MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, April 15, 2012

Maritime claims and energy cooperation in the South China Sea YÊU SÁCH CHỦ QUYỀN HÀNG HẢI VÀ HỢP TÁC NĂNG LƯỢNG TRÊN BIỂN ĐÔNG


Maritime claims and energy cooperation in the South China Sea

YÊU SÁCH CHỦ QUYỀN HÀNG HẢI VÀ HỢP TÁC NĂNG LƯỢNG TRÊN BIỂN ĐÔNG

by Leszek Buszynski, Iskandar Sazlan

LESZEK BUSZYNSKI và ISKANDAR SAZLAN

The South China Sea is an area comprising over 200 islands, rocks, and reefs and includes the Paracels and Spratly groups. The unresolved maritime claims of China, Taiwan, Brunei, Malaysia, Vietnam, and the Philippines overlap; China and Vietnam have claimed the entire area; and the others have claimed contiguous zones. Uncertainty in relation to sovereign jurisdiction has hindered the exploitation of the hydrocarbon and fishing resources there. Attempts to settle the claims have stumbled over the complexity of the issue and sanguine expectations that reason and the logic of compromise would prevail have proven to be unfounded. One important reason for the as yet unresolved status of the area has been the refusal of the main claimant, China, and also Vietnam, to depart from their formal claim to the entire area. Proposals that have called for multilateral negotiations with the intention of accommodating China have floundered accordingly. If the South China Sea were just an outlying area where the competing claims could be shelved without detriment, it would not merit much attention. The search for new sources of energy reserves however, has added a new urgency to the issue, particularly as China struggles to meet exploding demands for energy. The claimants are now interested in exploiting the energy reserves of their respective claims, the ASEAN states in particular. Can there be security in the South China Sea which would allow the claimants to tap those resources without a resolution of the maritime claims?

Biển Nam Trung Hoa là một khu vực gồm trên 200 đảo, mỏm đá, và rặng san hô gồm cả nhóm đảo Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratly). Những tranh chấp lãnh hải chưa giải quyết được của Trung Quốc, Đài Loan, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines chồng chéo nhau; Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp cho toàn bộ khu vực; các nước khác thì tranh chấp các khu vực tiếp giáp. Sự không chắc chắn trong liên hệ đến quyền phán quyết tối cao đã ngăn cản sự khai thác tài nguyên dầu khí và hải sản ở đây. Những cố gắng để dàn xếp các tranh chấp đã vấp phải tính phức tạp của vấn đề và kỳ vọng tốt đẹp cho là lẽ phải và một tính hợp lý hứa hẹn sẽ chiếm ưu thế hóa ra không thể tìm được. Một lý do quan trọng cho tình trạng vẫn chưa giải quyết nêu trên tại khu vực là sự từ chối của nước tranh chấp chủ yếu, Trung Quốc và Việt Nam, đều không chịu tách rời khỏi khiếu nại chính thức của mình về toàn bộ khu vực. Nhiều đề xuất kêu gọi thảo luận đa phương với ý định cho Trung Quốc chủ trì cũng vì thế mà gặp lúng túng. Nếu biển Nam Trung Hoa chỉ là một vùng xa xôi nơi mà các tranh chấp khiếu nại có thể xếp xó mà không làm thiệt hại đến ai thì nó đã không thu hút được nhiều sự quan tâm như thế. Tuy nhiên cuộc tìm kiếm những trữ lượng dầu mỏ mới đã thêm vào mức độ khẩn cấp phát sinh cho vấn đề, đặc biệt khi Trung Quốc chật vật tìm cách thỏa mãn nhu cầu năng lượng đang bùng nổ của mình. Các nước đang tranh chấp hiện quan tâm nhiều nhất đến việc khai thác nguồn năng lượng trong lãnh hải mình thuộc khu vực có tranh chấp, đặc biệt là các nước ASEAN. Vùng biển Nam Trung Hoa có thể an ninh đến mức cho phép các nước tranh chấp có thể rút tỉa tài nguyên năng lượng mà không cần đến một giải pháp cho những tranh chấp về lãnh hải?

The Maritime Claims

Những yêu sách lãnh hải

The key point about the maritime claims is that their resolution according to the UN Conventional on the Law of the Sea (UNCLOS) would ignore what China regards as its historical rights to the South China Sea, while giving the littoral states control over resources to which the Chinese feel they have a right of access. The issue arose largely because China was prevented by events from realizing its historical claims to the South China Sea, while ASEAN countries took the opportunity to occupy islands there. This division between China's sense of historical rights and actual possession of the South China Sea islands was the outcome of the San Francisco Conference of September 1951 when the allied powers failed to identify who had title to the South China Sea islands when they divested Japan of possession after the Pacific War. Article 2(f) of the San Francisco Treaty simply stated that "Japan renounces all right, title, and claim to the Spratly Islands and to the Paracel Islands". The result as Valero noted was a "legal and political vacuum" which allowed the littoral states to raise their respective claims, however justified (Valero 1994). Had China not fallen to the communists the US delegation at the conference may have allowed a non-communist China to assume possession. Chinese claims based on prior discovery carried weight with the allied powers as China had repeatedly affirmed them. The Qing dynasty had lodged a diplomatic protest in 1877 when British vessels reached the Spratlys, a similar protest was made in 1883 when a German vessel surveyed the area. In 1887 China and France, as the colonial power in Indochina, signed a boundary agreement which specified that islands situated east of the designated line belonged to China, leaving the South China Sea islands to China (Choon-ho 1978). Chinese markers were placed on the Paracels in 1907, which were subsequently incorporated into Guangdong province (Valero 1994). France on 26 July 1933 claimed possession of the South China Sea islands and incorporated them into French Indochina. In 1939 Japan occupied some of the main islands in the Spratlys but when France returned after the war the Nationalist government in China continued to contest French possession. In December 1947 the Nationalist government issued a declaration reaffirming that the Paracels and Spratlys were part of Guangdong province. Before the San Francisco Conference Chinese Foreign Minister Zhou Enlai on 15 August 1951 again declared Chinese claim to the islands (Valero 1994). The allied powers would not permit the islands to revert to a Communist China, in which case the critical separation between China regarded as its historical rights and actual occupation was the result.

Điểm mấu chốt trong những yêu sách lãnh hải là giải quyết chiếu theo Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) , không thừa nhận những gì mà Trung Quốc xem là quyền hạn dựa trên lịch sử của mình trên vùng biển Nam Trung Hoa, trong lúc đó lại cho phép các nước ven biển được kiểm soát phần tài nguyên mà Trung Quốc cảm thấy họ có quyền sở hữu. Vấn đề nổi lên chủ yếu do Trung Quốc bị ngăn cản từ các sự kiện nhằm thực hiện yêu sách lịch sử của mình đối với vùng biển Nam Trung Hoa, trong lúc các nước ASEAN tranh thủ cơ hội chiếm đóng các đảo ở đây. Sự chia rẽ này giữa nhận thức về chủ quyền trong lịch sử của Trung Quốc và thực tế chiếm hữu các đảo biển Nam Trung Hoa là thành quả của Hội nghị San Francisco tháng 9-1951 khi lực lượng đồng minh thất bại trong việc xác định các đảo ở biển Nam Trung Hoa được giao cho ai cai quản khi họ tước quyền sở hữu của Nhật Bản sau cuộc chiến Thái Bình Dương. Điều khoản 2(f) của Hiệp ước San Francisco đơn giản cho rằng “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền hạn, danh hiệu, và đòi hỏi về quần đảo Trường Sa (Spratly) và Hoàng Sa (Paracel)”. Kết quả như Valero đã ghi nhận là một “Khoảng trống về luật pháp và chính trị” từ đó cho phép các nước duyên hải đưa ra những yêu sách về lãnh hải đã nêu, cũng là đúng thôi (Valero 1994). Nếu như Trung Quốc không rơi vào tay cộng sản thì phái đoàn Mỹ tại hội nghị có thể đã cho phép một nước Trung Quốc phi cộng sản nhận lấy quyền sở hữu. Yêu sách của Trung Quốc dựa trên cơ sở là mình khám phá trước tiên đã có trọng lượng với lực lượng đồng minh như Trung Quốc đã luôn xác nhận điều đó. Minh Triều đã trao một công hàm phản đối vào năm 1877 khi tàu buôn Anh quốc đến vùng quần đảo Trường Sa (Spratlys), một phản đối tương tự đã trao vào năm 1883 khi một tàu buôn Đức khảo sát vùng này. Năm 1887 Trung Quốc và Pháp, với tư cách nước bảo hộ Đông Dương, đã ký một thỏa thuận biên giới có chỉ rõ các đảo nằm ở phía đông vạch chỉ định là thuộc về Trung Quốc, bỏ lại các đảo ở biển Nam Trung Hoa cho Trung Quốc (Choon-ho 1978). Các cột mốc Trung Quốc đã được đặt trên quần đảo Hoàng Sa (Paracels) năm 1907, sau đó được sát nhập vào tỉnh Quảng Đông (Valero 1994). Vào ngày 26-7-1933 Pháp đòi chủ quyền các đảo ở biển Nam Trung Hoa và sát nhập các đảo trên vào vùng Đông dương thuộc Pháp. Năm 1939 Nhật Bản chiếm đóng một số đảo chính trong quần đảo Spratlys nhưng khi người Pháp trở lại sau chiến tranh chính phủ Quốc dân đảng ở Trung Quốc tiếp tục tranh cải quyền sở hữu của người Pháp. Tháng 12-1947, chính phủ Quốc Dân Đảng ra tuyên bố tái xác lập quần đảo HS (Paracels) và TS (Spratlys) là một phần của tỉnh Quảng Đông. Trước khi diễn ra hội nghị San Francisco, Ngoại trưởng Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 15-8-1951 một lần nữa tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo trên (Valero 1994). Lực lượng đồng minh không cho phép các đảo trên trở lại vào tay Cộng sản Trung Quốc, trong trường hợp đó sự tách biệt đáng phê phán giữa cái mà Trung Quốc coi như thuộc quyền lịch sử và thực tế chiếm hữu là hậu quả.

China had protested against external intrusions into the islands and had contested French and Japanese possession giving its claims some substance in law. The problem for China was that historical claims are insufficient and need to be perfected by a demonstration of "continuous and effective acts of occupation" before the title can be recognized in law. The importance of effective occupation was established as a precedent in the Island of Palmas, which was heard by the Permanent Court of Arbitration on 4 April 1928, other cases affirming the same were Clipperton (28 January 1931) and Eastern Greenland (5 April 1932). These cases not only affirmed the importance of continuous occupation in deciding sovereignty but gave an incentive for states to occupy islands irrespective of historical claims in the expectation that the title would follow (Valero 1994). The separation of historical claims from actual occupation was significant for the subsequent development of the South China Sea dispute, and for understanding China's grievances and sense of injustice. The Chinese Nationalists in 1947 had occupied some of the Spratly Islands briefly after the Japanese vacated them but they withdrew while the mainland was falling to the Communists. The presence of the United States and later the Soviet Union, however, prevented the Chinese Communists from demonstrating effective occupation of the Spratlys, though in 1956 they occupied the Eastern Paracels and in 1974 they seized the Western Paracels. Communist China resorted to maps to publicize its claim, which followed a broad sweep deep into the South China Sea but the exact dimensions and coordinates were never defined (Wang 1958; Yu 2003). The inability to validate historical claims through occupation explains China's frustration over the issue and the determination to regain what later came to be regarded as "lost territories" (Garver 1992; Tai 1990).

Trung Quốc đã phản đối sự xâm lăng ngoại bang vào vùng đảo và đã tranh cải quyền sở hữu với Pháp và Nhật từ đó mang lại một ít thực chất cho yêu sách của mình trước pháp luật. Vấn đề của Trung Quốc là những khiếu nại căn cứ vào lịch sử là chưa đủ và cần phải hoàn chỉnh bởi một sự thuyết minh về “hành vi chiếm ngụ liên tục và có hiệu lực” trước khi chủ quyền có thể được nhìn nhận trước pháp luật. Tầm quan trọng của việc chiếm đóng có hiệu lực đã được xác lập như là một tiền đề ở trường hợp đảo Palmas, được tuyên bởi Tòa án Trọng tài Thường trực vào ngày 4-4-1928, những trường hợp khác cùng xác lập như trên là vụ Clipperton (28-1-1931) và Eastern Greenland (5-4-1932). Những trường hợp này chẳng những xác lập sự quan trọng của việc chiếm ngụ liên tục mới được quyết định trao chủ quyền mà còn khuyến khích các quốc gia chiếm ngụ các đảo bất chấp những khiếu nại căn cứ vào lịch sử để kỳ vọng rằng sự công nhận chính thức sẽ diễn ra sau đó (Valero 1994). Sự tách biệt yêu sách căn cứ vào lịch sử ra khỏi việc thực tế chiếm ngụ là rất quan trọng cho hướng giải quyết tranh chấp về sau ở vùng biển Nam Trung Hoa, và để hiểu được sự than vãn và ý nghĩ bị đối xử bất công của Trung Quốc. Chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc năm 1947 đã chiếm đóng ngắn ngủi vài đảo trong quần đảo TS ( Spratly) sau khi Nhật Bản bỏ chạy nhưng họ đã rút lui khi lục địa bị rơi vào tay Cộng sản. Tuy nhiên, sự hiện diện của Mỹ và sau này là khối Xô Viết đã ngăn cản Trung Cộng làm rõ việc chiếm ngụ có hiệu lực tại quần đảo TS (Spratlys), mặc dù vào năm 1956 Trung Quốc đã chiếm ngụ đảo Eastern Paracels (Đông HS) và năm 1974 chộp lấy đảo Western Paracels(Tây HS). Trung Quốc đã viện đến những bản đồ để phổ biến đòi hỏi chủ quyền của mình, là một vùng quét rộng và sâu vào biển Nam Trung Hoa nhưng chính xác kích thước và tọa độ thì chưa bao giờ định rõ (Wang 1958; Yu 2003). Việc bất lực trong hợp thức hóa chủ quyền theo lịch sử thông qua chiếm ngụ giải thích sự thất vọng của Trung Quốc trong vấn đề trên và quyết định vớt vác lại cái mà sau này xem như là “vùng lãnh thổ bị mất” (Garver 1992; Tai 1990).

Vietnam similarly insisted on a historical claim to the South China Sea based on contact with the islands there during the Nguyen dynasty, from the 16th through to the 19th century. Those claims relate to the Paracels and evidence supporting historical contact with the Spratlys is doubtful (Valero 1994). In 1956 South Vietnam claimed that the Paracel Islands became Vietnamese when Vietnam was unified by the Nguyen dynasty in 1802, and that the Spratlys had been incorporated by the French into Cochin China in 1929. (1) South Vietnam also claimed the right of succession for the entire South China Sea from the French colonialists as rightful heirs. When a Philippine adventurer called Tomas Cloma claimed the Western Spratlys for the Philippines, South Vietnam began to occupy islands there as from August 1956, and on 22 October 1956 reiterated its claim to the area. Cloma's activity also prompted Taiwan to garrison the largest island called Itu Aba as from October 1956. Not wishing to provoke China at this stage North Vietnam was silent and on 14 September 1958 Premier Pham Van Dong in a diplomatic note accepted China's sovereignty over both the Paracels and Spratlys. North Vietnam also witnessed China's expulsion of the South Vietnamese from the Western Paracels on 19 January 1974. Reunification in 1975 gave Vietnam the confidence to deal with China from a position of strength. It repudiated the earlier acknowledgement of Chinese sovereignty and moved to occupy 13 islands in the Spratlys precipitating an open breach with China (Joyner 1999). Prompted by the ongoing UNCLOS negotiations, Vietnam on 12 May 1977 declared a 200 nautical mile (nm) Exclusive Economic Zone (EEZ), and included the Paracels and Spratly Islands in its territorial waters (Hyer 1995). Vietnam expressed its claims in two White Papers published by the Ministry of Foreign Affairs in 1979 and 1981 entitled Vietnam's Sovereignty over the Hoang Sa and Truong Sa Archipelago (Valero 1994). It had the advantage of being able to demonstrate effective occupation in the Spratlys of 21 islands by 1989, and by 1999 some 27 islands and reefs were occupied (Joyner 1999).

