MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, March 31, 2012

吴建民:解决南海问题不能靠武力 越打局势越乱 NGÔ KIẾN DÂN: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NAM HẢI KHÔNG ĐƯỢC DỰA VÀO VŨ LỰC, CÀNG ĐÁNH CỤC DIỆN CÀNG LOẠN



吴建民:解决南海问题不能靠武力 越打局势越乱

NGÔ KIẾN DÂN: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NAM HẢI KHÔNG ĐƯỢC DỰA VÀO VŨ LỰC, CÀNG ĐÁNH CỤC DIỆN CÀNG LOẠN

吴建民

Lại Cánh Siêu, Lôi Huy

20120325

25-03-2012


Translated by Quốc Thanh

人物名片:吴建民,资深外交家。现任国家创新与发展战略研究会副会长,外交部外交政策咨询委员会委员,国际展览局名誉主席等。

Về Ngô Kiến Dân: Là nhà ngoại giao kỳ cựu. Hiện là Phó hội trưởng Hội nghiên cứu chiến lược sáng chế và phát triển quốc gia, Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách ngoại giao Bộ ngoại giao, Chủ tịch danh dự Cục triển lãm quốc tế[i]…

吴建民生于1939年,1959毕业于北京外国语学院法语系,曾为毛泽东、周恩来等老一辈国家领导人担任过法语翻译。他曾是中国驻联合国第一批代表团工作人员,担任过外交部发言人,驻外大使。回国后,他任外交学院院长,全国政协外委会副主任等职,还曾于2003-2007 年任国际展览局主席,是第一位中国人、第一位亚洲人、第一位来自发展中国家的人士担任这一重要职务。

Ngô Kiến Dân sinh năm 1939, năm 1959 tốt nghiệp khoa tiếng Pháp Học viện ngoại ngữ Bắc Kinh, từng làm phiên dịch tiếng Pháp cho các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai…. Ông từng là nhân viên lứa đầu tiên của Đoàn đại diện Trung Quốc tại Liên hiệp quốc, từng đảm nhận nhiệm vụ Người phát ngôn Bộ ngoại giao, đại sứ ở nước ngoài. Khi về nước, ông đảm nhận các chức vụ Hiệu trưởng Học viện ngoại giao, Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Hội nghị hiệp thương chính trị toàn quốc…, ngoài ra còn từng đảm nhận chức vụ Chủ tịch Cục triển lãm quốc tế năm 2003-2007, là người Trung Quốc đầu tiên, người Châu Á đầu tiên, người thuộc các nước đang phát triển đầu tiên đảm nhận chức vụ quan trọng này.

前日下午,受省政协和广东省公共外交协会邀请,资深外交家、原驻法大使吴建民来粤作《我国外交政策与开展公共外交》的专题报告。

Chiều qua, nhận lời mời của Hội nghị hiệp thương chính trị tỉnh Quảng Đông và Hiệp hội ngoại giao công chúng (tiếng Anh: Public Diplomacy) tỉnh Quảng Đông, nhà ngoại giao kỳ cựu, nguyên là đại sứ tại Pháp Ngô Kiến Dân đã tới đọc báo cáo chuyên đề “Chính sách ngoại giao của nước ta với việc triển khai ngoại giao công chúng”.

前日上午,吴建民接受了南方日报专访。他说,随着美国战略重心转移,中国和世界正处在一个关键点上,如果处理不当,亚洲崛起的势头将中断,最终导致两败俱伤。面对复杂的国际局势,应抓住各方共同利益的主轴,千万不能堕入民粹主义和民族主义的泥沼。

Sáng qua, Ngô Kiến Dân đã nhận lời phỏng vấn của Nam Phương nhật báo. Ông nói, cùng với sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược của Mỹ, Trung Quốc và thế giới đang ở vào điểm mấu chốt, nếu xử lí không đúng, thế trỗi dậy của Châu Á sẽ bị giữa đường đứt gánh, cuối cùng dẫn tới cả hai cùng thua thiệt. Trước cục diện thế giới phức tạp này, cần chớp lấy trục các bên cùng có lợi, nhất quyết không được rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa dân túy ** và chủ nghĩa dân tộc.

谈中美关系

新冷战基础根本不存在

中国的国策是永不称霸,新的基础根本就不存在。而且,我们也不能容许新冷战的发生,它的结果将使亚洲崛起的势头中断,最终两败俱伤

Bàn về quan hệ Trung-Mỹ

Cơ sở cho Chiến tranh lạnh mới về cơ bản là không tồn tại

Quốc sách của Trung Quốc là không xưng bá, cơ sở cho Chiến tranh lạnh mới về cơ bản là không tồn tại. Hơn nữa, chúng ta cũng không thể cho phép để xảy ra Chiến tranh lạnh mới, mà hậu quả của nó sẽ khiến cho thế trỗi dậy của Châu Á giữa đường đứt gánh, rồi cuối cùng cả hai cùng thua thiệt.

