫn là chủ nghĩa tư bản giả mạo.
Trong những năm qua, công chúng đã được dạy rằng rất nhiều vấn đề họ phải đối mặt mỗi ngày như thiếu việc làm, giá cả tăng cao, tham nhũng trong Quốc hội, v.v. là kết quả của chủ nghĩa tư bản. Nếu quả thế, thì đó là một chủ nghĩa tư bản xuyên tạc.


These unsavory realities are largely the result of government/private “partnerships.” Whether in banking, agriculture, housing, energy, transportation, manufacturing, or nearly any other facet of the economy, the “unsavory” parts are often the result of public/private collusion.


Những thực tế không lành mạnh chủ yếu là kết quả của “quan hệ đối tác” giữa chính phủ và tư nhân. Cho dù đó là trong lĩnh vực ngân hàng, nông nghiệp, nhà ở, năng lượng, giao thông vận tải, sản xuất, hoặc gần như bất kỳ khía cạnh khác của nền kinh tế, thì các bộ phận "không lành mạnh" thường là kết quả của sự thông đồng giữa công quyền và tư nhân.
Why can’t you get any kind of return on your money in a CD, the traditional vehicle for retirees? Crony capitalism.

Tại sao bạn không thể nhận lại tiền của bạn trong một thẻ CD, phương tiện truyền thống cho người về hưu? Chủ nghĩa tư bản thân hữu.

Why can Goldman Sachs, the largest investment bank, speculate in markets using newly printed government money that has been borrowed virtually for free? Crony Capitalism.

Tại sao Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư lớn nhất, có thể lũng đoạn thị trường bằng cách sử dụng tiền của chính phủ mới được in ra và được vay hầu như không lãi? Chủ nghĩa tư bản thân hữu.

Why are there more farm regulators than farmers? Crony capitalism.

Tại sao có nhiều nhà quản lý trang trại hơn nông dân? Chủ nghĩa tư bản thân hữu.
Why does Congress write laws that are longer than the Old Testament with obscure, impossible to understand language? Crony capitalism.

Tại sao Quốc hội viết luật dài hơn cả Cựu Ước với ngôn ngữ mơ hồ, không thể hiểu được? Chủ nghĩa tư bản thân hữu.
When the state and powerful private interests collude the result is a cocktail of market distortion.

Khi nhà nước và lợi ích to lớn tư nhân thông đồng với nhau thì kết quả là một loại cocktail biến dạng của thị trường.

Genuine capitalism in comparison, is quite simple. Capital is invested by individuals to further ideas and enterprises that the investor thinks will create a return on the money invested. If the enterprise in question is a good one, both investor and business owner win. If not - better luck next time.

Chủ nghĩa tư bản chính hiệu về so sánh, khá đơn giản. Vốn được đầu tư bởi các cá nhân để thuc đẩy các ý tưởng và các doanh nghiệp mà nhà đầu tư nghĩ rằng sẽ tạo ra một lợi nhuận trên số tiền đầu tư. Nếu các doanh nghiệp trong tham gia là một doanh nghiệp tốt, cả nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp đều giành chiến thắng. Nếu không họ cầu may mắn lần sau.

It’s clear. It’s simple. It’s moral.

Thật rõ ràng. Thật đơn giản. Thật đạo đức.
However, invariably once the state gets involved as investor, or “regulator”, things start to morph and twist. As sure as the sun rises, coercion and corruption rear their heads.

Tuy nhiên, bao giò cũng vậy, một khi nhà nước tham gia làm chủ đầu tư, hoặc "người điều chỉnh", mọi thứ bắt đầu biến đổi và rối rắm. Chắc chắn như đinh đóng cột, cưỡng bức và tham nhũng ẩn mình phía sau đầu họ.

Crony capitalism can take many forms including regulatory capture (regulated interests actually using government power to squelch competition), zoning, licensing, in some cases even copyright, and hundreds of other ways. The one thing all of these “tools” have in common, however, is that they are used by the politically connected few to extract money and power from the unconnected many.

Chủ nghĩa tư bản thân hữu có thể có nhiều hình thức bao gồm cả trói buộc bằng quy chế (nhóm lợi ích được điều chỉnh thực sự sử dụng quyền lực của chính phủ để đè bẹp cạnh tranh), quy hoạch, cấp phép, trong một số trường hợp thậm chí cả bản quyền, và hàng trăm cách thức khác. Tuy nhiên, một điểm chung mà tất cả những "công cụ" đó đều có là chúng được sử dụng bởi một số ít người có kết nối  với giới chính trị để  moi tiền bạc và quyền lực từ nhiều người không có có kết nối với giới chính trị.

Government gives a veil of legitimacy to actions taken by individuals and groups that would be considered unethical (at best) without government “permission.” More often government also uses its power to make everyone play along. If you break a law, you can go to jail.

Chính phủ đưa ra một tấm màn che tạo tính hợp pháp cho những hành động được thực hiện bởi các cá nhân và các nhóm lợi ích mà (chắc chắn) sẽ được coi là phi đạo lý nếu không có sự cho phép của chính phủ. Thường thì chính phủ sử dụng quyền lực của mình để buộc mọi người theo luật chơi. Nếu phạm luật, bạn có thể đi tù.

http://www.againstcronycapitalism.org/what-is-crony-capitalism/

Russia’s crony capitalism: the swing of the pendulum Chủ nghĩa tư bản thân hữu Nga: Chuyển động con lắc



Russia’s crony capitalism: the swing of the pendulum

Chủ nghĩa tư bản thân hữu Nga: Chuyển động con lắc
Vladimir Gelman,
14 November 2011

Vladimir Gelman,
14/11/2011

Cronyism has always played a significant part in Russian political and economic life, so the arrival on the scene 20 years ago of crony capitalism was no surprise.
Chủ nghĩa thân hữu luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị và kinh tế Nga, vì thế, sự xuất của chủ nghĩa tư bản thân hữu ở đây 20 năm trước không phải là điều quá bất ngờ.

It has been through various stages over that period, ending up with the ‘predatory state’ that exists in Russia today. Vladimir Gelman wonders if it can move on or is the pendulum stuck?

Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong 20 năm ấy đã hình thành "nhà nước thao túng" ở Nga như ngày nay. Vladimir Gelman đặt câu hỏi liệu nước này sẽ đi về phía trước hay sẽ mãi dao động như một con lắc đơn?

