MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, March 13, 2012

A Pox on Both Your Houses Trò chuyện với vị giáo sư song tịch



A Pox on Both Your Houses

Trò chuyện với vị giáo sư song tịch

By Katy Waldman

March 7, 2012

Katy Waldman

07-03-2012

Why Minxin Pei will argue that America does capitalism better than China—barely—at the Slate/Intelligence Squared live debate on March 13.

Vì sao Giáo sư Minxin Pei lại cho rằng Mỹ thực hiện chủ nghĩa tư bản tốt hơn Trung Quốc – chỉ duy nhất có tại cuộc tranh luận trên tạp chí Slate/ Intelligence Squared, sẽ được tường thuật trực tiếp vào ngày 13 tháng 3.

Minxin Pei wears many hats: Born in Shanghai, he became a dual Chinese-American citizen after moving to the United States to attend graduate school at Harvard. He has served as director of the China Program at the Carnegie Endowment for International Peace and teaches government at Claremont McKenna College. Pei is the author of China’s Trapped Transition and From Reform to Revolution—and despite his harsh words for both the Chinese and American economic systems, he’s also a bit of a jokester. (When I asked him how the United States fit into the global balance of power, he subtracted points for the Washington Dulles International Airport.) Pei has high hopes and fears for his two home countries: He thinks China and America should embrace their growing interdependence, but he’s dismayed at the greed shown by both Communist Party bureaucrats and leaders of what he calls the “Capitalist Party of the United States.”

Giáo sư Minxin Pei có nhiều điểm đặc biệt: sinh ra ở Thượng Hải, trở thành công dân có quốc tịch kép Trung – Mỹ sau khi đến Mỹ hoàn tất các chương trình sau đại học tại Havard. Ông từng giữ cương vị Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Viện Carnegie (Carnegie Endowment for International Peace), và hiện đang giảng dạy môn chính phủ học tại trường Claremont McKenna College. Giáo sư Pei là tác giả cuốn sách China’s Trapped Transition (Quá trình chuyển tiếp bế tắc của Trung Quốc) và cuốn From Reform to Revolution (Từ cải cách đến cách mạng), mặc dù có lời lẽ bình luận thẳng thắn về hệ thống kinh tế của Mỹ và Trung Quốc, đôi lúc ông cũng thích bông đùa (Có lần tôi hỏi ông, làm thế nào Mỹ giữ được vị thế thích hợp trong cán cân quyền lực toàn cầu, ông đùa rằng Phi trường Quốc tế Washington Dulles thì tệ). Giáo sư Pei đặt nhiều hy vọng xen lẫn lo ngại về cả hai quốc gia quê hương: Ông cho rằng Trung Quốc và Mỹ nên nắm bắt xu hướng gia tăng phụ thuộc lẫn nhau, nhưng cũng thất vọng trước lòng tham của giới quan liêu Đảng Cộng sản [Trung Quốc] và những người lãnh đạo của điều mà ông gọi là “Đảng Tư bản Hoa Kỳ”.

I recently spoke with Pei over the phone about American and Chinese forms of capitalism and the social forces that are beginning to challenge China’s one-party rule. Below are excerpts of our conversation.

Gần đây, tôi có cuộc nói chuyện qua điện thoại với GS Pei về các hình thái tư bản chủ nghĩa của Mỹ và Trung Quốc, cũng như những lực lượng xã hội đang bắt đầu thách thức thể chế độc đảng tại Trung Quốc. Sau đây là những trích đoạn từ cuộc trò chuyện này.

Slate: In the Slate/Intelligence Squared debate on March 13, you’ll argue against the motion that China does capitalism better than America. Does that mean America does capitalism better than China?

Slate: Trong chương trình tranh luận Slate/ Intelligence Squared ngày 13 tháng 3 sắp tới, ông ông sẽ phản biện lại ý kiến cho rằng Trung Quốc thực hiện chủ nghĩa tư bản tốt hơn Mỹ. Phải chăng điều đó có nghĩa là, Mỹ thực hiện chủ nghĩa tư bản tốt hơn Trung Quốc?

Minxin Pei: Yes. If China does not do capitalism better than the U.S., than obviously the U.S. does it better than China.

GS Pei: Đúng vậy. Nếu Trung Quốc không thực hiện chủ nghĩa tư bản tốt hơn Mỹ, rõ ràng Mỹ làm điều này tốt hơn Trung Quốc.

Slate: I was thinking maybe the two systems were just different.

Slate: Tôi nghĩ rằng có lẽ hai hệ thống này khác nhau.

Pei: Well, the U.S. does not do capitalism as well as it used to, or as well as it should. You don’t have to look at China to see where America is going wrong. Let me identify a few obvious areas: infrastructure. The U.S. has been shortchanging its own economy and people by underinvesting in infrastructure for decades. So America is a First World country with almost a Third World infrastructure: aging power grids, aging bridges, aging roads, dilapidated airports. We’ve also been underinvesting in public education. As a result, we are falling behind in terms of producing highly skilled people who can compete in the global economy.

GS Pei: Mỹ không thực hiện chủ nghĩa tư bản tốt như họ đã từng làm trước đây, hoặc tốt như đáng lẽ ra Mỹ nên làm. Ông không cần nhìn Trung Quốc để cho là Mỹ đang đi sai đường. Để tôi dẫn chứng một vài lĩnh vực rõ ràng: đó là cơ sở hạ tầng. Mỹ đã và đang cư xử không công bằng với người dân và nền kinh tế của mình qua việc đầu tư không đúng mức vào cơ sở hạ tầng trong hàng thập niên. Do đó Mỹ là quốc gia thuộc thế giới thứ nhất lại có cơ sở hạ tầng gần như thuộc thế giới thứ ba: mạng lưới điện lực già cỗi, cầu đường già nua, sân bay xuống cấp. Chúng ta cũng đầu tư chưa đủ vào hệ thống giáo dục công. Hậu quả là, chúng ta đang rớt lại đằng sau về phương diện tạo ra lớp người có kỹ năng cao, có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.

Finally, we’ve allowed certain sectors to have a lock on the economy. The financial sector is way too big. Also the health care industry. Health care accounts for more than 17 percent of the GDP; federal revenues from taxes are about 16 percent. So, in other words, we now have the choice of either a second federal government or the health care sector.

Sau cùng, chúng ta đã cho phép một số lĩnh vực chi phối hoàn toàn nền kinh tế. Chẳng hạn lĩnh vực tài chính phình ra quá lớn. Công nghiệp chăm sóc sức khỏe cũng vậy. Ngành chăm sóc sức khỏe chiếm hơn 17% GDP; trong khi nguồn thu liên bang từ thuế chiếm khoảng 16%. Nói cách khác, hiện giờ chúng ta có sự lựa chọn ngay lập tức: chính phủ liên bang hay là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Slate: What can American economists learn from China?

Slate: Các nhà kinh tế Mỹ có thể học hỏi gì từ Trung Quốc?

Pei: Not much. The only thing they can learn is that government needs to invest. China invests too much in infrastructure, but the U.S. doesn’t do enough. In the modern economy, in the civilized world, government does have a role to play in economic activity.

GS Pei: Không nhiều. Điều duy nhất họ có thể học hỏi là chính phủ cần phải đầu tư. Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng, nhưng Mỹ làm chưa đủ. Trong nền kinh tế hiện đại, trong một thế giới văn minh, chính phủ có vai trò trong việc điều hành các hoạt động kinh tế.

Slate: What does that role look like, ideally?

Slate: Vậy vai trò đó như thế nào, nói một cách lý tưởng?

Pei: It looks like the United States in the ‘50s and ’60s. Best case scenario, the government invests in infrastructure (the interstate highway system is a great example), basic research, environmental protection, and public education on primary, secondary, and tertiary levels. Take, for instance, the GI Bill, a scholarship program for soldiers returning from World War II. The government doesn’t have to do what China does, which is give companies a lot of subsidies and invest in technology. That gets the state into the uncapitalist business of picking winners and losers—business with which it never does a very good job.

GS Pei: Nó giống như Mỹ trong thập niên 50 và 60. Đó chính là kịch bản tốt nhất, chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng (hệ thống xa lộ liên bang là một ví dụ tuyệt vời), nghiên cứu khoa học cơ bản, bảo vệ môi trường, và hệ thống giáo dục công ở các cấp tiểu học, trung học và bậc cao đẳng, đại học. Lấy ví dụ về GI Bill, một chương trình học bổng dành cho binh sĩ trở về từ Thế Chiến II. Chính phủ Mỹ không cần phải làm những gì Trung Quốc đang thực hiện, như trợ cấp ồ ạt cho các công ty và đầu tư vào công nghệ. Điều đó chỉ khiến nhà nước bị cuốn vào công cuộc kinh doanh phi tư bản chủ nghĩa, nghĩa là phải lựa chọn người thắng, kẻ thua – kinh doanh kiểu như thế chẳng hay ho gì.

Slate: I have this list of data in two columns. On one side is America, and it says, “jobless decade,” “30 years of flat median wages,” “trade deficit,” “a shrinking middle class” and “extraordinary gains in wealth, but only for the top 1 percent.” Then, on China’s side, it says, “a 12.5 percent rate of annual growth,” “10 percent wage increase,” “expanding middle class,” “49 percent growth in tax revenue for 2011”—

Slate: Tôi có danh sách dữ liệu chia thành hai cột. Một bên là Mỹ với nội dung “thập niên thất nghiệp”, “30 năm mức lương bình quân không thay đổi”, “thâm hụt thương mại”, “tầng lớp trung lưu đang giảm bớt” và “Sự thịnh vượng gia tăng một cách ngoạn mục, nhưng chỉ dành cho 1% là những người giàu có hàng đầu”. Còn phía Trung Quốc là “ tăng trưởng hàng năm đạt mức 12.5%”, “lương tăng 10%”, “tầng lớp trung lưu đang tăng lên”, “nguồn thu thuế tăng 49% trong năm 2011”.

Pei: Using growth as an indicator of whether one country does capitalism better or worse than another is not reliable. Growth is determined by many things other than the quality of a state’s capitalist institutions. The biggest determinant is the level of economic development. The U.S. is already a highly developed country, so the demand for goods and services is constrained. China is a very low-income country. When it began to grow 30 years ago, its average income was something like $300. The U.S. at that time was $13,000.

GS Pei: Dùng tăng trưởng như là thước đo xem liệu một quốc gia thực thi chủ nghĩa tư bản tốt hơn hay tồi hơn một quốc gia khác là điều không đáng tin cậy. Tăng trưởng được xác định bởi nhiều yếu tố, ngoại trừ chất lượng những định chế chủ nghĩa tư bản của một nhà nước. Yếu tố quyết định lớn nhất chính là trình độ phát triển kinh tế. Mỹ đã là một nước phát triển cao, do đó nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng ở mức vừa phải. Trung Quốc vẫn còn là nước thu nhập rất thấp. Thu nhập của Trung Quốc chỉ bắt đầu tăng cách đây 30 năm, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc lúc đó chỉ khoảng 300 USD. Khi ấy, Mỹ đã đạt mức 13.000 USD.

Investment also encourages growth. If you invest more in a product, you can grow a lot. China has been investing more than 35 percent [of its GDP]. The United States is investing less than 26 percent.

Đầu tư cũng khuyến khích tăng trưởng. Nếu bạn đầu tư nhiều hơn vào một sản phẩm, bạn có thể đạt tăng trưởng rất nhiều. Trung Quốc đã và đang đầu tư hơn 35% GDP. Còn Mỹ đang đầu tư chưa đến 26%.

Slate: What would be a better indicator of China’s progress?

Slate: Vậy chỉ số nào được xem là thước đo tốt hơn cho tiến trình phát triển của Trung Quốc?

Pei: The essence of capitalism is economic efficiency. Assessing efficiency means looking at whether Chinese companies are more profitable; at whether, given one unit of investments, China produces more than the U.S. If you study these indicators, the United States outperforms China across the board.