南方日报:近年来,世界局势发生了重大的变化,西方国家饱受美债危机、欧债危机的困扰,包括利比亚、伊拉克等在内的不少国家已经或正在发生剧变。在此背景下,中国的外交环境发生了怎样的变化?

Nam Phương nhật báo (NPNB): Gần đây, cục diện thế giới phát sinh những thay đổi quan trọng, các nước Phương Tây lãnh đủ nỗi khốn quẫn của các cuộc khủng hoảng nợ Mỹ, khủng hoảng nợ Châu Âu, bao gồm cả chuyện không ít quốc gia trong đó như Lybia, Iraq… đã và đang phát sinh những biến động rất nhanh. Trong bối cảnh ấy, môi trường ngoại giao của Trung Quốc sẽ phát sinh những thay đổi như thế nào?

吴建民:大的环境没有变,仍然是以和平发展为主流。但从某种意义上说,中国和世界正处在一个关键点上。可能倒退,也可能前进。去年,美国在东亚和东南亚地区采取了一系列行动,战略重心转移。虽然美国要裁军,但太平洋地区的军队不仅没减少,反而要增加。现在亚洲出现了军备竞赛的势头,亚洲国家之间的问题和矛盾日益增多。

Ngô Kiến Dân (NKD): Môi trường lớn không thay đổi, vẫn lấy phát triển hòa bình là chính. Nhưng xét về ý nghĩa nào đó, Trung Quốc và thế giới đang ở vào điểm mấu chốt. Có thể thoái lui, mà cũng có thể dấn tới. Năm ngoái, Mỹ đã áp dụng một loạt hành động ở các khu vực Đông Á và Đông Nam Á, trọng tâm chiến lược đã chuyển dịch. Tuy Mỹ muốn giải trừ quân bị, nhưng quân đội ở khu vực Thái Bình Dương không những không giảm, mà trái lại còn tăng thêm. Hiện nay, ở Châu Á xuất hiện thế chạy đua trang bị quân sự, mọi vấn đề và mâu thuẫn giữa các nước Châu Á đang ngày càng gia tăng.


南海周国家与中国的关系也非常复密交流和矛盾冲突同存在。图为马来西侵占的南沙群岛弹丸礁。(

Nước láng giềng trong vùng biển Nam Trung Hoa quan hệ với Trung Quốc rất phức tạp:tồn tại vừa trao đổi thân mật vừa xung đột . Malaysia: hình ảnh cho thấy sự chiếm đóng quần đảo Trường Sa rạn san hô.

南方日报:美国战略重心转移,中国应该如何应对?

NPNB: Trọng tâm chiến lược của Mỹ đã chuyển dịch, Trung Quốc cần ứng phó ra sao?

吴建民:一方面,美国战略重心的转移是必然的,它追随国际关系重心从大西洋向太平洋的移动。另一方面,转移还处在初期。伊拉克、利比亚、阿富汗、伊朗等国,已经耗费了美国大量的人力、物力、财力和政治精力。

NKD: Một mặt, trọng tâm chiến lược của Mỹ chuyển dịch là điều tất nhiên, nó chuyển dịch từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương là đi theo trọng tâm quan hệ quốc tế. Mặt khác, sự chuyển dịch vẫn còn đang ở thời kỳ đầu. Các nước Iraq, Lybia, Afganistan, Iran… đã tiêu phí mất một lượng lớn nhân lực, vật lực, tài lực và tinh lực chính trị của Mỹ

至于这个转移会带来怎样的结果,要看我们如何应对。去年,我去巴厘岛开亚太小组会议,会上有些人援引20111125日《华尔街日报》刊登的由澳大利亚前任国防部长撰写的文章,文章提出奥巴马主义,并把它与杜鲁门主义相提并论,认为中美之间可能要搞冷战。

Còn sự chuyển dịch này sẽ đem đến kết quả như thế nào thì phải xem chúng ta ứng phó ra sao. Năm ngoái, tôi đi dự Hội nghị cụm Châu Á-Thái Bình Dương ở đảo Bali, trong hội nghị có những người dẫn bài viết của Bộ trưởng tiền nhiệm Bộ quốc phòng Australia đăng trên “The Wall Street Journal”, trong bài viết có nêu học thuyết Obama, đồng thời đưa ra bàn luận cùng với học thuyết Truman, cho rằng rất có thể giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ có Chiến tranh lạnh.