In their assessments of the Russian political and economic system over the past few years, analysts have highlighted the significance of crony capitalism, where success in business depends first and foremost on informal links between interest groups and government officials, and resources and privileges are distributed according to the whim of those in power. While this is on the whole a fair description of the situation, it allows for no analysis of the dynamics of change in Russia over the last 20 years.

Trong đánh giá về hệ thống chính trị và kinh tế của Nga những năm vừa qua, các nhà phân tích đã chỉ rõ tầm quan trọng của chủ nghĩa tư bản thân hữu, ở đó thành công trong trong hoạt động kinh doanh phụ thuộc đầu tiên và trước nhất vào các mối quan hệ thân thiết giữa các nhóm lợi ích và quan chức chính phủ, các nguồn lực và đặc quyền được phân phối theo tùy tiện theo muốn của người cầm quyền. Mặc dù nhìn chung đây là miêu tả xác đáng về những gì đã diễn ra, nhưng nó không cho phép phân tích sâu hơn về những biến chuyển tại Nga trong suốt 20 năm qua.

David Kang has made a considerable contribution to understanding the special features of crony capitalism in various countries. His theory is that the nature of the interaction between officialdom on the one hand and Big Business on the other depends on the degree of internal consolidation of each of the players. Are they united and organised as a group or sub-divided into a multiplicity of cliques in competition with each other?

David Kang đã từng có đóng góp rất to lớn vào việc tìm hiểu những nét đặc trưng trong chủ nghĩa tư bản thân hữu ở nhiều quốc gia khác nhau. Ông lý luận, bản chất các tương tác giữa một bên là chế độ quan liêu hành chính và một bên là Doanh nghiệp lớn phụ thuộc thuộc vào mức độ thống nhất nội bộ của từng bên tham gia. Các bên thống nhất và được tổ chức như một nhóm hay bị chia nhỏ thành đa dạng các tiểu nhóm cạnh tranh với nhau?

'Over the last 20 years that Russia has been in transition from state socialism to crony capitalism, the trajectory of the shifts between the state and Big Business in the oil and gas sector has been very tortuous and much like the swing of a pendulum.'

“Trong 20 năm Nga tiến hành quá trình chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội nhà nước sang chủ nghĩa tư bản thân hữu, quỹ đạo của sự chuyển đổi giữa nhà nước và đại gia trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt đã được rất quanh co và rất giuống với dao động của một con lắc."

Kang uses these criteria to identify the following situations:

Kang sử dụng những tiêu chuẩn sau trong đánh giá của mình:

- Rent seeking and state capture – Big Business is united and controls a weak and disjointed state apparatus;

- Tìm kiếm đặc quyền và và chi phối nhà nước - Doanh nghiệp lớn liên minh thống nhất và chi phối bộ máy nhà nước yếu kém và thiếu gắn kết;

- The predatory state - Business is divided into competing groups and a united state apparatus effects business capture;

- Nhà nước thao túng - Doanh nghiệp bị chia thành các nhóm nhỏ cạnh tranh với nhau và nhà nước thống nhất thao túng doanh nghiệp;

- Mutual hostages - civil servants and businessmen are united and organised in such a way that they balance out each other’s influence in politics and economics.

- Khống chế lẫn nhau - các công chức và chủ doanh nghiệp thống nhất và được tổ chức theo cách đảm bảo cân bằng ảnh hưởng của nhau về chính trị và kinh tế.

Big Oil and the growth of Big Business

Đại gia dầu lửa và sự lớn mạnh của doanh nghiệp khủng

The Soviet model for the relationship between the state and Big Business in the raw materials sector was the ‘point of departure’ for the establishment of crony capitalism in Russia and remains to this day the ideal standard for a significant section of Russian politicians and civil servants.

Mô hình quan hệ giữa Nhà nước và Doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nguyên liệu thô thời Liên Xô là xuất phát điểm hình thành chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Nga và vẫn tồn tại cho tới ngày nay như một chuẩn mực lý tưởng đối với bộ phận không nhỏ các chính trị gia và quan chức Nga.


Russian oil giant Lukoil mini-refineries in Kogalym, western Siberia. Russia produces 12% of total world output. Under Putin the 'predatory state' has strengthened its control of the energy sector. Businessmen and civil servants with the right connections have been the biggest beneficiaries.

Nhà máy lọc dầu mini của công ty dầu khổng lồ Lukoil tại Kogalym, phía tây Siberia. Nga sản xuất 12% tổng sản lượng dầu thế giới. Dưới thời Putin nhà nước thao túng đã tăng cường kiểm soát ngành năng lượng. Các doanh nhân và viên chức thông đồng đã được hưởng lợi lớn nhất.
The ruling elites treat the sector, and the economy as a whole, in many ways very much as they did in the Soviet period. The Soviet government invested significant resources in developing the oil and gas industries and ran its enterprises through the sectoral ministries, but those working in the industries had considerable opportunities for lobbying their interests.
Cách giới cầm quyền đối xử với ngành này, và với nền kinh tế nói chung, xét trên nhiều mặt, rất giống với thời Liên Xô. Chính phủ Liên Xô đầu tư nguồn lực đáng kể vào tài nguyên để phát triển ngành công nghiệp dầu khí và điều hành các công ty của mình thông qua các bộ ngành, nhưng những người làm việc trong các ngành này cũng có cơ hội rất lớn để vận động hành lang bảo vệ lợi ích của mình.

During the 1970s oil boom period the Soviet economy was increasingly compelled to use revenues from oil and gas exports to provide for the country’s consumer needs, which meant the government had to meet the interests of the oil sector half way. Alexei Kosygin ↑ even had to make a personal appeal to the industry managers to increase oil production and exports so that the necessary quantities of grain could be purchased and imported. During this period the relationship between the state and the oil and gas sector fell into the ‘mutual hostages’ category: the political leadership relaxed its centralised control and the Soviet economy deteriorated.

Thời kỳ dầu lửa bủng nổ những năm 1970, nền kinh tế Liên Xô càng cần nhiều doanh thu từ xuất khẩu xầu khí để mua sắm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, nghĩa là chính phủ càng phải thỏa hiệp và đáp ứng các lợi ích của ngành dầu mỏ. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Alexei Kosygin thậm chí đã đích thân kêu gọi các nhà quản lý trong ngành tăng cường sản xuất và xuất khẩu dầu để tạo nguồn tài chính mua và nhập khẩu đủ nhu cầu ngũ cốc của cả nước. Trong giai đoạn này, mối quan hệ giữa nhà nước và lĩnh vực dầu khí rơi vào trạng thái "khống chế lẫn nhau": lãnh đạo chính trị nới lỏng kiểm soát tập trung và nền kinh tế Liên Xô bắt đầu sa sút.