GS Pei: Bản chất của chủ nghĩa tư bản là hiệu quả kinh tế. Đánh giá mức độ hiệu quả nghĩa là nhìn xem liệu các công ty Trung Quốc có đạt lợi nhuận nhiều hơn hay không; căn cứ vào một suất đầu tư, Trung Quốc có sản xuất nhiều hơn Mỹ hay không? Nếu bạn nghiên cứu những chỉ số này, bạn sẽ thấy Mỹ thực hiện tốt hơn Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.

Slate: In an article in the Economist, Aldo Musacchio at the Harvard Business School wrote, “State capitalism today is a system in which governments have realised that profitable state-owned enterprises (SOEs) make the state stronger. Thus, even if large state-owned firms have a ’double bottom line,,’ in which social and political objectives are important, profitability has become a key goal.” How would you respond?

Slate: Trong một bài viết trên tờ Economist, GS Aldo Musacchio thuộc Trường kinh doanh Havard đã viết, “Chủ nghĩa tư bản nhà nước ngày nay là hệ thống trong đó chính phủ nhận thức rằng, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động sinh lợi sẽ làm nhà nước mạnh hơn. Như thế, ngay cả khi các doanh nghiệp nhà nước cỡ lớn gánh vác ‘cả hai nhiệm vụ nặng nề, quan trọng’ là đảm bảo thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội, thì vấn đề lợi nhuận vẫn là mục tiêu chủ yếu”. Ông sẽ đáp lại như thế nào?

Pei: State capitalist countries are all one-party or nondemocratic systems. What they understand is not that economic efficiency is going to keep them in power (though of course it may help). It is their control of violence, the police and the army. Having a more efficient economy may be less costly, but at the end of the day, if you give Mr. Putin a choice between that and retaining complete control of the instruments of violence, I have no doubt which he will pick.

GS Pei: Các nước theo chủ nghĩa tư bản nhà nước toàn là những hệ thống độc đảng hoặc phi dân chủ. Những gì họ hiểu không phải vấn đề hiệu quả kinh tế sẽ giúp họ tiếp tục nắm quyền (mặc dù điều này có thể giúp ích cho họ). Chủ yếu họ nhắm tới việc kiểm soát hệ thống sử dụng vũ lực, cảnh sát và quân đội. Có nền kinh tế hiệu quả hơn có thể giúp giảm thiểu chi phí, nhưng vào thời điểm quyết định, nếu bạn cho ông Putin sự lựa chọn giữa hiệu quả kinh tế và duy trì sự kiểm soát toàn bộ các công cụ vũ lực, tôi không hề nghi ngờ những gì ông ấy sẽ chọn.

Slate: You’ve written that China’s economic growth has unleashed social forces that might destabilize the Communist Party.

Slate: Ông từng viết, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giải phóng những lực lượng xã hội có thể gây mất ổn định đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Pei: There’s a good reason that very wealthy countries today, except for the oil- producing ones, all have democratic systems. The social culture in nations that achieve a high level of income is very different. They have a more diverse and highly educated society, more access to information, and it’s a lot easier to organize political activities, to challenge those in power. Economic growth produces social forces that are fundamentally incompatible with non-democratic political systems.

GS Pei: Có một lý do xác đáng mà những nước giàu có ngày nay, ngoại trừ những nước sản xuất dầu mỏ, đều có những hệ thống dân chủ. Văn hóa xã hội ở các quốc gia đạt mức thu nhập cao có đặc điểm rất khác biệt. Họ có một xã hội được giáo dục cao và rất đa dạng, được nhiều quyền tiếp cận thông tin hơn, và rất dễ dàng tổ chức các hoạt động chính trị, có thể thách thức giới cầm quyền. Tăng trưởng kinh tế làm sản sinh những lực lượng xã hội về cơ bản không tương thích với các hệ thống chính trị phi dân chủ.

You see, the main driver of China’s modernization is education. China produces 7 million college graduates every year. Meanwhile, urbanization in China is rising at 1 percent per year—and 51 percent of the Chinese people are already living in urban areas. So 1 percent: We’re talking about 7 to 8 million people becoming urban residents every year. Let’s project this trend out and look at what the situation in China would be in 2030. We’d see a net increase of college graduates in the neighborhood of 70-80 million, assuming no increase in the capacity of China’s universities. We’d see another 80 million people moving to cities. That’s a lot of people. And not all of them are going to be members of the Communist Party; many of them will find their political system distasteful.

Như ông thấy, động lực chính của quá trình hiện đại hóa Trung Quốc là giáo dục. Hàng năm Trung Quốc có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Trong khi quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc đang gia tăng 1% mỗi năm – và 51% dân số Trung Quốc sống ở các khu vực đô thị. Về con số 1%: chúng ta đang nói về 7 đến 8 triệu dân Trung Quốc sẽ trở thành cư dân đô thị hàng năm. Chúng ta hãy dự đoán khuynh hướng này và nhìn xem tình hình Trung Quốc sẽ thế nào vào năm 2030. Chúng ta sẽ thấy con số sinh viên Trung Quốc ra trường tăng lên khoảng chừng 70-80 triệu người, giả sử năng lực các trường đại học Trung Quốc vẫn không tăng. Khi đó, chúng ta sẽ chứng kiến Trung Quốc có thêm 80 triệu người đến sống tại các thành phố. Đó là con số không nhỏ. Và không phải tất cả trong số họ sẽ trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhiều người trong số đó sẽ thấy hệ thống chính trị này không còn phù hợp.

Slate: What will be China’s biggest challenge going forward?

Pei: Their biggest challenge is not in the economic realm. They will need to make a smooth transition to democratic governance. This process is going to happen in the next 20 years, regardless of the wishes of the ruling party. There is a historical rule: No one-party system has survived beyond the age of 74. The Chinese Communist Party has been in power for 62 years. So we’re talking about breaking a historical record within the next 15 years.

Slate: Thách thức lớn nhất ở phía trước của Trung Quốc sẽ là gì?

GS Pei: Thách thức lớn nhất của Trung Quốc không phải ở lĩnh vực kinh tế. Họ cần phải tạo ra quá trình chuyển tiếp êm thắm đi đến nền quản trị dân chủ. Tiến trình này sẽ diễn ra trong 20 năm tới, bất chấp ước muốn của đảng cầm quyền. Có một quy luật lịch sử: không có hệ thống độc đảng nào tồn tại quá tuổi 74. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nắm quyền được 62 năm. Vậy chúng ta đang nói về việc phá vỡ kỷ lục lịch sử trong vòng 15 năm tới.

Slate: Given all this potential instability, should the United States explore ways to reduce its economic ties to China?

Slate: Dựa vào tất cả những bất ổn tiềm tàng này, Mỹ có nên khai thác các đường lối nhằm giảm bớt quan hệ kinh tế với Trung Quốc?

Pei: That will be very difficult. The two economies have become interdependent. American firms rely on Chinese workers to produce their goods and American service sectors count on the Chinese market to generate demand. What the U.S. really needs to do is clean up its own act. We need a better tax system, so that the government can finance its basic functions; human capital investments; and more social services for the poor. We need to reduce inequality.

GS Pei: Điều đó sẽ rất khó. Hai nền kinh tế đã trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Các công ty Mỹ dựa vào công nhân Trung Quốc để sản xuất hàng hóa, và những lĩnh vực dịch vụ của Mỹ trông vào thị trường Trung Quốc để phát triển khách hàng. Những gì Mỹ thật sự cần làm là hành động một cách hợp lý và có trách nhiệm. Chúng ta cần một hệ thống thuế hiệu quả hơn để chính phủ có khả năng đáp ứng nguồn ngân sách cho các chức năng cơ bản của mình; sự đầu tư vào vốn con người; và thêm những dịch vụ xã hội cho người nghèo. Chúng ta cần giảm bớt tình trạng bất bình đẳng.

Over the past 15 years, executives in America’s Capitalist Party have become almost indistinguishable from Communist Party members. They’ve used their power to give themselves absurdly high pay; they have no accountability to shareholders; and they’ve created a new caste, which is now exercising enormous political power. The American Capitalist Party is very worrisome.

Trong 15 năm qua, giới điều hành “Đảng Tư bản Mỹ” đã trở nên gần như giống với các đảng viên Đảng Cộng sản [Trung Quốc]. Họ đã dùng quyền lực để tự ban cho mình mức thu nhập cao vô lý, không hề có trách nhiệm với các cổ đông; và họ đã tạo nên một tầng lớp đặc quyền đặc lợi mới, vốn đang thực thi quyền lực chính trị rộng lớn. Hiện tượng “đảng chủ nghĩa tư bản Mỹ” rất đáng lo.

Slate: How do you think China and U.S.-China relations will look in 20 years?

Pei: If China remains under one-party rule, the relations cannot be good. The question is, how bad will they get? The United States and China have a deep strategic distrust of each other. I can imagine more competition, and not necessarily economically, but definitely in terms of military power.

Slate: Ông nghĩ thế nào về Trung Quốc và mối quan hệ Mỹ-Trung trong 20 năm tới?

GS Pei: Nếu Trung Quốc vẫn theo thể chế độc đảng, mối quan hệ này không thể tốt đẹp. Câu hỏi là, tình hình sẽ tồi tệ ra sao? Mỹ và Trung Quốc thiếu sự tin tưởng chiến lược lẫn nhau một cách sâu sắc. Tôi có thể hình dung sẽ có thêm cạnh tranh, không nhất thiết trong lĩnh vực kinh tế, nhưng dứt khoát sẽ diễn ra trong phương diện sức mạnh quân sự.

Slate: Should we be worried that China is financing such a large share [$2 trillion] of our debt?

Pei: No, we should welcome it, because the U.S. needs cheap capital and China can supply that, for now. China will probably start losing money soon. But we should encourage them to lend money to us, and no one should lose sleep over how much they lend.

Slate: Chúng ta có nên lo lắng trước việc Trung Quốc đang bỏ tiền ra mua lượng lớn trái phiếu Mỹ [2 ngàn tỷ USD]?

GS Pei: Không nên, chúng ta nên hoan nghênh điều này, vì Mỹ đang cần vốn rẻ và Trung Quốc có thể cung cấp được trong hiện tại. Chẳng mấy chốc Trung Quốc có thể sẽ thua lỗ. Nhưng chúng ta nên khuyến khích họ cho chúng ta vay tiền, và không nên mất ngủ về việc Trung Quốc cho Mỹ vay bao nhiêu tiền.

Slate: Your debate partner, Ian Bremmer, suggested earlier that the Chinese are proud of their economic system and have a favorable view of state capitalism. Do you agree with him?

Slate: Người tranh luận với ông, Ian Bremmer, trước đó từng có ý kiến, rằng người Trung Quốc tự hào về hệ thống kinh tế của họ và có cái nhìn đầy hứa hẹn về chủ nghĩa tư bản nhà nước. Ông có đồng ý ông ấy?

Pei: No. I hate to challenge my debate partner, but the Chinese prime minister himself, the chief economic officer of the government, says, “The Chinese economy is unbalanced, inefficient, and unsustainable.” You cannot characterize those words as “proud.”

GS Pei: Không. Tôi ghét việc thách thức với người tranh luận với mình, nhưng bản thân Thủ tướng Trung Quốc, nhà điều hành nền kinh tế của chính phủ, đã nhận định “nền kinh tế Trung Quốc hiện trong tình trạng mất cân đối, kém hiệu quả và thiếu bền vững”. Ta không thể xem những từ ngữ này là ‘tự hào”.



Slate: What are your hopes for China?

Pei: My hopes are fairly straightforward. I hope its economic growth will continue, albeit with higher quality goods, less pollution, and more social justice. I hope for more implementation of individual welfare. Most importantly, I hope that China will become a democratic country. China is an outlier in the world—it is even less democratic than Russia! With the Arab Spring, it stands among a dwindling group of one-party regimes and dictatorships. I don’t think that’s right. A country with such a rich ancient history and civilization should not remain the odd man out.

Slate: Ông có hy vọng gì về Trung Quốc?