我觉得这是完全站不住脚的,因为中国的国策是永远不称霸,新冷战的基础根本就不存在。而且,我们也不能容许新冷战的发生,它的结果将使亚洲崛起的势头中断,最终两败俱伤。我们要学习邓小平同志用大智慧来处理这个关键问题。

Tôi thấy điều này hoàn toàn không đứng vững, bởi vì quốc sách của Trung Quốc là vĩnh viễn không xưng bá, cơ sở cho “Chiến tranh lạnh” mới về cơ bản là không tồn tại. Hơn nữa, chúng ta cũng không thể cho phép để xảy ra Chiến tranh lạnh mới, mà hậu quả của nó sẽ khiến cho thế trỗi dậy của Châu Á giữa đường đứt gánh, rồi cuối cùng cả hai cùng thua thiệt. Chúng ta phải học cách dùng trí tuệ lớn của đồng chí Đặng Tiểu Bình để xử lý vấn đề mấu chốt này.


南海地区形涉多个国家的利益。图为马来西在南沙海域非法建的石油平台(

Tình hình ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) là phức tạp, liên quan đến lợi ích quốc gia. Hình ảnh cho thấy việc Malaysia xây dựng bất hợp pháp cơ sở dầu biển Nam Sa

南方日报:您所说的大智慧是指什么?

NPNB: Trí tuệ lớn mà ông nói là chỉ cái gì vậy?

吴建民:201196日,国务院新闻办发布《中国的和平发展》(白皮书),其中提到要扩大同各方利益的共同点,在利益汇合点,构建不同层次、不同领域的利益共同体,实现共赢的局面,这就是大智慧。

NKD: Ngày 6 tháng 9 năm 2011, Văn phòng thông tin Quốc vụ viện công bố (Sách trắng) “Sự phát triển hòa bình của Trung Quốc”, trong đó có nhắc đến việc cần mở rộng điểm chung về lợi ích, điểm hội tụ về lợi ích giữa các bên để tạo nên cộng đồng lợi ích giữa các tầng cấp khác nhau, giữa các lĩnh vực khác nhau, thực hiện cục diện cùng thắng, đó chính là trí tuệ lớn.

大智慧与大利益相联。21世纪中国最大的利益是保持发展势头。这个势头是中国人经过100多年的艰苦奋斗才争取来的,如果这个势头因为我们处理关键节点关键问题的失误,可能造成中断,一旦中断,恢复起来代价将十分巨大。

Trí tuệ lớn có liên quan đến lợi ích lớn. Lợi ích lớn nhất của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là giữ được thế phát triển. Thế này Trung Quốc đã phải trải qua gian khổ phấn đấu trong suốt hơn 100 năm mới có được, nếu như cái thế ấy mà bị giữa đường đứt gánh chỉ vì những sai lầm của chúng ta khi xử lý các khâu then chốt, các vấn đề mấu chốt, thì một khi đã bị như thế, cái giá phải trả cho sự phục hồi lại sẽ hết sức lớn.


近年来,印度海多次派出编队前出太平洋,但地区并不存在印度的任何重大利益。(

Trong những năm gần đây, Hải quân Ấn Độ đã gửi một số đội tàu đến Thái Bình Dương, nhưng trong khu vực không tồn tại bất kỳ lợi ích đáng kể của Ấn Độ.

南方日报:有人说,美国的战略重点转移,中国发展的外部环境将比以往严峻。您怎么看?

NPNB: Có người nói, trọng điểm chiến lược của Mỹ chuyển dịch, môi trường đối ngoại trong sự phát triển của Trung Quốc sẽ khắc nghiệt hơn so với trước đây. Ông thấy thế nào?

吴建民:严峻不严峻,得看如何应对?思路决定出路,思路对了,柳暗花明;思路错了,寸步难行。今年2月,习近平副主席访问美国,强调始终要抓住中美双方共同利益的主轴。中美的分歧很多,但是过去40年来中美关系是如何发展起来的,就是依赖双方的共同利益:我们都希望太平洋地区实现和平稳定以及基于共赢的经济增。

NKD: Khắc nghiệt hay không thì phải xem xem sẽ ứng phó ra sao? Ý tưởng quyết định lối ra, ý tưởng mà đúng thì cảnh tượng tươi sáng; ý tưởng mà sai thì sẽ bế tắc. Tháng 2 năm nay, Phó chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm Mỹ đã nhấn mạnh phải nắm chắc cái trục lợi ích chung giữa hai bên Trung-Mỹ. Sự bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ là rất nhiều, nhưng mối quan hệ Trung-Mỹ trong 40 năm qua phát triển ra sao chính là đã dựa vào lợi ích chung giữa hai bên: Chúng ta đều hi vọng khu vực Thái Bình Dương thực hiện sự tăng trưởng kinh tế hòa bình ổn định và dựa trên nền tảng cùng thắng.

对于中美关系,我们应当沿着习近平副主席的思想:太平洋很大,可以容纳中美两国。如果选择对抗,形势当然会走向严。

Đối với quan hệ Trung-Mỹ, chúng ta cần bám theo tư tưởng của Phó chủ tịch Tập Cận Bình: “Thái Bình Dương rất lớn, có thể chứa được cả hai nước Trung-Mỹ”. Nếu lựa chọn sự đối kháng, thì đương nhiên tình thế sẽ đi theo hướng khắc nghiệt.