The huge economic crisis at the end of the 1980s, which finally brought the system down, resulted in the collapse of the system for managing the various sectors of the economy.  The spontaneous development of the market changed the balance of power between the state and Big Business, which was left to its own devices and given almost unlimited opportunities for ‘rent seeking’: the ‘mutual hostages’ model collapsed and the industry’s enterprises came under the control of the managers.
Kết quả, cuộc khủng hoảng kinh tế cuối những năm 1980 đã đánh sập cả hệ thống, dẫn đến sự sụp đổ cơ chế quản lý đa ngành của nền kinh tế. Diễn biến bất ngờ của thị trường làm thay đổi cán cân quyền lực giữa Nhà nước và Doanh nghiệp lớn theo hướng "cởi trói" cho Doanh nghiệp lớn và mang lại vô số cơ hội cho những kẻ "tìm kiếm đặc quyền": mô hình "khống chế lẫn nhau" đổ vỡ và các doanh nghiệp trong ngành rơi vào tay các nhà quản lý.


The formal preservation of state property at the beginning of the 1990s was only a façade: the managers of many of the enterprises belonging to the state were interested in seizing and stripping their assets and the state was in no condition to even levy taxes from them, much less provide them with any kind of effective management. For a long time Gazprom was a state within a state, paying taxes only after informal negotiations between the top managers and the leadership of the country. Given this situation, changes in the relationship between the state and Big Business were inevitable.

Việc duy trì các tài sản nhà nước thời kỳ đầu những năm 1990 chỉ còn mang tính hình thức: các nhà quản lý của nhiều doanh nghiệp thuộc nhà nước muốn thâu tóm và chiếm lấy các tài sản đó và nhà nước thậm chí còn rơi vào tình thế mất luôn cả tiền thuế từ chúng, và cũng không thể đảm bảo một sự quản lý hiệu quả. Trong thời gian dài, Gazprom là nhà nước trong nhà nước, chỉ đóng thuế sau những cuộc thương thảo không chính thức giữa các nhà quản lý cấp cao với giới lãnh đạo nhà nước. Căn cứ tình hình này, mối quan hệ giữa Nhà nước và Doanh nghiệp lớn sẽ khó tránh khỏi thay đổi.


The waxing and waning of the oligarchs

In essence the Russian government of the 1990s was faced with the choice between supporting the oil and gas sector’s previous default ‘rent seeking’ position or transferring part of its assets into private ownership. The economy was in free fall, there was a high level of political instability, a bitter struggle for power and an acute fiscal crisis so the Russian government used privatisation to gain the support of Russian business.

Thăng trầm của các đầu sỏ

Về cơ bản, chính phủ Nga những năm 1990 phải đối diện với lựa chọn giữa ủng hộ vị trí "đặc quyền" mặc định của ngành dầu khí hay chuyển nhượng bớt một phần tài sản sang sở hữu tư nhân. Nền kinh tế rơi tự do, bất ổn chính trị leo thang, đấu tranh quyền lực gay gắt và khủng hoảng tài chính trầm trọng buộc chính phủ Nga phải tư nhân hóa để tranh thủ sự ủng hộ của giới doanh nghiệp.

The 1995 loans for shares auctions ↑ saw the government pledging its controlling stake in the largest oil, metals and other enterprises to the Russian banks in exchange for money to be used as the government saw fit. What actually happened was that the authorities transferred control over various assets (including oil) to arbitrarily selected representatives of Russian business with whom they had close links, who in their turn guaranteed the government their political support in the run up to the presidential election scheduled for the summer of 1996. In this way the Tyumen Oil Company (TNK) passed into the hands of Alfa Bank headed by Mikhail Fridman; the YUKOS oil company became the property of Menatep Bank, headed by Mikhail Khodorkovsky and Sibneft was transferred to a holding company controlled by Boris Berezovsky.

Cuộc đấu giá "cho vay lấy cổ phần" năm 1995 chứng kiến việc chính phủ chuyển giao quyền kiểm soát trong các công ty dầu, kim loại và một số công ty nhất khác cho các ngân hàng Nga để đổi lấy tiền phục vụ hoạt động của của mình. Thực tế, chính phủ đã trao quyền kiểm soát đối với rất nhiều tài sản (trong đó có dầu mỏ) sang cho các đại diện doanh nghiệp Nga được lựa chọn một cách tùy tiện trong số những người có quan hệ thân thiết, để đổi lấy sự ủng hộ chính trị của họ trong cuộc chạy đua tranh cử tổng thống diễn ra vào mùa hè năm 1996. Như thế, Tyumen Oil Company (TNK) rơi vào tay Ngân hàng Alfa do Mikhail Fridman là người đứng đầu; Công ty dầu mỏ YUKOS trở thành tài sản của Ngân hàng Menatep của Mikhail Khodorkovsky và Sibneft được giao cho một công ty chủ quan do Boris Berezovsky kiểm soát.

'This 'state capture' period in Russia was quite short. After the 1998 financial crisis, Big Business influence on government decision taking was sapped, while the strengthening of the state's coercive capacity and Vladimir Putin coming to power dealt the oligarchs a crippling blow.'

Giai đoạn thao túng chính quyền này ở Nga diễn ra rong thời gian khá ngắn. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998, ảnh hưởng của Doanh nghiệp lớn lên các quyết sách của chính phủ giảm xuống, khi mà công cuộc chấn hưng quyền lực của nhà nước cùng với việc Vladimir Putin lên cầm quyền đã giáng một cú đấm tê người vào các trùm đầu sỏ.

Once the government had granted big business such significant privileges in the privatisation process, it found that it was very dependent politically on the big businessmen (the 'oligarchs'). This state of dependency became even more marked after the 1996 elections, when the spoils granted to various 'oligarchs' and their henchmen came in the form of high-up government posts which opened up new opportunities for further rent seeking. Several members of the Russian government attempted to place obstacles in their way, but these attempts were none too successful: by the end of 1997 they had lost the battle with the 'oligarchs.' These developments resulted in 'state capture' by Russian big business, which started to exercise crucial influence on significant political and economic decisions.