GS Pei: Hy vọng của tôi khá rõ. Tôi hy vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ tiếp tục, cùng với hàng hóa chất lượng cao hơn, giảm ô nhiễm, và công bằng xã hội nhiều hơn. Tôi hy vọng Trung Quốc thực hiện thêm nhiều phúc lợi xã hội cho người dân. Điều quan trọng nhất, tôi hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành một nước dân chủ. Về khía cạnh này, Trung Quốc là kẻ đứng ngoài trào lưu chung của thế giới – thậm chí còn kém dân chủ hơn so với Nga! Với biến cố Mùa Xuân Ả Rập, Trung Quốc đang thuộc về nhóm ngày càng thu hẹp, gồm các nước theo chế độ độc đảng và độc tài. Tôi không nghĩ đó là điều hay. Một đất nước với nền văn minh và lịch sử cổ đại phong phú như vậy không nên tiếp tục là một quốc gia lạc lõng.




Translated by Nguyễn Tâm




The Pakistan Thorn in China—India—U.S. Relations

CÁI GAI PAKIXTAN TRONG QUAN HỆ TRUNG QUỐC-ẤN ĐỘ-MỸ

By Harsh V. Pant Harsh V. Pant

Washington Quarterly- Jan 2012

Harsh V. Pant Harsh V. Pant

Washington Quarterly — Số 1/2012

At a time when Pakistan is under intense scrutiny about its role in fighting extremism and terrorism, the world has been watching to see how Beijing decides to deal with Islamabad. Despite Pakistan’s growing diplomatic isolation in recent months, China’s support has been steadfast, at least publicly. Two weeks after the May 2011 U.S. raid that killed Osama bin Laden, Pakistan’s Prime Minister Yousef Raza Gilani went to China on a four-day visit to celebrate the 60th anniversary of establishing diplomatic relations between the two countries. Of course, there is much to celebrate in a bilateral relationship that Pakistan’s ambassador to Beijing has described as ‘‘higher than the mountains, deeper than the oceans, stronger than steel, dearer than eyesight, sweeter than honey, and so on.’’1

Vào thời điểm khi Pakixtan bị xem xét chặt chẽ về vai trò của mình trong việc chiến đấu chống lại chủ nghĩa cực đoan và khủng bố, thế giới đang theo dõi xem Bắc Kinh quyết định đối phó với Ixlamabát như thế nào. Bất chấp sự cô lập ngoại giao đang tăng lên của Pakixtan trong những tháng gần đây, sự ủng hộ của Trung Quốc là kiên định, ít nhất là về công khai. Hai tuần sau cuộc đột kích tiêu diệt Osama bin Laden của Mỹ vào tháng 5/2011, Thủ tướng Pakixtan Yousef Raza Gilani đã tới Trung Quốc trong một chuyến thăm bốn ngày đế kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tất nhiên, có nhiều điều đế kỷ niệm trong một mối quan hệ song phương mà đại sứ Pakixtan ở Bắc Kinh đã mô tả là “cao hơn núi, sâu hơn biển, chắc hơn thép, thân hơn ánh mắt, ngọt hơn mật”.

China was the only major power that openly voiced support for Pakistan after bin Laden’s assassination, defending Islamabad and emphasizing that the Pakistani government may not have known about bin Laden’s presence on its territory. During Prime Minister Gilani’s visit, Chinese Premier Wen Jiabao affirmed that ‘‘Pakistan has made huge sacrifices and an important contribution

to the international fight against terrorism, that its independence, sovereignty, and territorial integrity must be respected, and that the international community should understand and support Pakistan’s efforts to maintain domestic stability and to realize economic and social development.’’2 Wen went on to state that China would like to be an ‘‘all-weather strategic partner,’’ and would do its best to help the Pakistani government and people get through their difficulties.

Trung Quốc là nước lớn duy nhất công khai lên tiếng ủng hộ Pakixtan sau vụ ám sát bin Laden, bảo vệ Ixlamabát và nhấn mạnh rằng Chính phủ Pakixtan có thế đã không biết về sự hiện diện của bin Laden ở lãnh thổ của nước này. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Gilani, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã khang định rằng “Pakixtan đã có những hy sinh to lớn và một sự đóng góp quan trọng vào cuộc chiến quốc tế chống khủng bố, rằng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này phải được tôn trọng, và rằng cộng đồng quốc tế nên hiểu và ủng hộ những nỗ lực của Pakixtan nhằm duy trì ổn định trong nước và thực hiện phát triển kinh tế và xã hội. Ôn Gia Bảo tiếp tục tuyên bố rằng Trung Quốc muốn là một “đối tác chiến lược trong mọi điều kiện”, và sẽ làm hết sức mình để giúp chính phủ và người dân Pakixtan vưọt qua những khó khăn của họ.

To underscore its commitment, China agreed to immediately provide Pakistan with 50 new JF-17 Thunder multi-role jets under a co-production agreement, even as negotiations continued for more fighter aircrafts including those with stealth technology. Despite this generosity, Pakistan wanted even more from China - underscored by its expressed desire to have China take over the operation of Gwadar port in the Arabian Sea west of Karachi, in which Beijing has invested heavily in recent years and which serves an important role in the projection of China’s naval prowess in the region. Pakistan has suggested that the port could be upgraded to a naval base for Chinese use.3 China, however, immediately rejected this offer, not wanting to antagonize the United States and India with the formal establishment of a base in Pakistan.


Để nhấn mạnh cam kết của mình, Trung Quốc đã đồng ý cung cấp ngay lập tức cho Pakixtan 50 máy bay phản lực đa vai trò mới JF-17 Thunder theo một thỏa thuận hợp tác sản xuất, ngay cả khi các cuộc thương lượng tiếp tục đối với nhiều máy bay chiến đấu hơn bao gồm cả những chiếc máy bay với công nghệ tàng hình. Bất chấp sự hào phóng này, Pakixtan thậm chí còn muốn nhiều hơn từ Trung Quốc – được nhấn mạnh bơi mong muốn được bày tỏ của nước này để Trung Ọuổc tiếp quản hoạt động cua cang Gwadar ở biển Arập phía Tây Karachi, nơi Băc Kinh đã đầu tư mạnh mẽ trong những nărn gần đây và đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai năng lực hải quân của Trung Quốc trong khu vực. Pakixtan đã gợi ý rằng cảng này có thê được nâng cấp lên thành một căn cứ hải quân để Trung Quốc sử dụng. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngay lập tức bác bỏ đề nghị này, không muốn chống lại Mỹ và Ấn Độ bằng việc thiết lập chính thức một căn cứ ở Pakixtan.

Ever since Chinese and Pakistani leaders underscored their nations’ commitments to each other’s core security interests at the Bandung Conference in 1955, Pakistan has occupied a unique position in China’s foreign policy calculus.4 Their relations have been described as ‘‘arguably the most stable and durable element of China’s foreign relations.’’5

Kể từ khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Pakixtan tăng cường các cam kết của quốc gia họ với những lợi ích an ninh cốt lõi của nhau tại Hội nghị Bandung năm 1955, Pakixtan đã chiếm một vị trí có một không hai trong tính toán chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Quan hệ của họ được mô tả như “có thế nói là yếu tố ổn định và lâu bền nhất trong các quan hệ ngoại giao Trung Quốc”.

India has been the main factor that has influenced China’s and Pakistan’s policies vis-a`-vis each other. China, viewing India as a potential challenger in the strategic landscape of Asia, has tended to use Pakistan to counter Indian power in the region, while Islamabad has gained access to civilian and military resources to balance Indian might in the sub-continent. The China—Pakistan partnership serves the interests of both by presenting India with a potential two-front theater in the event of war with either country.6 Each is using the other to balance India as India’s disputes with Pakistan keep India preoccupied, distracting New Delhi from the task of reaching its potential as a major regional and global player.

Ấn Độ là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các chính sách của Trung Quốc và Pakixtan đối với nhau. Trung Quốc, coi Ấn Độ là một kẻ thách thức tiềm tàng trong khung cảnh chiến lược của châu Á, đã có xu hướng sử dụng Pakixtan để chống lại sức mạnh của Ấn Độ trong khu vực, trong khi Ixlamabát đã giành được quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên dân sự và quân sự đê cân bằng sức mạnh của Ấn Độ trong tiểu lục địa này. Quan hệ đối tác Trung Ọuốc-Pakixtan phục vụ cho những lợi ích của cả hai bên bằng việc đặt ra cho Ân Độ một chiến trường hai mặt trận tiềm tàng trong trường họp nổ ra chiến tranh với bất kỳ nước nào. Mỗi nước đang sử dụng nước kia đế làm đối trọng với Ấn Độ khi những tranh chấp của Ấn Độ với Pakixtan khiển Ấn Độ phải bận tâm, làm Niu Đêli sao lãng khỏi nhiệm vụ vươn tới tiềm năng của nước này như là một bên tham gia lớn trong khu vực và toàn cầu.

Although some U.S. and Indian voices are asking the Obama and Singh administrations, respectively, to partner with China to restore stability in Pakistan,7 Pakistan’s utility for China is only likely to increase, particularly as India continues its ascent in the global inter-state hierarchy and pursues a more ambitious foreign policy posture primarily to counter China, resulting in a further tightening of the Sino-Pakistan entente cordiale.

Mặc dù một số tiếng nói từ Mỹ và Ấn Độ đang yêu cầu lần lượt các chính quyền Obama và Singh hợp tác với Trung Quốc để khôi phục sự ổn định ở Pakixtan, tính hữu dụng của Pakixtan đối với Trung Quốc chỉ có thế tăng lên, đặc biệt khi Ấn Độ tiếp tục đã tiến lên của mình trong hệ thống thứ bậc liên quốc gia toàn cầu và theo đuổi một tư thế chính sách đối ngoại tham vọng hơn chủ yếu để chống lại Trung Quốc, dẫn đến một sự thắt chặt hơn nữa hiệp ước thân thiện Trung Quốc-Pakixtan.

Sino-Pakistan Ties: An ‘‘All-Weather’’ Friendship?

In 1950, based in part on their convergent interests toward India, Pakistan was among the first countries to recognize the People’s Republic of China and break diplomatic ties with the Republic of China. Sino-Pakistan ties gained particular momentum after the 1962 Sino-Indian war, when China and Pakistan signed a boundary agreement recognizing Chinese control over portions of the disputed Kashmir territory. Since then, maintaining close ties with China has been a priority for Islamabad, and Beijing has provided extensive economic, military, and technical assistance to Pakistan over the years. And it was Pakistan that in the early 1970s enabled China to cultivate its ties with the West with the United States in particular, becoming the conduit for Henry Kissinger’s landmark secret visit to China in 1971 and has been instrumental in bringing China closer to the larger Muslim world. Pakistan has supported China on all issues of importance to the latter, especially those related to the question of China’s sovereignty, such as Taiwan, Xinjiang, and Tibet, as well as other sensitive issues such as human rights. China has reciprocated by supporting Pakistan’s stance on Kashmir.

Quan hệ Trung Quốc-Pakixtan: Một tình bạn “trong mọi hoàn cảnh”?

Năm 1950, dựa một phần trên những lợi ích hội tụ của họ đối với Ấn Độ, Pakixtan đã nằm trong số những nước đầu tiên công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân quốc. Quan hệ Trung Quốc-Pakixtan đã đạt được cái đà đặc biệt sau chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, khi Trung Quốc và Pakixtan kí một thỏa thuận biên giói công nhận quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với các phần của vùng lãnh thố Casơmia tranh chấp. Kể từ đó, việc duy trì quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc là một ưu tiên với Ixlamabát, và Bắc Kinh đã cung cấp sự trợ giúp kinh tế, quân sự và kĩ thuật lớn cho Pakixtan trong những năm qua. Và chính Pakixtan trong đầu những năm 1970 đã tạo điều kiện cho Trung Quôc nuôi dưỡng quan hệ của nước này với phương Tây — đặc biệt với Mỹ, trở thành trung gian cho chuyến thăm bí mật mang tính bước ngoặt của Henry Kissinger tới Trung Quốc năm 1971 – và đã có công đưa Trung Quốc tới gần hơn với thể giới Hồi giáo rộng lớn hơn. Pakixtan đã ủng hộ Trung Quốc trong tất cả các vấn đề quan trọng đổi với Trung Quốc, đặc biệt các vấn đề liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc, như Đài Loan, Tân Cương và Tây Tạng, cũng như các vấn đề nhạy cảm khác như nhân quyền. Trung Quốc đã đáp lại bằng việc ủng hộ lập trường của Pakixtan về Casơmia.