印度艾拉瓦特号登陆舰在南海地区与中国军舰对事件讹传。(

Tàu Ấn Độ Ira watt "hạ tàu Nam Trung Quốc trong cuộc đối đầu với tàu chiến Trung Quốc," sự kiện hoàn toàn là thông tin sai lạc.

谈南海局势

极端民族主义要不得

打就能解决问题?很多人以为打仗打赢了就好,其实不然,反而会让中国的周边局势陷入混乱

Bàn về cục diện Nam Hải

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan không thể được

Đánh là có thể giải quyết được vấn đề ư? Rất nhiều người cho là cứ đánh và đánh thắng là được, thực ra không phải như vậy, mà trái lại còn sẽ làm cho cục diện xung quanh Trung Quốc bị rơi vào hỗn loạn.

南方日报:去年以来,在中国南海,争端频频发生,菲律宾、越南等东南亚国家走平衡外交路线,试图拉拢第三方进入南海。中国应该如何应对南海地区日益复杂的局势?

NPNB: Từ năm ngoái đến nay, ở biển Nam Hải Trung Quốc * tranh chấp liên tục xảy ra, các nước Đông Nam Á như Philippines, Việt Nam… đi theo đường lối “cân bằng ngoại giao”, mưu đồ lôi kéo “bên thứ ba” vào Nam Hải. Trung Quốc cần ứng phó ra sao trước cục diện ngày càng căng thẳng ở khu vực Nam Hải?


越南海老式的毒蜘蛛III”导弹艇(

Hải quân Việt lỗi thời

吴建民:关键是弄清中国的大利益、地区的大利益、世界的大利益是什么。和平发展与合作是大利益,南海问题是有分歧的,但也有共同利益。我们应该遵循邓小平同志的思路:搁置争议,共同开发。

NKD: Mấu chốt là ở chỗ cần làm rõ lợi ích lớn của Trung Quốc, lợi ích lớn của khu vực, lợi ích lớn của thế giới là gì. Phát triển và hợp tác hòa bình là lợi ích lớn, vấn đề Nam Hải có những bất đồng, nhưng cũng có những lợi ích chung. Chúng ta cần tuân theo ý tưởng của đồng chí Đặng Tiểu Bình: Gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác.

南方日报:有学者和网民在南海问题上态度激烈,认为中国应该更为强硬,必要时采取武力措施。对此,您怎么看?

NPNB: Có những học giả và cư dân mạng tỏ thái độ rất gay gắt về vấn đề Nam Hải, cho rằng Trung Quốc cần cứng rắn hơn, khi cần thiết phải dùng đến biện pháp vũ lực. Về điều này, ông thấy thế nào?

吴建民:打就能解决问题?很多人以为打仗打赢了就好,其实不然,反而会让中国的周边局势陷入混乱。

NKD: Đánh là có thể giải quyết được vấn đề ư? Rất nhiều người cho là cứ đánh và đánh thắng là được, thực ra không phải như vậy, mà trái lại còn sẽ làm cho cục diện xung quanh Trung Quốc bị rơi vào hỗn loạn.

两年前温家宝总理在联合国大会上就说过,战争作为解决国际争端的最后手段已经过时了。看看美国人发起的阿富汗、伊拉克、利比亚战争,它们问题解决了吗?没有。一个力量对比如此严重的不平衡战争,不仅没有解决根本问题,还给美国、欧洲带来了一堆难题。

Hai năm trước, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã từng nói trước Hội nghị Liên hợp quốc, chiến tranh được dùng làm biện pháp cuối cùng để giải quyết tranh chấp quốc tế đã lỗi thời rồi. Hãy xem các cuộc chiến tranh do người Mỹ phát động ở Afganistan, Iraq, Lybia có giải quyết được vấn đề không? Không. Một cuộc chiến tranh không cân bằng về đối sánh lực lượng nặng nề như vậy không những không giải quyết được vấn đề một cách căn bản, mà còn đem lại một đống những nan đề cho Mỹ và Châu Âu.

南方日报:您写过一篇文章叫《南海争端,中国克制是种自信》,引起广泛关注,也有人持反对意见。

NPNB: Ông từng viết một bài có tựa đề “Tranh chấp Nam Hải, Trung Quốc khắc phục được là gieo lòng tự tin” thu hút được rất nhiều sự quan tâm, nhưng cũng có những người phản đối lại ý kiến này.

