MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, April 4, 2012

US presence evolves in Southeast Asia Mỹ tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á


US presence evolves in Southeast Asia

Mỹ tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á

By Jacob Zenn

April 4, 2012

Jacob Zenn

4-4-2012

WASHINGTON - Impending budget cuts, lingering regional perceptions of United States imperialism and misbehavior by Asia-deployed US troops have made "base" a four-letter word in much of Southeast Asia. But as Washington puts renewed strategic priority on the region, new flexible arrangements bid to allow the US military to regain a footing without stirring nationalist sentiments.

Washington – Ngân sách sắp cắt giảm, những quan niệm vẫn còn rơi rớt về chủ nghĩa đế quốc của Mỹ, và cách hành xử không hay của quân đội Mỹ ở châu Á, tất cả đã làm cho chữ “base” (căn cứ) trở thành một từ có bốn chữ cái (*) ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Nhưng khi Washington đặt lại khu vực vào tầm ưu tiên chiến lược, thì có nhiều điều ước linh hoạt mới cho phép quân đội Mỹ lấy lại chỗ đứng ở đây, mà chẳng hề kích động tinh thần dân tộc chút nào.

Many Southeast Asian countries welcome the US military's presence, especially in light of China's provocations and assertive claims to contested areas in the South China Sea. Yet any hint of allowing the US to establish permanent bases resembling those in Okinawa, Japan, or the former Clark Air Base in the Philippines have been rejected out of hand by lawmakers.

Nhiều nước Đông Nam Á hoan nghênh sự hiện diện của quân đội Mỹ, nhất là trước những hành động khiêu khích và yêu sách hung hăng của Trung Quốc tại các vùng tranh chấp trên Biển Đông (nguyên văn: Biển Hoa Nam). Tuy nhiên, bất kỳ tín hiệu nào cho phép Mỹ thiết lập căn cứ vĩnh viễn ở đây, giống như ở Okinawa (Nhật Bản) hay Căn cứ không quân Clark trước kia ở Philippines, đều bị các nhà lập pháp gạt bỏ ngay lập tức.

The US plans to reinforce its military presence in Southeast Asia as the wars in Iraq and Afghanistan wind down and counterbalancing China's rise assumes policy precedence. The modus operandi for the expansion will focus on joint exercises, rotations, and stationing and docking agreements that avoid the establishment of costly bases.

Mỹ có kế hoạch củng cố quân đội ở Đông Nam Á, khi mà chiến tranh ở Iraq và Afghanistan đã lắng dần; và muốn làm đối trọng với Trung Quốc đang trỗi dậy. Kế hoạch này của họ đòi hỏi phải có sự ưu tiên về chính sách. Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện của mình bằng cách dồn lực vào tập trận chung, luân phiên triển khai lính đến khu vực, đóng quân, và giảm bớt các thỏa ước để tránh việc phải lập ra nhiều căn cứ tốn kém.

Agreements with Australia and Singapore are the model for the new US posture in the region. The US has plans in four different locations in Australia in what is emerging as Washington's most dynamic bilateral military relationship in the region.

Các điều ước ký với Úc và Singapore là mẫu hình cho vị thế mới của Mỹ ở khu vực. Mỹ đã có kế hoạch ở bốn địa điểm khác nhau ở Úc, trong mối quan hệ quân sự song phương năng động nhất của Washington tại khu vực.

In Brisbane, a new Australian fleet base will be able to accommodate visits from US warships and submarines. In Perth, the expansion of the HMAS Stirling naval base will accommodate visits by US aircraft carriers, as well as warships and submarines. In Darwin, as many as 2,500 US marines are expected to participate in rotational deployments. In the Cocos (Keeling) Islands, located halfway between Australia and Sri Lanka, an airfield is expected to be upgraded for P-8 surveillance aircraft and Global Hawk drones.

Ở Brisbane, một căn cứ mới cho hạm đội Úc sẽ đủ sức đón những chuyến đổ bộ của lính Mỹ từ chiến hạm và tàu ngầm. Ở Perth, căn cứ hải quân HMAS Stirling được mở rộng sẽ có khả năng tiếp nhận các tàu sân bay Mỹ, cũng như chiến hạm và tàu ngầm. Ở Darwin, dự kiến có tới 2.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ sẽ tham gia làm nghĩa vụ luân phiên. Ở đảo Cocos (Keeling), nằm giữa tuyến đường nối Úc và Sri Lanka, theo dự kiến, một sân bay sẽ được nâng cấp để chứa máy bay trinh sát P-8 và máy bay không người lái Global Hawk.

The US also intends to station four new US Navy Littoral Combat ships and increase ship visits and base surveillance aircraft in Singapore. In addition, upgraded military relations with Thailand, Vietnam, Malaysia, Indonesia and Brunei will support already existing US plans with Australia, Singapore and the Philippines.

Mỹ cũng dự định đặt bốn tàu mới tại Singapore, là các tàu chiến vùng duyên hải của hải quân Mỹ, và tăng số lượng những chuyến đổ bộ, tăng số máy bay trinh sát. Thêm vào đó, họ sẽ nâng cấp quan hệ quân sự với Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei; việc này sẽ bổ trợ thêm cho các kế hoạch mà Mỹ đã có với Úc, Singapore và Phililippines.

Whereas the US's regional focus has long concentrated on Northeast Asia, that gaze is now shifting somewhat to Southeast Asia. In a briefing on Asia-Pacific military issues in Washington on January 27, Admiral Robert Willard of the US Pacific Command said, "I look at where the forces are and where they need to be present day to day, we are biased in Northeast Asia. And when we look at Southeast Asia and South Asia, the pressure is on Pacific Command to deploy and sustain forces there day to day."

Tuy trọng tâm của Mỹ trong khu vực từ lâu vẫn là Đông Bắc Á, nhưng hướng nhìn của Mỹ giờ đây đang phần nào chuyển dần sang Đông Nam Á. Trong một cuộc họp về các vấn đề quân sự châu Á-Thái Bình Dương, tổ chức tại Washington vào ngày 27 tháng11, Đô đốc Robert Willard, hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, nói: “Tôi nhìn vào nơi các lực lượng đóng quân và nơi họ cần phải có mặt hàng ngày, thì chúng tôi có xu hướng thiên về Đông Bắc Á. Và khi chúng tôi nhìn vào Đông Nam Á, Nam Á, chúng tôi thấy một áp lực đè lên Hạm đội Thái Bình Dương, đó là áp lực phải triển khai và duy trì quân đội ở đó hàng ngày”.