China has emerged as Pakistan’s largest defense supplier, with joint projects that produce armaments ranging from fighter jets to guided missile frigates. Pakistan’s military modernization is dependent on Chinese largesse, with China supplying Pakistan with short-range M-11 missiles and helping Pakistan develop the Shaheen-1 ballistic missile.8 In the last two decades, the two states have been actively involved in a range of joint ventures, including the JF-17 fighter aircraft used for delivering nuclear weapons, an Airborne Warning and Control System, and the Babur cruise missile (the dimensions of which exactly replicate those of the Hong Niao Chinese cruise missile). In a major move for its indigenous defense industry, China is supplying its most advanced homemade combat aircraft, the third-generation J-10 fighter jet, to Pakistan in a deal worth around $6 billion.9 Negotiations are also underway between the two for the purchase of six new submarines by Islamabad. Beijing is helping Pakistan to build and launch satellites for remote sensing and communication, even as Pakistan is reportedly already hosting a Chinese space communication facility at Karachi.10

Trung Quốc đã nói lên là nhà cung cấp quốc phòng lớn nhất của Pakixtan, với những dự án chung sản xuất vũ khí từ máy bay phản lực chiến đấu tới tàu khu trục nhỏ được trang bị tên lửa điều khiển. Việc hiện đại hóa quân đội của Pakixtan phụ thuộc vào sự hào phóng của Trung Quốc, với việc Trung Quốc cung cấp cho Pakixtan tên lửa tầm ngắn M-l 1 và giúp Pakixtan phát triến tên lửa đạn đạo Shaheen-1. Trong hai thập kỷ vừa qua, hai nhà nước đã tích cực tham gia một loạt dự án chung, bao gồm máy bay chiến đấu JF-17 được sử dụng để phóng vũ khí hạt nhân, một Hệ thống Cảnh báo và Kiếm soát trên không, và tên lửa hành trình Babur (mà các kích thước của nó sao chép y nguyên tên lửa hành trình Hồng Điểu của Trung Quốc). Trong một động thái quan trọng cho ngành quốc phòng bản địa của mình, Trung Quổc đang cung cấp loại máy bay chiến đấu sản xuất trong nước tiên tiến nhất của nước này, máy bay phản lực chiến đấu J-10 thế hệ thứ ba, cho Pakixtan trong một hợp đồng trị giá khoảng 6 tỷ USD. Các cuộc đàm phán cũng đang diễn ra giữa hai nước về việc Ixlamabát mua sáu chiếc tàu ngầm mới. Bắc Kinh đang giúp Pakixtan xây dựng và phóng các vệ tinh viễn thám và thông tin liên lạc, ngay cả khi Pakixtan được cho là đã cho Trung Quốc đặt một cơ sơ thông tin liên lạc không gian ở Karachi.

China also played a major role in the development of Pakistan’s nuclear infrastructure and emerged as Pakistan’s benefactor at a time when increasingly stringent export controls in Western countries made it difficult for Pakistan to acquire materials and technology. The Pakistani nuclear weapons program is essentially an extension of the Chinese one. Arms-control advocate Gary Milhollin aptly noted, ‘‘If you subtract China’s help from Pakistan’s nuclear

program, there is no nuclear program.’’11 In the 1990s, China designed and supplied the heavy water Khusab reactor, which plays a key role in Pakistan’s production of plutonium. China also provided technical and material support for the completion of the Chashma Nuclear Power Reactor and plutonium reprocessing facility, which was built in the mid-1990s. Although China has long denied helping any nation attain a nuclear capability, the father of Pakistan’s nuclear weapons program, Abdul Qadeer Khan, acknowledged the crucial role China played in his nation’s nuclear weaponization when China gave 50 kilograms of weapon grade enriched uranium, drawings of nuclear weapons, and tons of uranium hexafluoride for Pakistan’s centrifuges.12 This is perhaps the only case where a nuclear weapon state has actually passed on weapons-grade fissile material as well as a bomb design to a non-nuclear weapon state.

Trung Quốc cũng đã đóng một vai trò lớn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân của Pakixtan và nổi lên là ân nhân của Pakixtan vào thời điểm khi những sự kiêm soát xuất khẩu ngày càng chặt chẽ ở các nước phương Tây khiến Pakixtan khó có được nguyên liệu và công nghệ. Chương trình vũ khí hạt nhân của Pakixtan về cơ bản là một sự mở rộng của chương trình Trung Quốc. Người ủng hộ kiểm soát vũ khí Gary Milhollin đă khôn khéo lưu ý “Nếu người ta loại bỏ sự giúp đỡ của Trung Quốc ra khỏi chương trình hạt nhân của Pakixtan, sẽ không có chương trình hạt nhân nào cả. Trong những năm 1990, Trung Quốc đã thiết kế và cung cấp lò phản ứng nước nặng Khusab, lò phản ứng đóng một vai trò then chốt trong việc sản xuất plutonium của Pakixtan. Trung Quốc cũng đã cung cấp sự hồ trợ về công nghệ và nguyên liệu để hoàn thành Lò phản ứng năng lượng hạt nhân Chasma và cơ sở tái xử lý plutonium, được xây dựng vào giữa những năm 1990. Mặc dù Trung Quốc từ lâu đã từ chối giúp đỡ bât kỳ quốc gia nào đạt được khả năng hạt nhân, cha đẻ của chương trình vũ khí hạt nhân Pakixtan, Abdul Qadeer Khan, thừa nhận vai trò quyết định của Trung Quốc trong việc vũ khí hóa hạt nhân của quốc gia ông khi Trung Quốc đã cung cấp 50 kilôgam uranium đã làm giàu ở cấp vũ khí, các bản vẽ vũ khí hạt nhân, và hàng tấn hexaphlorua uranium cho các máy ly tâm của Pakixtan. Đây có lẽ là trường họp duy nhất mà một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thực tế đã chuyển giao nguyên liệu phân hạch câp vũ khí cũng như một mẫu thiết kế bom cho một quốc gia không có vũ khí hạt nhân.

On the economic front, China and Pakistan have a free trade agreement, with China accounting for around 11 percent of Pakistan’s imports. The two sides are committed to achieving a trade target of $15 billion by 2015.13 China’s ‘‘no-strings attached’’ economic aid to Pakistan is more appreciated than the aid it receives from the United States (which often comes with riders attached), even as Chinese assistance is nowhere near what the United States has given to Pakistan; the United States provided $349 million in military and economic assistance to Pakistan in 2010 alone.14 Though Beijing did provide a soft loan of about $500 million to Islamabad to tide over Pakistan during the economic crisis in 2008, it did not end up giving a large-scale bailout package as was expected, thereby forcing Pakistan to go to the International Monetary Fund. China’s economic cooperation with Pakistan is growing, with substantial Chinese

investment in Pakistani infrastructural expansion, including the noted project in the port in Gwadar, which is strategically located at the mouth of the Strait of Hormuz. The railroad from Gwadar through the Karakoram Mountains leading into Xinjiang in western China would provide China with an alternative energy supply route (China is building this strategic transport corridor despite Indian objections to its activities in Pakistan Occupied Kashmir).

Trên mặt trận kinh tế, Trung Quốc và Pakixtan có một thỏa thuận thương mại tự do, với việc Trung Quốc chiếm khoảng 11% hàng nhập khâu của Pakixtan. Hai bên cam kết đạt được mục tiêu thương mại 15 tỷ USD vào năm 2015. Viện trợ kinh tế “vô điều kiện” của Trung Quốc cho Pakixtan được đánh giá cao hơn viện trợ nước này nhận từ Mỹ (thường đi kèm với các điều kiện) ngay cả khi sự hỗ trợ của Trung Quốc chắc chắn không thể bằng những gì Mỹ đã đem lại cho Pakixtan; chỉ riêng trong năm 2010 Mỹ đã cung cấp 349 triệu USD hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Pakixtan. Dù đã cấp một khoản vay mềm trị giá khoảng 500 triệu USD cho Ixlamabát để giải quyết khó khăn cho Pakixtan trong cuộc khủng hoảng kinh tể năm 2008, Bắc Kinh cuối cùng đã không trao một gói cứu trợ quy mô lớn như được mong đợi, do đó buộc Pakixtan phải nhờ tới Quỹ Tiên tệ Quốc tế. Sự họp tác kinh tế của Trung Quốc với Pakixtan đang tăng lên, với đầu tư đáng kể của Trung Quốc vào việc mở rộng cơ sở hạ tầng của Pakixtan, trong đó có dự án nói trên ở cảng Gwadar, năm ở vị trí chiến lược tại cửa Eo biển Hormuz. Tuyến đường sắt từ Gwadar qua núi Karakoram dẫn đến Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc sẽ đem đến cho Trung Quốc một tuyến cung cấp năng lượng thay thế (Trung Quốc đang xây dựng hành lang vận tải chiến lược này bất chấp những phản đối của Ấn Độ trước các hoạt động của nước này ở vùng chiếm đóng Casơmia của Pakixtan).

China’s presence in the Bay of Bengal via roads and ports in Burma, as well as in the Arabian Sea via the Gwadar port, has been a cause of concern for India. It has been suggested that Gwadar could provide China with a ‘‘listening post’’ from where it could ‘‘monitor U.S. naval activity in the Persian Gulf, Indian activity in the Arabian Sea, and future U.S.—Indian maritime cooperation in the Indian Ocean.’’15 Though Pakistan’s naval capabilities do not, on their own, pose any challenge to India, the combination of Chinese and Pakistani naval The Pakistan Thorn in ChinaIndiaU.S. Relations forces could indeed be formidable for India to counter. With access to crucial port facilities in Egypt, Iran, and Pakistan, China is well-positioned to secure its interests in the region.

Sự hiện diện của Trung Quổc ở Vịnh Bengan qua đường bộ và các cảng biển ở Mianma, cũng như ở Biển Arập qua cảng Gwadar, đã là một nguyên nhân gây lo ngại cho Ấn Độ. Người ta cho rằng Gwadar có thế đem đến cho Trung Quốc một “địa điểm nghe ngóng” mà từ đó nước này có thế “theo dõi hoạt động hải quân của Mỹ ở Vịnh Pécxích, hoạt động của Ản Độ ở Biển Arập và hợp tác hàng hải Mỹ-Ấn Độ trong tương lai ở Ấn Độ Dương”. Dù năng lực hải quân của Pakixtan một mình không thể tạo ra bất kì thách thức nào cho Ấn Độ, sự kết hợp của các lực lượng hải quân Trung Quốc và Pakixtan quả thực có thể rất đáng sợ đối với Ấn Độ khi phải chống lại. Với quyền tiếp cận các cơ sở cảng biển trọng yếu ở Ai Cập, Iran và Pakixtan, Trung Quốc ở một ví trị thuận lợi đế bảo toàn những lợi ích của mình trong khu vực.

Sino-Indian Interests and Relations

Some in the Indian strategic community have suggested that China shares a range of objectives with India including a prosperous, sustainable, and secure Pakistan that does not remain a base for al-Qaeda and its affiliates.16 The rapidly deteriorating situation in Pakistan and its long-term consequences for regional stability might, some suggest, result in greater cooperation between Beijing and New Delhi to stabilize the shared periphery between the two nations. Turbulence in Xinjiang, such as the riots between Han Chinese and the Muslim Uighurs in 2009, is indeed forcing Beijing to pay greater attention to the sources of international terrorism in Pakistan, given the prospect of Islamist extremism spilling over from Afghanistan and Pakistan into the restive autonomous region of western China. China’s concerns about Islamist militancy on its western border have been rising over the past few years and the security environment in Afghanistan and the larger Central Asian region remains a huge worry. Yet, China refuses to discuss Pakistan with India in order to ensure that its privileged relationship with Pakistan remains intact, and U.S.—China cooperation on Pakistan has remained minimal.