Việt Nam tương tự cũng nhấn mạnh vào yêu sách thuộc lịch sử ở vùng biển Nam Trung Hoa dựa trên việc đặt chân lên đảo trong triều Nguyễn, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19. Những yêu sách này liên hệ đến quần đảo HS(Paracels) và bằng chứng hỗ trợ việc tiếp xúc với đảo TS (Spratlys) trong lịch sử thì còn chưa rõ ràng (Valero 1994). Năm 1956 miền Nam Việt Nam đòi hỏi quần đảo HS ( Paracels) thuộc về Việt Nam khi Việt Nam được thống nhất dưới triều Nguyễn năm 1802, và rằng đảo TS(Spratlys) đã được sát nhập vào Nam Kỳ (Cochinchina) bởi người Pháp vào năm 1929. Miền Nam Việt Nam cũng đòi hỏi quyền tiếp thu của toàn bộ vùng biển Nam Trung Hoa từ thực dân Pháp như là một người thừa kế chính đáng. Khi một nhà thám hiểm người Philippines tên Tomas Cloma đòi hỏi đảo Tây TS(Spratlys) cho người Philippines, miền Nam Việt Nam bắt đầu chiếm giữ các đảo này từ tháng 8-1956, và vào ngày 22-10-1956 lập lại đòi hỏi của mình trên vùng đó. Hoạt động của Cloma cũng nhắc nhở Đài Loan lập đồn bót tại đảo lớn nhất tên là Itu Aba từ tháng 10-1956. Không muốn kích động đến Trung Quốc trong giai đoạn này, miền Bắc Việt Nam đã im lặng và vào ngày 14-9-1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong một công hàm ngoại giao đã chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc trên cả hai quần đảo HS (Paracels) và TS(Spratlys). Miền Bắc Việt Nam cũng chứng kiến cảnh Trung Quốc trục xuất người miền Nam Việt Nam ra khỏi đảo Tây HS (Western Paracels) vào ngày 19-1-1974. Thống nhất đất nước vào năm 1975 đã cho Việt Nam sự tin tưởng để đối phó với Trung Quốc với một vị thế mạnh mẽ. Việt Nam đã bác bỏ sự công nhận trước đây về chủ quyền của Trung Quốc và chuyển đến chiếm đóng 13 đảo nhỏ trong quần đảo TS(Spratlys) thúc đẩy một cuộc đoạn tuyệt công khai với Trung Quốc (Joyner 1999). Được nhắc nhở qua những cuộc thương thảo UNCLOS, trong ngày 12-5-1977, Việt Nam tuyên bố Khu Đặc quyền Kinh tế (EEZ) 200 hải lý, và bao gồm cả quần đảo HS (Paracels) và TS(Spratly) nằm trong lãnh hải của mình (Hyer 1995). Việt Nam biểu lộ yêu sách của mình bằng hai Sách Trắng ấn hành bởi Bộ Ngoại giao năm 1979 và 1981 tuyên bố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Valero 1994). Điều này có lợi thế trở thành khả năng chứng minh chiếm ngụ có hiệu lực 21 đảo nhỏ trong vùng quần đảo TS(Spratlys) từ năm 1989, và đến năm 1999 có khoảng 27 đảo nhỏ và rặng đá ngầm đã bị chiếm đóng (Joyner 1999).

The other claimants similarly resorted to the occupation of islands to support claims that otherwise had a dubious historical basis. The Philippines has long laid claimed rights to a contiguous area in the South China Sea and protested when France declared sovereignty over the islands in 1933. The Americans who ruled the Philippines at that stage, however, regarded the Spratly Islands as outside Philippine jurisdiction (Barnes 1939). Similar protests were raised when Japan seized the Spratly Islands in 1939, Secretary for Public Works and Communications Mariano Jesus Cuenco called for a survey of the islands to ascertain which were part of the Philippines (Odell 1939). These differences between Filipinos and Americans over whether the Islands were part of Philippine territory were again revealed over 1995-99 when Filipinos looked to the United States for protection under the bilateral alliance. Tomas Cloma landed in the Spratlys in May 1956 and named the islands Kalayaan (Freedomland) claiming them for the Philippines. (2)

Tương tự, các quốc gia tranh chấp khác cũng viện đến sự chiếm ngụ ở các đảo để hỗ trợ cho yêu sách của mình mà chẳng có những nền tảng chứng cứ lịch sử đáng tin cậy. Philippines từ lâu đã đặt ra các yêu sách chủ quyền đến một khu vực tiếp giáp trong vùng biển Nam Trung Hoa và đã phản đối khi Pháp tuyên bố chủ quyền trên các đảo này vào năm 1933. Tuy nhiên người Mỹ, đang cai trị đất nước Philippines lúc bấy giờ, xem quần đảo TS (Spratlys) là nằm ngoài phán quyết của người Philippines (Barnes 1939). Các phản đối đại loại được nêu lên khi Nhật Bản chộp lấy quần đảo TS(Spratlys) vào năm 1939, Bộ trưởng Giao thông và Công trình công cộng Mariano Jesus Cuenco được gọi đi thị sát vùng quần đảo để xác minh chắc chắn những chỗ nào là thuộc về Philippines (Odell 1939). Sự khác biệt giữa người Phi và người Mỹ về các đảo trên có xem là một phần của lãnh địa Philippines hay không một lần nữa bộc lộ vào những năm 1995-99 khi người Phi trông đợi phía Mỹ một sự bảo vệ qua (hiệp định) đồng minh song phương. Tomas Cloma đã lên đảo TS(Spratlys) vào tháng 5-1956 và đặt tên quần đảo là Kalayaan (Freedomland) tuyên bố nó thuộc về Philippines.

Cloma had intended to register his claim with the United Nations but the Taiwanese navy captured one of his vessels and put him to flight. President Carlos Garcia issued a declaration in December 1956 announcing that the Spratlys had been placed under an allied trusteeship after the San Francisco Conference--a spurious claim, which by implication prevented them from being occupied by the Chinese. Garcia declared that the Tomas Cloma claim was terra nullius or "unoccupied territory" (Valero 1994). The unjustified distinction between the Spratlys and the Cloma claim was central to the Philippine position and allowed the then President Ferdinand Marcos to claim the contiguous sea zone on 10 July 1971, which in 1972 was included into the province of Palawan. The Philippines occupied eight islands beginning in March 1878, and issued a declaration incorporating the claim into Philippine territory in the following December. (3)

Cloma đã có dự định đăng ký yêu sách của mình với Liên Hiệp Quốc nhưng hải quân Đài Loan đã bắt được một trong những tàu của ông ta buộc ông phải bỏ chạy. Tổng thống Carlos Garcia ra tuyên bố vào tháng 12-1956 thông báo rằng quần đảo TS(Spratlys) đã được đặt dưới sự ủy thác trông coi của đồng minh sau hội nghị San Francisco – một yêu sách giả mạo, nhằm ngụ ý ngăn cản người Trung Quốc chiếm đóng. Garcia đã tuyên bố rằng yêu sách của Tomas Cloma là Terra Nullius có nghĩa là “vùng đất bị bỏ hoang” (Valero 1994). Sự phân biệt vô lý giữa quần đảo TS (Spratlys) và yêu sách của Cloma là tập trung vào vị trí của Philippines và cho phép Tổng thống lúc đó là Ferdinand Marcos đòi hỏi khu vực biển tiếp giáp vào ngày 10-7-1971, từ đó vào năm 1972 được gom vào tỉnh Palawan. Người Philippines chiếm tám hòn đảo bắt đầu từ tháng 3-1878, và ra tuyên bố sát nhập vùng yêu sách vào lãnh thổ Philippines vào tháng 12 cùng năm. (3)

The Malaysian claim was based on a claim to the continental shelf and was expressed in 1979 with the publication of a map of the South China Sea by the Directorate of National Mapping. The claim originated in Ghazali Shafie's Home Affairs Ministry and was prompted by Vietnam's occupation of islands and the Philippine declaration of sovereignty of 1978 (interview sources, Kuala Lumpur 2002). Malaysia in May 1983 occupied Swallow Reef or Layang Atoll; in 1986 another two reefs were occupied; and in 1999 two more, bringing the total to five. The Malaysian claim overlapped with that of the Philippines and tensions were revealed over 1988-89 when Filipino fishermen were arrested in that area of overlap (see Map 1).

Yêu sách lãnh thổ của người Malaysia là dựa trên một đòi hỏi về thềm lục địa và được phát biểu vào năm 1979 với việc xuất bản một bản đồ vùng biển Nam Trung Hoa của Giám đốc Địa dư Quốc gia. Yêu sách bắt nguồn từ Bộ Nội Vụ của Ghazali Shafie do thấy Việt Nam chiếm đóng các đảo và Philippines tuyên bố chủ quyền vào năm 1978 (nguồn do phỏng vấn, Kuala Lumpur 2002). Malaysia trong tháng 5-1983 đã chiếm đóng Dãy đá ngầm nông tức đảo viền san hô ngầm Layang; năm 1986 lại thêm hai rặng đá ngầm nữa bị chiếm giữ; và năm 1999 thêm hai nữa, tổng số là năm. Yêu sách lãnh thổ của người Malaysia chồng chéo với phần của Philippines và căng thẳng đã bộc lộ vào năm 1988-89 khi ngư dân người Philippines bị bắt giữ tại vùng chồng chéo trên (xem bản đồ 1).

The occupants of the islands have created a fait accompli and their removal by anything short of military force is unlikely. Despite the importance attached to occupation, however, legality does not offer them full security. UNCLOS-3 in 1982 defined various maritime zones including the continental shelf and the EEZ, both of which confer a right to resources but not to the islands. Malaysia and the Philippines have invoked the continental shelf to justify their claims but this is an insufficient legal basis to claim islands. Possession of the islands brings access to resources as Article 121 of UNCLOS-3 states that islands can generate their own EEZs and continental shelves. Title to those islands is not immediately settled by occupation, particularly where there are competing historical claims, and a final determination of sovereignty would be required at some stage. The question arises as to whether the rocks and reefs occupied by the claimants can offer any particular benefits under UNCLOS. Article 121(3) would seem to prevent this as it says that rocks "which cannot sustain human habitation or economic life of their own shall have no exclusive economic zone or continental shelf". Charney notes that Article 121 may not prevent rocks from having other maritime zones not proscribed in the section above, such as territorial seas and contiguous zones. Moreover, economic viability may be understood in different ways and as long as the waters around a rock or a reef are regularly used for fishing or temporary shelter it may have an "economic life" of its own (Charney 1999). During the negotiations for UNCLOS, small island states argued that uninhabited offshore features should be treated as islands generating maritime zones as long as offshore waters were regularly used for fishing. The claimants may push for this looser interpretation in any negotiations over the South China Sea, which would allow them to attach EEZs and continental shelves to the rocks and reefs they have occupied. However, this would immensely complicate negotiations to resolve those claims.

Dân chiếm ngụ trên các đảo đã tạo ra một việc đã rồi và việc di dời họ mà không cần lực lượng quân sự là không tưởng. Tuy nhiên, mặc cho sự chiếm ngụ gắn liền với tầm quan trọng, luật pháp không đưa ra sự che chở trọn vẹn. Đạo luật UNCLOS-3 năm 1982 định rõ nhiều khu vực biển khác nhau bao gồm thềm lục địa và EEZ, cả hai loại đều được ban cho quyền sở hữu tài nguyên nhưng không ban cho hòn đảo. Malaysia và Philippines đã viện đến thềm lục địa để biện hộ cho yêu sách của mình nhưng điều này chưa đủ căn cứ pháp lý để đòi sở hữu hòn đảo. Sở hữu hòn đảo sẽ mang lại quyền tiếp cận tài nguyên như Điều khoản 121 của UNCLOS-3 ấn định rằng các hòn đảo có thể đưa ra đặc khu kinh tế và thềm lục địa của mình. Tư cách của những hòn đảo này không ấn định ngay qua việc chiếm giữ, đặc biệt khi có sự tranh chấp dựa trên khiếu nại theo lịch sử, và một quyết định cuối cùng về chủ quyền sẽ cần phải trải qua một số giai đoạn. Câu hỏi đặt ra ở đây là các mỏm đá và rặng đá ngầm bị chiếm giữ bởi các quốc gia yêu sách lãnh thổ có mang lại cho họ quyền lợi đặc thù nào không dưới luật UNCLOS. Điều khoản 121(3) dường như ngăn cản điều này vì nó cho rằng các mỏm đá “không đủ điều kiện sống cho con người hoặc đời sống kinh tế của chính nó thì sẽ không có được đặc quyền khu vực kinh tế hoặc thềm lục địa”. Charney ghi chú rằng điều khoản 21 có thể không ngăn cản việc các mỏm đá có được các lĩnh vực hàng hải khác không bị cấm cản ở phần trên, như những vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp chẳng hạn. Hơn nữa, khả năng sinh lợi về kinh tế có thể hiểu theo nhiều hướng và chừng khi nào vùng nước quanh mỏm đá hoặc rặng đá ngầm còn thường xuyên sử dụng cho đánh bắt cá hay làm nơi trú bão tạm thời thì nó tự bản thân vẫn có một “đời sống kinh tế” (Charney 1999). Trong lúc việc thương thảo về UNCLOS, một số nước đảo nhỏ tranh luận rằng những đặc điểm không người cư ngụ ven bờ biển phải được xem như là hòn đảo phát sinh ra khu vực hàng hải chừng khi nào các vùng nước ven bờ này được sử dụng thường xuyên trong đánh bắt. Những quốc gia yêu sách có thể vin vào sự diễn dịch lỏng lẻo này cho bất kỳ cuộc thương thảo nào trên vùng biển Nam Trung Hoa, vì điều này sẽ cho phép họ gắn EEZ và thềm lục địa vào mỏm đá và rặng san hô ngầm mà họ đã chiếm giữ. Tuy nhiên, điều này sẽ hết sức phức tạp cho các thương thảo để giải quyết những yêu sách của họ.

Prior occupation by Vietnam and ASEAN claimants had excluded China from the South China Sea, giving the Chinese a powerful incentive to recover what they regarded as rightfully theirs (Shee 1998). Reclaiming the "lost territories" or China's "ocean rights" was a task popularized by Liu Huaqing who was chief of the navy from 1982 (Tai Ming Cheung 1990), and who was appointed as First Deputy Chairman of the Central Military Commission (CMC) in 1992.

Sự chiếm giữ trước tiên của Việt Nam và yêu sách của các nước Asean đã loại Trung Quốc ra khỏi vùng biển Nam Trung Hoa, cho Trung Quốc một động lực mạnh mẽ để thu hồi cái mà họ xem như đúng ra phải thuộc về họ (Shee 1998). Tái yêu sách “lãnh thổ bị thất lạc” hoặc còn gọi là “hải quyền” của Trung Quốc là một nhiệm vụ đại chúng hóa bởi Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing), Đô đốc Hải quân từ năm 1982 (Tai Ming Cheung 1990), là người được chỉ định làm Bí thư thứ nhất Quân Ủy Trung Ương (CMC) vào năm 1992.

The Chinese began moving into the Spratlys in July 1987, exploiting the Soviet desire to disengage from the area and to leave their ally Vietnam to its own devices. Two islands were occupied in January 1988, and on 14 March 1988 Chinese naval vessels clashed with Vietnamese naval units near Johnson Reef. By May 1989 China had occupied seven islands and by 1992 a total of nine islands, giving it a presence in the area where previously it had none. ASEAN was alarmed by Chinese action. The Jakarta Post opined that China was "becoming more assertive" and may want to "rearrange the power equation in East Asia". (4) The Straits Times noted that "China's claims make nonsense of the natural principles of geographic proximity". (5) Others saw China's actions in terms of a "hegemonic interest" to replace the United States in the region (Hamzah 1992).

Người Trung Quốc bắt đầu tiến vào quần đảo TS( Spratlys) tháng 7-1987, tận dụng lúc Xô Viết muốn rời bỏ khu vực và phó mặc đồng minh Việt Nam tự xoay sở. Hai đảo bị chiếm đóng vào tháng 1-1988 và vào 14-3-1988, chiến hạm Trung Quốc va chạm với các đơn vị Hải quân Việt Nam gần rặng san hô ngầm Johnson. Vào tháng 5-1989 Trung Quốc đã chiếm 7 đảo và đến 1992 tổng cộng được 9 đảo, tạo cơ hội có mặt tại hiện trường mà trước đây vẫn chưa có. Khối Asean lo lắng trước động thái của Trung Quốc. Tờ Bưu điện Jakarta cho rằng Trung Quốc đã “trở nên quyết đoán hơn” và có thể muốn “tái dàn xếp cân bằng sức mạnh ở Đông Á”. Tờ Thời báo Straits ghi nhận rằng “Những yêu sách của Trung Quốc là vô nghĩa theo nguyên tắc tự nhiên của sự gần gủi về mặt địa lý”. Những người khác thì xem hành động của Trung Quốc dưới góc độ một “tham vọng bá chủ” nhằm thay thế Mỹ trong khu vực (Hamzah 1992).



Bản đồ 1

Các vùng tranh chấp chủ quyền tại biển Nam Trung Hoa

SOURCE: Vivian Louis Forbes, Conflict and Cooperation in Managing Maritime Space in Semi-enclosed Seas (Singapore: Singapore University Press, 2001), p. 136. (Reproduced with the kind permission of Dr Vivian Louis Forbes)

The National People's Congress (NPC) on 25 February 1992 declared the South China Sea as Chinese territorial waters, more than a claim to the resources of the area since legally it would allow the restriction of shipping. One widespread view was that China's intention was to control the South China Sea, which seemed "inevitable" unless China modified its behaviour (Smith 1994). Some claimed that the Beijing political leadership had granted the PLA (People's Liberation Army) autonomy of action over the South China Sea in exchange for domestic support after the Tiananmen incident of 1989, and that the political leadership's survival depended on PLA loyalty (Dobson and Fravel 1997). Others noted that "irredentist views are common amongst the Chinese elite" but that China was strengthening its position for bargaining purposes at the appropriate time (Hyer 1995).