He added "initiatives such as Australia offered, or such as Singapore offered, to allow us to rotate forces from locations that are closer and more adjacent to Southeast Asia affords Pacific Command the opportunity to more conveniently have its presence there and felt, and not rely so terribly much on sustainment at great cost in the region… but there's no aspiration for bases in Southeast Asia."

Ông nói thêm: “Các sáng kiến như Úc hay Singapore đã đưa ra sẽ cho phép chúng tôi luân phiên triển khai quân từ những địa điểm gần hơn và liền kề Đông Nam Á hơn. Các sáng kiến này cho Hạm đội Thái Bình Dương cơ hội để có thể hiện diện ở đó một cách thuận lợi hơn, và không phải phụ thuộc quá nhiều vào việc phải đóng quân với chi phí rất lớn trong khu vực… trong khi việc lập căn cứ ở Đông Nam Á thì lại không được ưa thích”.

The refocus on Southeast Asia is a subcomponent of President Barack Obama's "strategic pivot" to the Asia-Pacific in 2011. The policy pivot has involved signing onto the Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia, establishment of a mission to the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) in Jakarta, confirmation of a special representative and policy coordinator for Myanmar, and a deepening of US bilateral relations with different regional nations.

Tái tập trung vào Đông Nam Á là một phần nhỏ trong “thay đổi chiến lược” của Tổng thống Barack Obama đối với châu Á-Thái Bình Dương năm 2011. Sự thay đổi chính sách này bao gồm một loạt hoạt động: Ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, thành lập một phái đoàn tham dự Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Jakarta, xác nhận một đại diện đặc biệt kiêm người điều phối chính sách ở Myanmar, và thắt chặt quan hệ song phương của Hoa Kỳ với các nước trong khu vực.

In that same spirit of engagement, the US participated for the first time as a full-fledged member of the East Asian Summit in November 2011 in Bali, Indonesia. The initiatives have helped to counter earlier official perceptions in Southeast Asia that the US neglected the region in favor of pursuit of its global "war on terrorism" and more strategically volatile Northeast Asia.

Cũng với tinh thần tham gia đó, Mỹ lần đầu tiên dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á với tư cách thành viên chính thức, vào tháng 11 năm ngoái ở Bali, Indonesia. Các sáng kiến đã góp phần phản bác lại quan điểm chính thức trước đó ở Đông Nam Á là Mỹ đã xao nhãng Đông Nam Á vì còn mải theo đuổi “cuộc chiến chống khủng bố” trên toàn cầu và tại Đông Bắc Á – khu vực mang tính chiến lược song lại hay thay đổi hơn.

Philippine pivot point

The key rung to the US strategy in Southeast Asia is the Philippines, a former US colony where it maintained two strategic military bases, Clark Air Base and Subic Naval Base, from after World War II until 1991, when the Philippine Senate voted to reject a new treaty for the bases. In 1999, the Philippines-US Visiting Forces Agreement came into effect that governs the conduct of visiting US forces, especially during military exercises.

Điểm chốt Philippines

Nấc thang chính trong chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á là Phillippines, thuộc địa cũ của Mỹ, nơi Hoa Kỳ đặt hai căn cứ quân sự chiến lược là căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic, bắt đầu từ sau Thế chiến II cho đến năm 1991, khi Quốc hội Philippines bỏ phiếu bác bỏ một thỏa thuận mới giữa hai nước về các căn cứ này. Năm 1999, Hiệp định về thăm viếng quân sự Philippines-Hoa Kỳ đi vào hiệu lực, điều chỉnh hành vi của quân đội Mỹ trên đất Philippines, đặc biệt trong thời gian thi hành nghĩa vụ quân sự.

This agreement has served as a sort of substitute for the two former bases since US troops may be deployed in the country for so-called "training" exercises. Since 1998, US troops have participated in regular and recurring military exercises in the Philippines involving as many as 5,000 troops, In November 2002, the Philippines agreed to allow the US to store and pre-position equipment in the country.

Hiệp định này đóng vai trò như một hình thức thay thế cho hai căn cứ quân sự lúc trước, bởi lẽ theo đó, quân đội Mỹ có thể được triển khai ở Philippines để tiến hành hoạt động gọi là “huấn luyện”. Kể từ năm 1998, quân Mỹ đã tham gia tập trận định kỳ và thường xuyên ở Philippines, với quân số lên tới 5.000 người. Tháng 11-2002, Philippines đồng ý để Mỹ tích trữ và cài đặt trước trang thiết bị trong nước mình.

In the context of the "war on terror", the agreements with the Philippines have also allowed the US to deploy unmanned drones to help the Armed Forces of the Philippines (AFP) locate Abu Sayyaf hideouts in the remote southern island of Mindanao. This was exhibited in February 2012 when a sensor placed in an Abu Sayyaf and Jemaah Islameeyah (JI) hideout by local villagers provided US unmanned drones with the location of the terrorists' hideout.

Trong “cuộc chiến chống khủng bố”, hiệp ước ký với Philippines cũng cho phép Mỹ triển khai máy bay không người lái đến giúp Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) xác định nơi ẩn náu của Abu Sayyaf, trên hòn đảo xa ở phía nam, Mindanao. Việc này được tiết lộ vào tháng 2-2012 khi một thiết bị cảm biến, do dân địa phương cài vào chỗ Abu Sayyaf và Jemaah Islameeyah (JI) trốn, đã chỉ cho máy bay của Mỹ biết vị trí của đám khủng bố.

Subsequently, the Philippines Air Force conducted an air strike that killed JI leaders Zulkifli bin Hir and Muawayah, Abu Sayyaf leader Gumbahali Jumdail, and 12 other Abu Sayyaf fighters. The most prominent of the US unmanned drone facilities in the Philippines is the "Joint Special Operations Task Force-Philippines (JSOTF-P)," headquartered in Zamboanga but with operations throughout Mindanao.

Sau đó, Không quân Philippines tổ chức ném bom, giết chết lãnh đạo của JI là Zulkifli bin Hir và Muawayah, lãnh đạo Abu Sayyaf là Gumbahali Jumdail, cùng 12 chiến binh Abu Sayyaf khác. Thiết bị nổi bật nhất trong số máy bay không người lái của Mỹ ở Philippines có tên là là “Đặc nhiệm chung Philippines” (JSOTF-P), trụ sở ở Zamboanga nhưng hoạt động trên toàn lãnh thổ đảo Mindanao.

After the drone-assisted February operation, certain Philippine lawmakers have complained about the US's use of drones in Philippine territory. The uncertainty about the US presence in the Philippines is indicative of the complications the US faces throughout the region. Allegations of abuse by US servicemen are frequently reported in the Philippines, including a high profile rape case in 2006 involving a US Lance Corporal and local Filipina that resulted in a conviction.