Những lợi ích và quan hệ Trung-Ấn

Một sổ người trong cộng đồng chiến lược Ấn Độ đã chỉ ra rằng Trung Quốc chia sẻ một loạt các mục tiêu với Ấn Độ bao gồm một nước Pakixtan thịnh vượng, bền vững và an toàn mà không còn là căn cứ cho Al- Qaeda và các chi nhánh của tổ chức này. Một số người cho rằng tình trạng xấu đi nhanh chóng ở Pakixtan và những hậu quả dài hạn của nó đối với sự ổn định khu vực có thề dần đến sự họp tác lớn hơn giữa Bắc Kinh và Niu Đêli để bình ổn vùng ngoại vi chưng giữa hai quốc gia. Sự hỗn loạn ở Tân Cương, như các vụ bạo động giữa người Hán và người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo năm 2009, quả íhực đang buộc Bắc Kinh phải quan tâm nhiều hơn đến các nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bổ quốc tế ở Pakixtan, do viễn cảnh chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang tràn từ Ápganixtan và Pakixtan sang khu vực tự trị cứng đầu ở phía Tây Trung Quốc. Những lo ngại của Trung Quốc về tính hiếu chiến Hồi giáo ở biên giới phía Tây của nước này đã tăng lên trong vài năm qua và môi trường an ninh ở Ápganixtan và khu vực Trung Á rộng lớn hơn vẫn là một mối lo lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối thảo luận về Pakixtan với Ấn Độ để bảo đảm rằng mối quan hệ đặc quyền của nước này với Pakixtan vẫn không thay đối, và sự hợp tác Mỹ-Trung về Pakixtan vẫn ở mức tối thiểu.

China and India share a range of objectives in Pakistan, including preventing the rise and spread of extremism, fostering economic development in Afghanistan and Pakistan, overall political stability and social cohesion in Pakistan, and the safety of Pakistan’s nuclear assets. Of all the major powers, it is China that can effectively leverage its growing economic profile in Pakistan to ensure Pakistan’s security establishment cedes power to the civilians, allowing the Pakistani state to function effectively. Chinese workers and assets have been targeted by extremists in Pakistan, and Chinese plans to emerge as a major investor in Afghanistan would remain a fantasy without Pakistan reining in extremist groups in Afghanistan.

Trung Quốc và Ấn Độ chia sẻ một loạt các mục tiêu ở Pakixtan, bao gồm việc ngăn ngừa sự nổi lên và truyền bá của chủ nghĩa cực đoan, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Ápganixtan và Pakixtan, sự ổn định chính trị và cố kết xã hội toàn diện ở Pakixtan, và sự an toàn của các tài sản hạt nhân của Pakixtan. Trong số tất cả các nước lớn, chính Trung Quốc là nước có thể tận dụng một cách hiệu quả vị thế kinh tế đang lên của mình ở Pakixtan để bảo đảm rằng bộ máy an ninh của Pakixtan nhường lại quyền lực cho giới dân sự, cho phép nhà nước Pakixtan hoạt động có hiệu quả. Những người lao động và tài sản của Trung Quổc đã là mục tiêu của những phần tử cực đoan ở Pakixtan, và các kế hoạch của Trung Quốc để nổi lên như một nhà đầu tư lớn ở Ápganixtan sẽ vẫn chỉ là điều tưởng tượng nếu không có Pakixtan kiểm soát các nhóm cực đoan ở Ápganixtan.

The stability of the larger Central Asian region, crucial because of its oil and gas reserves, is also at stake. In recent years, the major powers have been keen to expand their influence in the region, and China is no exception. It shares many of the interests that other major powers such as the United States, Russia, and India have in Central Asia, including access to Central Asian energy resources, controlling the spread of radical Islam, ensuring political stability, and strengthening regional economies. Continuing instability in Afghanistan and Pakistan poses a serious challenge to realizing these objectives.

Sự ổn định của khu vực Trung Á rộng lớn hơn, vốn trọng yếu bởi dự trữ dầu mỏ và khí đốt của nó, cũng đang bị đe dọa. Trong những năm gần đây, các nước lớn đã hăng hái mở rộng ảnh hưởng của họ ở khu vực này, và Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Nước này chia sẻ nhiều lợi ích mà các nước lớn khác như Mỹ, Nga và Ấn Độ có ở Trung Á, bao gồm quyền tiếp cận các nguồn năng tài nguyên năng lượng của Trung Á, kiếm soát sự truyền bá của Hồi giáo cực đoan, bảo đảm ổn định chính trị và củng cố các nền kinh tế khu vực. Sự bất ổn đang tiếp diễn ở Ápganixtan và Pakixtan đặt ra một thách thức nghiêm trọng cho việc thực hiện những mục tiêu này.

Yet, China’s relationship with India has been very turbulent recently, impeding the realization of these and other mutual interests. At the global level, their rhetoric is all about cooperation, and indeed the two sides have worked together on climate change, global trade negotiations, and in demanding that global financial institutions be restructured in light of the global economy’s shifting center of gravity. The case for Sino-Indian cooperation has been built by various constituencies to offer a counterweight to U.S. global and regional hegemony. China is a rising power that sees the United States as the greatest obstacle to achieving its preeminent position in the global political hierarchy. As a consequence, it realizes the importance of cooperating with other major powers like India to check U.S. expansionism in the world, even if only in the

short term.

Tuy nhiên, mối quan hệ của Trung Quốc với Ấn Độ gần đây đã rất bất ổn, cản trở việc thực hiện những điều này và các lợi ích chung khác, ở cấp độ toàn cầu, giọng điệu của họ đều liên quan đến hợp tác, và hai bên quả thực đã cộng tác với nhau về biến đổi khí hậu, các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu, và trong việc đòi hỏi các thể chế tài chính quốc tế phai tái cơ cấu do sự chuyển dịch trọng tâm kinh tế toàn cầu. Lý lẽ ủng hộ hợp tác Trung-Ấn đã được xây dựng bởi những thành tố khác nhau để đem lại một đối trọng với quyền bá chủ toàn cầu và khu vực của Mỹ. Trung Quốc là một cường quốc trỗi dậy vốn mà coi Mỹ là rào cản lớn nhất cho việc đạt được vị trí ưu việt của mình trong hệ thống thứ bậc chính trị toàn cầu. Do đó, nước này nhận ra được tầm quan trọng của việc hợp tác với các nước lớn khác như Ấn Độ để ngăn cản chủ nghĩa bành trướng của Mỹ trên thế giới, dù chỉ trong ngắn hạn.

India has different considerations, because it is still a long way from becoming a challenger to U.S. global predominance. Nevertheless, it has always tried to voice the concerns of the so-called developing world, strongly arguing for respecting the sovereignty of all countries and opposing the use of force in international politics. Concerns that the United States had become too powerful and unilateral, and that a unipolar U.S.-dominated world would not be in the best interests of weaker states like India, has made the idea of Sino-Indian partnership attractive to certain sections of the Indian strategic elite.

Ấn Độ có những cân nhắc khác, vì vẫn còn một quãng đường dài nước này mới trở thành một kẻ thách thức với ưu thế toàn cầu của Mỹ. Tuy nhiên, nước này luôn tìm cách bày tỏ những lo ngại về cái gọi là thế giới đang phát triển, lập luận mạnh mẽ ủng hộ việc tôn trọng chủ quyền của tất cả các nước và phản đối sử dụng vũ lực trong hoạt động chính trị quốc tế. Những lo ngại rằng Mỹ đã trở nên quá mạnh và đơn phương, và rằng một thế giới đơn cực do Mỹ thống trị sẽ không năm trong những lợi ích tốt nhất của các nhà nước yếu hơn như Ẩn Độ, đã khiến ý tưởng về quan hệ hợp tác Trung-Ấn hấp dẫn với những bộ phận nhất định của giới Linh hoa chiến lược Ấn Độ.

India and China took strong exception to the U.S.-led air campaign against Yugoslavia in 1999, the campaign against Saddam Hussein’s regime in Iraq in 2003, and more recently the Western intervention in Libya, arguing that they violated the sovereignty of these countries and undermined the authority of the UN system. Both also favor more democratic international economic regimes. They have strongly resisted efforts by the United States and other developed nations to link global trade to labor and environmental standards, realizing clearly that this would put them at a huge disadvantage to the developed world, thereby hampering their drive toward economic development, the number one priority for both countries.

Ấn Độ và Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ chiến dịch trên không do Mỹ đứng đầu chống Nam Tư năm 1999, chiến dịch chống chế độ Saddam Hussein ở Irắc năm 2003, và gần đây hơn là cuộc can thiệp của phương Tây vào Libi, lập luận rằng chúng vi phạm chủ quyền của các nước này và làm xói mòn quyền lực của hệ thống Liên hợp quốc. Cả hai nước cũng ung hộ những chế độ kinh tế quốc tế dân chủ hơn. Họ đã phản đối mạnh mẽ những nỗ lực cua Mỹ và các quốc gia phát triển khác nhằm gắn thương mại toàn cầu với các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, thấy rõ ràng điều này sẽ đặt họ vào một thế bất lợi lớn trước thể giới phát triển, do đó cản trở động lực phát triển kinh tế của họ, ưu tiên số một của cả hai nước.

Nevertheless, buoyed by the perception in the early months of the Obama administration that Washington planned to make its ties with China the centerpiece of its foreign policy in light of growing U.S. economic dependence on China, Beijing has displayed a distinctly aggressive stance toward India. Even though Beijing has solved most of its border disputes with other countries, it is reluctant to move ahead with New Delhi. China took its territorial dispute with India all the way to the Asian Development Bank in 2009, where it blocked an Indian application for a loan that included development projects in the northeastern Indian state of Arunachal Pradesh, which China continues to claim as part of its own territory.

Tuy nhiên, phấn chấn bởi nhận thức trong những tháng đầu của Chính quyền Obama rằng Oasinhtơn có kế hoạch biến quan hệ với Trung Quốc thành trung tâm trong chính sách ngoại giao của nước này do sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng của Mỹ vào Trung Quốc, Bắc Kinh đã thể hiện một lập trường hung hăng rõ ràng đối với Ấn Độ. Mặc dù Bắc Kinh đã giải quyết hầu hết các tranh chấp biên giới của mình với các nước khác, Trung Quốc miễn cưởng xúc tiến với Niu Đêli. Trung Quốc đã đưa tranh chấp lãnh thổ của mình với Ấn Độ vào cả Ngân hàng phát triển châu Á năm 2009, nơi nước này đã ngăn cản một đơn xin vay vốn của Ấn Độ bao gồm những dự án phát triển ở bang Arunachal Pradesh phía Đông Bắc Ấn Độ, nơi Trung Quốc tiếp tục tuyên bố là một phần lãnh thổ của chính mình.

Alarm is rising in India because of frequent and strident claims being made by China along the Line of Actual Control in Arunachal Pradesh and Sikkim (the latter sits between Nepal and Bhutan). The recent rounds of boundary negotiations have been a disappointing failure, with a growing perception in India that China is less than willing to adhere to earlier political understandings on how to address the boundary dispute. No results of any substance have been forthcoming from Sino-Indian border negotiations even as the talks continue endlessly.17

Chuông báo động đang gióng lên ở Ấn Độ bởi những tuyên bố chu quyền thường xuyên và dữ đội của Trung Quốc dọc Tuyến kiểm soát thực tế ở Arunachal Pradesh và Sikkim (Sikkim nằm giữa Nêpan và Butan). Những vòng đàm phán về biên giới gần đây là một thất bại đáng thất vọng, với một nhận thức ngày càng tăng ở Ấn Độ rằng Trung Quốc ít sẵn sàng hơn tôn trọng những thỏa thuận sơ bộ chính trị trước đó về cách giải quyết tranh chấp biên giới. Không kết quả thực chất nào có sẵn từ các cuộc đàm phán biên giới Trung-Ấn ngay cả khi các cuộc thảo luận vẫn tiếp tục không ngừng.