Quốc hội Trung Quốc (NPC) vào ngày 25-2-1992 tuyên bố rằng biển Nam Trung Hoa là lãnh hải Trung Quốc, còn hơn cả yêu sách về tài nguyên trong khu vực vì về mặt pháp lý nó sẽ cho phép giới hạn tàu bè qua lại. Một quan điểm phổ biến là Trung Quốc có ý đồ kiểm soát biển Nam Trung Hoa, xem ra “không tránh đâu được” trừ phi Trung Quốc cải thiện hành vi của mình (Smith 1994). Một số người than phiền rằng giới lãnh đạo chính trị Bắc Kinh đã giao cho PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân) quyền “tiền trảm hậu tấu” trên vùng biển Nam Trung Hoa nhằm trao đổi lại sự hậu thuẩn đối nội sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, và rằng sự sống còn của giới lãnh đạo chính trị phụ thuộc vào sự trung thành của PLA (Dobson và Fravel 1997). Những người khác ghi nhận rằng “quan điểm phục hồi lãnh thổ là phổ biến trong giới lãnh đạo” nhưng Trung Quốc đã và đang củng cố vị thế của mình cho mục tiêu mặc cả vào một thời điểm thích hợp (Hyer 1995).

The Chinese occupation of Mischief Reef in the Philippine claim zone, which was revealed in February 1995, provoked a similar outcry and raised suspicions within ASEAN that China's intention was to realize its claim by gradual expansion. In the Philippines the Mischief Reef event was regarded as Chinese deception, particularly as Foreign Minister Qian Qichen had in July 1992 assured ASEAN of China's pacific intentions. One explanation for the occupation was that it was planned by the Chinese navy or the PLAN in cooperation with the Chinese fisheries department, behind the backs of the political leadership (Shee 1998). Others noted a local connection from Hainan authorities whose intention was to secure fishing rights in the area (Zha 2001). Incremental expansion into areas that may not be defended by a weak claimant such as the Philippines reaches limits, however, when an opposing coalition is precipitated and a diplomatic backlash from the international community is threatened.

Sự chiếm đóng của Trung Quốc ở rặng đá ngầm Mischief trong vùng biển Philippines theo yêu sách trước đây bị phát hiện ra vào tháng 2-1995 khích động một sự phản đối kịch liệt tương tự và dấy lên mối nghi ngờ trong Asean rằng ý đồ của Trung Quốc là thực hiện yêu sách của mình qua việc dần dần bành trướng. Tại Philippines sự kiện rặng đá ngầm Mischief được xem là sự dối trá ca Trung Quốc, đặc biệt khi Bộ trưởng Ngoại giao Tiền Kỳ Thâm(Qian Qichen) trong tháng 7-1992 đã trấn an Asean về những ý định hòa bình của Trung Quốc. Một giải thích cho sự chiếm đóng là nó được tính toán bởi hải quân Trung Quốc hoặc PLAN hợp tác với Cục Ngư nghiệp Trung Quốc, đắng sau lưng là các lãnh đạo chính trị (Shee 1998). Số khác thì cho là một sự móc nối địa phương từ giới chức đảo Hải Nam với ý định là đảm bảo quyền đánh bắt trong khu vực (Zha 2001). Tuy nhiên, bành trướng từng bước vào những vùng không được chống giữ của một nước có yêu sách nhưng yếu đuối hơn như Philippines đã đạt đến giới hạn, thúc giục một sự liên kết phản đối và một phản ứng ngoại giao mạnh mẽ từ cộng đồng thế giới được báo trước.

Changes were noted when Jiang Zemin removed Liu Huaqing from the CMC after the 15th Communist Party Congress in September 1997. In addition, despite Chinese efforts to keep the United States out of the dispute, it signed a Visiting Forces Agreement (VFA) with the Philippines on 10 February 1998 and thereafter conducted regular exercises with the Philippine Armed Forces. In August 1999 America moved two aircraft carriers into the South China Sea at a time of tension between Beijing and Taiwan as a show of force. America's interest in the South China Sea has been the maintenance of freedom of shipping and the prevention of any hostile power from dominating the area, without supporting any of the maritime claims there. The United States acted when it seemed that China would dominate the area that would give Beijing control over shipping to both Japan and Korea. The Taiwan crises of 1995-96 coincided with the Mischief Reef incident and heightened American concern over China's intentions at that time. The United States responded by seeking naval facilities in the Philippines and it even sounded out Vietnam for the use of Cam Ranh Bay, the former Soviet base which was used by Russia until 2002. China retreated from risk-taking behaviour that would alienate ASEAN and further draw in the United States, and this stabilized the situation in the South China Sea to some extent (Buszynski 2002). Thereafter, the Chinese revealed greater receptiveness to ASEAN proposals for managing the issue, raising the welcome prospect of progress towards its eventual resolution.

Những thay đổi được ghi nhận khi Giang Trạch Dân tách Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing) ra khỏi Quân Ủy Trung Ương (CMC) sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 15 vào tháng 9-1997. Thêm vào đó, mặc dù Trung Quốc cố gắng giữ Mỹ ra khỏi cuộc tranh chấp, Mỹ cũng đã ký một Hiệp định Thăm viếng Lực lượng Quân sự (VFA) với Philippines vào ngày 10-2-1998 và từ đó dẫn đến việc thường xuyên tập trận với Lực lượng Vũ trang Philippines. Trong tháng 8-1999 Mỹ di chuyển hai hàng không mẫu hạm vào vùng biển Nam Trung Hoa vào lúc căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Loan như để biểu dương lực lượng. Sự quan tâm của Mỹ tại vùng biển Nam Trung Hoa là duy trì tự do của tuyến đường biển và ngăn ngừa thế lực thù địch thống trị trong vùng, chứ không hỗ trợ bất kỳ một yêu sách hàng hải nào tại đây. Mỹ đã hành động khi có nguy cơ Trung Quốc sẽ thống trị khu vực này cho phép Bắc Kinh kiểm soát tuyến đường biển dẫn đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Cuộc khủng hoảng Đài Loan năm 1995-96 trùng hợp với biến cố ở rặng đá ngầm Mischief và làm tăng thêm mối quan tâm của Mỹ đối với ý đồ của Trung Quốc vào lúc đó. Mỹ phản ứng bằng cách tìm nơi lập căn cứ hải quân tại Philippines và còn đánh tiếng với Việt Nam về việc sử dụng vịnh Cam Ranh là căn cứ của Liên Xô trước đây được người Nga sử dụng cho đến năm 2002. Trung Quốc đã rút lui khỏi động thái chuốc lấy nguy hiểm có thể khiến các nước Asean liên minh lôi kéo cả Mỹ vào cuộc, và điều này làm ổn định tình hình trong vùng biển Nam Trung Hoa ở một mức nhất định (Buszynski 2002). Sau đó, Trung Quốc tỏ ra tiếp thu nhiều hơn đối với các đề xuất của Asean trong việc quản lý vấn đề tranh cải, nâng cao sự hoan nghênh triển vọng tiến triển hướng về giải pháp chung cuộc của vấn đề.

Attempts at Resolution

Efforts towards a resolution of the dispute have been based on the expectation that China would eventually compromise over a territorial claim to allow the exploitation of resources from which all would benefit. China's behaviour followed a particular pattern over territorial disputes: the leadership first assumes the moral high ground in defence of sovereignty as a sacred principle; once this has been affirmed and recognized by all parties, pragmatic adjustment may follow without loss of face. Beijing reached territorial settlements with its neighbours--Nepal in 1961, Pakistan in 1963, Mongolia in 1962, Burma in 1960, Afghanistan in 1963--which demonstrated its capacity for practical compromise (Hyer 1995). To this list one may add Russia when compromise agreements in 1991 and 2004 finally resolved the troubled border issue. The basis for a resolution was perceived in China's declared willingness to engage in joint development of the South China Sea's resources which was first announced by Premier Li Peng in Singapore on 13 August 1990. Then the Chinese Premier said that China was ready for "joint efforts with Southeast Asian countries to develop the islands while putting aside for the time being the question of sovereignty" (Chanda and Tai 1990). The formula was repeated by Qian Qichen at the 25th ASEAN Ministerial Meeting (AMM) in Manila in July 1992, where he stated that "when conditions are ripe we can start negotiations". (6) It was never clarified when conditions would be ripe or what kind of joint development would be possible and where. Seeming Chinese disinterest in the joint development idea gave rise to the view that China was engaging in diplomatic deception to prevent ASEAN opposition from coalescing. Others have explained Chinese behaviour in terms of a bureaucratic conflict between the expansionist CMC group and the foreign and economics ministries, which would be more flexible over the issue (Garver 1992). Dismissing the idea of simple deception, ASEAN foreign ministries have noted that China speaks with different voices and that coordination of positions has been a problem for Beijing over this as well as other issues. ASEAN's strategy of dealing with China has been to engage the pragmatic groups in the Beijing leadership in negotiations over the maritime claims. If ASEAN could offer these groups a resolution of the issue which would allow China access to the fishing, oil, and gas resources of the area, their position in relation to the hardliners would be strengthened and an eventual compromise would be the result.

Những nổ lực giải quyết

Những nổ lực tìm kiếm một giải pháp cho sự bất hòa dựa trên hy vọng Trung Quốc cuối cùng rồi cũng sẽ thỏa hiệp yêu sách lãnh thổ để cho phép khai thác tài nguyên để các bên đều hưởng lợi. Về những tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc luôn theo một kiểu mẫu động thái đặc thù: đầu tiên giới lãnh đạo tôn vinh nền tảng đạo đức trong bảo vệ chủ quyền như là một nguyên tắc thiêng liêng; một khi điều này được xác lập và nhận thức bởi các bên, điều chỉnh theo hướng thực dụng có thể diễn ra sau đó mà không bị mất mặt. Bắc Kinh đạt được dàn xếp lãnh thổ với các láng giềng – Nepal năm 1961, Pakistan năm 1963, Mongolia năm 1962, Burma năm 1960, Afghanistan năm 1963 – đã cho thấy khả năng của Trung Quốc trong sự thực hành thỏa hiệp (Hyer 1995). Trong danh sách này người ta có thể thêm vào Nga khi các hiệp định thỏa hiệp năm 1991 và 2004 cuối cùng đã giải quyết vấn đề rắc rối về biên giới. Căn bản cho một giải pháp đã được nhận thấy trong tuyên bố của Trung Quốc sẵn lòng tham gia hợp tác phát triển tài nguyên vùng biển Nam Trung Hoa, đầu tiên được loan báo bởi Thủ tướng Lý Bằng tại Singapore vào ngày 13-8-1990. Sau đó Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc đã sẵn sàng cho “nổ lực hợp tác với các nước Đông Nam Á nhằm phát triển các đảo và từ nay gạt sang bên các vấn đề về chủ quyền” (Chanda và Tai 1990). Công thức trên được lập lại bởi Tiền Kỳ Thâm (Qian Qichen) tại Hội nghị Bộ trưởng khối Asean (AMM) lần thứ 25 ở Manila tháng 7-1992, tại đó ông ta khẳng định rằng “khi các điều kiện đã chín muồi chúng ta có thể bắt đầu thương thảo”. Chưa bao giờ chịu nói rõ khi nào thì các điều kiện chín muồi hoặc kiểu liên kết phát triển nào có thể được và diễn ra tại đâu. Dường như việc Trung Quốc chẳng quan tâm đến ý định liên kết phát triển khiến nhiều người nhân định Trung Quốc đã lôi kéo bằng thủ đoạn ngoại giao để tránh việc Asean hợp lại chống đối. Người khác thì giải thích động thái của Trung Quốc trong điều kiện xung đột tệ quan liêu giữa nhóm CMC theo chủ nghĩa bành trướng và nhóm các bộ trưởng kinh tế và đối ngoại, nhóm này sẽ mềm dẽo hơn trong vấn đề trên (Garver 1992). Bỏ qua ý kiến cho đó là một sự dối trá đơn thuần, các ngoại trưởng Asean đã ghi nhận rằng lời nói của Bắc Kinh với nhiều giọng điệu khác nhau và rằng sự sắp xếp các vị trí phụ trách đã là một vấn đề cho Bắc Kinh để sử lý việc này cũng như các vấn đề khác. Chiến lược của Asean đối phó với Trung Quốc là cam kết sẽ cùng các nhóm thực dụng trong hàng ngũ lãnh đạo Bắc Kinh để thương thảo về các yêu sách hàng hải. Nếu Asean có thể đưa ra cho nhóm này một giải pháp cho vấn đề mà nó có thể cho phép Trung Quốc khai thác hải sản, tài nguyên dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên trong vùng, vị trí của họ trong mối quan hệ với nhóm kiên định lập trường có thể được củng cố và một thỏa hiệp sau cùng có thể đạt được.


Các tuyến đường hàng hải chủ yếu trên biển Đông

The first approach towards a settlement of the issue entailed second-track diplomacy (Track 2) which was intended to influence officials in the first track. Indonesia invited Chinese and ASEAN representatives to a series of annual workshops entitled "Managing Potential Conflicts in the South China Sea", which provided a forum where proposals could be introduced before their elevation to the official level of negotiations. Dispute resolution theorists invested much hope in these workshops and in the efficacy of Track 2 diplomacy to bring about changes in official positions; these workshops began in January 1990 with funding from the Canadian International Development Agency [CIDA]. At the second workshop in 1991, Chinese, Vietnamese, and Taiwanese representatives were invited, Indonesian Foreign Minister Ali Alatas introduced the idea of a joint authority to exploit the resources of the area while sovereign claims would be shelved, without success, which received no support. (7) In 1993 Ali Alatas proposed that the workshops be elevated to the level of formal negotiations, to which both China and Vietnam objected. (8) In 1994 Ali Alatas and Special Diplomat for the Law of the Sea Hashjim Djalal promoted the "doughnut" proposal according to which each littoral claimant would be entitled a 200 nm claim based on UNCLOS, and the area beyond that would be subject to joint development (Chanda 1994). Needless to say, both Vietnam and China were disadvantaged by the proposal and opposed it. Though the workshops continued the hopes vested in Track 2 diplomacy by the dispute resolution theorists were seemingly betrayed as it became an extension of Track 1. The participants regarded themselves as officials as they were for the most part appointed by their governments and adopted official positions. A disappointed CIDA withdrew in 2001 but funding from participants has made possible a continuation of the series.

Tiếp cận đầu tiên hướng đến dàn xếp vấn đề đã đưa đến đường lối thứ nhì tài ngoại giao (Đường lối 2) nhằm mục đích gây ảnh hưởng đến các viên chức trong đường lối thứ nhất. Indonesia đã mời Trung Quốc và các đại diện Asean dự một loạt hội thảo hàng năm tên là “Quản lý các xung đột tiềm tàng trong biển Nam Trung Hoa”, cung ứng một diễn đàn nơi mà các đề xuất có thể được giới thiệu trước khi trình lên cấp thẩm quyền để thương thảo. Các nhà lý luận về giải pháp cho tranh chấp đã đầu tư nhiều hy vọng vào các cuộc hội thảo này và tính hiệu quả của đường lối thứ nhì tài ngoại giao để mang đến những thay đổi trong các vị trí chính quyền; những cuộc hội thảo này bắt đầu vào tháng 1-1990 với sự tài trợ từ Chi nhánh Phát triển Quốc tế Canada [CIDA]. Tại cuộc hội thảo thứ nhì năm 1991, các đại diện Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đã được mời, Bộ trưởng Đối ngoại Indonesia Ali Alatas đã giới thiệu ý kiến về một liên kết giới chức thẩm quyền để khai thác tài nguyên trong vùng trong khi các yêu sách chủ quyền có thể được xếp lại, không thành công, điều này không nhận được sự ủng hộ nào. Năm 1993 Ali Alatas đề xuất rằng các cuộc hội thảo được nâng lên thành mức chính thức thương thảo, cả Trung Quốc và Việt Nam phản đối. Năm 1994, Ali Alatas và Đặc sứ Ngoại giao Luật Biển là Hashjim Djalal đưa ra đề xuất “bánh da lợn” mà theo đó mỗi quốc gia ven biển có yêu sách sẽ được cấp quyền 200 hải lý theo yêu sách dựa trên UNCLOS, còn khu vực vượt khỏi giới hạn đó được dùng cho liên kết phát triển (Chanda 1994). Không cần phải nói, cả Việt Nam và Trung Quốc đều bị bất lợi theo đề xuất trên nên đã phản đối. Cho dù các cuộc hội thảo vẫn tiếp tục, mọi hy vọng đều đặt vào đường lối 2 tài ngoại giao do các nhà lý luận về giải pháp cho xung đột đề ra dường như bị phản bội khi việc trên trở thành một phần mở rộng của đường lối 1. Những người tham gia tự xem mình như là viên chức chính phủ như thực tế hầu hết là thế, được chính phủ họ chỉ định và chấp nhận vị trí viên chức chính phủ. CIDA thất vọng và rút lui năm 2001 nhưng tài trợ từ các bên tham gia cũng đủ để tiếp tục chuổi hội nghị.