Sau chiến dịch được máy bay không người lái hỗ trợ này, một số nhà lập pháp Philippines đã phàn nàn về việc Mỹ sử dụng máy bay không người lái trên lãnh thổ Philippines. Sự không chắc chắn về khả năng Mỹ có đóng quân ở Philippines lâu dài hay không cho thấy những rắc rối mà Mỹ phải đương đầu trên toàn khu vực. Tại Philippines, thường xuyên có tố cáo về chuyện lính Mỹ lạm dụng tình dục, trong đó có một vụ hiếp dâm rất tai tiếng vào năm 2006, liên quan đến một hạ sĩ Mỹ và một phụ nữ Philippines, vụ này đã bị đưa ra tòa xét xử.

While these criminal actions have proven to be the exception to the rule, locals consistently cite such examples as the reason why a US presence is unwelcome near their villages. There are also fears in the pristine Philippine island of Palawan that the US presence is less to preserve security than for US commercial interests to begin exploration for oil and gas and other minerals.

Mặc dù những hành động tội phạm cuối cùng luôn được chứng minh là ngoại lệ, được miễn dịch trước luật pháp, nhưng người dân địa phương vẫn lấy chúng ra làm ví dụ để cho thấy tại sao sự có mặt của quân đội Mỹ ở gần nơi họ ở không hề được hoan nghênh. Tại Palawan – hòn đảo còn hoang sơ của Philippines – người ta cũng sợ rằng quân Mỹ đóng ở đây để bảo vệ an ninh thì ít mà để bảo vệ lợi ích thương mại của Mỹ thì nhiều: Mỹ sẽ bắt đầu thăm dò khai thác dầu khí và các tài nguyên khác ở đây.

In January 2012, Philippine defense officials visited Washington for strategic talks and left with an agreement to increase cooperation in areas including maritime security, defense, commerce, and disaster relief. While a "rotating" and "frequent" US presence was discussed, the issue of establishing any type of permanent bases was not on the agenda.

Hồi tháng 1 vừa qua, quan chức quốc phòng Philippines đã đi thăm Washington để tiến hành đàm phán chiến lược, và đạt được thỏa thuận tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, quốc phòng, thương mại, và cứu hộ khi có thảm họa. Trong khi đôi bên còn bàn thảo về việc quân Mỹ “luân phiên” và “thường xuyên” có mặt ở Philippines, thì vấn đề thiết lập một căn cứ vĩnh viễn, dưới bất kỳ hình thức nào, không được đặt ra trong chương trình nghị sự.

New strategic priorities, including counterbalancing China's rise and security over vital waterways like the South China Sea, has prompted a renewed US focus on Southeast Asia. While many Southeast Asian countries complained of US "neglect" in the 2000's, now the discussion is quickly shifting towards whether new US emphasis, intended to allow for a lighter but more versatile footprint, will eventually lead to more calm or conflict in the region.

Các ưu tiên chiến lược mới, gồm cả việc cân bằng lực lượng trước sự nổi lên của Trung Quốc và an ninh trên những vùng biển quan trọng sống còn như Biển Đông, đã thúc đẩy Mỹ tập trung trở lại vào Đông Nam Á. Trong khi nhiều nước Đông Nam Á phàn nàn là bị Mỹ “xao nhãng” trong những năm 2000, giờ đây các cuộc thảo luận đang nhanh chóng chuyển theo hướng xem xét liệu sự trở lại của Mỹ, nhằm có một chỗ đứng nhẹ nhàng hơn mà linh hoạt hơn, cuối cùng sẽ đưa đến bình yên hay xung đột trong khu vực.

Jacob Zenn works as a legal advisor in the field of civil society law and is an international affairs analyst focusing on Southeast Asia, Central Asia, and Nigeria. He was a US State Department Critical Language Scholar in Indonesia in 2011.

Jacob Zenn là cố vấn pháp lý trong lĩnh vực luật cho xã hội dân sự và là nhà phân tích về các vấn đề quốc tế, đặc biệt ở Đông Nam Á, Trung Á và Nigeria. Ông vốn là một học giả phản biện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Indonesia năm 2011.


Translated by Đỗ Quyên



http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/ND04Ae01.html

Can Burma’s Military Let Go? Phe quân sự ở Myanmar có thể từ bỏ quyền lực?


Can Burma’s Military Let Go?

Phe quân sự ở Myanmar có thể từ bỏ quyền lực?

By Trefor Moss

April 3, 2012

By Trefor Moss

3/4/2012

It’s hard to imagine a more dramatic shift of tactics. Less than five years ago, the Burmese military, the Tatmadaw, greeted popular calls for change with batons and bullets, crushing the “saffron revolution” with its trademark brutality. But at the weekend, the men in khaki were conspicuous by their absence during elections that were relatively free and that appear to have swept Aung San Suu Kyi and other National League for Democracy (NLD) candidates into parliament.

Khó có thể tưởng tượng một sự thay đổi chiến thuật nào kịch tính hơn. Chưa đầy 5 năm trước, quân đội Myanmar, còn được gọi là Tatmadaw, đã “đón chào” những lời kêu gọi thay đổi của dân chúng bằng dùi cui và súng đạn, khét tiếng với sự đè bẹp “cuộc Cách mạng Áo Cà Sa” một cách tàn bạo. Nhưng cuối tuần vừa qua, những người trong bộ quân phục ka-ki đã làm người ta chú ý bởi sự vắng mặt của họ trong suốt cuộc bầu cử, được xem là tương đối tự do, dường như đã giúp bà Aung San Suu Kyi và các ứng cử viên khác của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) giành được ghế trong quốc hội.

Nonetheless, it would be naïve to imagine that an institution that held absolute power for the last half century would now meekly accept the role of wallflower at Burma’s democracy party. The military remains a key actor in national affairs, and the reform process can only succeed if the Tatmadaw is made to feel that it, too, stands to be one of the winners in the country’s transformation. And that means two things: that the Tatmadaw has to be compensated for its loss of political power; and that the civilian government has to refrain from crossing any of the military leadership’s red lines.

Tuy nhiên, sẽ ngây thơ khi cho rằng định chế từng nắm quyền lực tuyệt đối trong suốt nửa thế kỷ qua, giờ đây lại ngoan ngoãn chấp nhận vai trò đứng bên lề so với phe dân chủ Myanmar. Giới quân sự Myanmar vẫn là diễn viên chính trong các vấn đề quốc gia, quá trình cải cách chỉ có thể thành công nếu giới quân sự Myanmar được tạo cảm giác rằng, họ cũng có khả năng trở thành một trong những kẻ chiến thắng trong quá trình chuyển đổi của đất nước. Điều này có hai ý nghĩa: giới quân sự Myanmar phải được đền bù cho sự mất mát quyền lực chính trị; và chính quyền dân sự phải biết kiềm chế, tránh vượt qua bất kỳ lằn ranh đỏ nào được vạch ra bởi giới lãnh đạo quân sự.