Sau khi trao cho các Doanh nghiệp lớn những đặc quyền lớn như vậy trong quá trình tư nhân hóa, chính phủ nhận thấy một sự phụ thuộc chính trị ghê gớm vào các ông chủ lớn (tức các trùm đầu sỏ). Tình trạng lệ thuộc này trở nên rõ rệt hơn sau cuộc bầu cử năm 1996, khi các đặc quyền được trao cho các trùm đầu sỏ và tay sai dưới hình hính là các vị trí cấp cao trong chính phủ, điều này lại mở ra những cơ hội mới cho cuộc "tìm kiếm đặc lợi". Một số thành viên trong chính phủ Nga muốn ngăn cản, nhưng những nỗ lực này đều không mấy thành công: đến cuối năm 1997, họ "thất trận" trước các trùm đầu sỏ. Những diễn biến này dẫn tới sự "thao túng chính quyền" của các doanh nghiệp lớn ở Nga, và họ bắt đầu thực thi ảnh hưởng mạnh mẽ của mình trong các quyết sách chính trị và kinh tế quan trọng.

In the summer of 2000, at a meeting with the oligarchs, Putin made Big Business an informal offer it couldn't refuse, which subsequently came to be called the 'barbecue agreement.' Essentially, the state would not revisit the question of property rights and would maintain an equal distance from the oligarchs, while Big Business would have to remain loyal to the authorities and not interfere in the most important political decisions. Those few oligarchs who didn't agree with the conditions of this informal agreement soon lost their assets and/or had to leave Russia. The remaining representatives of Big Business simply had no choice.

Mùa hè năm 2000, tại cuộc gặp với các trùm đầu sỏ, Putin đã đưa ra một đề nghị không chính thức và không thể từ chối đối các Doanh nghiệp lớn, mà sau đó được gọi là "thỏa thuận barbecue". Về cơ bản, nhà nước sẽ không xét lại vấn đề quyền tài sản và sẽ duy trì một khoảng cách cân bằng với các trùm đầu sỏ, trong khi Doanh nghiệp lớn phải trung thành với chính quyền và không can thiệp vào những quyết sách quan trọng nhất của chính phủ. Số ít các trùm đầu sỏ không đồng tình với điều kiện của thỏa thuận không chính thức này nhanh chóng mất dần tài sản và/hoặc phải rời khỏi Nga. Các đại diện còn lại của Doanh nghiệp lớn đơn giản không còn lựa chọn nào khác.


President Putin with Mikhail Fridman and Mikhail Khodorkovsky at the 2000 Kremlin meeting. He promised not to review the results of the Yeltsin privatisation if they would stay clear of politics. 3 years later Khodorkovsky was arrested and his oil empire, Yukos, dismantled, reinforcing state control of the energy sector.

Tổng thống Putin với Mikhail Fridman và Mikhail Khodorkovsky tại cuộc họp Kremlin 2000. Ông hứa sẽ không xem xét kết quả của tư nhân hóa thời Yeltsin nếu họ sẽ không nhúng tay vào chính trị. 3 năm sau đó, Khodorkovsky đã bị bắt và đế chế dầu của mình, Yukos, tan rã, làm vững thêm sự kiểm soát của nhà nước đối với ngành năng lượng.
The 'barbecue agreement' comes quite close to the 'mutual hostage' model. On the one hand the Russian government took a step towards the oligarchs by creating favourable conditions for the development of their business: in the course of tax reforms the government agreed rates and payment procedures with the oil company representatives, including the mineral production tax. In its turn Big Business gave its active support to the policy of re-centralising the state, which removed the barriers to business development and was aimed at creating a single all-Russian market. The authorities appeared to recognise the largest associations of Russian businessmen as their official junior partners. This balance of power between the state and Big Business had a beneficial effect on the direction of the economic reforms too, and on preserving political pluralism in Russia.

"Thỏa thuận barbecue" dẫn đến một mô hình gần giống mô hình "khống chế lẫn nhau". Một mặt chính phủ Nga bước gần hơn đến các trùm đầu sỏ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp này: trong quá trình cải cách thuế, chính phủ đồng ý các mức thuế và thủ tục thanh toán với các đại điện của các công ty dầu, trong đó có thuế sản xuất khoáng sản. Về phần mình, Doanh nghiệp lớn tích cực ủng hộ chính sách tái tập quyền hóa nhà nước, xóa bỏ các rào cản đối với phát triển kinh doanh và hướng tới xây dựng một thị trường thống nhất cho toàn nước Nga. Chính quyền có vẻ thừa nhận các hiệp hội lớn nhất những doanh nhân Nga là đối tác cơ sở chính thức. Cán cân quyền lực này giữa Nhà nước và Doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng tốt tới việc chỉ đạo các cải cách kinh tế và duy trì đa nguyên chính trị ở Nga.

But the conditions of the 'barbecue agreement' could easily be reviewed unlaterally if the political or economic climate were to change. In the 00s world oil prices increased, as did the revenue from exports, and the Russian government became considerably stronger, which encouraged the authorities to reconsider the formal and informal rules of the game in their relationship with Big Business (especially in the oil and gas sector). This period saw Russia turning towards authoritarian government, restrictions on political competition and the strengthening of the Kremlin monopoly, so the extension of these tendencies to the economic sphere was the authorities' logical next step.


Nhưng những điều kiện của "Thỏa thuận barbecue" có thể được đơn phương xem xét lại nếu môi trường chính trị hay kinh tế thay đổi. Trong những năm 2000, giá dầu thế giới tăng, doanh thu từ xuất khẩu cũng vậy, và chính phủ Nga càng trở nên mạnh hơn, điều này khuyến khích chính quyền xem xét lại các quy định chính thức và không chính thức trong mối quan hệ với Doanh nghiệp lớn (đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí). Giai đoạn này chứng kiến quyền lực của Kremlin nổi trội hơn rất nhiều, vì thế việc mở rộng xu hướng này ra toàn bộ nền kinh tế chính là bước đi dễ hiểu tiếp theo của chính quyền.