The second approach entailed multilateral negotiations over the South China Sea within ASEAN or the ASEAN Regional Forum (ARF). Initially, there were hopes within ASEAN that China would accept multilateral negotiations within the ARF but these have been stoutly resisted by China. The Chinese concern was that they would allow ASEAN to develop a common position and would permit the intrusion of external powers such as the United States and Japan. At the 25th AMM in July 1992 the Philippine Foreign Minister Raul Manglapus proposed a UN international conference on the South China Sea, which was opposed by ASEAN members, in particular, Indonesia and Malaysia, which were fearful of antagonizing China. (9) A solicitous concern for China's reactions has shaped ASEAN diplomacy over this issue, the expectation being that avoidance of diplomatic confrontation would promote a favourable environment for negotiations. The Philippines raised the issue of China's occupation of Mischief Reef with ASEAN Foreign Ministers in March 1995 and obtained a perfunctory statement urging the claimants to refrain from destabilizing action. This statement made no distinction between the disputants though one of them was an ASEAN member. (10) The Philippines also raised the issue at the ARF Senior Officials Meeting (SOM) which was held in Brunei in May 1995 to prepare the agenda for the full ARF in July. China dominated the discussions but the senior officials wanted nothing controversial to anger the Chinese. (11) China insisted that the ARF was a discussion forum and not a meeting to resolve conflicts and to ensure continued Chinese participation, ASEAN members agreed that the South China Sea would not be placed on the agenda. Vietnam has also resisted proposals that would undermine its position there, on occasion finding itself adopting views similar to those of China. During a visit to Vietnam in March 1994 Philippine President Ramos proposed the demilitarization of the Spratlys, a freeze on all destabilizing activities there and cooperation over the environment and related functional issues, but the Vietnamese showed little interest. (12)

Tiếp cận thứ hai theo sau thương thảo đa phương trên vùng biển Nam Trung Hoa trong nội bộ Asean còn gọi là Hội thảo Khu vực Asean (ARF). Khởi đầu, có những hy vọng trong khối ASEAN rằng Trung Quốc sẽ chấp nhận thương thảo đa phương trong ARF nhưng điều này đã bị Trung Quốc từ chối thẳng thừng. Điều Trung Quốc lo lắng là thương thảo kiểu này sẽ cho phép ASEAN phát triển một thứ bậc chung và sẽ cho phép các thế lực bên ngoài như Mỹ và Nhật xâm lấn . Tại hội nghi AMM kỳ thứ 25 vào tháng 7-1992 Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Raul Manglapus đề nghị một hội nghị quốc tế do Liên Hiệp Quốc chủ trì về vùng biển Nam Trung Hoa, đề nghị này bị các thành viên ASEAN phản đối, đặc biệt là Indonesia và Malaysia đều rất ngại phản ứng đối nghịch của Trung Quốc. Mối quan tâm lo lắng phản ứng của Trung Quốc đã hình thành nên chính sách ngoại giao của ASEAN trên vấn đề này, sự mong mõi tránh được đối đầu ngoại giao sẽ giúp thăng tiến môi trường thuận lợi cho sự thương thảo. Philippines nêu lên vấn đề chiếm đóng của Trung Quốc ở vùng rặng đá ngầm Mischief với các Bộ trưởng Đối ngoại ASEAN vào tháng 3-1995 và nhận được một tuyên bố chiếu lên thúc giục các bên tranh chấp nên kiềm chế các hành động làm mất ổn định khu vực. Tuyên bố này không phân biệt giữa các bên tranh chấp mặc dù một trong các bên là một thành viên của ASEAN. Philippines cũng nêu vấn đề này lên Cuộc gặp Quan chức Cấp cao (SOM) ARF được tổ chức tại Brunei vào tháng 5-1995 nhằm chuẩn bị cho lịch trình hội nghị toàn thể ARF vào tháng 7. Trung Quốc đã chi phối cuộc thảo luận nhưng các quan chức cấp cao muốn không xảy ra việc gây nên tranh luận chọc giận Trung Quốc. Trung Quốc nhấn mạnh rằng ARF là một diễn đàn thảo luận và không phải là cuộc hội họp giải quyết xung đột và nếu muốn Trung Quốc tiếp tục tham dự thì các thành viên Asean phải đồng ý rằng vấn đề vùng biển Nam Trung Hoa không được đưa vào lịch trình. Việt Nam cũng đã chống lại đề nghị trên vì nó làm suy yếu vị trí của họ trong vùng, đó là một trong những cơ hội hiếm hoi gặp gỡ nhau về quan điểm với Trung Quốc. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 3-1994, Tổng thống Philippines Ramos đề xuất phi quân sự hóa vùng đảo TS(Spratlys), đóng băng mọi hoạt động làm mất ổn định trong khu vực và hợp tác trên lĩnh vực môi trường và các vấn đề có chức năng liên quan, nhưng phía Việt Nam tỏ ra ít quan tâm.

Expectations that China could be induced into a compromise of its claim to sovereignty and that it would settle for a claim to some of the resources of the South China Sea were premature. One reason was China's sense of victimization over the issue which, rightly or wrongly, stimulated the desire for the return of the "lost territories". Any solution based on the status quo and the application of UNCLOS, which may have seemed just to the ASEAN claimants, would have denied China's historic rights in the area. The ASEAN occupants would be confirmed in their current positions and China would be the loser, and from the Chinese perspective, proposals for a resolution were tilted to ASEAN's advantage. To ASEAN, however, it seemed that China was unwilling to agree on joint development with ASEAN but wanted ASEAN recognition that the resources were China's (Valencia 1995). Moreover, differing views persisted in Beijing between the defenders of sovereignty in the military, on the one hand, and the pragmatists in the foreign ministry and the economic agencies on the other hand (interview sources, Beijing, 18 July 2000). Negotiation over this issue would require a precise definition of the claim, which China has postponed, and the formulation of positions in relation to five claimants. This would demand the effective coordination of the views of different agencies, a complicated task which the leadership has avoided. There were other issues to take into account which complicated matters as compromise over the South China Sea could undermine Beijing's strict insistence on sovereignty over Taiwan. China, indeed, was unprepared for negotiations.

Mong đợi Trung Quốc bị dẫn dắt vào một thỏa hiệp trong yêu sách chủ quyền của họ và sẽ dàn xếp cho bên tranh chấp được một phần tài nguyên trong vùng biển Nam Trung Hoa là quá sớm. Lý do là Trung Quốc nghĩ mình trở thành nạn nhân trong vấn đề trên thì dù đúng hay sai đã khích động ước muốn thu hồi lại “vùng đất bị thất lạc”. Mọi giải pháp dựa trên hiện trạng và áp dụng nguyên tắc của UNCLOCs, dường như là công bằng cho các bên tranh chấp ASEAN, sẽ là từ chối chủ quyền trong lịch sử của Trung Quốc trong vùng. Các nước ASEAN đang chiếm đóng( một số đảo ở TS) sẽ bám lấy vị trí hiện tại của họ và Trung Quốc sẽ là bên bị thua thiệt, và từ tầm nhìn của người Trung Quốc, mọi đề xuất giải pháp đều mang đến lợi thế cho ASEAN. Tuy nhiên, đối với ASEAN thì dường như Trung Quốc không mong muốn đồng ý liên kết phát triển với ASEAN nhưng muốn Asean nhìn nhận các tài nguyên là của Trung Quốc (Valencia 1995). Hơn nữa, khác biệt về quan điểm tồn tại kéo dài ở Bắc Kinh giữa phe đòi chủ quyền trong quân đội, ở một bên, và phe thực dụng trong bộ ngoại giao và các chi nhánh kinh tế, ở bên kia (nguồn từ phỏng vấn, Bắc Kinh, 18-7-2000). Thương thảo trên vấn đề này sẽ đòi hỏi một định nghĩa chính xác về yêu sách, mà Trung Quốc đã trì hoãn việc đó, và một hệ thống về thứ bậc trong quan hệ với năm nước tranh chấp. Điều này sẽ cần đến sự hợp tác hiệu quả các quan điểm đại diện khác nhau, một công việc phức tạp mà giới lãnh đạo đã né tránh. Còn có những vấn đề khác phải kể đến càng làm phức tạp ván đề như sự thỏa hiệp về biển Nam Trung Hoa sẽ làm suy yếu sự khẳng định tuyệt đối của Bắc Kinh về chủ quyền ở Đài Loan. Trung Quốc, thực sự ra, là sẵn sàng cho các thương thảo.

ASEAN was more successful in negotiating norms of good behaviour with China which did not challenge sovereignty but which could lead to a process of maritime regime building (Valencia 2000). The ASEAN Declaration on the South China Sea of 22 July 1992 was negotiated with China and included an appeal for restraint to create a positive climate for the resolution of the issue. The declaration also included the idea of an "international code of conduct" that would govern behaviour in the area (ASEAN Secretariat 1992). A code of conduct was included in the communique from the Philippine-China meeting of August 1995 and the Philippine-Vietnam meeting of November 1995. Though China may have accepted the idea of a code, bilaterally it resisted a multilateral declaration with ASEAN until 4 November 2002, and then it was a Declaration on a Code of Conduct (DOC), less than what ASEAN had been seeking (Buszynski 2003; Nguyen 2003). China's interest in the code was motivated by the need to prevent further American involvement in the area and to head off military exercises between ASEAN with the United States. Avoiding military exercises was a key feature of its own draft of a code of conduct which had been previously circulated among ASEAN members. (13) The declaration made mention of the need for self-restraint when conducting activities in the area and the peaceful settlement of disputes. There was no reference to the declaration's geographical scope, China wanted the Paracels excluded but Vietnam wanted them included, so the matter was dropped (ASEAN Secretariat 2002; Wain 2002). Within ASEAN the DOC was regarded as a notable change in China's position over the issue as it signified an acceptance of multilateral negotiations, which the Chinese had previously rejected. ASEAN's policy of promoting cooperative measures with China was seemingly vindicated.

ASEAN đã nhiều thành công hơn trong thương thảo các quy phạm về cư xử tốt đẹp lẫn nhau với Trung Quốc, những quy phạm này không khiêu khích đến mặt chủ quyền mà chỉ đưa đến một quy trình xây dựng chế độ quản trị hàng hải (Valencia 2000). Tuyên bố ASEAN về biển Nam Trung Hoa vào ngày 22-7-1992 đã được hội ý với Trung Quốc và bao gồm một lời kêu gọi kiềm chế để tạo bầu không khí tích cực cho giải pháp của vấn đề. Bản tuyên bố cũng bao gồm ý tưởng về một “quy tắc quốc tế về cách ứng xử” nhằm quản lý cách ứng xử trong khu vực (Văn phòng ASEAN 1992). Một quy tắc ứng xử được bao gồm trong cộng đồng từ cuộc gặp Philippines-Trung Quốc vào tháng 8-1995 và cuộc gặp Philippines-Việt Nam vào tháng 11-1995. Mặc dù Trung Quốc có thể đã chấp nhận ý tưởng quy tắc về mặt song phương, nhưng phản đối về một tuyên bố đa phương với ASEAN cho đến ngày 4-11-2002, và sau đó thành một Bản tuyên bố về Quy tắc ứng xử (DOC), ít hơn những gì ASEAN tìm kiếm (Buszynski 2003; Nguyen 2003). Sự quan tâm của Trung Quốc đến bảng quy tắc chẳng qua là muốn ngăn cản người Mỹ dính líu sâu hơn vào khu vực và tước bỏ các diễn tâp quân sự giữa ASEAN và Mỹ. Tránh né diễn tập quân sự là một đặc điểm chủ yếu của bản dự thảo do chính họ soạn về quy tắc ứng xử mà trước đây chỉ luân chuyển trong nội bộ thành viên ASEAN. Bảng tuyên bố đã được lập có đề cập đến sự cần thiết phải kiềm chế khi thực hiện hành vi cư xử trong khu vực và dàn xếp một cách hòa bình các tranh chấp. Không đề cập gì đến phạm vi địa lý trong bản tuyên bố, Trung Quốc muốn loại trừ quần đảo HS(Paracels) ra nhưng Việt Nam muốn nó được gộp vào, do đó vấn đề bị bỏ qua (Văn phòng Asean 202; Wain 2002). Trong ASEAN, DOC được xem như là một biến chuyển đáng ghi nhận về mặt vị trí của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp vừa khi nó biểu hiện như một sự chấp nhận đa phương thương thảo, cái mà trước đây Trung Quốc luôn từ chối. Chính sách của Asean về xúc tiến các thăm dò hợp tác với Trung Quốc dường như là đúng đắn.

Changing Chinese Interests

China's attitude towards the issue was indeed changing as it revealed a concern for the stability of the South China Sea and a need for closer relations with ASEAN. China has consistently attempted to prevent the involvement of external powers in the dispute--the United States and Japan, in particular. Continued uncertainty in relation to China's motives over the South China Sea would simply strengthen ASEAN interest in a US military presence as a balance. The Philippines had already involved the US navy in port visits and military exercises after China encroached on its claim in 1995 and the extension of military cooperation with the United States to the ASEAN level was something China wanted to avoid (Whiting 1997). Moreover, China required a cooperative ASEAN to promote an East Asian regionalism which would further its broader diplomatic objective of reducing American and Japanese influence in the Western Pacific (Lam 2005). Singapore's Ambassador-at-Large Tommy Koh noted that ASEAN was the "driving force" behind East Asian regionalism, because rivalry prevented either China or Japan from assuming a position of leadership. (14) ASEAN's significance for China was elevated as new proposals for the expansion of regionalism were raised. In particular, the East Asian Community idea was most attractive to China because it excluded the United States (Vatikiotis and Murphy 2003). In this situation China moved to strengthen ties with ASEAN and signed ASEAN's Treaty of Amity and Cooperation (TAC) on 8 October 2003. Under Article 10 China was committed not to engage in threatening behaviour towards other members, and under Article 13 it was obliged to resolve disputes with ASEAN peacefully (ASEAN Secretariat 1976). In April 2005 Chinese leader Hu Jintao visited two ASEAN oil producers--Indonesia and Brunei--to promote good relations. He included a stopover in Manila as well to assuage concerns about China. The Chairman of the National People's Congress Wu Banggno visited Manila in September 2003 and proposed joint exploration of the resources of the South China Sea. (15) In May 2005, Wu visited Kuala Lumpur with a similar message of peaceful cooperation. China's need to demonstrate its peaceful and cooperative intentions to ASEAN would bind its leaders to good behaviour in the foreseeable future more effectively than any declaration.

Trung Quốc thay đổi các mối quan tâm.

Thái độ của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp đã thật sự có thay đổi khi họ để lộ ra mối quan tâm về sự ổn định ở vùng biển Nam Trung Hoa và sự cần thiết quan hệ sâu sát hơn với ASEAN. Trung Quốc đã cố gắng kiên trì ngăn ngừa sự dính líu các thế lực bên ngoài vào cuộc tranh chấp – đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản. Tiếp tục một quan hệ bấp bênh với những sự năng động của Trung Quốc trên vùng biển Nam Trung Hoa sẽ đơn giản là làm tăng cường quan tâm của ASEAN đến sự hiện diện quân sự Mỹ trong tư cách đối trọng. Philippines đã dính líu thật sự với Hải quân Mỹ qua việc thăm viếng qua lại các hải cảng và cùng nhau diễm tập quân sự sau khi bị Trung Quốc xâm phạm như trong khiếu nại vào năm 1995 và sự mở rộng hợp tác quân sự với Mỹ ở cấp độ ASEAN là điều mà Trung Quốc không muốn xảy ra (Whiting 1997). Hơn nữa, Trung Quốc cần một sự hợp tác của Asean để phát triển chủ nghĩa địa phương Đông Á từ đó sẽ thúc đẩy mở rộng đối tượng ngoại giao của mình là giảm thiểu ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản trong vùng Tây Thái Bình Dương (Lam 2005). Đại sứ của Singapore là Tommy Koh ghi nhận rằng ASEAN là “động lực thúc đẩy” phía sau chủ nghĩa khu vực Đông Á, bởi vì sự cạnh tranh đã ngăn cản cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản chiếm lấy vị trí lãnh đạo. Tầm quan trọng của ASEAN đối với Trung Quốc đã được nâng lên như là một hướng mới cho thấy sự bành trướng chủ nghĩa khu vực được nâng cao. Đặc biệt, ý kiến của Cộng đồng Đông Á là rất hấp dẫn đối với Trung Quốc vì nó đã loại trừ Mỹ (Vatikiotis và Murphy 2003). Trong tình thế này Trung Quốc tiến đến thắt chặt với ASEAN và đã ký với ASEAN Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác (TAC) ngày 8-10-2003. Trong điều khoản 10, đượcTrung Quốc cam kết rằng sẽ không dính líu đến thái độ hăm dọa đối với các thành viên khác, và trong điều khoản 13 thì có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp với Asean một cách hòa bình (Văn phòng Asean 1976). Tháng 4-2005 lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã sang thăm hai nước Asean có sản xuất dầu mỏ là Indonesia và Brunei nhằm cải thiện mối bang giao. Nhân tiện ghé qua Manila để trấn an các mối lo về Trung Quốc. Chủ tịch Hội Nghị Hiệp Thương (Quốc hội) Ngô Bang Quốc thăm viếng Manila vào tháng 9-2003 và đề xuất liên kết khai thác tài nguyên trong vùng biển Nam Trung Hoa. Tháng 5-2005, ông Ngô cũng đã thăm viếng Kuala Lumpur mang theo một thông điệp tương tự về hợp tác hòa bình. Trung Quốc cần phải biểu thị các mục tiêu hòa bình và hợp tác của mình với Asean để trói buộc lãnh đạo các nước cư xử tốt những dự kiến tương lai mang lại hiệu quả hơn mọi lời tuyên bố.