If the Burmese economy is poised to grow at the pace that some economists are now predicting, then paying off the military should be straightforward enough. The national budget announced in March included a large pay rise for the Tatmadaw: that’s a good incentive for the top brass to stick with Thein Sein’s government, especially given the miserable pay and conditions that Burmese troops currently have to put up with. No less important than the official defense budget are the off-the-books business ventures that the Burmese military engages in. These will become even more profitable as the national economy begins to open up, and, if the Indonesian precedent is anything to go by, turning a blind eye to these often shady money-making schemes will be a necessary evil for the reformist government in the short to medium term.

Nếu nền kinh tế Myanmar sẵn sàng cất cánh với nhịp độ như một số nhà kinh tế hiện đang dự đoán, thì việc “trả nợ” cho giới quân sự không có gì khó khăn. Ngân sách quốc gia Myanmar công bố trong tháng 3 bao gồm khoản tăng lương trên quy mô lớn dành cho quân đội: đó là động cơ tốt cho giới quân sự chóp bu gắn bó với chính quyền của tổng thống Thein Sein, đặc biệt nếu xét theo điều kiện và mức lương tồi tệ mà quân đội Myanmar hiện đang phải chịu đựng. Không kém phần quan trọng so với ngân sách quốc phòng chính thức chính là những hoạt động kinh doanh mạo hiểm “ngoài sổ sách” mà quân đội Myanmar tham gia. Các hoạt động kinh doanh này thậm chí sẽ trở nên sinh lợi nhiều hơn khi nền kinh tế quốc gia bắt đầu mở cửa. Và nếu những tiền lệ tại Indonesia là điều có thể noi theo, việc nhắm mắt làm ngơ trước những kế hoạch kiếm tiền đầy mờ ám này sẽ là điều dù không muốn, nhưng phải chấp nhận đối với chính phủ theo khuynh hướng cải cách trong ngắn hạn đến trung hạn.

While the logic of a military takeover is usually very easy to understand, the logic of why a military government chooses to cede power is far more complex. It will take some years for scholars to build up a complete picture of why the floodgates of reform have been allowed to open so dramatically in Burma after so many decades of military obstructionism.

Trong khi lôgic của một cuộc đảo chính quân sự thường rất dễ hiểu, thì lôgic nguyên nhân vì sao một chính quyền quân sự lại chọn đường lối từ bỏ quyền lực, là một điều phức tạp hơn rất nhiều. Các học giả phải mất hàng năm nữa để dựng nên một bức tranh hoàn chỉnh, lý giải tại sao công cuộc cải cách được cởi trói và giải phóng bất ngờ đến như vậy ở Myanmar, sau rất nhiều thập niên bị giới quân đội ngăn chặn.

However, while the Tatmadaw has evidently recognized the need to relinquish sole political power, it no doubt intends to retain some political influence. As Gen. Min Aung Hlaing, Burma’s military chief, said in the run-up to the recent by-elections, “performing the duty of national politics” remains one of the Tatmadaw’s priorities. So attempting to extract the military from politics, at least for several years, looks like being the first of its red lines.

Tuy nhiên, trong lúc giới quân sự Myanmar rõ ràng đã nhìn nhận nhu cầu cần phải từ bỏ độc quyền chính trị, nhưng người ta không hề nghi ngờ rằng phe quân sự vẫn muốn giữ lại một số ảnh hưởng chính trị. Như tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội, từng tuyên bố trong thời gian trước khi cuộc bầu cử bổ sung diễn ra, rằng “thực hiện nhiệm vụ đối với nền chính trị quốc gia” vẫn là một trong những ưu tiên của quân đội Myanmar. Do đó, nỗ lực tách quân đội Myanmar ra khỏi chính trị có vẻ là điều nhạy cảm hàng đầu cần tránh trong số những lằn ranh đỏ, ít nhất trong vài năm.

What else might provoke the Tatmadaw to halt the country’s democratization? The small scale of the recent by-elections – only 45 seats were up for grabs, out of a total of 664 in Naypyidaw’s upper and lower houses of parliament – was clearly not enough to trigger a reaction. The stakes weren’t unacceptably high.

Vấn đề nào khác có thể khiêu khích giới quân sự, khiến họ phải tạm ngưng tiến trình dân chủ hóa của Myanmar? Quy mô nhỏ của cuộc bầu cử bổ sung gần đây – chỉ vỏn vẹn có 45 ghế quốc hội được đưa ra cho các đảng tranh cử, trong tổng số 664 ghế ở Thượng viện và Hạ viện – rõ ràng không đủ để gây ra một sự phản ứng của quân đội. Một tỷ lệ thấp đến mức khó chấp nhận.

However, general elections in 2015 could be a different story. An NLD landslide – the likely outcome judging by the by-election results – might trigger a repeat of the 1990 coup, unless the military is given some cast-iron guarantees about the future shape of Burma and the Army’s place within it. What the Tatmadaw surely can’t accept is defeat at the hands of an enemy it has been fighting for 50 years – namely forces that, in its worldview, want to break up Burma. For all his reformist credentials, the ex-general turned president, Thein Sein, presumably shares this outlook.

Tuy vậy, cuộc tổng tuyển cử vào năm 2015 có thể là câu chuyện hoàn toàn khác. Một chiến thắng vang dội của NLD – kết cục rất có khả năng xảy ra, như đã thấy qua kết quả cuộc bầu cử bổ sung – có thể kích hoạt sự tái lập màn đảo chính như năm 1990, trừ phi giới quân sự được bảo đảm chắc chắn về sự định hình trong tương lai của Myanmar và chỗ đứng của quân đội trong tiến trình đó. Những gì giới quân đội Myanmar chắc chắn không thể chấp nhận là sự thua trận trong tay kẻ thù mà họ đã và đang chiến đấu ròng rã suốt 50 năm – cụ thể là các lực lượng, trong thế giới quan của họ, muốn làm tan rã đất nước Myanmar. Bằng tất cả năng lực cải cách của mình, đương kim tổng thống Thein Sein, trước đây từng là một vị tướng, có lẽ cũng chia sẻ cách nhìn này.

There can therefore be no question of Aung San Suu Kyi and the NLD being permitted to take control without the Tatmadaw being made to trust their agenda. This would cover negotiations with ethnic minorities, the military’s future political role, assurances that old regime figures and their families won’t be prosecuted, and probably many other distasteful promises. As Aung San Suu Kyi prepares for parliament, it’s highly doubtful whether that degree of trust currently exists. She has three years in which to build a lot of bridges, or risk another disastrous face-off with a military that will be feeling insecure and no longer in control after the weekend of voting.