Also, the suggestion by the Chinese to the U.S. Pacific Fleet Commander in 2009 that the Indian Ocean should be recognized as a Chinese sphere of influence has raised hackles in New Delhi.18 China’s lack of support for the U.S.—India civilian nuclear energy cooperation pact, which it tried to block at the Nuclear Suppliers Group, and its obstructionist stance in bringing the terror masterminds of the November 2008 attack in Mumbai to justice have further strained ties.19

Cũng như vậy, đề xuất của người Trung Quốc với Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ năm 2009 rằng Ấn Độ Dương nên được thừa nhận là một khu vực ảnh hưởng cửa Trung Quốc cũng đã khiến Niu Đêli tức giận. Sự thiếu ủng hộ của Trung Quốc với hiệp ước họp tác năng lượng hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn, hiệp ước mà nước này đã tìm cách ngăn cản tại Nhóm các nước cung cấp hạt nhân, và lập trường gây trở ngại của Trung Quốc trong việc đưa những kẻ đạo diễn khủng bổ của Vụ tấn công tháng 11/2008 ở Mumbai ra công lý đã làm căng thẳng hơn nữa quan hệ.

China’s rapid economic growth in the last decade has given it the capability to transform itself into a military power. Its rapidly modernizing military and the opacity surrounding its military build-up remain a cause of great concern for India. Whatever Beijing’s intentions might be, consistent increases in defense budgets over the last several years have put China on track to become the power most capable of challenging U.S. predominance in the Asia—Pacific. While China’s near-term focus remains on preparations for potential problems in the Taiwan Straits, its nuclear force modernization, its growing arsenal of advanced missiles, and its development of space and cyberspace technologies are changing the military balance in Asia and beyond.

Tăng trương kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trong thập kỷ vừa qua đã đem đến cho nước này khả năng biến đổi mình thành một cường quốc quân sự. Quân đội đang hiện đại hóa nhanh chóng của Trung Quốc và sự mập mờ xung quanh việc tăng cường lực lượng quân đội của nước này vẫn là một nguyên nhân gây lo ngại lớn cho Ấn Độ. Bất kể ý định của Bắc Kinh có thể là gì, những gia tăng đều đặn trong ngân sách quốc phòng trong vài năm qua đã đưa Trung Quốc vào con đường để trở thành cường quốc có khả năng nhất thách thức ưu thế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi sự chú trọng ngắn hạn của Trung Quốc vẫn là vào những chuẩn bị cho các vấn đề tiềm tàng ở Eo biển Đài Loan, việc hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, kho tên lửa tiên tiến đang tăng lên, và sự phát triển các công nghệ không gian và không gian mạng của nước này đang thay đổi cán cân quân sự ở châu Á và xa hơn nữa.

As China becomes more reliant on imported oil for its rapidly growing industrial economy, it will develop and exercise military power projection capabilities to protect the shipping lanes that transport oil from the Persian Gulf to China. The capability to project power would require access to advanced naval bases along the sea lanes of communication and forces capable of gaining and sustaining naval and air superiority. In this context, China’sso-called ‘‘string of pearls’’ strategy of expanding its naval presence and building diplomatic ties in and around the Indian Ocean littoral is generating concern in Indian strategic circles.20 China’s increasing naval presence in the Indian Ocean is occurring at the same time as Indian naval expansion has relatively slowed, and this could have great strategic consequences because India’s traditional geographic advantages in the Indian Ocean are increasingly at risk.21

Khi Trung Quốc trở nên phụ thuộc hơn vào dầu nhập khẩu cho nền kinh tế công nghiệp đang tăng trưởng nhanh của mình, nước này sẽ phát triển và thực thi những khả năng triển khai sức mạnh quân sự để bảo vệ các đường vận tải biển chuyên chở đầu tư Vịnh Pécxích đến Trung Quốc. Khả năng triển khai sức mạnh sẽ đòi hỏi quyền tiếp cận các căn cứ hải quân tiên tiến dọc các tuyến giao thông liên lạc trên biển cũng như đòi hỏi các lực lượng có thế giành được và duy trì ưu thế về hải quân và không quân. Trong bổi cảnh này, cái gọi là chiến lược “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc mở rộng sự hiện diện hải quân và xây dựng các quan hệ ngoại giao ở ven biển Ấn Độ Dương và vùng xung quanh đang gây ra lo ngại trong các giới chiến lược của Ấn Độ. Sự hiện diện hải quân đang gia tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương đang xảy ra đồng thời với việc mở rộng hải quân của Ấn Độ tương đối,chậm lại, và điều này có thể có những hậu quả chiến lược lớn vì các lợi thế địa lý truyền thống của Ấn Độ ở Ẩn Độ Dương đang ngày càng gặp nguy hiếm.

China’s Continuing Salience in Pakistani Foreign Policy

With India’s recent rise as an economic and political power of global significance, Sino-Indian ties are now at a critical juncture as India tries to find the right policy mix to deal with its most important neighbor. Meanwhile, Chinese strategists remain concerned about U.S. attempts to encircle China and the profound effect on Chinese security of an eventual integration of India into a U.S. alliance. China, according to this view, needs to remain vigilant against the growing network running ‘‘from Japan to India’’ that would suffocate China.22

Sự nổi bật tiếp tục của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Pakixtan

Với việc gần đây Ấn Độ nổi lên như là một cường quốc kinh tế và chính trị quan trọng toàn cầu, quan hệ Trung-Ấn hiện nay đang ở vào thời điểm trọng yếu khi Ấn Độ cố gắng tìm ra sự kết hợp chính sách đúng đắn để đương đầu với người hàng xóm quan trọng nhất của mình. Trong khi đó, các nhà chiến lược Trung Quốc vẫn lo ngại về những nỗ lực của Mỹ nhằm bao vây Trung Quốc và tác động sâu sắc đối với an ninh Trung Quốc của việc Ấn Độ cuối cùng gia nhập một liên minh với Mỹ. Theo quan điểm này, Trung Quốc vẫn cần cảnh giác với mạng lưới đang lớn mạnh bóp nghẹt Trung Quốc chạy “từ Nhật Bản đến Ấn Độ”.

As India struggles to emerge as a global power with an ambitious foreign policy agenda, China can effectively scuttle Indian ambitions by continuing with its diplomatic and military support to Pakistan. Much to India’s chagrin, China has given ample indications in the recent past that it wants to follow that path.

Khi Ấn Độ đấu tranh để nổi lên như một cường quốc toàn cầu với một chương trình nghị sự chính sách đối ngoại đầy tham vọng, Trung Quốc có thể phá vỡ những tham vọng của Ấn Độ một cách hiệu quả bằng việc tiếp tục ủng hộ về ngoại giao và quân sự cho Pakixtan. Trước sự thất vọng to lớn của Ấn Độ, Trung Quốc có nhiều dấu hiệu trong quá khứ gần đây rằng nước này muốn đi theo con đường đó.

With the civilian government of President Asif Ali Zardari under intense pressure from the United States to do more to fight terrorism emanating from Pakistani soil, there are calls in Pakistan to adopt a foreign policy that considers China and not the United States to be Pakistan’s strongest ally and most significant stakeholder. China’s emergence as the leading global economic power coupled with recent attempts by India and the United States to forge a closer relationship has helped this suggestion gain further credibility. Washington has historically been accused of using Pakistan in times of need and then deserting it for a policy that favors stronger relations with India to serve the larger U.S. strategic agenda. Pakistan remains angry about U.S. indifference after the United States used it to funnel aid to Afghan mujahideen and then turned its back on Pakistan after the Soviet withdrawal. Whereas only around nine percent of Pakistanis view the United States as a partner, around 80 percent of the Pakistani population considers China a friend.23

Với việc chính quyền dân sự của Tổng thống Asif All Zardari chịu sức ép mạnh mẽ của Mỹ đòi phải hành động nhiều hơn đế chiến đấu chống khủng bố bắt nguồn từ đất Pakixtan, có những lời kêu gọi ở Pakixtan áp dụng một chính sách đối ngoại coi Trung Quốc chứ không phải Mỹ là đồng minh mạnh nhất và cổ động đáng kể nhất của Pakixtan. Sự nổi lên của Trung Quốc như là cường quốc kinh tế hàng đầu toàn cầu cộng với những nỗ lực gần đây của Ấn Độ và Mỹ nhằm tạo dựng một mối quan hệ thân thiết hơn đã giúp ý kiến này thêm đáng tin cậy. Oasinhtơn trong lịch sử đã bị cáo buộc lợi dụng Pakixtan vào những lúc cần thiết và sau đó bỏ rơi nước này để theo một chính sách ủng hộ quan hệ vững chắc hơn với Ấn Độ nhằm phục vụ chương trình nghị sự chiến lược lớn hơn của Mỹ. Pakixtan vẫn giận dữ với sự thờ ơ của Mỹ sau khi Mỹ sử dụng nước này để rót viện trợ cho các chiến binh Hồi giáo Ápganixtan và sau đó quay lung lại với Pakixtan sau khi Liên Xô rút lui. Trong khi chỉ khoảng 9% người Pakixtan coi Mỹ là một đối tác, khoảng 80% dân số Pakixtan coi Trung Quốc là một người bạn.

The Obama administration’s July 2011 decision to suspend a portion of U.S. aid to the Pakistani military has led many in Islamabad to become even more forceful in underlining Beijing’s importance for Pakistan. Reacting to the U.S. move, Islamabad’s ambassador to Beijing, Masood Khan, was quick to suggest that ‘‘China will stand by us in difficult times as it has been doing for the past years.’’24 Though Beijing cannot replace Washington as an aid-provider to Pakistan, the tension in U.S.—Pakistan ties provides an opportunity for Beijing to deepen its relationship with Islamabad. As it is, China is considered a more reliable ally that has always come to Pakistan’s aid when India has been on the rise, even to an extent that China has conveniently turned a blind eye to Pakistan’s strategy of using terror as an instrument of policy against India. Not surprisingly, Pakistan has given China a ‘‘blank cheque’’ to intervene in India—Pakistan peace talks.25 Pakistan also seems to have allowed Chinese engineers to examine the remains of the stealth helicopter destroyed during the raid that killed Osama bin Laden despite a direct request from the United States that China not be allowed to do so.26

Quyết định tạm ngưng một phần viện trợ Mỹ cho quân đội Pakixtan của Chính quyền Obama vào tháng 7/2011 đã khiến nhiều người ở Ixlamabát trở nên thậm chí mạnh mẽ hơn trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của Trung Quốc đối với Pakixtan. Phản ứng trước động thái của Mỹ, đại sứ của Ixlamabát ở Bắc Kinh, Masood Khan, đã nhanh chóng cho rằng “Trung Ouốc sẽ sát cánh cùng chúng ta trong những thời điểm khó khăn như họ đã làm trong những năm qua”. Mặc dù Bắc Kinh không thể thay thế Oasinhtơn trong vai trò một nhà cung cấp viện trợ cho Pakixtan, căng thắng trong quan hệ Mỹ-Pakixtan đem đến cho Bắc Kinh một cơ hội làm sâu sắc thêm quan hệ của mình với Ixlamabát. Theo đó, Trung Quốc được coi là một đồng minh đáng tin cậy hơn vì đã luôn hỗ trợ Pakixtan khi Án Độ vươn lên, thậm chí tới mức độ Trung Quốc đã dễ dàng nhắm mắt trước chiến thuật của Pakixtan dùng khủng bố như một công cụ chính sách chống lại Ấn Độ. Không bất ngờ, Pakixtan đã cho Trung Quốc một “tờ séc trắng” để can thiệp vào các cuộc đàm phán hòa bình Ấn Độ-Pakixtan. Pakixtan dường như cũng đã cho phép các kỹ sư Trung Quốc nghiên cứu những phần còn lại của chiếc máy bay trực thăng tàng hình bị phá hủy trong cuộc tấn công tiêu diệt Osama bin Laden – bất chấp một yêu cầu trực tiêp từ Mỹ rằng Trung Quốc không được phép làm như vậy.