China requires access to the energy reserves of the South China for which ASEAN cooperation will be necessary. China became a net oil importer in 1993 and, according to Zhu Jianjun of the China National Petroleum Company (CNPC), China's oil imports in 2010 will reach 50 per cent of consumption, rising to 60 per cent in 2020. Ballooning oil demand brings with it a need for diversification of energy supplies to avoid excessive dependence on one supplier or region; by the year 2005, 45 per cent of China's oil imports originated from the volatile Middle East, and 17 per cent from Saudi Arabia. (16) China has been negotiating agreements with a wide range of energy suppliers: in Africa, South America, as well as Asia. China has also been searching for new oil reserves, which requires collaboration with other consumers in exploration and drilling to minimize costs and to spread the risk, particularly in the South China Sea where ultra deep sea drilling beyond 600 metres is required. China's estimates of the oil reserves of the South China Sea have generally been very optimistic. Zhang Dawei of the Ministry of Land Resources claimed that the South China Sea would become one of China's ten major oil and gas sites: the oil reserves were estimated at 23-30 billion tons or 168-220 billion barrels. (17) If that were the case, the South China Sea would indeed be very important for China, but Western estimates of the area's oil reserves differ significantly. The US Energy Information Administration places the proven oil reserves at around 7 billion barrels or around 960 million tons (US Energy Information Administration 2003). These estimates would place the South China Sea at the same level as Norway or Azerbaijan in terms of oil production, which would still justify exploitation.

Trung Quốc cần tiếp cận các nguồn năng lượng dự trữ ở vùng biển Nam Trung Hoa nơi đó sự hợp tác của Asean sẽ rất cần thiết. Trung Quốc trở thành nước thuần nhập khẩu dầu mỏ trong 1993 và, theo Zhu Jianjun của Công ty Dầu hỏa Quốc gia Trung Quốc (CNPC), lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2010 sẽ đạt 50% mức tiêu thụ, tăng lên 60% đến năm 2020. Bùng nổ nhu cầu dầu mỏ mang theo sự cấp thiết đa dạng hóa nguồn cung ứng năng lượng để tránh tùy thuộc quá nhiều vào một nước hay một vùng lãnh thổ; vào năm 2005, 45% của nguồn nhập khẩu dầu Trung Quốc xuất phát từ vùng thương mại không ổn định là Trung Đông, và 17% từ Saudi Arabia. Trung Quốc đã và đang thương lượng các thỏa thuận rộng khắp với nhiều nước cung cấp năng lượng: ở Châu Phi, Nam Mỹ cũng như ở Châu Á. Trung Quốc cũng đang tìm kiếm các trữ lượng dầu mới, nên cần sự hợp tác với các nước tiêu thụ dầu khác để thăm dò và khoan mỏ mới nhằm giảm thiểu tối đa chi phí và chia sớt rủi ro, đặc biệt trong vùng biển Nam Trung Hoa nơi cần đến những lổ khoan cực sâu vượt 600 mét. Trung Quốc ước tính các trữ lượng dầu ở vùng biển Nam Trung Hoa nói chung là rất lạc quan. Trương Đại Vệ(Zhang Dawei) thuộc Bộ Tài Nguyên Đất đai đã cho là vùng biển Nam Trung Hoa sẽ trở thành một trong mười địa điểm khai thác dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên chủ yếu của Trung Quốc: trữ lượng dầu ước tính khoảng 23 – 30 tỷ tấn hoặc 168 – 220 tỷ thùng. Nếu như điều đó là đúng, vùng biển Nam Trung Hoa sẽ thực tế là rất quan trọng đối với Trung Quốc, nhưng phương tây ước lượng trữ lượng dầu trong khu vực có sự khác biệt rất lớn. Cục Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ đưa con số trử lượng dầu xác minh vào khoảng 7 triệu thùng hoặc cở 960 triệu tấn (Cục Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ 2003). Ước tính trên sẽ đặt vùng biển Nam Trung Hoa cùng mức độ với Na Uy hoặv Azerbaijan về khai thác dầu, nghĩa là vẫn phải còn cân nhắc hiệu quả trong khai thác.

Energy Cooperation

China and the ASEAN claimants have a common interest in the exploitation of those oil reserves but the maritime claims have acted as impediments. Efforts to propose joint development to circumvent sovereignty have been frustrated, particularly as formulae for allocating the benefits of joint development would depend on sovereignty in any case. Nonetheless, ASEAN states have involved international companies in cooperation agreements with their own national energy companies to exploit the energy reserves of their claims. These international companies provide the technology and the equipment for deep sea exploration and drilling operations in the South China Sea. One important effect is that protest action from rival claimants is discouraged as conflict would destroy the confidence of the energy companies in the area to the detriment of all. In a similar way, energy cooperation between the ASEAN claimants and China has been developing, which bodes well for the future. The Chinese National Oil Company (CNOC), and its listed subsidiary PetroChina, are interested in expanding operations in the South China Sea and through cooperative agreements with ASEAN, national oil companies would obtain access to oil and gas reserves without the need to enforce exclusive claims to sovereignty. Through energy cooperation the most immediate obstacles posed by sovereignty may be side-stepped which would remove some of the uncertainty that has surrounded the area. Energy cooperation between national oil companies could function as a confidence building and stabilizing measure which could prepare the way for other steps leading to a process of maritime regime building.

Hợp tác năng lượng

Trung Quốc và các nước yêu sách trong Asean có cùng mối quan tâm chung trong khai thác những trữ lượng dầu mỏ này nhưng các khiếu nại về hàng hải lại đóng vai trò lực cản. Những cố gắng đề xuất liên kết phát triển nhằm phá vỡ đòi hỏi chủ quyền đã thất bại, đặc biệt việc đưa vào công thức phân chia lợi nhận trong liên kết phát triển sẽ tùy thuộc vào tính chủ quyền trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, các nước Asean đã đưa các công ty năng lượng trong nước vào hợp đồng hợp tác với các công ty quốc tế nhằm tận dụng các tài nguyên năng lượng mà họ tranh chấp. Các công ty quốc tế này cung cấp kỹ thuật và thiết bị có khả năng khảo sát vùng biển sâu và công tác khoan thăm dò trong vùng biển Nam Trung Hoa. Một ảnh hưởng quan trọng là các hành động phản đối từ các nước có tranh chấp khác đã làm nản lòng vì các xung đột sẽ phá hủy sự tin tưởng của các công ty năng lượng trong vùng làm thiệt hại cho mọi phía. Do đó, hợp tác năng lượng giữa các nước có yêu sách trong Asean và Trung Quốc đang phát triển, báo trước một tương lai tốt đẹp. Công ty Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc (CNOC), và chi nhánh chính thức của nó là PetroChina, đã quan tâm đến việc mở rộng các hoạt động trong vùng biển Nam Trung Hoa và thông qua các hợp đồng hợp tác với Asean, các công ty xăng dầu quốc gia sẽ có được quyền tiếp cận đến các mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên mà không cần phải thúc đẩy các yêu sách đặc quyền về chủ quyền lãnh thổ. Thông qua hợp tác năng lượng, trở ngại trực diện nhất là vấn đề chủ quyền có thể được gát sang một bên, cất được phần nào sự bấp bênh đã bao trùm khu vực bấy lâu. Hợp tác năng lượng giữa các quốc gia dầu mỏ có thể đóng vai trò xây đắp lòng tin tưởng và ổn định hóa các chuẩn mực có thể chuẩn bị lối đi cho những bước kế tiếp dẫn đến tiến trình xây dựng một thể chế hàng hải.

The energy companies involved in oil exploration by the ASEAN claimants lament the absence of a resolution of the claims to the South China Sea as the uncertainty constrains their activity. Occasionally, when companies undertake exploration in contested zones, activity has been halted by naval intervention, resulting in delays and considerable losses. No doubt there is the concern that existing conflicts may be exacerbated by exploration activity and clashes may result. Nonetheless, if the exploitation of the energy resources there proceeds to everyone's benefit the risk of conflict may be reduced significantly in preparation for a future time when it would be possible to resolve the maritime claims. For this process to be initiated, China should be allowed a share of the spoils as currently its access to the energy resources of the South China Sea is constricted by the claims of others. Chinese companies are unable to operate in the South China Sea on their own; they have much experience in shallow waters but they lack the experience and the technology for ultra deep-water operations. Chinese companies require production-sharing agreements with foreign partners which would provide the technology and equipment for exploration in the deep waters of the South China Sea. (18) Energy cooperation in some cases has been trilateral involving several ASEAN national oil companies with their Chinese counterpart, which may be a harbinger of greater cooperation to come.

Các công ty năng lượng có tham gia hợp tác trong việc thăm dò dầu khí ở các nước tranh chấp Asean than vãn về sự thiếu sót một giải pháp cho các yêu sách trên vùng biển Nam Trung Hoa do sự bấp bênh đã làm kiềm hãm hoạt động của họ. Thỉnh thoảng, khi công ty phụ trách việc thăm dò tại vùng đang trong tranh chấp, hoạt động bị ngừng lại do sự can thiệp của hải quân, đưa đến chậm trể và thiệt hại đáng kể. Không nghi ngờ gì về sự quan tâm đến những xung đột đang tồn tại sẽ bị châm ngòi qua hoạt động thăm dò và có thể dẫn đến đối đầu. Tuy thế, nếu sự khai thác tài nguyên năng lượng ở đây tiến hành vì lợi ích của mọi bên thì mối nguy đối đầu có thể bị giảm bớt rất nhiều để chuẩn bị cho một thời điểm tương lai khi các yêu sách về hàng hải có thể giải quyết được. Để tiến trình này được khởi động, Trung Quốc phải cho phép chia chác lại một phần chiến lợi phẩm mà họ chiếm hữu được từ tài nguyên năng lượng ở vùng biển Nam Trung Hoa vẫn đang bị hạn chế lại bởi các khiếu nại của những nước khác. Các công ty Trung Quốc không đủ khả năng tự hoạt động trong vùng biển Nam Trung Hoa, họ có nhiều kinh nghiệm trong vùng nước cạn nhưng thiếu hẵn kỹ thuật và kinh nghiệm hoạt động trong vùng nước cực sâu. Các công ty Trung Quốc cần ký các họp đồng ăn chia sản phẩm với đối tác nước ngoài để được cung cấp kỹ thuật và công cụ cho việc thăm dò tại các vùng nước sâu ở vùng biển Nam Trung Hoa. Hợp tác năng lượng trong vài trường hợp đã có tham gia của ba bên gồm công ty dầu mỏ của số nước Asean với đối tác Trung Quốc, đó có thể là động thái dự báo cho một sự hợp tác lớn hơn sẽ đến.

Vietnam is a major offshore oil producer in the South China Sea and it has had an incentive to involve as many foreign partners as possible to reinforce its claims in the area and to deter Chinese opposition. Vietnam's experience is instructive as it reveals initial tensions with China, and several near clashes over exploration rights, and then a subsequent effort to avoid conflict and to engage in energy cooperation. Since the Foreign Investment Law was promulgated in 1987, PetroVietnam has signed 37 Production-Sharing Contract (PSC), one Business Cooperation Contract (BCC), and seven Joint Operating Contracts (JOC) with over 50 international oil and gas companies. Vietnam's largest and most productive area is the Bach Ho field, which was first developed by the joint venture Vietsovpetro. Established with the Soviet Union in 1981, it later became a cooperation agreement between PetroVietnam and Russia's Zarubezhneft (see Map 2). China, however, invited exploration in the Vietnamese claim area when on 8 May 1992 CNOC concluded an agreement with the Denver-based Crestone Energy Corporation for the development of the Wanan Bei-21 Block (WAB-21). The Crestone concession overlapped with the Vietnamese claim zone provoking new tensions with Vietnam, particularly when PetroVietnam and the Vietnamese State Oil Corporation began drilling in Crestone's concession area.

Việt Nam là một nước chủ yếu sản xuất dầu mỏ ngoài khơi ở vùng biển Nam Trung Hoa và đã khuyến khích càng nhiều càng tốt các đối tác nước ngoài để tăng cường các yêu sách của mình trong khu vực và đẩy lui sự phản kháng của Trung Quốc. Kinh nghiệm Việt Nam là nên học hỏi khi họ để lộ ra những căng thẳng ban đầu với Trung Quốc, và một vài cuộc suýt đụng đầu về quyền thăm dò, rồi sau đó là các nổ lực tránh đụng độ và tham gia vào hợp tác năng lượng. Từ khi Luật Đầu tư Nước ngoài được ban hành vào năm 1987, Petro Vietnam đã ký 37 Hợp đồng Ăn chia Sản phẩm (PSC), một Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh (BCC), và vài Hợp đồng Liên kết Vận hành (JOC) với trên 50 công ty dầu khí quốc tế. Vùng lớn nhất và có sản lượng cao nhất ở Việt Nam là mỏ dầu Bạch Hổ, đầu tiên phát triển bởi liên doanh Vietsopetro. Được thành lập với khối Xô Viết từ năm 1981, và sau đó trở thành hợp đồng liên kết giữa PetroVietnam và Zarubezhneft của Nga (xem bản đồ 2). Tuy nhiên Trung Quốc đã mời gọi thăm dò trong vùng tranh chấp với Việt Nam trong lúc vào ngày 8-5-1992 CNOC ký xong một hợp đồng với Crestone Energy Corporation có căn cứ tại Denver để phát triển lô thăm dò Wanan Bei-21 (WAB-21). Vùng nhượng quyền của Crestone đã chồng lấp với khu vực Việt Nam đang tranh chấp đang khích động căng thẳng mới với Việt Nam, đặc biệt khi PetroVietnam và Tổ hợp Dầu khi Quốc gia Việt Nam đang bắt đầu khoan thăm dò trong vùng nhượng địa của Crestone.

On 18 April 1994 Vietnam involved Mobil in the exploration of the Blue Dragon field, and in 1997 it engaged ConocoPhillips in a production-sharing agreement in an area close by. There were several incidents when conflict was narrowly avoided: in April 1994 five Vietnamese naval vessels chased a Chinese exploration craft from the disputed area, and in July 1994 two Chinese naval vessels blocked a Vietnamese oil rig operating in the Crestone concession area. (19) In March 1997 the Chinese drilling ship the Kantan III travelled some 100 km off the Vietnamese coastline provoking a Vietnamese protest. On 20 March the Vietnamese Foreign Ministry appealed to ASEAN ambassadors and on 1 April the Chinese drilling rig withdrew from the area. (20) China was deterred from escalating the issue by Vietnam's membership of ASEAN and both sides subsequently avoided creating incidents that could alarm investors. Vietnam has developed another four fields with foreign partners; in October 1998 Vietnam negotiated a joint venture to exploit the Cuu Long field which included PetroVietnam, Conoco of the United Kingdom, the Korean National Oil company, and Geopetro of France (see Map 3). Oil was discovered in two different fields in August 2000, and October 2001 and production began on a large scale in November 2003. Other agreements included the Hoan Vu joint venture between PetroVietnam, the UK-based company SOCO International and Thailand's PTT Exploration and Production (PTTEP) to explore the Ca Ngu Vang field; there was also the Truong Son joint venture between PetroVietnam, Canada's Talisman, and Malaysia's Petronas Carigali; PetroVietnam also concluded joint ventures for oil exploration, with Petronas Carigali, Indonesia's Pertamina, and Korea's National Oil Company (KNOC) for the development of gas fields in Block 11-2 (see Map 2) in southern Vung Tau province (Brown 2005).