Do vậy, có thể không cần đặt câu hỏi về việc Aung San Suu Kyi và đảng NLD của bà được phép nắm quyền mà lại thiếu sự tác động, làm cho giới quân sự tin tưởng vào chương trình nghị sự của NLD. Điều này bao trùm lên các vấn đề: đàm phán với các nhóm sắc tộc thiểu số, vai trò chính trị trong tương lai của quân đội, bảo đảm các nhân vật của chế độ cũ và gia đình họ sẽ không bị truy tố, và có thể còn nhiều lời hứa khác không dễ chịu chút nào. Khi bà Aung San Suu Kyi chuẩn bị tranh cử vào quốc hội, dư luận có rất nhiều nghi ngờ rằng, liệu mức độ tin cậy nào đó có tồn tại giữa bà và phe quân đội hay không. Bà còn ba năm để xây dựng nhiều nhịp cầu, hay mạo hiểm lâm vào một cuộc chiến thảm khốc với một lực lượng quân sự đang có cảm giác bất an và mất đi sự kiểm soát sau kỳ bỏ phiếu hồi cuối tuần qua.




Translated by Nguyễn Tâm



http://the-diplomat.com/flashpoints-blog/2012/04/03/can-burmas-military-let-go/

International groups move to criminalize fake drugs Tiến tới hình sự hóa tội làm thuốc giả


International groups move to criminalize fake drugs

Tiến tới hình sự hóa tội làm thuốc giả

Regulations aim to shift medicine counterfeiting from patent infringement to crime.

Quy định nhằm mục đích chuyển thuốc giả từ vi phạm bằng sáng chế sang tội phạm hình sự.

Katherine Rowland

Katherine Rowland

Theo Nature News online

02 March 2012

Theo Nature News online

ngày 02/03/2012

When police officers, scientists and doctors launched an investigation into the scourge of counterfeit medicines in South East Asia, they were shocked to find that nearly half of the anti-malarials that they seized were fakes. Even more alarming was the discovery that many of the blister packs presumed to contain life-saving tablets were tainted with safrole, a carcinogenic compound used to make the illicit party drug ecstasy.

Khi cảnh sát, giới khoa học, và các chuyên gia y tế tổ chức một cuộc điều tra về nạn thuốc giả ở Đông Nam Á, họ đã bị sốc khi nhận ra gần một nửa số thuốc chống sốt rét mà họ thu được là giả. Đáng lo ngại hơn nữa khi người ta khám phá ra là rất nhiều vỉ thuốc bỏng, lẽ ra có chức năng cứu người khi nguy cấp, nhưng lại chứa những viên thuốc có tinh dầu xá xị (safrole), một hợp chất gây ung thư, thường được dùng để chế ma túy tổng hợp.

The presence of safrole underscored the link between bogus pharmaceuticals and criminal syndicates, which flourish in a legal grey zone that rewards counterfeiters with high profits at low risk.

Sự có mặt của thành phần safrole trong thuốc bỏng càng cho thấy sự liên quan giữa những tổ chức sản xuất thuốc giả và các nhóm tội phạm. Hiện đang có một khoảng xám trên phương diện pháp lý, cho phép những kẻ làm thuốc giả hưởng lợi nhuận rất cao trong điều kiện tương đối ít rủi ro.

“For a criminal interested in making money, it’s less dangerous to traffic in counterfeits than to traffic in illegal drugs,” says Susanne Keitel, director of the European Directorate for the Quality of Medicines and HealthCare (EDQM) in Strasbourg, France. That is because, although counterfeits endanger patients, diminish public faith in essential care and hamper economic growth, their deliberate manufacture is classified not as criminal activity, but as patent infringement.

“Với một kẻ tội phạm nào đó muốn kiếm nhiều tiền, đầu tư buôn thuốc giả đỡ nguy hiểm hơn là buôn các chất bị cấm”, nhận xét từ Susanne Keitel, giám đốc của Ban Kiểm soát Chất lượng Dược phẩm và Y tế (EDQM) ở Strasbourg, Pháp. Đó là vì tuy thuốc giả gây nguy hiểm cho người bệnh, làm mất lòng tin của công chúng vào hệ thống dịch vụ y tế, và gây hại cho tăng trưởng kinh tế, việc cố tình sản xuất loại hàng này không được xếp vào nhóm tội hình sự, mà chỉ bị coi là sự xâm phạm bản quyền.

That may now change, as cross-border collaborations try to criminalize counterfeit drugs and coordinate global enforcement. Public-health authorities welcome the development, but say that years of inattention have turned the problem into a crisis.

Nhưng đến nay, điều này có thể phải thay đổi, do những hợp tác xuyên quốc gia nhằm hình sự hóa tội làm thuốc giả, và tổ chức thực hiện quy định mới này trên quy mô toàn cầu. Các cơ quan y tế đều đồng tình với nỗ lực này, và cho rằng những năm qua người ta đã quá lơ là, khiến vấn đề phát triển thành một cuộc khủng hoảng.

Fatal consequences

In a week-long raid last year, the international police agency INTERPOL, based in Lyons, France, confiscated 2.4 million pills in dozens of countries. However, seized contraband provides only a crude indicator of the trade's true scope. The global counterfeit drug economy has been valued at US$75 billion a year, and is projected to grow by up to 13% annually.

Hậu quả chết người

Năm ngoái, trong một cuộc truy quét kéo dài cả tuần, cảnh sát quốc tế INTERPOL, có trụ sở ở Lyons, Pháp, đã tịch thu được 2,4 triệu viên thuốc từ hàng tá quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, số lượng này chưa phản ánh hết quy mô của nạn buôn lậu. Lượng sản xuất thuốc giả trên toàn cầu mỗi năm ước tính có giá trị lên tới 75 tỷ USD, và dự kiến tăng 13% hằng năm.

Danny Lee-Frost, head of operations at the Medicines and Healthcare Products Regulatory Agency in London, says that in developed countries, border agencies intercept most illicit trade before it reaches markets. But poorer nations lack equivalent protection. The World Health Organization (WHO) reports that in developing economies, nearly one-third of drugs are either fakes or substandard.

Danny Lee-Frost, người phụ trách chiến dịch ở Cơ quan Kiểm soát Dược phẩm và Y tế tại London, cho rằng ở các nước phát triển, các trạm biên phòng có thể bắt được đa số hàng buôn lậu trước khi chúng được tuồn vào thị trường. Nhưng ở các nước nghèo thì khó có điều kiện để làm được như vậy. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng ở các nước đang phát triển, gần một phần ba thuốc bán trên thị trường là thuốc giả hoặc kém chất lượng.