吴建民:小不忍则乱大谋。我的观点是:爱祖国,也要爱人类,才能站得住脚。在全球化、信息化也已构筑了各国利益如此紧密的智慧地球时代,我们已经不能关起门来只讲狭隘的爱国主义了。中国人自古就有天下观,这个天下观不应只限于中国,而是世界的。

NKD: Nếu chỉ thấy cái lợi nhỏ trước mắt thì sẽ làm hỏng cả việc lớn. Quan điểm của tôi là: Yêu tổ quốc cũng cần phải yêu cả nhân loại, như vậy mới có thể đứng vững được. Trong thời đại toàn cầu hóa, tin học hóa đã cấu thành Trái đất trí tuệ mà lợi ích các nước có mối gắn kết chặt chẽ như hiện nay, chúng ta đã không còn có thể đóng cửa lại để chỉ nói về chủ nghĩa yêu nước hẹp hòi được nữa rồi. Người Trung Quốc từ xưa đã có quan niệm về thiên hạ[i], quan niệm về thiên hạ này không nên chỉ giới hạn ở Trung Quốc, mà nên rộng ra cả thế giới.

希特勒爱德国吗?当然爱,但他搞民粹主义。今天的青年人要有广阔的视野,要胸怀天下。民粹主义、极端的民族主义和狭隘的爱国主义要不得。一个自私自利的国家会失去朋友,会被孤立,在今天,孤立就是一场灾难。

Hitler có yêu nước Đức không? Tất nhiên là yêu, nhưng ông ta lại thực hành chủ nghĩa dân túy. Thanh niên ngày nay phải có tầm mắt rộng mở, phải ôm lấy cả thiên hạ. Chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa yêu nước nhỏ hẹp là không được. Một quốc gia tự tư tự lợi sẽ mất hết bạn bè, sẽ bị cô lập, mà ngày nay, cô lập chính là một tai vạ.

南方日报:对于民粹主义和极端的民族主义,应该怎样引导?

NPNB: Cần hướng đạo ra sao với chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc cực đoan?

吴建民:其实我们要相信中国老百姓大多数是理智的,有一个沉默的多数。极端的东西,多数老百姓是不赞成的。中国人是很善良的,中华民族是一个友善的民族。

NKD: Thực ra chúng ta phải tin tưởng rằng phần lớn người dân Trung Quốc là có lí trí, một đa số thầm lặng. Những thứ cực đoan, đa số người dân không tán thành. Người Trung Quốc rất lương thiện, dân tộc Trung Quốc là một dân tộc thân thiện.

现在社会上有两种人搞民粹主义:一种是思想还停留在过去,看不到世界已进入和平与发展时代的人,他们还保留战争与革命时代的眼光,犯了时代错误。还有一种人是出于既得利益的需要,在美国就有人喜欢煽动紧张情绪,国与国关系一旦紧张,军火就好卖。

Hiện nay trong xã hội có 2 loại người thực hành chủ nghĩa dân túy: Một loại là những người suy nghĩ chỉ dừng lại ở quá khứ, không nhìn ra được thế giới đã bước vào thời đại hòa bình và phát triển, họ vẫn còn bảo lưu nhãn quan của thời đại chiến tranh và cách mạng, đã phạm phải sai lầm thời đại. Còn một loại nữa là những người xuất phát từ nhu cầu đắc lợi, ở Mỹ có những người thích kích động tâm trạng căng thẳng, quan hệ giữa nước này với nước kia một khi mà đã căng thẳng, thì vũ khí đạn dược sẽ bán rất chạy.

南方日报:做这种引导工作是需要勇气的,因为有可能引来非议,被批评甚至被谩骂。

NPNB: Làm công việc hướng đạo này đòi hỏi phải có dũng khí, bởi rất có thể bị chỉ trích, bị phê phán thậm chí là bị chửi bới.

吴建民:真理不就是不断地迎接各种谩骂之后才成长起来的吗?今天的中国在走向世界的时候,要有人出来讲几句话,这对中国好,对世界也好。极端的民族主义任其泛滥,最后只会给中国带来灾难。

NKD: Chân lí chẳng phải sau khi đã phải liên tiếp hứng chịu đủ mọi loại chửi bới thì mới thành hình được đó sao? Khi Trung Quốc của ngày hôm nay bước ra thế giới, phải có người đứng ra giảng giải cho mấy lời, điều này vừa tốt cho Trung Quốc lại vừa tốt cho cả thế giới. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà lan tràn thì cuối cùng sẽ chỉ đem tai vạ đến cho Trung Quốc.

谈叙利亚问题

国家看法不同很正常

Bàn về vấn đề Syria

Quan điểm khác nhau giữa các nước là chuyện bình thường

国家的看法不同,这在联合国再常见不过了。每个国家都有权利表达自己的立场,发表自己的观点

Quan điểm khác nhau giữa các nước là chuyện quá thường gặp ở Liên hiệp quốc. Mỗi nước đều có quyền bày tỏ lập trường của mình, bày tỏ quan điểm của mình.