Forecast for the ‘‘All-Weather’’ Relationship

With India’s ascent in the global hierarchy and U.S. attempts to carve out a strong partnership with India, China’s need for Pakistan is only likely to grow. As tensions rose between India and Pakistan after the November 2008 terror attacks in Mumbai, Pakistan’s Chairman of the Joint Chiefs of Staff Committee went to China to seek that country’s support, which was readily given. The visit resulted in the signing of a new agreement on military cooperation between the two nations, with Beijing agreeing to expedite the delivery of F-22 frigates to Pakistan’s Navy.

Dự báo về mối quan hệ “trong mọi cảnh ngộ”

Với sự thăng tiến của Ấn Độ trong hệ thống thứ bậc toàn cầu và những nỗ lực của Mỹ nhằm tạo dựng một mối quan hệ đối tác vững chẳc với Ấn Độ, việc Trung Quốc cần đến Pakixtan chỉ có khả năng tăng lên. Khi những căng thẳng gia tăng giữa Ấn Độ và Pakixtan sau các vụ tấn công khủng bố vào tháng 11/2008 ở Mumbai, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân của Pakixtan đã tới Trung Quốc đế tìm kiếm sự ủng hộ của nước này, điều sẵn sàng được trao tặng. Chuyến thăm đã dẫn đến việc kí kết một thỏa thuận mới về họp tác quân sự giữa hai nước, với việc Bắc Kinh đồng ý xúc tiến chuyển giao các tàu khu trục nhỏ F-22 cho Hải quân Pakixtan.

Beijing has justified its arms sales to Pakistan on the grounds that India was buying similar weapon systems from the United States (it also is buying military hardware from the Russians). China has consistently defended Pakistan’s desire for high capacity weapons systems as normal for an independent nation seeking to bolster its security.27 In the years preceding the attacks in Mumbai, China blocked UN sanctions against the dreaded Lashkar-e-Taiba (LeT) and Jamaat-ud-Dawa (JuD), the organizations that planned and executed the attacks, despite a broad global consensus favoring such a move.28 Only when tensions surfaced between Beijing and Islamabad on the issue of Chinese Uighur separatists receiving sanctuaries and training on Pakistani territory did China agree to a ban on JuD. More recently, China has refused to reconsider its objection in the United Nations to proscribing the Jaish-e-Mohammed’s Maulana Masood Azhar and some prominent LeT operatives based in Pakistan, despite New Delhi’s presenting detailed information on them to Beijing.29

Bắc Kinh đã biện minh việc nước này bán vũ khí cho Pakixtan với lí do là Ấn Độ đã mua những hệ thống vũ khí tương tự từ Mỹ (nước này cũng đang mua vũ khí quân sự hạng nặng từ người Nga), Trung Quốc đã kiên định bảo vệ khát vọng của Pakixtan muốn có các hệ thống vũ khí công suất cao là bình thường với một quốc gia độc lập tìm cách củng cố an ninh của mình. Trong những năm trước các vụ tấn công ở Mumbai, Trung Quôc đã ngăn cản các biện pháp trừng phạt của Liên họp quôc đối với Lashkar-e- Tai ba (LeT) và Jamaat-ud-Dawa (JuD), những tổ chức đáng sợ đã lên kế hoạch và thực hiện các vụ tấn công này, bất chấp một sự đồng thuận toàn cầu rộng rãi ủng hộ động thái như vậy. Chí khí những căng thắng xuất hiện giữa Bắc Kinh và Ixlamabát trong vẩn đề những người ly khai Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc nhận được nơi trú ẩn và sự huấn luyện trên lãnh thổ Pakixtan thì Trung Quốc mới đồng ý với một lệnh cấm đối với JuD. Gần đây hơn, Trung Quốc đã từ chối cân nhắc lại sự phản đối của mình ở Liên hợp quốc đổi với việc trục xuất Maulana Masood Azhar của nhóm chiến binh Hồi giáo Jaish-e-Mohammed và một số gián điệp nôi bật của LeT đóng ở Pakixtan, bất chấp việc Niu Đêli đã đưa ra cho Bắc Kinh thông tin chi tiết về họ.

With the exception of China, other major global powers such as Britain, France, Germany, and Russia supported the U.S.—India nuclear deal as they were eager to sell nuclear fuel, reactors, and equipment to India. China, on its part, made its displeasure clear by asking India to sign the NPT and dismantle its nuclear weapons. The official Xinhua news agency of China commented that the U.S.—India nuclear agreement ‘‘will set a bad example for other countries.’’30

Since the U.S.—India deal is in many ways a recognition of India’s rising global profile, China was not very happy with the outcome and indicated that it would be willing to sell nuclear reactors to Pakistan.31 It was a not so subtle message to the United States that if Washington decides to play favorites, China retains the same right.

Với ngoại lệ Trung Quốc, các cường quốc toàn cầu chủ yếu khác như Anh, Pháp, Đức và Nga đều ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Ấn vì họ háo hức bán nhiên liệu, cac lò phản ứng và thiết bị hạt nhân cho Ấn Độ. Về phần mình Trung Quốc đã tỏ rõ sự không hài lòng bằng việc yêu cầu Ấn Độ ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) và tháo dỡ vũ khí hạt nhân của nước này. Hãng thông tấn chính thức Tân Hoa xã của Trung Quốc đã bình luận rằng thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Ẩn “sẽ tạo ra một tiền lệ xấu cho các nước khác”. Vì thỏa thuận Mỹ-Ấn về nhiều mặt là một sự công nhận tầm cỡ toàn cầu đang lên của Ấn Độ, Trung Quốc không hài lòng lắm với kết quả này và tỏ ra rằng nước này sẽ sẵn sàng bán các lò phản ứng cho Pakixtan. Một thông điệp không quá tế nhị dành cho Mỹ là nếu Oasinhtơn quyết định chơi trò thiên vị, Trung Quốc cũng sẽ làm đúng như vậy.

Not surprisingly, China’s plans to supply two nuclear reactors to Pakistan in defiance of international rules have gathered momentum. Chinese authorities have confirmed that the China National Nuclear Cooperation has signed an agreement with Pakistan for two new nuclear reactors at the Chashma site Chashma III and Chashma IV in addition to the two that it is already working on in Pakistan. This will be in clear violation of the Nuclear Suppliers Group (NSG) guidelines that forbid nuclear transfers to countries that are not signatories to the NPT or do not adhere to comprehensive international safeguards on their nuclear program. China has suggested that ‘‘there are compelling political reasons concerning the stability of South Asia to justify the exports,’’ echoing Pakistan’s oft-repeated compliant that the U.S.—India nuclear pact has upset stability in the region.32 The decision to supply reactors to Pakistan


which has a record of dealing with North Korea, Iran, and Libya
reflects China’s growing diplomatic confidence and underscores its view of Pakistan as a prized South Asian strategic power.

Không bất ngờ, các kế hoạch cung cấp hai lò phản ứng hạt nhân cho Pakixtan của Trung Quốc bất chấp các quy định quốc tế đã có được cái đà. Các nhà chức trách Trung Quốc đã xác nhận rằng Tổng công ty hạt nhân quốc gia Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với Pakixtan về hai lò phản ứng hạt nhân mới ở khu vực Chasraa – Chasma III và Chasm a IV – bên cạnh hai lò phản ứng mà công ty này đang vận hành ở Pakixtan. Điêu này rõ ràng sẽ vi phạm nguyên tắc của Nhóm các nước cung cấp hạt nhân (NSG) nghiêm cấm chuyển giao hạt nhân cho các quốc gia chưa ký kết NPT hoặc không tuân thủ hệ thống bảo vệ quốc tế toàn diện trong chương trình hạt nhân của mình. Trung Quốc đã cho biết rằng “có những nguyên nhân chính trị có sức thuyết phục liên quan đến sự ổn định của Nam Á để biện minh cho việc xuất khẩu”, lặp lại lời phàn nàn thường xuyên của Pakixtan rằng hiệp ước hạt nhân Mỹ-Ẩn đã làm đảo lộn sự ổn định trong khu vực. Quyết định cung cấp các lò phản ứng cho Pakixtan – điều đã có lịch sử thỏa thuận với Bắc Triều Tiên, Iran và Libi – phản ánh sự tự tin ngoại giao đang tăng lên của Trung Quốc và nhấn mạnh quan điểm của nước này coi Pakixtan là một cường quốc chiến lược được đánh giá cao ở Nam Á.

Recent suggestions emanating from Beijing that China is likely to set up military bases overseas to counter U.S. influence and exert pressure on India have been interpreted in certain sections in New Delhi as a veiled reference to China’s interest in having a permanent military presence in Pakistan. Even though it might not be politically possible for the Pakistani government to follow through on such threats and openly allow China to set up a military base, New Delhi fears that Islamabad might allow Beijing use of Pakistani military facilities without any public announcement.33 Indian concerns have also risen that China and Pakistan are coordinating their efforts in regard to border issues with India. The presence of the Chinese military in the Gilgit—Baltistan area of Pakistan Occupied Kashmir, purportedly to repair and upgrade the Karakoram Highway, has enormous implications for Indian security.34

Những ý kiến gần đây bắt nguồn từ Bắc Kinh rằng Trung Quốc có khả năng thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài để chống lại ảnh hưởng của Mỹ và gây áp lực lên Ấn Độ đã được lý giải trong những tầng lớp nhất định ở Niu Đêli như một lời ám chỉ được che đậy về lợi ích của Trung Quốc trong việc có một sự hiện diện quân sự thường trực ở Pakixtan. Mặc dù việc Chính phủ Pakixtan theo đuổi đến cùng những mối đe dọa như vậy và công khai cho phép Bắc Kinh thiết lập một căn cứ quân sự có thê không khả thi về mặt chính trị, Niu Đêli lo ngại ràng Ixlamabát có thế cho phép Bắc Kinh sử dụng các cơ sở quân sự Pakixtan mà không có bất cứ thông báo công khai nào. Những mối lo ngại của Ấn Độ cũng gia tăng rằng Trung Quốc và Pakixtan đang nỗ lực hợp tác với nhau trong các vấn đề biên giới với Ấn Độ. Sự hiện diện của quân đội Trung Quốc ở khu vực Gilgit- Baltistan tại vùng chiếm đóng Casơmia của Pakixtan, được tuyên bố là để sửa chữa và nâng cấp Xa lộ Karakoram, có những tác động to lớn với an ninh của Ấn Độ.

Overall, it has been rightly observed that China’s policy toward Pakistan is ‘‘an object lesson in how to attain long-term national goals by calm calculation, forbearance, and diplomatic skill.’’35 Nevertheless, there are indeed limits to China—Pakistan ties. The relationship remains fundamentally asymmetrical: Pakistan wants more out of its ties with China than China is willing to offer. Today, while Pakistan’s domestic problems are gargantuan, China will be very cautious in involving itself even more. In September 2011, China Kingho Group, one of China’s largest private coal mining companies, pulled out of what was to be Pakistan’s largest foreign-investment pact, citing concerns for the security of its personnel.36 Moreover, the closer China gets to Pakistan, the faster India would move into the U.S. orbit.