Paul Newton, a doctor of infectious disease from Oxford University, working in Vientiane, Laos, says that regulating drug quality “requires political will, scientific expertise and solid data” — all of which are scarce in countries ravaged by poverty and infectious diseases.

Paul Newton, một bác sĩ ngành bệnh truyền nhiễm tại tổ chức Wellcome Trust ở Vientiane, Lào, cho biết việc kiểm soát chất lượng thuốc “đòi hỏi ý chí chính trị, chuyên môn khoa học, và số liệu đáng tin cậy” – nhưng những điều kiện này đều thiếu ở các nước bị tàn phá bởi nạn nghèo đói và dịch bệnh.

“Fake anti-malarials cause more harm than fake Rolexes.”

Thuốc sốt rét giả nguy hại hơn đồng hồ Rolex giả



But the most formidable barrier has been the lack of consensus on how to classify counterfeits. Efforts to establish a universal definition are caught in a tug of war between safeguarding public health and protecting intellectual property. Bryan Liang, a physician and lawyer at the California Western School of Law in San Diego and vice-president of the Partnership for Safe Medicines, argues that prevailing definitions “prioritize private interests at the expense of health” by treating fake drugs mainly as an intellectual-property issue.

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất là sự thiếu đồng thuận về nguyên tắc xác định thuốc giả. Những nỗ lực nhằm lập ra một định nghĩa chuẩn chung bị kẹt giữa hai luồng ý kiến nhiều khi đối lập, một bên bên muốn bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bên kia muốn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bryan Liang là một bác sĩ, cũng là một luật sư tại trường California Western School of Law ở San Diego, Mỹ, và là phó chủ tịch tổ chức Partnership for Safe Medicines, cho rằng các định nghĩa hiện hành “ưu tiên tư lợi hơn là sức khỏe cộng đồng” khi chỉ mới xem xét nạn thuốc giả dưới khía cạnh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

The medical community insists that counterfeit medicines should not be placed in the same penal class as other imitation goods. “The main people affected are patients and their families, not pharmaceutical companies and their traders,” says Newton. “Fake antimalarials cause more harm than fake Rolexes. They should be treated differently.”

Cộng đồng y tế nhìn chung đều cho rằng không thể đánh đồng tính nghiêm trọng của nạn thuốc giả với các loại hàng giả khác. “Những người bị ảnh hưởng chủ yếu là các bệnh nhân và gia đình của họ, không phải là các công ty dược và đại lý của họ”, Newton nói. “Thuốc chống sốt rét giả gây hại nhiều hơn là đồng hồ Rolex giả. Chúng cần được đối xử khác nhau”.

Criminalizing counterfeits

Last October, the Council of Europe invited countries to become signatories of the MEDICRIME Convention, the first international treaty to establish counterfeit medicines as a criminal threat. So far, 15 countries have signed on. Although none has yet ratified the document, Keitel is “absolutely confident” that it will become law in the signatory countries. The legal department of the EDQM, which oversees the convention, anticipates that the treaty will be fully ratified by the end of 2013.

Hình sự hóa tội làm thuốc giả

Tháng 10 năm ngoái, Hội đồng Châu Âu đã mời các quốc gia khác cùng ký vào Hiệp ước MEDICRIME, hiệp định quốc tế đầu tiên nhằm quy định hoạt động làm giả dược phẩm là một tội hình sự. Tới nay, đã có 15 nước tham gia ký hiệp ước. Tuy tới nay chưa quốc gia nào thông qua quy định này, nhưng Keitel “hoàn toàn tin tưởng” rằng nó sẽ được pháp lý hóa ở các nước đã ký kết. Phòng pháp chế của EDQM, cơ quan dự thảo hiệp ước, dự kiến rằng hiệp ước sẽ được thông qua đầy đủ vào cuối năm 2013.

In late 2011, US policy-makers made a similar move, introducing the Counterfeit Drug Penalty Enhancement Act, which distinguishes fake drugs from other sham goods and increases the prison sentences and fines associated with prosecution for their manufacture and trade. The act is now under deliberation in Congress.

Cuối năm 2011, các nhà làm chính sách của Mỹ đã thúc đẩy một động thái tương tự, với việc giới thiệu dự thảo luật Counterfeit Drug Penalty Enhancement Act (Luật Tăng cường Xử phạt Làm giả Thuốc), trong đó phân biệt giữa thuốc giả và các loại hàng giả khác, đồng thời tăng hình phạt về năm tù và tiền phạt sau khi đối tượng bị quy tội sản xuất và buôn bán thuốc giả. Dự luật nay đang được Quốc Hội Mỹ xem xét.

Furthermore, the WHO is set to propose a mechanism for harmonizing global enforcement in May, at the World Health Assembly in Geneva, Switzerland. The scheme will exclude trade and intellectual-property considerations and focus solely on counterfeits as a humanitarian crime.

Bên cạnh đó, WHO dự kiến sẽ đề xuất một quy chế phối hợp hành động toàn cầu vào tháng 5 tới, tại Đại Hội đồng Y tế Thế giới tổ chức ở Geneva, Thụy Sĩ. Quy chế này sẽ không xem xét nạn thuốc giả dưới góc độ vi phạm sở hữu tài sản trí tuệ, mà tập trung hoàn toàn vào góc độ tội ác chống loài người.

But even with new definitions in place, limited resources and inadequate infrastructure may continue to impede quality assurance. “Most emerging-market countries don’t have the capacity to regulate drug quality,” says Liang.

Nhưng dù đã có những định nghĩa mới, việc giám sát chất lượng thuốc sẽ vẫn tiếp tục gặp hạn chế do thiếu thốn về nguồn lực và cơ sở hạ tầng.

Detection and enforcement

To improve enforcement, researchers are developing new ways to detect fakes. For example, the pharmaceutical company Merck, based in Darmstadt, Germany, has sponsored the Global Pharma Health Fund Minilab, which can assess the quality of 57 different compounds. According to Merck, nearly 500 kits have been distributed in 80 countries. However, independent assessments suggest that although the kit provides quick and relatively cheap results, it detects a fake only if the product is grossly substandard.

Phát hiện và xử lý

Nhằm cải thiện công tác kiểm định chất lượng thuốc, các nhà nghiên cứu đang xây dựng các giải pháp mới nhằm phát hiện thuốc giả. Ví dụ, hãng dược Merck, có trụ sở ở Darmstadt, Đức, đang tài trợ dự án Global Pharma Health Fund Minilab, cung cấp các bộ thiết bị giúp thẩm định chất lượng của 57 hợp chất khác nhau. Theo thông tin từ Merck, gần 500 bộ thiết bị đã được phân phối ở 80 quốc gia. Tuy nhiên, những đánh giá độc lập cho thấy bộ thiết bị này có thể giúp cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và rẻ, nhưng chỉ có thể phát hiện ra thuốc giả khi chất lượng thuốc quá kém so với tiêu chuẩn.