In October 2003 Mikhail Khordorkovsky, chief owner and head of the largest private Russian oil company Yukos, was arrested on charges of tax evasion. Later he was given a lengthy prison sentence. His arrest brought the company down very soon: its main assets were sold to pay for its debts at a price considerably below its market value. In addition the Russian authorities, employing non-transparent methods and acting through dummy third companies, ensured the transfer of the companies belonging to Yukos to the state oil company Rosneft.

Tháng 10/2003, Mikhail Khordorkovsky, ông chủ kiêm chủ tịch công ty dầu khí tư nhân lớn nhất của Nga Yukos, bị bắt với cáo buộc trốn thuế. Sau đó, ông bị kết án tù giam. Vụ việc này khiến công ty đi xuống nhanh chóng: các tài sản chính bị đem bán với mức giá thấp hơn giá trị thị trường để thanh toán các khoản nợ. Bên cạnh đó, chính quyền Nga cũng sử dụng một số biện pháp không minh bạch và hành động thông qua các công ty bù nhìn thứ ba để đảm bảo cuộc chuyển giao các công ty con của Yukos vào công ty dầu khí quốc gia Rosneft.

The return of the predatory state.

Sự quay trở lại của nhà nước thao túng
The Yukos affair was a turning point in relations between the Russian government and Big Business: it marked the transition from a situation of 'mutual hostages' to a policy of 'business capture' and to the eventual establishment of the 'predatory state' in Russia.  This event opened up the way to a large-scale revision of property rights in the oil industry. Following on the effective nationalisation of Yukos, the Russian government began attacking other assets belonging to private Russian capital, or to foreign businesses. Essentially it was a move towards expropriating property in the oil industry and the transfer of assets to the control of state companies or private business connected to the authorities. This was 'business capture' by the 'predatory state'.

Vụ Yukos là bước ngoặt trong mối quan hệ giữa chính phủ Nga với Doanh nghiệp lớn: nó đánh dấu sự biến chuyển từ thế "khống chế lẫn nhau" sang chính sách "thao túng doanh nghiệp" và cuối cùng dẫn đến hình thành Nhà nước thao túng ở Nga. Sự kiện này mở đường cho việc xét lại trên quy mô lớn các quyền tài sản trong ngành dầu mỏ. Sau cuộc quốc hữu hóa Yukos thành công, chính phủ Nga bắt đầu tấn công các tài sản khác thuộc về vốn tư nhân của Nga hay của các doanh nghiệp nước ngoài. Đây cơ bản là động thái hướng đến chiếm hữu các tài sản trong ngành dầu mỏ và trao quyền kiểm soát cho các công ty nhà nước hoặc các công ty tư nhân có quan hệ với chính quyền. Đó chính là cuộc "chiếm đoạt doanh nghiệp" của "Nhà nước thao túng".

At the same time non-transparent management in the oil and gas sector became ever more entrenched, facilitating the growth of corruption and increasingly non-cost effective expenditure.  In the middle of the 00s a previously unknown company called Gunvor, headed up by Gennadii Timchenko, a former colleague of Putin's, suddenly appeared among the ranks of the world's largest oil traders. Up to 40% of the oil exported from Russia, mainly by state companies, was supplied to the world market by this company, but the activities of the company itself and its ownership structure remained opaque.

Trong khi đó, sự quản lý thiếu minh bạch trong ngành dầu khí trở nên khó lay chuyển hơn bao giờ hết, tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển và các khoản chi tiêu ngoài quy định ngày càng nhiều. Giữa những năm 2000, một công ty trước đó không ai biết đến có tên Gunvor, do Gennadii Timchenko, một đồng nghiệp của Putin, đứng đầu, bất ngờ xuất hiện trong nhóm những doanh nghiệp kinh doanh dầu mỏ lớn nhất thế giới. Có tới 40% dầu xuất khẩu của Nga, chủ yếu của các doanh nghiệp nhà nước, đượng cung cấp ra thị trường thế giới thông qua công ty này, nhưng bản thân hoạt động cũng như cấu trúc sở hữu nó vẫn là điều thiếu minh bạch.

During this period the performance of the Russian gas monopoly Gazprom deteriorated sharply: its operating costs increased rapidly and its debts even more rapidly, while gas production and deliveries to the domestic market remained virtually unchanged. The outcome of this large-scale increase in the presence of the Russian 'predatory state' in the oil and gas industry was a reduction in the efficiency of Big Business, turning it into a cash cow for the businessmen and civil servants with connections in the government.


Trong giai đoạn này, hoạt động của công ty độc quyền về khí gas của nga Gazprom xấu đi nghiêm trọng: chi phí hoạt động tăng vợt, nợ cũng phình to nhanh hơn, trong khi sản xuất và vận chuyển khí tới thị trường trong nước vẫn gần như không thay đổi. Kết quả của sự tăng cường hiện diện quy mô lớn của "Nhà nước thao túng" ở Nga trong ngành dầu khí làm giảm hiệu quả của Doanh nghiệp lớn, biến nó thành một "con bò sữa" cho các ông chủ và quan chức trong chính phủ.

All in all the relationship between the Russian state and Big Business during the last 20 years has been very like the swing of a pendulum. At the end of the 80s-early 90s (the end of the Soviet period), the pendulum started its swing from the 'mutual hostages' situation towards 'rent seeking', completing the swing at the extreme limit of  'state capture' in 1996-1998.

Tóm lại, toàn bộ mối quan hệ giữa Nhà nước Nga với Doanh nghiệp lớn trong 20 năm qua rất giống với sự chuyển động của con lắc. Cuối những năm 1980 đầu những năm 1990 (cuối thời kỳ Xô-Viết), con lắc bắt đầu đu đưa từ trạng thái "khống chế lẫn nhau" sang "tìm kiếm đặc quyền" và kết thúc quá trình với một "Nhà nước thao túng" vào năm 1996-1998.

In the 00s the pendulum started swinging back towards strengthening government positions. It passed the equilibrium point ('mutual hostages') and in 2003-4 (after the Yukos affair) started moving fast in the direction of the 'predatory state'. Where it remains to this day. The pendulum can today be described as in a state of ineffectual equilibrium. The longer it remains in this state, the more jerky and painful will be its movements in the future.
Đầu những năm 2000, con lắc bắt đầu quay trở lại củng cố vị trí của chính phủ. Nó đi qua điểm cân bằng (khống chế lẫn nhau) và năm 2003-2004 (sau vụ Yukos) bắt đầu chuyển động nhanh hơn theo hướng "Nhà nước thao túng" và duy trì cho tới hôm nay. Con lắc hôm nay được miêu tả là trong tình trạng cân bằng không hiệu quả. Tình trạng này càng kéo dài, chuyển động của nó càng dữ dội và ghê gớm hơn trong tương lai.