南方日报:中国与美国等西方国家在叙利亚、伊朗等问题上存在分歧。对联合国安理会的叙利亚问题决议草案,中国两次投反对票,招致美法等西方国家不满。这会不会影响中美、中法关系?

NPNB: Trung Quốc bất đồng với các nước Phương Tây như Mỹ… về các vấn đề Syria, Iran… Trung Quốc đã 2 lần bỏ phiếu chống khi dự thảo nghị quyết về vấn đề Syria ở Liên hiệp quốc, khiến cho các nước Phương Tây như Mỹ, Pháp… không hài lòng. Điều này có ảnh hưởng gì đến mối quan hệ Trung-Mỹ, Trung-Pháp hay không?

吴建民:我认为不会有什么影响,国家的看法不同,这在联合国再常见不过了。每个国家都有权利表达自己的立场,发表自己的观点。

NKD: Tôi cho là không ảnh hưởng gì, quan điểm khác nhau giữa các nước là chuyện quá thường gặp ở Liên hiệp quốc. Mỗi nước đều có quyền bày tỏ lập trường của mình, bày tỏ quan điểm của mình.

南方日报:在您看来,解决叙利亚问题的最佳方式是什么?

NPNB: Theo ông, phương thức tối ưu cho việc giải quyết vấn đề Syria là gì?

吴建民:中国政府在叙利亚问题上应该始终坚持以下几条原则。第一,主权平等;第二,国家由谁来领导,由这个国家的老百姓说了算;第三,出现争端要通过和平方式来解决,不应诉诸武力;第四,争端应该通过对话来解决;第五,联合国在解决国际争端中发挥主导作用。

NKD: Chính phủ Trung Quốc cần trước sau giữ vững mấy nguyên tắc sau về vấn đề Syria. Thứ nhất, bình đẳng về chủ quyền; thứ hai, nhà nước do ai lãnh đạo, để người dân nước này nói là xong; thứ ba, xuất hiện tranh chấp phải giải quyết thông qua phương thức hòa bình, không cần dùng đến vũ lực; thứ tư, tranh chấp cần giải quyết thông qua đối thoại; thứ năm, Liên hiệp quốc phát huy vai trò chủ đạo trong giải quyết các tranh chấp quốc tế.

南方日报:您曾是中国驻法大使,怎么看待当今的中法关系?

NPNB: Từng làm đại sứ Trung Quốc ở Pháp, ông nhìn nhận ra sao về mối quan hệ Trung-Pháp hiện thời?

吴建民:总体是好的。虽然2008年奥运会期间,中法之间有过不愉快,但后来双方达成了《中法联合公报》。去年,法国总统萨科齐来中国好几趟,他是愿意发展中法关系的。

NKD: Xét về tổng thể là tốt. Tuy trong thời gian Olympic năm 2008, giữa hai nước Trung-Pháp có những chuyện không vui vẻ, nhưng sau đó hai bên đã đạt được bản “Thông cáo chung Trung-Pháp”. Năm ngoái, Tổng thống Pháp Sarkozy đã đến thăm Trung Quốc mấy chuyến, ông ta muốn phát triển quan hệ Trung-Pháp.

谈公共外交

向世界说明中国这项任务很繁重

Bàn về ngoại giao công chúng

Hãy chứng tỏ cho thế giới biết nhiệm vụ này của Trung Quốc là rất nặng nề

目前,世界对中国的疑虑、担心乃至恐惧,不是在减少而是在增多,所以向世界说明中国这项任务是很繁重的。向世界说明中国,政府可以做,社会各阶层人士和民间人士都可以来做

Hiện nay, nỗi hoài nghi, lo lắng đến chỗ e sợ của thế giới đối với Trung Quốc không giảm đi mà còn đang tăng lên, cho nên hãy chứng tỏ cho thế giới biết nhiệm vụ này của Trung Quốc là rất nặng nề. Hãy chứng tỏ cho thế giới biết là chính phủ Trung Quốc có thể làm được, các giới nhân sĩ và người dân trong xã hội đều có thể làm được.

南方日报:前几年,中国有很多开展公共外交的绝佳机遇,比如北京奥运会,上海世博会,广州亚运会,深圳大运会。但接下来几年此类大型国际盛会相对较少,在此背景下,中国开展公共外交的新亮点在哪里?

NPNB: Mấy năm trước, Trung Quốc có rất nhiều cơ hội cực tốt để triển khai ngoại giao công chúng, như Olympic Bắc Kinh, Triển lãm quốc tế Thượng Hải, Á vận hội Quảng Châu, Thể thao sinh viên Thâm Quyến. Nhưng mấy năm tiếp đó, các sự kiện quốc tế lớn kiểu này tương đối ít, trong bối cảnh ấy, tia sáng mới về triển khai ngoại giao công chúng của Trung Quốc sẽ lóe lên ở đâu?