Harparkash Kaur, a chemist at the London School of Hygiene & Tropical Medicine, and her colleagues at the US Centers for Disease Control and Prevention in Atlanta, Georgia, are developing an assay to gauge the level of the active ingredient artemisinin in antimalarial medicines. They plan soon to make it available as a field kit simple enough for a lay person to use and interpret.

Harparkash Kaur, một nhà hóa học từ Trường Vệ sinh và Dược Nhiệt đới London, cùng các cộng sự từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Hoa Kỳ tại Atlanta, bang Georgia, đang phát triển một loại thuốc thử nhằm đo lường hàm lượng hoạt tính artemisinin trong thuốc chống sốt rét. Họ sẽ sớm đưa kết quả này vào các bộ dụng cụ dã chiến đủ đơn giản để một người bình thường cũng có thể sử dụng và đánh giá kết quả thử nghiệm.

But poverty and profit remain at the heart of the problem. Newton says that as long as money can be made off vulnerable people, counterfeiters will persist. “Part of the solution is to make drugs more affordable and more accessible,” he says. Increasing drug availability, adds Newton, will reduce counterfeiters’ profit margins and protect global health.

Tuy nhiên, nạn nghèo đói và lợi nhuận sẽ tiếp tục là trung tâm của vấn đề. Newton cho rằng khi mà người nghèo vẫn tiếp tục bị lợi dụng để những kẻ xấu kiếm tiền, thì thuốc giả sẽ vẫn tồn tại. “Giải pháp là làm sao để thuốc trở nên rẻ hơn, dễ mua hơn”, ông nói. Tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với dược phẩm sẽ khiến lợi nhuận từ thuốc giả giảm xuống, và giúp bảo vệ sức khỏe của con người trên toàn cầu.

http://www.nature.com/news/international-groups-move-to-criminalize-fake-drugs-1.10159