Vladimir Gelman, Professor of political science at the European University in St. Petersburg, Russia. He is the author of 17 books and more than 120 articles on Russian and post Soviet politics.

Vladimir Gelman, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học châu Âu ở St Petersburg, Nga. Ông là tác giả của 17 quyển sách và hơn 120 bài viết về chính trị của Nga và hậu Liên Xô.


http://www.opendemocracy.net/od-russia/vladimir-gelman/russia%E2%80%99s-crony-capitalism-swing-of-pendulum

Is Cuba opening up under Castro capitalism? Liệu Cuba có mở cửa theo chủ nghĩa tư bản kiểu Castro


 
Is Cuba opening up under Castro capitalism?
Liệu Cuba có mở cửa theo chủ nghĩa tư bản kiểu Castro

By Connie Watson, CBC News
Apr 25, 2012

Connie Watson
25/4/2012
It is no Arab Spring, but Communist Cuba is trying to tap in to the country's entrepreneurial spirit. Rafael Hernandez, the head of Cuba's largest cultural magazine, Temas, lost his last editor to Canada. She fell in love with a Canadian, married and moved away. So a few months ago, Hernandez put out the call for a replacement and nearly 30 qualified applicants replied. He was stunned. In the past, he says, maybe three or four candidates would apply for that kind of position because it was a permanent job and, until recently, a permanent job meant a government job with pay so low it didn't pay the bills.



Mặc dù không diễn ra các cuộc biểu tình kiểu “Mùa Xuân Arập”, nhưng Chính phủ Cuba đang tìm cách khai thác tinh thần doanh nghiệp của nước này. Ông Rafael Hernandez, người đứng đầu “Temas”, tạp chí văn hóa lớn nhất Cuba, vừa bị mất một biên tập viên khi cô này yêu một người Canađa, kết hôn và chuyển về quê chồng. Do vậy, vài tháng trước đây, Hernandez đã thông báo tuyển người thay thế và có tới gần 30 ứng cử viên đủ tư cách đã nộp hồ sơ khiến ông sững sờ. Theo ông Hernandez, trước đây thường chỉ có 3-4 ứng cử viên sẽ nộp đơn để dự tuyển vào một vị trí như vậy, bởi vì đó là một công việc lâu dài, và cho đến gần đây, một công việc lâu dài vẫn đồng nghĩa là một công việc chính phủ với mức lương thấp đến nỗi không đủ sống.

In Cuba, over the past 20 years or so, the only way to get ahead was to juggle several contract jobs at a time. So what's changed? Why the sudden interest in Hernandez's magazine job? "Many Cubans are re-evaluating how important it is to have a permanent job," says Hernandez, who believes that this re-evaluation is a sign of the times, a sign that Cuba's cloistered system is changing so much that suddenly workers are searching for stability, poorly paid or not.

Tại Cuba, trong 20 năm gần đây, cách duy nhất để kiếm đủ sống là phải cùng lúc làm một số việc theo hợp đồng. Vậy điều gì đang thay đổi? Tại sao lại có sự quan tâm bất ngờ đến công việc tại tạp chí của ông Hernandez? Ông Hernandez nói: “Nhiều người Cuba đang đánh giá lại tầm quan trọng của việc có một công việc lâu dài”. Sự đánh giá này là một dấu hiệu của thời đại, một dấu hiệu rằng hệ thống cô lập của Cuba đang thay đổi đến mức mà đột nhiên người lao động muốn tìm kiếm sự ổn định, cho dù được trả lương thấp hay không.




What is going on here, though, is no Arab Spring. Though he is 85 and no longer president, Fidel Castro's presence is everywhere in Cuba, like this billboard in Santiago, which was prettying itself up for the arrival of Pope Benedict in March 2012.

Tuy nhiên, những gì đang diễn ra tại Cuba không phải là Mùa Xuân Arập. Mặc dù đã 85 tuổi và không còn là Chủ tịch, nhưng người ta có thể thấy sự hiện diện của ông Fidel Castro ở khắp mọi nơi ở Cuba, như biển quảng cáo này ở Santiago, chào đón sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng Benedict tháng 3 năm 2012.

There is no occupy movement taking over Havana's plazas, no chaos in the streets. In comparison to the tumult of the outside world, Cuba's power shift is pretty modest.

Tại Cuba không có phong trào chiếm các quảng trường tại La Habana, không có hỗn loạn trên đường phố. So với sự ồn ào của thế giới bên ngoài, sự chuyển giao quyền lực tại Cuba khá êm ả.
But when such an ideological, one-party state starts stirring in a little capitalism, albeit Castro-style, it's a bit like a controlled explosion. The foundations are shaking and it's waking up the residents.

Nhưng khi một nhà nước độc đảng, theo ý thức hệ như Cuba bắt đầu khuấy động một chút chủ nghĩa tư bản, mặc dù theo phong cách Castro, thì điều này vẫn giống như một vụ nổ có kiểm soát. Nền móng của nó rung lắc khi nó đánh thức người dân.

Downsizing the state

As part of this shakeup, some Cubans are clearly searching for more stable ground (the permanent job); others are taking on the challenge of striking out on their own.

Cắt giảm biên chế của nhà nước

Như một phần của sự cải tổ này, một số người Cuba hiện đang tìm kiếm một công việc lâu dài, ổn định hơn; trong khi những người khác đón nhận thách thức bằng cách tự kinh doanh.

One big motivating factor is that in the next little while half-a-million government jobs are about to be eliminated. President Raul Castro announced the dramatic downsizing in 2010. It was supposed to happen early in 2011. But the layoffs have already been postponed twice.

Một yếu tố thúc đấy lớn là trong thời gian sắp tới, khi 500.000 biên chế nhà nước sẽ bị cắt giảm. Chủ tịch Cuba Raul Castro đã tuyên bố kế hoạch cắt giảm này từ năm 2010, và dự kiến thực hiện vào đầu năm 2011, nhưng việc cắt giảm biên chế đã bị hoãn lại 2 lần.
That's another sign of the times. The Cuban government wants fewer people on the payroll. But so far there is not enough work for them elsewhere.