Vào ngày 18-4-1994 Việt Nam tham gia cùng Mobil trong việc khảo sát giếng dầu Thanh Long, và trong năm 1997 tham gia tiếp cùng ConocoPhilips trong một hợp đồng ăn chia sản phẩm tại khu vực kề bên. Đã có vài rắc rối khi sự đối đầu suýt nữa xảy ra: trong tháng 4-1994 năm tàu hải quân Việt Nam đuổi một đoàn thăm dò thủ công Trung Quốc, và trong tháng 7-1994 hai tàu hải quân Trung Quốc chặn một tàu Việt Nam trang bị thăm dò dầu mỏ đang hoạt động tại vùng nhượng địa Crestone. Vào tháng 3-1997 tàu khoan Trung Quốc Kantan III di chuyển khoảng 100 km ngoài bờ biển Việt Nam khích động Việt Nam lên tiếng phản đối. Vào ngày 20-3 Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam kêu gọi các đại sứ Asean can thiệp và vào ngày 1-4 tàu trang bị khoan của Trung Quốc rút lui khỏi khu vực. Trung Quốc bị cản trở trong việc leo thang tranh chấp do quyền hội viên Asean của Việt Nam và cả hai bên sau đó tránh né tạo ra những rắc rối có thể làm dao động các nhà đầu tư. Việt Nam đã phát triển thêm bốn khu vực thăm dò với các đối tác nước ngoài; trong tháng 10-1998 Việt Nam thương lượng một liên doanh khai thác giếng dầu Cửu Long gồm PetroVietnam, Conoco của Vương quốc Anh, Công ty Dầu khí Quốc gia Đại Hàn, và Geopetro của Pháp (xem bản đồ 3).Phát hiện ra có dầu ở hai khu vực thăm dò khác vào tháng 8-2000 và tháng 10-2001, sản xuất bắt đầu qui mô vào tháng 11-2003. Các hợp đồng khác bao gồm Liên doanh Hoan Vu giữa PetroVietnam, Công ty SOCO Quốc tế tại Anh và Công ty PTT Thăm dò và Khai thác (PTTEP) để thăm dò lô Cá Ngừ Vàng; cũng còn có Liên doanh Trường Sơn giữa PetroVietnam, Talisman của Canada và Petronas Carigali của Malaysia; PetroVietnam cũng ký kết xong liên doanh cho thăm dò dầu khí với Petronas Carigali, Pertamina của Indonesia và Công ty Xăng dầu Quốc gia Đại Hàn (KNOC) để phát triển mỏ khí trong lô 11-2 (xem bản đồ 2) trong vùng phía nam tỉnh Vũng Tàu (Brown 2005).

Some tensions surfaced again with China in 2004 when Vietnam protested against China's attempts to involve oil companies in exploration in its own zone. In September 2004 Vietnam criticized a Chinese agreement with the Philippines for joint seismic work. In October 2004 China in turn criticized Vietnam when PetroVietnam opened nine blocks for bidding off Vietnam's central coast. (21) In 2005, however, there were indicators of a Chinese willingness to improve relations with Vietnam over what they called "border issues left over in history", the land border as well as the South China Sea issue. Both sides sought to remove tensions in the relationship, particularly in the South China Sea, which could spill over into a mutually destructive conflict and they invoked energy cooperation as an instrument to manage relations. When Vietnamese president Tran Duc Luong visited Beijing in July 2005, China and Vietnam stressed cooperation over oil and gas exploration in the South China Sea and their desire to turn their border into "one of peace, friendship and long-lasting stability" (22) Chinese Vice-President Zeng Qinghong declared in October 2005 that China was ready to come to an agreement with Vietnam over the land border and "to actively push forward the joint exploration of the disputed areas in the South China Sea". (23) Vietnam's Party Leader Nong Duc Manh visited Beijing in August 2006 and agreed to a joint oil exploration with China in the Gulf of Tonkin/Beibu. (24) Implementing these declarations may prove troublesome, nonetheless they reveal that in the most difficult and potentially conflict-ridden relationship in the area, that between China and Vietnam, a serious effort has been undertaken to improve relations.

Một vài căng thẳng đã lại nổi lên với Trung Quốc vào năm 2004 khi Việt Nam phản đối các nổ lực của Trung Quốc liên quan đến việc cho các công ty dầu mỏ thăm dò trong vùng lãnh hải của mình. Trong tháng 9-2004 Việt Nam phê phán một hợp đồng Trung Quốc ký với Philippines về liên kết thăm dò địa chấn. Trong tháng 10-2004 đến phiên Trung Quốc phê bình lại Việt Nam khi PetroVietnam mở thêm 9 lô cho đấu thầu thăm dò ở ngoài bờ biển miền Trung. Tuy nhiên, trong năm 2005 lại có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẵn lòng cải thiện quan hệ với Việt Nam trên những gì mà họ gọi là “các vấn đề biên giới tồn tại qua lịch sử”, vấn đề lãnh địa cũng như trên vùng biển Nam Trung Hoa. Cả hai bên tìm cách gở bỏ căng thẳng trong quan hệ, đặc biệt ở vùng biển Nam Trung Hoa là nơi có thể giọt nước tràn ly biến thành xung đột hủy hoại và họ đề ra việc hợp tác năng lượng như là một dụng cụ để uốn nắn quan hệ đôi bên. Khi Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm viếng Bắc Kinh vào tháng 7-2005, Trung Quốc và Việt Nam nhấn mạnh hợp tác trên mặt thăm dò dầu khí ở vùng biển Nam Trung Hoa và cả hai mong muốn biến biên giới đôi bên thành “một vùng hòa bình, hữu nghị và ổn định lâu dài”. Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng (Zeng Qinghong) tuyên bố trong tháng 10-2005 rằng Trung Quốc đã sẵn sàng đi đến một thỏa thuận với Việt Nam về biên giới trên bờ và “để chủ động thúc đẩy liên kết thăm dò tại các vùng tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa”. Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nông Đức Mạnh thăm viếng Bắc Kinh trong tháng 8-2006 và đồng ý liên kết thăm dò dầu khí với Trung Quốc tại Vịnh Tonkin/Beibu (vịnh Bắc Bộ). Thực thi những tuyên bố này có thể gặp nhiều phiền hà, tuy nhiên nó bộc lộ ra khía cạnh là trong lúc quan hệ ở khu vực bị che phủ bởi tiềm năng xung đột và hết sức khó khăn, như giữa Trung Quốc và Việt Nam, một nổ lực phi thường đã được thực hiện để cải thiện quan hệ đôi bên.

The Philippines involved Amoco International in oil exploration in Reed Bank off Palawan in 1976, and prompted both China and Vietnam to protest. The Philippines was placed in a difficult situation after China occupied the Mischief Reef as the Chinese could conduct exploration and drilling well within the Filipino's own claim zone. Manila had every incentive to involve international companies in its claim zone as an assurance against renewed Chinese encroachment into that claim. In August 1998 Shell was awarded a contract for offshore drilling in the Malampaya natural gas field (see Map 4), which was to be connected with an onshore processing centre by a pipeline. Philippine Energy Secretary Vicente Perez in October 2003 declared that 46 exploration blocks would be opened for public tender not only in the Malampaya field but in northwest, southeast, and east Palawan. (25) American Energy Secretary Spencer Abraham was invited to the Philippines to explore the prospects for US involvement in oil and gas exploration in the Philippine claim area (Villanueva 2003).

Philippines tham gia cùng công ty Amoco International trong thăm dò dầu mỏ ở Reed Bank ngoài khơi Palawan năn 1976, làm dấy lên phản đối từ Trung Quốc lẫn Việt Nam. Philippines bị đặt trong một tình cảnh khó khăn sau khi Trung Quốc chiếm đóng rặng Mischief vì Trung Quốc có thể tiến hành thăm dò và khoan giếng trong vùng tranh chấp của chính người Philippines. Manila có mọi động cơ thúc đẩy để tham gia cùng các công ty quốc tế trong vùng yêu sách của mình nhằm đảm bảo chống lại sự tái phạm xâm lấn của Trung Quốc tại đây. Trong tháng 8-1998 Shell được hưởng một hợp đồng khoan dầu ngoài khơi trong mỏ khí thiên nhiên Malampaya (xem bản đồ 4), được nối với một trung tâm chế biến nằm trên bờ bằng đường ống. Bộ trưởng Năng lượng Philippines Vicente Perez trong tháng 10-2003 tuyên bố rằng 46 lô thăm dò sẽ được mở ra đấu thầu công khai không chỉ trong vùng mỏ Malampaya mà còn ở phía tây bắc, đông nam, và tây Palawan. Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Spencer Abraham được mời thăm Philippines để khảo sát những triển vọng khi Mỹ tham gia vào thăm dò dầu khí tại vùng yêu sách của Philippines (Villanueva 2003).



Bản đồ 2

Các lô thăm dò ngoài khơi VN, bao gồm các giếng Crestone, Bạch Hổ và Thanh Long





Bản đồ 3

Lô thăm dò ngoài khơi VN, bao gồm giếng Yacheng, Côn Sơn và Cửu Long




Bản đồ 4

Các giếng dầu Malampaya và khu vực liên kết khảo sát địa chấn Philippines, TQ và VN

The Philippine National Oil company (PNO) also negotiated a joint venture with Malaysia's Petronas for oil and gas exploration off Mindoro. Third-party investors such as Unocal of the United States, Santos of Australia, Lasmo of the United Kingdom, PTTEP of Thailand, Medco of Indonesia, and GM International of Canada were offered stakes (Domingo 2003). Manila searched for additional assurances in the area as anxiety was stimulated that China would undertake large-scale exploration and drilling in the Philippine claim zone. If that occurred, the Philippines would have few realistic options in the face of Chinese pressure. It could declare Chinese activity there a violation of the ASEAN Code of Conduct, or it could appeal to the international community but both would be revealed as ineffectual (Ager 2004). To assuage these concerns in March 2005 Philippines Secretary of Foreign Affairs Alberto Romulo visited Beijing when he claimed that China was willing to discuss exploration there on the basis of mutual respect and equality (Xinhua 2005). The Mischief Reef incident has unsettled the Filipinos and has made them eager for Chinese reassurances. As they seize upon Chinese proposals for joint development they may be required to offer China broad access to their zone as the price of the reassurance they seek. Malaysia's Petronas Carigali has teamed up with Murphy Oil, ConocoPhillips, and Shell in exploration agreements in Blocks M, L, and G off Sabah (see Map 5). A Petronas Carigali, Shell, and ConocoPhillips consortium struck oil in Blocks J and G in 2004. Petronas also awarded exploration rights to Murphy Oil to conduct deep-water exploration in Block K (Yunis 2004). A dispute erupted between Malaysia and Brunei as Malaysia's Blocks M and L overlap with Brunei's claims in Blocks K and J. Malaysia has offered exploration rights to Petronas Carigali and Murphy oil in the Kikeh field (see Map 5). In January 2002 Brunei awarded exploration rights in the same area to a TotalFinaElf, BHP Billiton, and Americada Hess consortium, which was to conduct drilling exploration in deep water in Block J. In March 2003 a Brunei gunboat drove away a Murphy drilling ship, and in April Malaysian patrol boats forced a Total exploration vessel to leave the Block J area. The French company ceased drilling, declared force majeure, and cancelled the contract. Shell, which had been drilling in Block K, and Petronas, active in Block L offshore Sarawak, both ceased operations pending the resolution of the dispute (Jayasankaran and McBeth 2003; Rigzone 2003). Negotiations were conducted between Malaysia and Brunei on 25 August 2003 and 30 August 2005, but they were inconclusive. Malaysia proposed a production-sharing agreement with Brunei similar to the Malaysian-Thailand joint exploration agreement. Brunei, however, was guided by its UK advisers who warned that this might entail conceding territorial claims.

Công ty Xăng dầu Quốc gia Philippines (PNO) cũng đã thương thảo liên doanh với Petronas của Malaysia để thăm dò dầu khí ngoài khơi Mindoro. Bên đầu tư thứ ba như Unocal của Mỹ, Santos của Úc, Lasmo của Vương quốc Anh, PTTEP của Thái Lan, Medco của Indonesia, và GM International của Canada đều được mời đặt cọc dự phần (Domingo 2003). Manila tìm thêm sự đảm bảo trong khu vực vì dấy lên mối lo ngại Trung Quốc sẽ đảm trách tổng lực thăm dò và khoan giếng trong vùng yêu sách của Philippine. Nếu như điều đó xảy ra, Philippines sẽ có rất ít lựa chọn thực tế để đối mặt với áp lực của Trung Quốc. Họ có thể tuyên bố hoạt động như thế của Trung Quốc là vi phạm Bộ Qui tắc Ứng xử của Asean, hoặc họ có thể kêu gọi cộng đồng quốc tế nhưng cả hai cách trên đều đã cho thấy là không hiệu quả (Ager 2004). Để làm dịu sự lo lắng này, trong tháng 3-2005 Bộ trưởng Ngoại Giao Philippines là Alberto Romulo đã sang thăm Bắc Kinh khi ông cho là Trung Quốc đã mong muốn thảo luận việc thăm dò trong khu vực này trên cơ sở hai bên bình đẵng và tôn trọng lẫn nhau (Xinhua 2005). Vụ rắc rối rặng đá ngầm Mischief còn làm người Philippines chưa yên tâm nên khiến họ mong muốn sự tái đảm bảo của Trung Quốc. Khi chộp lấy đề xuất của Trung Quốc về liên kết phát triển có thể họ được yêu cầu cho Trung Quốc quyền tiếp cận rộng hơn vào khu vực của mình như là cái giá phải trả cho sự tái đảm bảo mà họ đang tìm kiếm. Công ty Petronas Carigali của Malaysia đã hợp sức cùng Murphy Oil, ConocoPhillips và Shell trong hợp đồng thăm dò Lô M, L, và G ngoài khơi Sabah (xem bản đồ 5). Tập đoàn Petronas Carigali, Shell, và ConocoPhillips đã tìm được dầu ở Lô J và G trong năm 2004. Petronas cũng ban quyền thăm dò cho Murphy Oil để tiến hành thăm dò vùng nước sâu trong Lô K (Yunis 2004). Tranh chấp bùng phát giữa Malaysia và Brunei khi Lô M và L của Malaysia chồng lấp với khu vực yêu sách của Brunei trong Lô K và J. Malaysia đã mời quyền thăm dò đến Petronas Carigali và Murphy Oil trong vùng giếng Kikeh (xem bản 5). Trong tháng giêng 2002, Brunei ban quyền thăm dò cùng vị trí trên cho TotalFinaElf, BHP Billiton và tập đoàn Americada Hess, nhằm tiến hành khoan khảo sát vùng nước sâu trong Lô J. Vào tháng 3-2003 một tàu chiến Brunei đã đuổi cổ một tàu khoan của công ty Murphy, và vào tháng 4 các tàu tuần tra của Malaysia đã buộc một tàu thăm dò của hãng Total rời khỏi khu vực Lô J. Công ty Pháp này ngưng việc khoan tìm và tuyên bố trường hợp bất khả kháng, đi đến ngưng hợp đồng. Công ty Shell đang khoan ở Lô K và Petronas đang hoạt động ở Lô L ngoài khơi Sarawak thảy đều ngưng hoạt động chờ đợi giải pháp cho sự tranh chấp (Jayasankaran và McBeth 2003; Rigzone 2003). Thương thảo được tiến hành giữa Malaysia và Brunei vào ngày 25-8-2003 và 30-8-2005, nhưng không đi đến đâu. Malaysia đề nghị một hợp đồng ăn chia sản phẩm với Brunei tương tự như hợp đồng liên kết thăm dò Malaysia – Thailand. Tuy nhiên, Brunei được chỉ dẫn bởi các cố vấn người Anh của mình, họ cảnh báo là điều này có thể kéo theo sự nhượng bộ về yêu sách lãnh thổ.

Brunei may involve Chinese companies in exploration and drilling in the disputed areas as Hu Jintao proposed joint development when he visited Brunei in April 2005. If this proceeds Malaysia's position would become difficult. Proposals to resolve the dispute include a production-sharing agreement similar to that concluded between Petronas and the Petroleum Authority of Thailand (PTT) in 1998, where Malaysian and Thai claims overlapped.

Brunei có thể tham gia cùng các công ty Trung Quốc trong thăm dò và khoan giếng dầu trong các khu vực tranh chấp như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đề nghị liên kết phát triển khi ông sang thăm Brunei vào tháng 4-2005. Nếu việc này tiến hành, vị thế của Malaysia sẽ gặp khó khăn. Các đề xuất giải quyết tranh chấp bao gồm hợp đồng ăn chia sản phẩm giống như đã ký giữa Petronas và Petroleum Authority of Thailand (PTT) năm 1998, khi các vùng yêu sách của Malaysia và Thái Lan chồng lấp nhau.

A significant development was the negotiation of trilateral exploration agreements over the past few years. Trilateral agreements allow national oil companies to operate together in particular areas promoting cooperation and encourage a willingness to circumvent the constraints of sovereignty for the sake of common benefits. In January 2002 Malaysia's Petronas, Indonesia's Pertamina, and PetroVietnam agreed to form the Con Son joint operating company to conduct exploration in Blocks 10 and 11.1 offshore Vietnam (see Map 3). In June 2003 these three companies concluded a tripartite cooperation agreement to explore and develop hydrocarbon resources offshore Sarawak in Block SK305.