Vietnam: Reform to Stabilize Economy Việt Nam: Cải cách để ổn định nền kinh tế




Vietnam: Reform to Stabilize Economy
Việt Nam: Cải cách để ổn định nền kinh tế
By JAMES HOOKWAY
James Hookway
PHNOM PENH—Vietnam Prime Minister Nguyen Tan Dung said he is stepping up plans to revamp the Communist-led country's bloated state sector that have led to a series of debilitating credit-rating downgrades and pressured Vietnam's fragile currency.
PHNOM PENH- Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết ông đang đẩy mạnh kế hoạch tái cơ cấu khu vựckinh tế nhà nước cồng kềnh của quốc gia này, mà vốn đã dẫn đến một loạt hạ xếp hạng tín dụng quan trọng và gây áp lực lên đồng tiền mong manh của Việt Nam.
In written responses to questions posed by The Wall Street Journal on the sidelines of a regional summit in Cambodia, Mr. Dung said he plans to push Vietnam's state-owned enterprises into closer competition with the private sector to make them more efficient, and to revive a stalled series of partial privatizations, a process known in Vietnam as "equitization." Creating a more level playing field between the private and state sectors, Mr. Dung said, "is one of the key components of economic restructuring."
Trong trả lời phỏng vấn bằng văn bản các câu hỏi được The Wall Street Journal đặt ra bên lề hội nghị thượng đỉnh khu vực tại Campuchia, ông Dũng cho biết ông có kế hoạch để thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam vào cuộc cạnh tranh chặt chẽ hơn với khu vực tư nhân để làm cho họ hiệu quả hơn, và để làm sống lại một loạt công ty tư nhân hóa một phần đang bị đình trệ, một quá trình được biết đến tại Việt Nam là "cổ phần hóa." Tạo một sân chơi bình đẳng hơn giữa khu vực tư nhân và nhà nước, mà ông Dũng nói, "là một trong những thành phần quan trọng của tái cơ cấu kinh tế."
Vietnam's once-booming economy has foundered in recent years, thrown off balance in part by burgeoning debts at some of its sprawling state-owned enterprises. Mr. Dung's government previously had adopted a policy of encouraging Vietnam's big state-owned firms—which control about 40% of the country's economic output—to diversify into new industries and provide a powerful counterweight to a deluge of foreign investment into the nation.
Nền kinh tế một thời bùng nổ của Việt Nam đã chìm lắng trong những năm gần đây, bị mất cân bằng một phần bởi khoản nợ đang gia tăng tại một số doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Chính phủ ông Dũng trước đó đã thông qua chính sách khuyến khích các công ty lớn thuộc sở hữu nhà nước của Việt Nam, mà kiểm soát khoảng 40% sản lượng kinh tế của đất nước, để đa dạng hóa thành các ngành công nghiệp mới và cung cấp một đối trọng mạnh mẽ cho luồng đầu tư nước ngoài dồn dập đổ vào quốc gia này.
The strategy in many cases backfired. In some instances, state-owned enterprises took on unmanageable levels of debt or invested in businesses that they didn't fully understand. Shipbuilder Vinashin, for instance, nearly collapsed under $4.4 billion in debts in the summer of 2010 and later defaulted on some of its foreign obligations after moving into businesses as diverse as brewing and tourist resorts.
Các chiến lược trong nhiều trường hợp phản tác dụng. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp nhà nước đã lâm vào mức nợ không thể quản lý nổi hoặc đầu tư vào các ngành nghề rằng họ không hoàn toàn hiểu biết. Công ty đóng tàu Vinashin, chẳng hạn, gần như sụp đổ và nợ tới 4,4 tỷ USD vào mùa hè năm 2010 và sau đó bỏ lơ một số nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của mình sau khi lao vào các ngành nghề đa dạng như sản xuất bia và các khu du lịch.
That debacle forced Mr. Dung, a 62-year-old former security chief who was appointed Vietnam's top day-to-day executive in 2006, to acknowledge his mistakes in a televised apology to the Vietnam's parliament. One lawmaker demanded an unprecedented vote of no confidence, while Mr. Dung narrowly survived a behind-the-scenes leadership challenge at the Communist Party Congress in Hanoi in early 2011.
Sự sụp đổ này buộc ông Dũng, cựu lãnh đạo an ninh 62 tuổi, được bổ nhiệm làm lãnh đạo hành hàng đầu của Việt Nam năm 2006, đã thừa nhận những sai lầm của mình trong một lời xin lỗi quốc hội Việt Nam được trực tiếp truyền hình. Một nhà lập pháp yêu cầu một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chưa từng có tiền lệ, trong khi ông Dũng thoát hiểm sau một thách thức lãnh đạo đằng sau hậu trường tại Đại hội Đảng Cộng sản tại Hà Nội vào đầu năm 2011.
The Vinashin crisis also ushered in a rethink of Vietnam and its state-dominated economy among investors.
Cuộc khủng hoảng Vinashin cũng khiến các nhà đầu tư suy nghĩ lại về Việt Nam và nền kinh tế quốc doanh thống trị của nó.
International credit ratings firms such as Fitch Ratings, Standard and Poor's and Moody's MCO -1.20% Investor Service cut Vietnam's debt ratings, while investors abandoned the country's stock market. The crisis badly tarnished Vietnam's international reputation. It put downward pressure on Vietnam's dong currency, and helped drive up inflation, which only now is dropping back to the 14% on-year mark, as of March, after peaking at 28% in August last year.
Các công ty xếp hạng tín dụng quốc tế Fitch Ratings, Standard và Poor và Moody đầu tư MCO Dịch vụ -1,20% đã cắt giảm xếp hạng nợ của Việt Nam, trong khi các nhà đầu tư đã từ bỏ thị trường chứng khoán của nước này. Cuộc khủng hoảng bị hủy hoại danh tiếng quốc tế của Việt Nam. Nó tạo áp lực làm giảm giá đồng tiền Việt Nam, và đã khiến tăng lạm phát, mà chỉ bây giờ mới giảm xuống còn 14% năm tháng Ba năm nay, sau khi đạt đỉnh điểm 28% vào tháng Tám năm ngoái.
On Friday, a Vietnamese court sentenced Vinashin's former chairman and chief executive, Pham Thanh Binh, to 20 years in prison for ignoring regulations governing the management of state-owned enterprises in order to speed up some of the shipbuilder's ill-fated projects. Mr. Binh said he was a victim of the global economic slump in 2008, rather than any conscious disregard for Vietnam's rules.
Hôm thứ Sáu, một tòa án Việt Nam kết án cựu chủ tịch Vinashin và giám đốc điều hành, ông Phạm Thanh Bình, đến 20 năm tù do coi thường các quy định về quản lý của doanh nghiệp nhà nước để tăng tốc một số dự án của công ty đóng tàu xấu số. Ông Bình cho biết ông là một nạn nhân của suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2008, chứ không phải là coi thường bất kỳ quy chế nào của Việt Nam.
Eight other former executives at the firm, formally known as Vietnam Shipbuilding Industry Group, were also sentenced to lengthy prison terms, and Vietnam's government is taking additional steps to stop the rot at some other state-owned enterprises.
Tám giám đốc điều hành khác trước đây tại công ty, chính thức được gọi là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, cũng bị kết án tù lâu năm, và chính phủ Việt Nam đang tiến hành các bước bổ sung để ngăn chặn sự thoái hóa tại một số doanh nghiệp nhà nước khác.
Mr. Dung recently removed the chief of Vietnam's state electricity generator after the company diversified into the mobile phone business instead of focusing on building up the country's sorely depleted generation capacity. Successful state firms such as Vietnam Oil & Gas, or PetroVietnam, too, have pulled out of high-profile real-estate ventures as the government recalibrates the state-owned enterprises' role in Vietnam's economy.
Ông Dũng mới đây đã loại bỏ các giám đốc điện lực nhà nước của Việt Nam sau khi công ty đa dạng hóa kinh doanh điện thoại di động thay vì tập trung vào xây dựng ngành điện đất nước đang suy thoái năng lực. Các công ty nhà nước thành công như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hay PetroVietnam cũng đã rút ra khỏi liên doanh bất động sản cao cấp khi chính phủ rá soát lại vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam.
In his comments to The Wall Street Journal, Vietnam's premier said his government will now focus on determining the scope and scale of the country's state sector.
Trong bình luận cho tờ The Wall Street Journal, nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam cho biết chính phủ của ông sẽ tập trung vào xác định phạm vi và quy mô của khu vực nhà nước của đất nước.
"We will define the role and functions of the state and state-owned enterprises in a socialist-oriented market economy," Mr. Dung said, adding that the government will "accelerate equitization to diversify the ownership of state-owned businesses."
"Chúng tôi sẽ xác định vai trò và chức năng của các doanh nghiệp nhà nước và nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", ông Dũng nói thêm rằng chính phủ sẽ "đẩy nhanh cổ phần hoá để đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước."
Vietnam's leader said his goal is to "retain only a number of key state-owned enterprises in certain industries."
Nhà lãnh đạo Việt Nam cho biết mục tiêu của ông là "chỉ giữ lại một số doanh nghiệp nhà nước chủ chốt trong các ngành công nghiệp nhất định."
There are signs now that Vietnam is regaining confidence as inflation recedes. The country's central bank recently eased back on interest rates in order to stimulate more growth, while investors have been cautiously returning to Vietnam's equity markets. Over the weekend, Vietnam and the European Union also agreed to begin talks on developing a free-trade agreement.
Có những dấu hiệu mà Việt Nam đang lấy lại sự tự tin như lạm phát giảm. Ngân hàng trung ương của nước này gần đây đã nới lỏng trở lại lãi suất để kích thích tăng trưởng, trong khi các nhà đầu tư đã thận trọng trở lại thị trường chứng khoán của Việt Nam. Cuối tuần qua, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) cũng đã đồng ý bắt đầu đàm phán về phát triển một thỏa thuận thương mại tự do.
Mr. Dung told The Wall Street Journal that closer economic integration within Southeast Asia will also help spur on Vietnam's economy.
Ông Dũng nói với tờ The Wall Street Journal rằng hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn trong khu vực Đông Nam Á cũng sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam.
He predicted that plans to drop tariffs in the Association of Southeast Asian Nations in 2015 will encourage a fresh surge of foreign direct investment into the region, and will make it easier for Asean-based nations to invest more heavily in each other's economies—something which Mr. Dung said is "particularly significant" for the region's less-developed economies.
Ông dự đoán rằng kế hoạch để giảm thuế quan trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 2015 sẽ khuyến khích tăng mới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực, và sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các quốc gia ASEAN đầu tư nhiều hơn vào nền kinh tế của nhau, cái mà Ông Dũng nói là "đặc biệt quan trọng" cho nền kinh tế kém phát triển của khu vực.
Nguyen Anh Thu in Hanoi contributed to this article.
Nguyễn Anh Thư tại Hà Nội đóng góp cho bài viết này.
http://online.wsj.com/article/SB10001424052702303816504577320994245319380.html