Đó là một dấu hiệu nữa của thời đại. Chính phủ Cuba muốn giảm số người trong biên chế. Nhưng cho đến nay, không có đủ việc làm cho họ tại các khu vực khác.

The private sector, such as it is, is just getting on its feet and municipal governments, which are supposed to pick up the job slack, are still waiting for Castro to deliver on his promise of handing along more power and projects from central command.

Khu vực tư nhân, nếu có thể gọi như vậy, chỉ vừa chập chửng đứng dậy và chính quyền các thành phố, mà vốn có nghĩa vụ đón nhận số nhân công mất việc này, vẫn đang đợi ông Castro thực hiện lời hứa chuyển giao thêm quyền lực và các dự án từ chính quyền trung ương.

The Castro regime certainly doesn't want hundreds of thousands of Cubans sitting around with no work, no money and no prospects. A pool of unemployed that large, in a country that once promised every citizen a job for life, would be difficult to deal with. "The consequences," says Hernandez, "could be politically not good."

Chính phủ Cuba chắc chắn không bao giờ muốn thấy hàng trăm nghìn người Cuba không việc làm, không tiền và không có triển vọng, số người thất nghiệp lớn tại một quốc gia đã từng hứa hẹn tạo công việc kiếm sống cho mọi công dân, sẽ trở nên khó giải quyết, và những hậu quả có thể trở nên tồi tệ về chính trị.

Risk and reward

At this point, while legions of public service employees wait for the axe to fall, many have already made the transition. Cuba's private economy is still a work in progress.


Nguy cơ và phần thưởng

Tại thời điểm này, mặc dù nhiều công chức vẫn đang đợi bị cắt giảm, nhưng nhiều người đã thực hiện việc chuyển đổi. Kinh tế tư nhân của Cuba vẫn là một công việc đang tiến triển.


Cuba's private economy is still a work in progress. Here a watchmaker attends his stall on a street in Havana in April 2012.
Kinh tế tư nhân của Cuba vẫn là một công việc đang tiến. Đây là một thợ đồng hồ và quầy hàng của ông trên một đường phố ở Havana vào tháng Tư năm 2012.

Abiel San Miguel used to be a government architect. Now he's co-owner of a hot new restaurant in Old Havana called Dona Eutimia's. Since it opened about a year ago it has become a favourite of the city's bohemian crowd of artists, filmmakers and musicians.

Abiel San Miguel từng là một kiến trúc sư làm việc cho chính phủ, giờ đây ông ta là đồng chủ sở hữu một quán ăn mới, đông khách tại khu vực La Habana cổ. Kể từ khi được khai trương một năm trước đây, quán ăn mang tên “Dona Eutimia’s” đã trở thành điếm đến ưa thích của các nhóm “du mục” gồm các nghệ sĩ, nhà làm phim và nhạc sĩ của thủ đô.

But its good food attracts anyone with enough money to dine out, and gives the old mansion an eclectic mix of clients.

Tuy nhiên, các món ăn ngon của quán này đã thu hút được bất cứ ai có đủ tiền để ra ngoài ăn tối và làm đa dạng những thực khách của quán.

San Miguel loves the risk and the reward of being his own boss.

San Miguel thích rủi ro và phần thưởng là ông ta trở thành ông chủ của chính mình.
"Honestly, I didn't change professions just for the money, although this does pay better," he says. "I love what I'm doing now. And the more you love what you do, the more success you'll have."

San Miguel nói: “Thành thật mà nói, tôi không đổi nghề chỉ vì tiền, mặc dù quán làm ăn khá. Tôi yêu thích những gì mình đang làm, và một khi bạn càng yêu công việc, thì bạn sẽ đạt được càng nhiều thành công”.

Still, the capitalist concept of risk and reward is new to the majority of Cubans, who have grown up under the one-party Communist state of Fidel and now Raul Castro, both of them now in their 80s.


Khái niệm “rủi ro” và “phần thưởng” của chủ nghĩa tư bản là mới đối với đa số người dân Cuba, những người đã lớn lên dưới chế độ độc đảng của ông Fidel và hiện nay là Raul Castro, đều đã hơn 80 tuổi.
San Miguel says many of his compatriots aren't ready to let go off the government's firm hand just yet. "We've always waited for the government to give and give and give. And we have to change that mentality," he says.

San Miguel nói rằng nhiều đồng bào của ông chưa sẵn sàng rời khỏi vòng tay bảo bọc của chính phủ, “Chúng ta luôn chờ đợi những ban phát của chính phủ và chúng ta phải thay đổi tâm lý này,” ông nói.

"This kind of change will take years and really I prefer that," he says. "It's better to take it slow and steady."

“Kiểu thay đổi này sẽ mất nhiều năm và tôi ủng hôn thay đổi, ông San Miguel nói:  “Tốt hơn nên tiến hành chậm và chắc”.
Most of the Cubans I talked with during a recent trip seem to agree. After generations of Castro's control over every aspect of their lives, they're not clamouring here for the creative chaos of an Arab Spring.

Hầu hết người dân Cuba mà tôi đã trò chuyện cũng đồng ý như vậy. Sau nhiều thế hệ bị kiểm soát trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, người dân Cuba không hò hét kêu gào sự hỗn loạn sáng tạo của một Mùa Xuân Arập.
They really seem to feel that the government is easing up and they are willing to wait and see how the changes pan out.

Họ dường như thực sự cảm thấy rằng chính phủ đang nới lỏng và muốn chờ để xem những thay đổi có kết quả ra sao.

Dissident blogger Yoani Sanchez is free to upload her views from her home in Havana. But the Cuban government has denied her a travel visa on at least 19 occasions.

Blogger bất đồng chính kiến ​​Yoani Sanchez được tự do đăng tải lên mạng quan điểm của mình từ nhà cô ở Havana. Nhưng chính phủ Cuba đã từ chối cô ấy một visa du lịch trên ít nhất 19 lần.
Some missing pieces
Những mảnh ghép còn thiếu

So far, Raul Castro has eased restrictions on cellphone use and travel, which is allowing at least some Cubans to see more to the world around them. He is also permitting Cubans to sell their cars and homes, and set up private businesses.


Cho đến nay, ông Raul Castro đã nới lỏng những hạn chế đối với việc sử dụng điện thoại dí động và đi lại, cho phép thêm nhiều người Cuba được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, ông cũng cho phép những ngựời Cuba được bán Ô tô, nhà của họ và thành lập các doanh nghiệp tư nhân.