Một tiến bộ quan trọng là sự thương thảo các hợp đồng thăm dò ba bên mấy năm gần đây. Hợp đồng ba bên cho phép các công ty xăng dầu quốc gia cùng nhau hoạt động trong khu vực riêng biệt, cải tiến sự hợp tác và khuyến khích ước muốn phá vỡ sự thúc ép của vấn đề chủ quyền vì quyền lợi chung. Trong tháng giêng 2002 Petronas của Malaysia, Pertamina của Indonesia và PetroVietnam đồng ý thành lập công ty liên kết hoạt động Côn Sơn để tiến hành thăm dò trong Lô 10 và 11.1 ngoài khơi Việt Nam (xem bản đồ 3). Trong tháng 6-2003 ba công ty này đã ký hợp đồng hợp tác ba bên nhằm thăm dò và phát triển tài nguyên dầu khí ngoài khơi Sarawak ở Lô SK305.

After concluding exploration agreements in Vietnamese and Malaysian zones, the companies agreed to negotiate a similar joint agreement for the Indonesian blocks as well. (26) On 14 March 2005, CNOC, the Philippines National Oil Company (PNOCO), and PetroVietnam agreed to conduct joint seismic surveys over a three-year-period in an area in the Philippine claim zone (see Maps 5 and 6). The agreement stated that the basic positions held by the respective governments in relation to sovereign claims would not be affected. Philippine President Gloria Arroyo Macapagal declared that the agreement represented a "diplomatic breakthrough" for peace in the region and the first step in the implementation of the ASEAN Code of Conduct with China. (27) The Philippine president also stated that the agreement would assist the country's energy independence programme, which demanded "strategic alliances with our friends and allies so that we can have more supply of energy for the region and our country". The Chinese ambassador to the Philippines Wu Hongbo said that the agreement could be a good example of resolving disputes peacefully (Xinhua 2005). For the Philippines, a trilateral arrangement involving China would allow progress in exploration removing the perpetual fear of Chinese reactions which has haunted its leaders. To move ahead with the exploitation of the energy resources in its own zone the Philippines is compelled to involve the Chinese and share the benefits with them. The trilateral agreement, however, was limited to seismic data acquisition, the first stage of which was concluded in November 2005. Whether or not the same cooperation would extend to drilling and production in the way anticipated by Manila is another matter.

Sau khi kết thúc các hợp đồng thăm dò tại các khu vực thuộc Việt Nam và Malaysia, các công ty này cũng đồng ý thương thảo tiếp một hợp đồng liên kết tương tự cho các Lô ở Indonesia. Ngày 14-3-2005, CNOC cùng Công ty Xăng dầu Quốc gia Philippines (PNOCO) và PetroVietnam đồng ý tiến hành liên kết khảo sát bằng địa chấn kéo dài 3 năm trong một khu vực thuộc vùng yêu sách của Philippines (xem bản đồ 5 và 6). Hợp đồng khẳng định rằng các địa điểm thuộc các nước liên quan có dính líu đến yêu sách chủ quyền sẽ không bị ảnh hưởng. Tổng thống Philippines Gloria Arroyo Macapagal tuyên bố rằng bản hợp đồng đại diện một “bứt phá về ngoại giao” cho hòa bình trong khu vực và là bước đầu tiên trong việc thực thi Qui tắc Ứng xử ASEAN với Trung Quốc. Tổng thống Philippines cũng khẳng định rằng hợp đồng sẽ giúp đỡ chương trình độc lập năng lượng cho nước nhà, điều đó đòi hỏi “chiến lược liên minh với bè bạn và các nước đồng minh từ đó chúng ta có thể đạt nhiều nguồn cung cấp năng lượng cho khu vực và cho đất nước”. Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Wu Hongbo cho rằng bản hợp đồng có thể là một ví dụ tốt cho việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình (Xinhua 2005). Đối với Philippines, một thỏa thuận tay ba có Trung Quốc sẽ giúp tiến triển trong thăm dò, gỡ bỏ mối lo âu thường xuyên về phản ứng của Trung Quốc đã từng ám ảnh giới lãnh đạo nước này. Để tiến lên với công cuộc khai thác các tài nguyên năng lượng trong lãnh hải mình, Philippines buộc phải dính dáng đến Trung Quốc và chia sẻ quyền lợi với họ. Tuy nhiên, hợp đồng ba bên bị giới hạn ở phần sở hữu dữ liệu địa chấn, giai đoạn đầu của nó đã kết thúc vào tháng 11-2005. Dù gì thì sự hợp tác giống như thế sẽ kéo dài đến việc khoan và hút dầu theo cách tiên liệu của Manila là một vấn đề khác.

xxx


Bản đồ 5

Lô G, L, M của Malaysia và lô K, J cùng giếng Kikeh của Brunei

Conclusion: Energy Cooperation and Security

China has been the main claimant over the issue and the principal source of uncertainty for ASEAN. Past efforts to resolve the South China Sea problem visualized either a grand solution to the maritime claims, as though all claimants were equally interested in or capable of a settlement of those claims, or a conspicuous effort to ignore sovereignty by promoting joint development. These approaches struck against the Chinese leadership's obsession with sovereignty, the legacy of the humiliations of the 19th century, the severance of Taiwan from the mainland, and the concern about historical rights in the South China Sea. The margin of flexibility over this issue was limited for China's leaders, committed as they have been to a defence of China's sovereignty. The unresolved maritime claims have provided an uncertain environment for the exploitation of the area's energy reserves and yet the demand for energy and fear of global shortages will intensify interest there. Conflict and naval clashes to protect claims cannot be excluded but the effect would be to drive away the energy companies, creating an instability from which all would suffer. This awareness is a constraint upon conflict and an incentive for the claimants to ameliorate conditions there to prevent clashes. In particular China's need for energy and commodity imports has made it hostage to regional and global stability. The proud self-reliance its leaders once displayed has given way to an understanding that spectacular economic growth brings with it an acute vulnerability to external disruption of its energy supplies. China's interest is to participate in exploration and drilling and not to engage in provocative action in the area, which would shatter its stability and undermine its regional diplomacy. It is notable that the one recent case of confrontation over overlapping claims in the South China Sea involved two oil-producing ASEAN members, Malaysia and Brunei, whose need for the development of these energy resources is less urgent than is the case with China, which has more lose by resorting to confrontational tactics.

Kết luận: Hợp tác năng lượng và an ninh.

Trung Quốc là nước yêu sách chính ở vấn đề trên và là nguồn gốc chủ yếu của sự bấp bênh của ASEAN. Những nổ lực trước đây để giải quyết bài toán vùng biển Nam Trung Hoa đã hình dung ra hoặc đó là một giải pháp lớn cho các yêu sách hàng hải, coi như mọi nước yêu sách đều được xem trọng ngang nhau hoặc đủ năng lực thu xếp các yêu sách này, hoặc chỉ là một cố gắng đáng chú ý nhằm phớt lờ yếu tố chủ quyền bằng cách thúc đẩy liên kết phát triển. Cách tiếp cận này đụng chạm đến nỗi ám ảnh của giới lãnh đạo Trung Quốc về chủ quyền, sự kế thừa những mối nhục từ thế kỷ 19, sự tách rời Đài Loan từ lục địa, và sự quan tâm về các quyền trong lịch sử tại vùng biển Nam Trung Hoa. Biên độ của sự mềm dẽo trên vấn đề này là có giới hạn cho Ban Lãnh đạo Trung Quốc, được ủy thác nhiệm vụ chống đỡ cho chủ quyền của Trung Quốc. Bế tắc trong yêu sách hàng hải đã đưa ra một môi trường bấp bênh đối với việc khai thác các trữ lượng dầu mỏ trong khu vực, tuy thế nhu cầu về năng lượng và nỗi lo thiếu hụt dầu mỏ trên toàn cầu sẽ tăng cường sự quan tâm ở nơi đây. Đối đầu và hải quân va chạm nhau để bảo vệ vùng yêu sách không thể bị loại trừ nhưng hậu quả sẽ là các công ty khai thác năng lượng rút lui, tạo ra sự mất ổn định các bên đều phải chịu tổn hại. Nhận thức này là một sự kiềm chế trước xung đột và là một sự thúc đẩy các bên yêu sách cải thiện các điều kiện ở đây để phòng ngừa đụng độ. Đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu năng lượng và hàng hóa của Trung Quốc đã biến mình thành con tin trong khu vực và ổn định toàn cầu. Sự tự tin kiêu hãnh mà giới lãnh đạo Trung Quốc đã từng phô trương đã nhường lối cho một sự hiểu biết rằng phát triển kinh tế thần kỳ mang theo nó một yếu điểm sâu sắc làm đổ vỡ mặt đối ngoại trong cung ứng năng lượng. Mối quan tâm của Trung Quốc là dự phần trong khảo sát và khoan giếng dầu, không phải dính líu vào hành động khiêu khích trong khu vực, điều đó sẽ làm tiêu tan sự ổn định và xói mòn chính sách ngoại giao khu vực của mình. Điều đáng ghi nhận là một trường hợp đối đầu mới đây trên vùng chồng lấp yêu sách lãnh hải ở biển Nam Trung Hoa dính líu đến hai thành viên ASEAN sản xuất dầu là Malaysia và Brunei, các quốc gia này có nhu cầu phát triển các tài nguyên năng lượng này không cấp bách như Trung Quốc, đã bị thiệt hại nhiều hơn khi vận dụng đến chiến thuật đối đầu.

Energy cooperation can bring greater confidence to the South China Sea alleviating some of the uncertainties that have plagued the area for the past two decades. As cooperation over exploration and drilling proceeds, tacit agreements between the claimants are likely which would establish interim guidelines or norms of behaviour to avoid conflict and to resolve disputes which would create a more stable operating environment for the energy companies. Energy necessity, indeed, may break the log jam over this issue and stimulate a process of gradual cooperation which could then prepare the claimants for more difficult negotiations over production-sharing at the appropriate time. ASEAN's promotion of energy cooperation in the South China Sea would make sense, if only to allow access to the area's energy reserves. Whatever the merits of China's grievances it should be made clear in any negotiations relating to the area that China would benefit from energy cooperation and that it would be involved in the exploitation of the energy reserves of the area. It would be possible to start from exploration, drilling, and then to move to actual production-sharing in a process that may promise better results than previous efforts to deal with this issue. China's demand for energy has escalated, and its need for cooperation with ASEAN is now greater. The trilateral agreements negotiated between regional and national oil companies discussed above offer a convenient way of engaging China and extending cooperative activity. An ASEAN policy of involving Chinese energy companies in exploration, drilling, and eventually production would strengthen China's interest in further cooperative steps. One proposal would be for the ASEAN governments to move from trilateral arrangements which have involved China to quadrilateral or pentalateral agreements. By expanding cooperation to the multilateral level it would be possible to build a basis for greater stability in the area and to prepare the way for a future resolution of the claims, when that time comes.

Hợp tác năng lượng sẽ mang lại sự tự tin mạnh mẽ cho vùng biển Nam Trung Hoa, làm dịu đi một số bất ổn lan tràn ở khu vực trong hai thập kỷ qua. Khi hợp tác trong các tiến trình thăm dò và khoan giếng, giữa các bên yêu sách có thể xảy ra các thỏa thuận ngầm đưa đến việc thành lập những làn ranh lâm thời hoặc những quy phạm trong cư xử để tránh xung đột và giải quyết các tranh chấp sao cho tạo ra được một môi trường hoạt động ổn định hơn cho các công ty khai thác. Thực vậy, sự cần thiết về năng lượng có thể phá vỡ chỗ bế tắc trong vấn đề chủ quyền và kích thích một tiến trình hợp tác từng bước mà nó sau đó chuẩn bị cho các nước yêu sách đối phó những tình huống thương thảo khó khăn hơn về ăn chia sản phẩm vào lúc thích hợp. Việc xúc tiến hợp tác năng lượng của ASEAN trong vùng biển Nam Trung Hoa sẽ có ý nghĩa, nếu chỉ là cho phép tiếp cận các trữ lượng dầu mỏ trong vùng. Bù lại cho mối bất bình của TQ bằng gì đi nữa thì điều đó phải được làm rõ trong bất kỳ cuộc đàm phán liên quan nào là TQ sẽ hưởng lợi từ sự hợp tác năng lượng và phải được tham gia khai thác các trữ lượng dầu mỏ trong vùng. Có thể khởi đầu bằng thăm dò, khoan thử, và sau đó chuyển sang thực sự ăn chia sản phẩm theo một tiến trình nào có thể hứa hẹn cho kết quả tốt hơn những nổ lực trước đây dùng đối phó vấn đề này. Đòi hỏi năng lược của TQ ngày một leo thang, và nhu cầu hợp tác với ASEAN giờ đây cũng lớn hơn. Các hợp đồng tay ba thương thảo giữa địa phương và các công ty xăng dầu quốc gia như đã thảo luận phần trên cung ứng một phương sách thuận lợi để lôi kéo TQ vào và mở rộng hoạt động hợp tác. Chính sách của ASEAN trong việc tham gia cùng các công ty năng lượng TQ để thăm dò, khoan giếng và cuối cùng là sản xuất sẽ cũng cố sự quan tâm của TQ cho các bước hợp tác xa hơn nữa. Một đề nghị dành cho các nước ASEAN là tiến lên từ hợp đồng tay ba có TQ tham gia đến các hợp đồng tay tư hoặc tay năm. Bằng cách mở rộng sự hợp tác đến mức đa phương sẽ có thể xây dựng một nền tảng ổn định vững chắc hơn trong khu vực và dọn đường cho một giải pháp cho các yêu sách trong tương lai, một khi đến thời điểm.

ASEAN, indeed, should promote greater energy cooperation in the area by involving as many international energy companies as possible, not only from China and the United States but from India and Europe as well. The intention should be to create an environment where governments, including those outside the region, would find it in their interest to have the maritime claims settled. When sovereign claims create uncertainty and throw up impediments to energy exploration and exploitation, governments would face pressure to act. Insisting on their own particular claims, governments have turned the South China Sea into a convenient stalemate which would not threaten their positions. The unfortunate but predictable result has been that well-meaning proposals for a resolution of the issue have been ignored, and relegated to the dust bin. When the benefits of energy cooperation in the region become much more tangible to these governments the existing stalemate would become an inconvenient one, a barrier to further exploitation and development of the area's energy resources. At that point existing regional mechanisms such as the ARF would assume an important role in devising an appropriate resolution of the issue, one which would avoid the trap of simply affirming exclusive sovereign claims by partially converting them into entitlements to the benefits of energy cooperation. If maritime claims could be regarded as entitlements according to a satisfactory formula for sharing the energy resources, many of the current obstacles to negotiations could be circumvented. China, above all, would be assured of its share and would have less incentive to act as a spoiler over the issue. In view of the complications of the maritime claims and the rising demand for the energy resources, there is no other way to deal with the issue.

Thực vậy, ASEAN phải đẩy mạnh hợp tác năng lượng trong khu vực bằng cách mời gọi tham gia càng nhiều công ty năng lượng quốc tế càng tốt, không chỉ là TQ và Mỹ mà luôn cả Ấn Độ và Châu Âu càng hay. Mục đích phải là tạo ra một môi trường mà các chính phủ, kể cả ngoài khu vực, sẽ thấy rằng mình có lợi nếu các yêu sách hàng hải bị gát lại. Khi các yêu sách chủ quyền tạo ra sự bấp bênh và giăng ra nhiều trở ngại trong việc thăm dò và khai thác năng lượng, các chính phủ bị áp lực phải hành động. Khăng khăng trong đòi hỏi đặc thù của mình, các chính phủ đã đưa vùng biển Nam Trung Hoa vào thế bế tắc để không hăm dọa đến vị thế của mình. Kết quả đáng tiếc nhưng tiên liệu trước được là những đề nghị thiện chí cho giải pháp vấn đề sẽ được lờ đi và quẳng vào ngăn kéo cho bụi bám. Khi lợi lộc của sự hợp tác năng lượng trong vùng trở nên càng hiển nhiên hơn nữa đối với các nước, sự bế tắc đang tồn tại sẽ trở thành một sự bất tiện, một rào cản cho việc khai thác và phát triển về sau cho tài nguyên năng lượng trong vùng. Khi ấy những cơ chế khu vực đang tồn tại như ARF sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc nghĩ ra một giải pháp thích hợp cho vấn đề, người ta phải tránh sa vào bẫy là chỉ đơn giản quả quyết yêu sách riêng biệt về chủ quyền bằng cách tự ý chuyển đổi nó thành đặc quyền hưởng lợi đối với sự hợp tác năng lượng. Nếu những yêu sách hàng hải có thể được xem như một đặc quyền y theo một công thức thõa mãn trong chia phần tài nguyên năng lượng, rất nhiều trở ngại hiện thời trong đàm phán có thể bị phá vỡ.Trên hết, TQ phải được đảm bảo phần chia của mình và ít có động cơ để hành động như một kẻ phá bĩnh . Trong góc cạnh phức tạp của các yêu sách hàng hải và sự trỗi dậy nhu cầu tài nguyên năng lượng, sẽ không còn cách nào khác để đối phó với vấn đề trên.