Nhìn chung, người ta đã nhận xét chính xác rằng chính sách của Trung Quốc đối với Pakixtan là “một minh họa cụ thể cho cách đạt được những mục tiêu quốc gia dài hạn bằng sự tính toán điềm tĩnh, tính kiên nhẫn và thuật ngoại giao”. Tuy nhiên, thực sự có những hạn chế đối với quan hệ Trung Ọuốc-Pakixtan. Mối quan hệ này về cơ bản vẫn không đối xứng: Pakixtan muốn nhiều hơn từ quan hệ của nước này với Trung Quổc so với những gì Trung Quốc sẵn sàng đề nghị. Hiện nay, trong khi các vấn đề trong nước của Pakixtan là to lớn, Trung Quốc sẽ rất thận trọng trong việc làm cho bản thân mình dính dáng vào thêm nữa. Tháng 9/2011, Tập đoàn Khánh Hoa Trung Quốc, một trong những công ty khai thác than tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đã rút khỏi cái sắp trở thành hiệp ước đầu tư nước ngoài lớn nhất của Pakixtan, viện dẫn những lo ngại về an ninh cho nhân viên của mình. Hơn nữa, Trung Quốc càng đến gần Pakixtan, Ẩn Độ sẽ càng tiến nhanh đến quỹ đạo của Mỹ.

Amid worries about the potential destabilizing influence of Pakistani militants on China’s Muslim minority in Xinjiang, Beijing has also taken a harder line against Pakistan. The flow of arms and terrorists from across the border in Pakistan remains a major headache for Chinese authorities, and Islamabad’s inability and/or failure to curb extremism makes it difficult for the Chinese to trust Pakistan completely. If Pakistan wants to keep receiving support from China, then it needs to demonstrate progress on this issue. As tensions rose between China and Pakistan in the aftermath of violence in the border town of Kashgar in Xinjiang in August 2011, President Zardari went to talk directly with local leaders and businessmen in Xinjiang, recognizing that if he was not able to mend fences with local leadership, Sino-Pakistani ties might be in real jeopardy.

Giữa những lo ngại về ảnh hưởng gây bất ổn tiềm tàng của các phần tử hiếu chiến Pakixtan đối với người thiếu số Hồi giáo của Trung Quốc ở Tân Cương, Bắc Kinh cũng đã áp dụng một đường lối cứng rắn hơn chống lại Pakixtan. Dòng vũ khí và khủng bố từ bên kia biên giới ở Pakixtan vẫn là một vấn đề hóc búa lớn cho các nhà chức trách Trung Quốc, và sự bất lực và hoặc thất bại của Ixalamabát trong việc kiềm chế chủ nghĩa khủng bố khiến người Trung Quốc khó có thể tin tưởng Pakixtan hoàn toàn. Nếu Pakixtan muốn tiếp tục nhận được hỗ trợ từ Trung Quốc, thì nước này cần phải thể hiện tiến bộ trong vấn đề này. Khi những căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Pakixtan sau vụ bạo lực ở thị trấn biên giới Kashgar tại Tân Cương vào tháng 8/2011, Tổng thống Zardari đã tới thảo luận trực tiếp với các lãnh đạo và doanh nhân địa phương ở Tân Cương, thừa nhận rạng nếu ông không thể cải thiện quan hệ với giới lãnh đạo địa phương, quan hệ Trung Quốc-Pakixtan có thể thực sự lâm nguy.

China, at least publicly, has continued to emphasize that its relationship with Pakistan is far more important than isolated incidents of violence. To be clear, Chinese involvement in Pakistan is unlikely to match the U.S. profile in the country in the short to medium term, and it is not readily evident if China even wants to match the United States. But flirtation with Pakistan gives China crucial space for diplomatic maneuvering vis-a`-vis India and the United States, and it will continue to utilize the relationship in pursuit of its larger strategic objectives. Pakistan is not going to be a common interest that binds China with either India or the United States any time soon.

Trung Quốc, ít nhất là công khai, đã tiếp tục nhấn mạnh rằng mối quan hệ của mình với Pakixtan quan trọng hơn nhiều so với chỉ riêng những vụ bạo lực. Rõ ràng, sự can dự của Trung Quốc Lào, Pakixtan không thể sánh được với vị thế của Mỹ ở nước này trong ngắn hạn tới trung hạn, và vẫn không rõ rằng liệu Trung Quốc thậm chí có muốn sánh ngang với Mỹ không. Nhưng việc lôi kéo Pakixtan đem đến cho Trung Quốc không gian thiết yếu đế sử dụng thuật ngoại giao đối với Ấn Độ và Mỹ, và nước này sẽ tiếp tục tận dụng mối quan hệ đó nhằm theo đuối những mục tiêu chiến lược lớn hơn của mình. Pakixtan sẽ không là một lợi ích chung trói buộc Trung Quốc với Ấn Độ hay Mỹ trong thời gian tới

Notes

1. ‘‘Pakistan and China: Sweet as Can Be?’’ The Economist, May 12, 2011, http://www.

economist.com/node/18682839.

2. Li Xiaokun and Li Lianxing, ‘‘Pakistan Assured of Firm Support,’’ China Daily, May 19,

2011, http://www.chinadaily.com.cn/cndy/2011-05/19/content_12536794.htm.

3. Farhan Bokhari and Kathrin Hille, ‘‘Pakistan Turns to China for Naval Base,’’ Financial

Times, May 22, 2011, http://www.ft.com/intl/cms/s/0/3914bd36-8467-11e0-afcb00144feabdc0.

html.

4. Anwar H. Syed, China and Pakistan: Diplomacy of an Entente Cordiale (Amherst:

University of Massachusetts Press, 1974), pp. 55—62.

5. John W. Garver, Protracted Contest: Sino-Indian Rivalry in the Twentieth Century (Seattle:

University of Washington Press, 2001), p. 187.

6. Ibid., p. 188.

7. For the United States, see Patrick C. Doherty, ‘‘Dear China: Help Us Fix Pakistan,’’

Foreign Policy, May 9, 2011, http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/05/09/

dear_china_help_us_fix_pakistan; Mark Mazzetti, ‘‘Should (Could) America and

Pakistan’s Bond Be Broken?’’ New York Times, June 4, 2011, http://www.nytimes.com/

2011/06/05/weekinreview/05pakistan.html?pagewanted[1]all. For India, see section

below.

8. ‘‘Pakistan Profile,’’ Nuclear Threat Initiative, February 2011, http://www.nti.org/e_

research/profiles/Pakistan/index.html.

9. Ananth Krishnan, ‘‘China’s fighter jets for Pakistan,’’ The Hindu, November 11, 2009,

http://www.thehindu.com/news/international/article46605.ece.

10. C. Raja Mohan, ‘‘Dragon in Space,’’ Indian Express, April 24, 2007, http://www.

indianexpress.com/news/dragon-in-space/29114/.

11. Gordon G. Chang, ‘‘Iran Tried to Buy the Pakistani Bomb. What was China’s

Role?’’ Fox News, March 17, 2010, http://www.foxnews.com/opinion/2010/03/17/

gordon-g-chang-iran-pakistan-china-dr-khan/.

12. R. Jeffrey Smith and Joby Warrick, ‘‘Pakistani Nuclear Scientist’s Accounts Tell of

Chinese Proliferation,’’ Washington Post, November 13, 2009, http://www.

washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2009/11/12/AR2009111211060.html.

13. Ding Qingfen, ‘‘Pakistan Seeks Investment Lift,’’ China Daily, May 20, 2011, http://

www.chinadaily.com.cn/cndy/2011-05/20/content_12545018.htm.

14. For details on U.S. aid to Pakistan, see Susan B. Epstein and K. Alan Kronstadt,

‘‘Pakistan: U.S. Foreign Assistance,’’ Congressional Research Service, July 28, 2011,

http://www.fas.org/sgp/crs/row/R41856.pdf.

15. Ziad Haider, ‘‘Oil Fuels Beijing’s New Power Game,’’ Yale Global Online, March 11,

2005, http://yaleglobal.yale.edu/content/oil-fuels-beijings-new-power-game.

16. C. Raja Mohan, ‘‘The Essential Triangle,’’ Indian Express, August 5, 2011, http://www.

indianexpress.com/news/the-essential-triangle/827305/.

17. For very different perceptions of India and China regarding the boundary question, see

Garver, Protracted Contest, pp. 100—109.

18. Yuriko Koike, ‘‘The Struggle for Mastery of the Pacific,’’ Project Syndicate, May 12,

2010, http://www.project-syndicate.org/commentary/koike5/English.

19. On China’s role in trying to scuttle the nuclear deal, see Harsh V. Pant, The U.S.—India

Nuclear Pact: Policy, Process, and Great Power Politics (Oxford: Oxford University Press,

2011), pp. 122—125.

20. A detailed discussion of this issue can be found in Harsh V. Pant, ‘‘India in the Indian

Ocean: Growing Mismatch Between Ambitions and Capabilities,’’ Pacific Affairs 82, no.

2 (Summer 2009).

21. Ibid.

22. Ananth Krishnan, ‘‘Behind China’s India Policy, a Growing Debate,’’ The Hindu, April

5, 2010, http://www.thehindu.com/opinion/lead/article388895.ece?homepage[1]true.

23. Ziad Haider, ‘‘The China Factor in Pakistan,’’ Far Eastern Economic Review, October 2,

2009.

24. Ahmad Jamal Nizami, ‘‘China to Stand by Pakistan in its Hour of Need: Envoy,’’

The Nation, July 14, 2011, http://www.nation.com.pk/pakistan-news-newspaper-dailyenglish-

online/Politics/14-Jul-2011/China-to-stand-by-Pakistan-in-its-hour-of-need-

Envoy.

25. ‘‘Pak Now Hands China a ‘Blank Cheque,’ India Says No Way,’’ Indian Express,

February 23, 2010, http://www.indianexpress.com/news/pak-now-hands-china-a-blankcheque-

india/583511/.

26. Anna Fifield, ‘‘Pakistan Lets China see U.S. Helicopter,’’ Financial Times, August 14,

2011, http://www.ft.com/intl/cms/s/0/09700746-c681-11e0-bb50-00144feabdc0.html#

axzz1ZwYY8g6p.

27. Saibal Dasgupta, ‘‘Arms Sale to Pak Justified as India Buys from U.S.: Chinese Official,’’

Times of India, December 22, 2009, http://articles.timesofindia.indiatimes.com/

2009-12-22/china/28107355_1_frigates-ships-chinese-media.

28. For details, see Gordon G. Chang, ‘‘India’s China Problem,’’ Forbes, August 14, 2009,

http://www.forbes.com/2009/08/13/india-china-relations-population-opinions-columnistsgordon-

chang.html.

29. Pranab Dhal Samanta, ‘‘India Hits China Wall in Anti-Terror Talks,’’ Indian Express,

September 5, 2011, http://www.indianexpress.com/news/india-hits-china-wall-inantiterror-

talks/841686/.

30. ‘‘Chinese media sees red,’’ Press Trust of India, March 3, 2006, http://www.expressindia.

com/news/fullstory.php?newsid[1]63803.

31. Farhan Bokhari, ‘‘Pakistan in Talks to Buy Chinese Reactors,’’ Financial Times, January

2, 2006, http://www.ft.com/intl/cms/s/0/0edd06ac-7bbe-11da-ab8e-0000779e2340.

html# axzz1ZwYY8g6p.

32. Mark Hibbs, ‘‘Pakistan Deal Signals China’s Growing Nuclear Assertiveness,’’ Carnegie

Endowment for International Peace, April 27, 2010, http://carnegieendowment.org/

2010/04/27/pakistan-deal-signals-china-s-growing-nuclear-assertiveness/4su.

33. Saibal Dasgupta, ‘‘China Mulls Setting Up Military Base in Pakistan,’’ Times of India,

January 28, 2010, http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2010-01-28/china/2812

0878_1_karokoram-highway-military-bases-north-west-frontier-province.

34. Selig S. Harrison, ‘‘China’s Discreet Hold on Pakistan’s Northern Borderlands,’’ New

York Times, August 26, 2010, http://www.nytimes.com/2010/08/27/opinion/27ihtedharrison.

html.

35. S.M. Burke, Pakistan’s Foreign Policy (London: Oxford University Press, 1973), p. 213.

36. Tom Wright and Jeremy Page, ‘‘China Pullout Deals Blow to Pakistan,’’ Wall Street

Journal, September 30, 2011, http://online.wsj.com/article/SB100014240529702034

05504576600671644602028.html.

http://www.twq.com/12winter/index.cfm?id=467