吴建民:开展公共外交,根本目的是让世界了解一个真实的中国。目前,世界对中国的疑虑、担心乃至恐惧,不是在减少而是在增多,所以向世界说明中国这项任务是很繁重的。向世界说明中国,政府可以做,社会各阶层人士和民间人士都可以来做。

NKD: Triển khai ngoại giao công chúng, mục đích cơ bản là để thế giới tìm hiểu về một nước Trung Quốc chân thực. Hiện nay, nỗi hoài nghi, lo lắng đến chỗ e sợ của thế giới đối với Trung Quốc không giảm đi mà còn đang tăng lên, cho nên hãy chứng tỏ cho thế giới biết nhiệm vụ này của Trung Quốc là rất nặng nề. Hãy chứng tỏ cho thế giới biết là chính phủ Trung Quốc có thể làm được, các giới nhân sĩ và người dân trong xã hội đều có thể làm được.

过去国与国之间都是官方的政治关系、贸易关系,官方外交非常重要,但现在国与国之间依存度大大加深,官方外交已经远远不够了。开展公共外交,利用大型活动当然很好,但细水长流更加重要。在文明和文化传播的历史上,潜移默化和口耳相传可能更有力量。

Trước đây, giữa nước này với nước kia đều là các mối quan hệ chính trị, quan hệ mậu dịch chính thức, đường ngoại giao chính thức hết sức quan trọng, nhưng hiện nay, độ lệ thuộc vào nhau giữa nước này với nước kia ngày càng sâu hơn, đường ngoại giao chính thức đã không thể đủ. Triển khai ngoại giao công chúng, lợi dụng các hoạt động lớn đương nhiên là rất tốt, nhưng mưa dầm thấm lâu lại còn quan trọng hơn. Trong lịch sử truyền bá văn minh và văn hóa, sự huyền ảo tinh tế và truyền miệng có thể còn có sức mạnh hơn.

南方日报:为什么外国人对中国有疑虑?

NPNB: Vì sao người các nước lại hoài nghi Trung Quốc?

吴建民:原因是多方面的。第一,整个世界在变,国际关系的重心从大西洋向太平洋转移,亚洲的地位在上升,而中国崛起是亚洲崛起很重要的一部分,中国经济连续十几年平均增长率超过9%,在世界经济发展史上从未有过也不可复制。第二,苏联强大后搞霸权主义,把苏联共产党的名声搞坏了。人们很容易把对苏联的印象套在中国身上,不相信中国和平崛起。第三,金融危机爆发以来,西方经济陷入衰退,但中国反而还保持较高的增长速度,这个反差很大,美国、欧洲、日本等发达国家有很强的失落感。第四,随着中国社会走向多元,在中国国内关于中国外交、安全政策,出现了各种不同,甚至有比较极端的声音中国同某国必有一这些让外国人对中国的疑虑乃至恐惧在增加。

NKD: Nguyên nhân nằm ở nhiều phương diện.

Thứ nhất, cả thế giới đang thay đổi, trọng tâm quan hệ quốc tế chuyển dịch từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, địa vị của Châu Á đang lên cao, mà sự trỗi dậy của Trung Quốc là một bộ phận rất quan trọng nằm trong sự trỗi dậy của Châu Á, kinh tế Trung Quốc mười mấy năm liên tục đều có tỉ lệ tăng trưởng bình quân trên 9%, điều này chưa từng có và cũng không thể lặp lại trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới.

Thứ hai, Liên Xô khi vững mạnh rồi lại thực hành chủ nghĩa bá quyền, làm cho danh tiếng của Đảng cộng sản Liên Xô bị hủy hoại. Người ta rất dễ khoác lên Trung Quốc ấn tượng về Liên Xô, không tin Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình”.

Thứ ba, từ khi cuộc khủng hoảng tiền tệ bùng phát, nền kinh tế Phương Tây rơi vào suy thoái, nhưng Trung Quốc lại vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, độ tương phản này rất lớn, các nước phát triển Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… đều có cảm giác bị mất mát rất mạnh.

Thứ tư, cùng với việc xã hội Trung Quốc đi vào đa nguyên, các chính sách ngoại giao, an ninh của Trung Quốc đã xuất hiện những bất đồng từ trong nước, thậm chí có những tiếng nói khá cực đoan – “Trung Quốc tất sẽ có chiến tranh với nước x”. Những cái đó khiến cho nỗi hoài nghi đến chỗ e sợ của các nước đối với Trung Quốc đang gia tăng.

南方日报:本届全国政协外委会在推动公共外交方面做了许多有影响的工作,今年将换届,据您了解的情况,下届外委会是否还能继续保持政策的连贯性?

NPNB: Ủy ban đối ngoại Hội nghị hiệp thương chính trị toàn quốc khóa này đã làm được rất nhiều công việc có ảnh hưởng đến mặt thúc đẩy ngoại giao công chúng, năm nay sẽ thay đổi nhiệm kỳ, theo như tình hình mà ông tìm hiểu, liệu khóa tới Ủy ban đối ngoại có còn tiếp tục giữ được tính liên tục về chính sách nữa không?