Bản đồ 6

Khu vực liên kết khảo sát địa chấn Philippines, Trung Quốc, Việt Nam

LESZEK BUSZYNSKI is a Professor at the Graduate School of International Relations, International University of Japan in Niigata.

Leszek BUSZYNSKI là một giáo sư tại Khoa Sau đại học về Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc tế Nhật Bản tại Niigata.

ISKANDAR SAZLAN is currently a Senior Researcher in the Centre for Maritime Security and Diplomacy at the Maritime Institute of Malaysia (MIMA) in Kuala Lumpur.

Iskandar SAZLAN hiện là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm An ninh Hàng hải và ngoại giao thuộc Học viện Hàng hải Malaysia (Mima), Kuala Lumpur.


REFERENCES CITED

Ager, Maila. 2004. "Gov't Ready to Protest China Oil Exploration in Spratlys". Inquirer, 8 July

ASEAN Secretariat. 1976. Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia, Indonesia. 24 February. http://www.aseansec.org/1654.> --. 1992. ASEAN Declaration on the South China Sea, Manila, the Philippines. 22 July. http://www.aseansec.org/1196.> --. 2002. The Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea. 4 November. http://www.aseansec.org/13165.> Barnes, Kathleen. 1939. "Spratly Seizure Revives Conflicting Claims". Far Eastern Survey 8, no. 9 (26 April). JSTOR, http://www.jstor.org.

Brown, David. 2005. "Vietnam Finds Oil in Basement". Explorer, February. http://www. aapg.org/explorer/2005/02feb/Vietnam.cfm.

Buszynski, Leszek. 2002. "Realism, Institutionalism, and Philippine Security". Asian Survey 42, no. 3 (May/June): 483-501.

--. 2003. "ASEAN, the Declaration of Conduct, and the South China Sea". Contemporary Southeast Asia 25, no. 3 (December): 343-62.

Chanda, Nayan. 1994. "Divide and Rule". Far Eastern Economic Review, 11 August.

Chanda, Nayan, and Tai Ming Cheung. 1990. "Reef Knots". Far Eastern Economic Review, 30 August.

Charney, Jonathan J. 1999. "Rocks That Cannot Sustain Human Habitation". American Journal of International Law 93, no. 4 (October): 863-77.

Choon-ho Park. 1978. "The South China Sea Disputes: Who Owns the Islands and the Natural Resources". Ocean Development and International Law 5, no. 1: 28-55.

Dobson, William J., and M. Taylor Fravel. 1997. "Red Herring Hegemon: China in the South China Sea". Current History, September, pp. 258-63.

Domingo, Ronnel W. 2003. "PNOC Unit Forges Deal with Petronas". Inquirer, 10 November. Garver, John W. 1992. "China's Push through the South China Sea: The Interaction of Bureaucratic and National Interests". China Quarterly, no. 132 (December): 998-1028.

Hamzah, B.A. "China's Strategy". Far Eastern Economic Review, 13 August 1992.

Hyer, Eric. 1995. "The South China Sea Disputes: Implications of China's Earlier Territorial Settlements". Pacific Affairs 68, no. 1 (Spring): 34-54.

Jayasankaran, S., and John McBeth. 2003. "Oil and Water". Far Eastern Economic Review, 3 July.

Joyner, Christopher. 1999. "The Spratly Islands Dispute in the South China Sea: Problems, Policies, and Prospects for Diplomatic Accommodation". In Investigating Confidence Building Measures in the Asia Pacific Region, edited by Ranjeet Singh, pp. 53-108. Report 28. Washington, DC: Henry L. Stimson Centre.

Lain, Willy. 2005. "Beijing's Strategy to Counter U.S. Influence in Asia". China Brief (Jamestown Foundation) 5, no. 25 (December 8): 1-3.

Nguyen Hong Thao. 2003. "The 2002 Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea: A Note". Ocean Development and International Law 34: 279-82.

Odell, Lawrence. 1939. "Philippines Urged to Survey Outlying Neglected Islands". Far Eastern Survey 8, no. 10 (10 May). JSTOR, http://www.jstor.org.

Rigzone.com. 2003. "Shell Could Halt Operations Offshore Brunei". 18 June. http://www. rigzone.com/news/article.asp?_ldf=7052.

Shee Poon Kim. 1998. "The South China Sea in China's Strategic Thinking". Contemporary Southeast Asia 19, no. 4 (March): 369-87.

Smith, Edward D. 1994. "China's Aspirations in the Spratly Islands". Contemporary Southeast Asia 16, no. 3 (December): 274-90.

Tai Ming Cheung. 1990. The Growth of Chinese Naval Power: Priorities, Goals, Missions and Regional Implications. Pacific Strategy Paper no. 1. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies.

US Energy Information Administration. 2003. South China Sea Tables and Maps. September. http://community.middlebury.edu/~scs/maps/US EIA South China %Sea%.

Valencia, Mark J. 1995. China and the South China Sea Disputes. Adelphi Paper no. 298. London: International Institute for Strategic Studies.

--. 2000. "Regional Maritime Regime Building: Prospects in Northeast Asia and Southeast Asia". Ocean Development and International Law 31, pp. 223-47.

Valero, Gerardo M.C. 1994. "Spratly Archipelago Dispute: Is the Question of Sovereignty Still Relevant?" Marine Policy 18, no. 4: 314-44.

Vatikiotis, Michael, and David Murphy. 2003. "China's Regional Strategy". Far Eastern Economic Review, 20 March.

Villanueva, Marichu. 2003. "Bush Eyes RP's Natural Gas Prospects". Philstar, 20 October. Wain, Barry. 2002. "Taking Charge". Far Eastern Economic Review, 14 November.

Wang Chunheng. 1958. A Simple Geography of China. Peking: Foreign Language Press.

Whiting, Allen S. 1997. "ASEAN Eyes China: The Security Dimension". Asian Survey 37, no. 4 (April): 299-322.

Xinhua. 2005. "Oil Companies Sign Landmark S. China Sea Agreement". 15 March.

Yu, Peter Kien-hong. 2003. "The Chinese (Broken) U-Shaped Line in the South China Sea: Points, Lines, and Zones". Contemporary Southeast Asia 25, no. 3 (December): 405-30.

Yunis, Kamarul. 2004. "New Oil Finds May Trigger Boom in Energy-linked Jobs". Business Times, 27 September.

Zha, Daojiong. 2001. "Localizing the South China Sea Problem: The Case of China's Hainan". Pacific Review 14, no. 4: 575-98.

NOTES

(1) The Times (London), 9 June 1956.

(2) Christian Science Monitor, 23 May 1956.

(3) International Herald Tribune, 30 and 31 December 1978.

(4) "Watching China Closely", Jakarta Post, 29 March 1988.

(5) "Dealing with China", Straits Times, 1 April 1988.

(6) Business Times, 23 July 1992.

(7) Straits Times, 16 July 1991; Reuters, 17 July 1991.

(8) Straits Times, 24 August 1993.

(9) Indonesian Observer, 21 July 1992.

(10) Straits Times, 19 March 1995.

(11) Straits Times, 25 May 1995.

(12) Straits Times, 30 March 1994.

(13) Straits Times, 21 February 2000.

(14) Straits Times, 22 February 2000.

(15) Straits Times, 1 September 2003.

(16) "China Forecasts on Crude Oil Consumption", Alexander's Gas and Oil Connections 11, no. 11 (8 June 2006).

(17) "South China Sea One of China's 10 Major Oil and Gas Strategic Sites", Alexander's Gas and Oil Connections 10, no. 9 (10 May 2005).

(18) "PetroChina Eyes South China Sea Exploration", China Daily, 6 July 2004.

(19) Straits Times, 19 July 1994.

(20) Nation, 21 April 1997; Straits Times, 8 April 1997.

(21) "China Rejects Vietnam's Demand to Cancel Oil Exploration in South China Sea", Alexander's Gas and Oil Connections 9, no. 24 (9 December 2004).

(22) "Chinese, Vietnamese Presidents Vow to Speed Up Setting of Land Boundary", People's Daily, 19 July 2005.

(23) "China, Vietnam Likely to Complete Border Demarcation Work before 2008, Chinese Vice President". People's Daily, 19 October 2005.

(24) "China and Vietnam in Joint Oil Exploration in Beibu Gulf", Alexander's Gas and Oil Connections 11, no. 17 (11 September 2006).

(25) "Philippine DOE to Offer Exploration Blocks for Public Bidding", Alexander's Gas and Oil Connections 18, no. 14, 10 July 2003.

(26) Star, 17 June 2003.

(27) Star Maritime, 15 March 2005.

NOTES

1 The Times (London), 9 June 1956.

2 Christian Science Monitor, 23 May 1956.

3 International Herald Tribune, 30 and 31 December 1978.

4 “Watching China Closely”, Jakarta Post, 29 March 1988.

5 “Dealing with China”, Straits Times, 1 April 1988.

6 Business Times, 23 July 1992.

7 Straits Times, 16 July 1991; Reuters, 17 July 1991.

8 Straits Times, 24 August 1993.

9 Indonesian Observer, 21 July 1992.

10 Straits Times, 19 March 1995.

11 Straits Times, 25 May 1995.

12 Straits Times, 30 March 1994.

13 Straits Times, 21 February 2000.

14 Straits Times, 22 February 2000.

15 Straits Times, 1 September 2003.

16 “China Forecasts on Crude Oil Consumption”, Alexander’s Gas and Oil

Connections 11, no. 11 (8 June 2006).

17 “South China Sea One of China’s 10 Major Oil and Gas Strategic Sites”,

Alexander’s Gas and Oil Connections 10, no. 9 (10 May 2005).

18 “PetroChina Eyes South China Sea Exploration”, China Daily, 6 July 2004.

19 Straits Times, 19 July 1994.

20 Nation, 21 April 1997; Straits Times, 8 April 1997.

21 “China Rejects Vietnam’s Demand to Cancel Oil Exploration in South China Sea”,

Alexander’s Gas and Oil Connections 9, no. 24 (9 December 2004).

22 “Chinese, Vietnamese Presidents Vow to Speed Up Setting of Land Boundary”,

People’s Daily, 19 July 2005.

23 “China, Vietnam Likely to Complete Border Demarcation Work before 2008,

Chinese Vice President”. People’s Daily, 19 October 2005.

24 “China and Vietnam in Joint Oil Exploration in Beibu Gulf”, Alexander’s Gas

and Oil Connections 11, no. 17 (11 September 2006).

25 “Philippine DOE to Offer Exploration Blocks for Public Bidding”, Alexander’s

Gas and Oil Connections 18, no. 14, 10 July 2003.

26 Star, 17 June 2003.

27 Star Maritime, 15 March 2005.

REFERENCES CITED

Ager, Maila. 2004. “Gov’t Ready to Protest China Oil Exploration in Spratlys”. Inquirer,

8 July.

ASEAN Secretariat. 1976. Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia, Indonesia.

24 February. http://www.aseansec.org/1654.

———. 1992. ASEAN Declaration on the South China Sea, Manila, the Philippines.

22 July. http://www.aseansec.org/1196.

———. 2002. The Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea.

4 November. http://www.aseansec.org/13165.

Barnes, Kathleen. 1939. “Spratly Seizure Revives Conflicting Claims”. Far Eastern

Survey 8, no. 9 (26 April). JSTOR, http://www.jstor.org.

Brown, David. 2005. “Vietnam Finds Oil in Basement”. Explorer, February. http://www.

aapg.org/explorer/2005/02feb/Vietnam.cfm.

Buszynski, Leszek. 2002. “Realism, Institutionalism, and Philippine Security”. Asian

Survey 42, no. 3 (May/June): 483–501.

———. 2003. “ASEAN, the Declaration of Conduct, and the South China Sea”.

Contemporary Southeast Asia 25, no. 3 (December): 343–62.

Chanda, Nayan. 1994. “Divide and Rule”. Far Eastern Economic Review, 11 August.

Chanda, Nayan, and Tai Ming Cheung. 1990. “Reef Knots”. Far Eastern Economic

Review, 30 August.

Charney, Jonathan J. 1999. “Rocks That Cannot Sustain Human Habitation”. American

Journal of International Law 93, no. 4 (October): 863–77.

Choon-ho Park. 1978. “The South China Sea Disputes: Who Owns the Islands and the

Natural Resources”. Ocean Development and International Law 5, no. 1: 28–55.

Dobson, William J., and M. Taylor Fravel. 1997. “Red Herring Hegemon: China in the

South China Sea”. Current History, September, pp. 258–63.

Domingo, Ronnel W. 2003. “PNOC Unit Forges Deal with Petronas”. Inquirer, 10 November.

Garver, John W. 1992. “China’s Push through the South China Sea: The Interaction of

Bureaucratic and National Interests”. China Quarterly, no. 132 (December): 998–1028.

Hamzah, B.A. “China’s Strategy”. Far Eastern Economic Review, 13 August 1992.

Hyer, Eric. 1995. “The South China Sea Disputes: Implications of China’s Earlier

Territorial Settlements”. Pacific Affairs 68, no. 1 (Spring): 34–54.

Jayasankaran, S., and John McBeth. 2003. “Oil and Water”. Far Eastern Economic

Review, 3 July.

Joyner, Christopher. 1999. “The Spratly Islands Dispute in the South China Sea:

Problems, Policies, and Prospects for Diplomatic Accommodation”. In Investigating

Confidence Building Measures in the Asia Pacific Region, edited by Ranjeet Singh,

pp. 53–108. Report 28. Washington, DC: Henry L. Stimson Centre.

Lam, Willy. 2005. “Beijing’s Strategy to Counter U.S. Influence in Asia”. China Brief

(Jamestown Foundation) 5, no. 25 (December 8): 1–3.

Nguyen Hong Thao. 2003. “The 2002 Declaration on the Conduct of Parties in the South

China Sea: A Note”. Ocean Development and International Law 34: 279–82.

Odell, Lawrence. 1939. “Philippines Urged to Survey Outlying Neglected Islands”. Far

Eastern Survey 8, no. 10 (10 May). JSTOR, http://www.jstor.org.

Rigzone.com. 2003. “Shell Could Halt Operations Offshore Brunei”. 18 June. http://www.

rigzone.com/news/article.asp?_1df=7052.

Shee Poon Kim. 1998. “The South China Sea in China’s Strategic Thinking”.

Contemporary Southeast Asia 19, no. 4 (March): 369–87.

Smith, Edward D. 1994. “China’s Aspirations in the Spratly Islands”. Contemporary

Southeast Asia 16, no. 3 (December): 274–90.

Tai Ming Cheung. 1990. The Growth of Chinese Naval Power: Priorities, Goals, Missions

and Regional Implications. Pacific Strategy Paper no. 1. Singapore: Institute of

Southeast Asian Studies.

US Energy Information Adminstration. 2003. South China Sea Tables and Maps.

September. http://community.middlebury.edu/~scs/maps/US%20EIA%20South

%20China%20%Sea%.

Valencia, Mark J. 1995. China and the South China Sea Disputes. Adelphi Paper

no. 298. London: International Institute for Strategic Studies.

———. 2000. “Regional Maritime Regime Building: Prospects in Northeast Asia and

Southeast Asia”. Ocean Development and International Law 31, pp. 223–47.

Valero, Gerardo M.C. 1994. “Spratly Archipelago Dispute: Is the Question of Sovereignty

Still Relevant?” Marine Policy 18, no. 4: 314–44.

Vatikiotis, Michael, and David Murphy. 2003. “China’s Regional Strategy”. Far Eastern

Economic Review, 20 March.

Villanueva, Marichu. 2003. “Bush Eyes RP’s Natural Gas Prospects”. Philstar, 20 October.

Wain, Barry. 2002. “Taking Charge”. Far Eastern Economic Review, 14 November.

Wang Chunheng. 1958. A Simple Geography of China. Peking: Foreign Language Press.

Whiting, Allen S. 1997. “ASEAN Eyes China: The Security Dimension”. Asian Survey

37, no. 4 (April): 299–322.

Xinhua. 2005. “Oil Companies Sign Landmark S. China Sea Agreement”. 15 March.

Yu, Peter Kien-hong. 2003. “The Chinese (Broken) U-Shaped Line in the South China Sea:

Points, Lines, and Zones”. Contemporary Southeast Asia 25, no. 3 (December): 405–30.

Yunis, Kamarul. 2004. “New Oil Finds May Trigger Boom in Energy-linked Jobs”.

Business Times, 27 September.

Zha, Daojiong. 2001. “Localizing the South China Sea Problem: The Case of China’s

Hainan”. Pacific Review 14, no. 4: 575–98.

Nguồn: Contemporary Southeast Asia Vol.29 No.1(2007)pp 143-171

http://www.mindef.gov.sg/imindef/publications/pointer/journals/2009/v35n3/feature4.html