All of these things were specifically requested by citizens who sent letters to the government, at Castro's invitation. The new president is even encouraging them to complain about what isn't working.

Đây đều là những yêu cầu cấp bách của công dân, những người đã gửi thư cho chính phủ theo yêu cầu của ông Castro. Vị chủ tịch mới thậm chí còn khuyến khích người dân Cuba khiếu nại về những gì không ổn.

And Cubans are complaining like I've never heard them complain before — at least to a foreign journalist. (Which has always been more risky than complaining to each other.)


Và người Cuba đang phàn nàn như tôi chưa bao giờ nghe họ phàn nàn trước - ít nhất là với một nhà báo nước ngoài. (Mà đã luôn luôn gặp nhiều nguy hiểm hơn là phàn nàn với nhau.)
The other noticeable change is that, the younger the Cuban, the more impatient they are for the system to open up and the less fear they have of speaking out.

Một thay đổi đáng lưu ý khác là những người Cuba càng trẻ thì họ càng thiếu kiên nhẫn với sự chậm chạp mở cửa của chế độ và ít lo sợ về những phát biểu của họ.

That could be a generational shift, linked to how connected younger Cubans are to the outside world through their smart phones, computers and the internet. They're simply not as intellectually isolated as their parents were.

Đây có thể là một sự chuyển biến thế hệ, liên quan đến mức độ kết nối của những người Cuba trẻ tuổi với thế giới bên ngoài thông qua điện thoại thông minh, máy vi tính và Internet. Họ không còn bị cô lập về trí tuệ như cha mẹ họ.      

Thanks to blogs, emails and alternative publications, Cubans have more channels to express themselves than ever before.

Nhờ blog, thư điện tử và các ấn phẩm thay thế, người dân Cuba có nhiều kênh để thể hiện mình hơn trước kia!
But the change underway in Cuba right now can't all be explained by modern technology. The layoffs, the downsizing, the decentralizing all play a role.

Nhưng không phải tất cả sự thay đổi hiện đang diễn ra tại Cuba đều nhờ vào công nghệ hiện đại. Việc sa thải, cắt giảm biên chế và phân quyền cho địa phương đều có vai trò lớn.

"If people don't depend on the state for their job, that gives them a lot more freedom," says university professor Julio Cesar Guanche. Overall, this translates into "a lot less capacity for the state to exercise a monopoly over opinion."

“Nếu người dân không còn phụ thuộc vào nhà nước để có công việc, điều đó khiến họ tự do hơn nhiều, Giáo sư đại học Julio Cesar Guanche nhận xét. Và tự trung, điều này khiến “nhà nước ít có khả năng độc quyền áp đặt quan điểm”.  

That's a healthy sign — for a democracy. Which Cuba is not. Far from it, in fact, and the Castro government insists it has no intention of going there.

Đó là dấu hiệu lành mạnh đối với một nền dân chủ, nhưng đối với Cuba thì không. Trên thực tế, Cuba còn xa mới trở thành một nền dân chủ và chính phủ của Castro khẳng định không có ý định tiến đến dân chủ.

Cuba remains a one-party state, in full control of the legislature and the judicial system. Human rights advocates say the government is still harassing and rounding up its harshest critics and putting them in jail whenever it wants to.

Cuba vẫn là một nhà nước độc đảng, hoàn toàn kiểm soát việc lập pháp và hệ thống tư pháp. Những người ủng hộ nhân quyền cho biết chính phủ vẫn đàn áp những người chỉ trích và đưa họ vào tù bất kỳ khi nào họ muôn.

But it's clear the government has less control over the livelihoods of its people, and is also handing along a certain amount of control to local mayors.

Nhưng rõ ràng là chính phủ đã ít kiểm soát cuộc sống của người dân và cũng đang trao quyền kiểm soat nhất định cho các thị trưởng địa phương.
Power — whether it is over information, or income — is shifting away from the government, and towards individual Cubans.

Quyền lực, dù là về thông tin hay thu nhập, đang chuyển từ chính phủ sang các cá nhân tại Cuba.
Hernandez, the magazine editor, likens the power shift to a puzzle with many pieces still missing. "You can see it's a different animal pictured in the puzzle," he says, "but you don't know what animal it is yet." And of course how much of this Cuban puzzle gets filled in, will depend on who ends up holding the missing pieces.

Ông Hernandez đã ví sự chuyển giao quyền lực này như một câu đố, với nhiều miếng ghép vẫn chưa xuất hiện, ông nói: “Người ta có thể nhìn thấy một hình dạng khác trong câu đố, nhưng chưa biết đó là hình gì. Và tất nhiên, mức độ giải câu đố này sẽ phụ thuộc vào việc ai đang nắm những mảnh ghép còn thiếu”.

Transport inspector Gleiwis Ramos earns about $20 a month plus tips from her government job of checking cabs and buses for the number of passengers they have.

Thanh tra giao thông vận tải Gleiwis Ramos kiếm được khoảng $ 20 một tháng cộng với khoản tiền thưởng từ công việc làm cho chính phủ của bà là kiểm tra cho số lượng hành khách trên xe taxi và xe buýt.
.


Connie Watson is CBC's Latin America correspondent, currently based in Rio de Janeiro, Brazil. Since 2004, she has travelled throughout the region reporting on the changing continent, from unrest in Haiti, to Fidel Castro's passing of the torch in Cuba to the rise of Hugo Chavez in Venezuela. Prior to her posting in Mexico in 2004, Watson reported extensively from danger zones in Iraq, Afghanistan and Pakistan.

Connie Watson là phóng viên Mỹ Latinh của CBC của, hiện đang có trụ sở tại Rio de Janeiro, Brazil. Từ năm 2004, cô đã đi khắp các khu vực này làm phóng sự về một châu lục đang thay đổi, từ tình trạng bất ổn tại Haiti, tới việc Fidel Castro trao ngọn đuốc Cuba cho Hugo Chavez đang lên tại Venezuela. Trước khi làm việc ở Mexico vào năm 2004, Watson có nhiều phóng sự rộng rãi từ các vùng nguy hiểm ở Iraq, Afghanistan và Pakistan.




http://www.cbc.ca/news/world/story/2012/04/25/f-vp-watson-cuba-capitalism.html