吴建民:政策是否延续要看实际需求。向世界说明中国的需求,正在逐步增强。公共外交工作作为一个国家总体外交的重要组成部分,随之也要加强,这既是中国的需要,也是世界的需要。换届之后,公共外交的工作不仅不应当减弱,还应当加强。

NKD: Chính sách có tiếp tục được nữa hay không phải nhìn vào nhu cầu thực tế. Hãy chứng tỏ cho thế giới biết là nhu cầu của Trung Quốc đang từng bước mạnh lên. Công tác ngoại giao công chúng, với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền ngoại giao tổng thể quốc gia, cũng sẽ theo đó mà phải mạnh thêm, đây vừa là nhu cầu của Trung Quốc, lại cũng vừa là nhu cầu của thế giới. Sau khi thay đổi nhiệm kỳ, công việc của ngoại giao công chúng không những không được yếu đi, mà còn cần phải mạnh hơn.

南方日报:广东是中国最早一批成立公共外交协会的省份,广东要搞好公共外交,应从哪些方面着手?

NPNB: Quảng Đông nằm trong loạt tỉnh thành lập Hiệp hội ngoại giao công chúng sớm nhất của Trung Quốc, Quảng Đông muốn làm tốt ngoại giao công chúng thì cần phải bắt tay vào từ mặt nào?

吴建民:要结合广东的实际情况。首先广东海外联系特别多,侨胞多,外向型经济发达,同世界相互依存度很高。全中国5000万海外侨胞,3000万祖籍在广东,这些侨胞与当地政府、社会有紧密联系。其次,跨国公司全球500强很多公司在广州设有机构,这些跨国公司对各国政府政策都有影响。广东开展公共外交,要充分利用这些优势资源。另一方面,广东走在改革开放前列,储备了一批人才,动员这批人才和力量,对国内外发展都有益。

NKD: Phải kết hợp với tình hình thực tế của Quảng Đông. Trước hết, mối liên hệ hải ngoại của Quảng Đông đặc biệt nhiều, kiều bào nhiều, kinh tế hướng ngoại phát triển, độ lệ thuộc lẫn nhau với thế giới rất cao. Cả nước Trung Quốc có 50 triệu kiều bào hải ngoại, 30 triệu người có nguyên quán ở Quảng Đông, số kiều bào ấy có mối liên hệ chặt chẽ với chính phủ, cộng đồng ở nơi mình sống. Thứ đến, trong số top 500 công ty đa quốc gia của thế giới có rất nhiều công ty có cơ sở ở Quảng Đông, những công ty đa quốc gia này đều có ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ các nước. Quảng Đông muốn triển khai ngoại giao công chúng thì phải tận dụng cho hết những nguồn lợi thế này. Mặt khác, Quảng Đông đang bước lên hàng đầu của mở cửa cải cách, đã dự trữ được một loạt nhân tài, huy động được loạt nhân tài cùng sức mạnh này đều rất hữu ích đối với sự phát triển trong nước.

* Việt Nam gọi là Biển Đông.

** Chú nghĩa dân túy: trào lưu xã hội-chính trị ở nước Nga nửa cuối thế kỷ 19, cho rằng nước Nga có thể quá độ lên CNXH thông qua công xã nông thôn, không qua chủ nghĩa tư bản (Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, 2007, tr.285).

[1] Tiếng Anh: The International Exhibitions Bureau; tiếng Pháp: Bureau International des Expositions, BIE. –ND.

[1] Tức Biển Đông

[1] 弹丸礁(英语:Swallow Reef,意思是燕子島;马来语:

Pulau Layang-Layang中文译名拉央拉央岛 ;越南语:Đá Hoa Lau -ND.

[1] Tức Trường Sa

[1] Nguyên văn: “Thiên hạ quan” -ND.

[1] Tiếng Anh: “Poisonous spider”-class missile boats –ND.



纵论者指出,成倒品字形分布于南海外缘东西南三大战略方向的日、印、澳三国是长线,其参与可以壮大方的实力与声势。图为印度海军战舰。(资料图)

Những hình ảnh cho thấy các tàu chiến Hải quân Ấn Độ. Kế hoạch hợp tung. hợp hoành



美国被纵论者看成是在南海问题上对华搞统帅图为1023日,在菲律宾苏比克湾附近进行联合演习的美菲部队。

Hình ảnh cho thấy ngày 23 tháng 10, thực hiện cuộc tập trận chung gần vịnh Subic, Philippines



1023日,美菲陆战队在苏比克湾附近进行联合演习。

Ngày 23 tháng 10, Thủy quân lục chiến Mỹ-Philippines tiến hành các cuộc tập trận chung gần vịnh Subic.