MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, March 11, 2012

The myth of Chinese exceptionalism Huyền thoại về Chủ nghĩa biệt lệ Trung Hoa




The myth of Chinese exceptionalism

Huyền thoại về Chủ nghĩa biệt lệ Trung Hoa

By Yuan-kang Wang

06-03-2012

Yuan-kang Wang

06-03-2012

Note: I've posted several times on the question of Sino-American relations. Today I feature a guest post by Yuan-kang Wang of Western Michigan University, who offers an interesting analysis of what China's past behavior might tell us about its future course.

Lưu ý: Tôi đã đăng nhiều bài viết về vấn đề quan hệ Trung-Mỹ. Hôm nay tôi đưa lên một bài do một người khách, ông Wang Yuan-kang (Vương Nguyên Khang), thuộc Đại học Western Michigan viết, ông đã đưa ra một phân tích thú vị về cách mà Trung Quốc hành xử trước đây, có thể cho chúng ta biết về cách hành xử trong tương lai của họ.

As a regular visitor who enjoys reading this blog, I thank Steve Walt for the invitation to contribute this guest post on the relationship between Chinese power, culture, and foreign policy behavior.

Là một độc giả thường xuyên và thích đọc blog này, tôi cảm ơn Steve Walt về lời mời đóng góp trong mục bài viết của khách về mối quan hệ giữa quyền lực, văn hóa, và cách ứng xử trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Steve (and others) have written about American exceptionalism. It won't surprise you to learn that China has its own brand. Most Chinese people -- be they the common man or the political, economic, and academic elite -- think of historical China as a shining civilization in the center of All-under-Heaven, radiating a splendid and peace-loving culture. Because Confucianism cherishes harmony and abhors war, this version portrays a China that has not behaved aggressively nor been an expansionist power throughout its 5,000 years of glorious history. Instead, a benevolent, humane Chinese world order is juxtaposed against the malevolent, ruthless power politics in the West.

Steve và những người khác đã viết về ngoại lệ của Mỹ. Sẽ không làm các bạn ngạc nhiên khi biết rằng Trung Quốc cũng có nhãn hiệu riêng của mình. Hầu hết người Trung Quốc, dù là người bình thường hoặc thuộc tầng lớp tinh hoa chính trị, kinh tế, và học thuật, đều nghĩ lịch sử Trung Quốc là một nền văn minh sáng chói ở trung tâm của mọi thứ dưới bầu trời, tỏa ra một nền văn hóa lộng lẫy và yêu chuộng hoà bình. Bởi vì Nho giáo yêu mến sự hài hòa và ghê tởm chiến tranh, phiên bản này miêu tả một Trung Quốc không hành xử hung hăng, cũng không phải là một thế lực bành trướng trong suốt 5.000 năm lịch sử vẻ vang. Thay vào đó, một trật tự thế giới hiền từ, nhân đức của Trung Quốc nằm đối lại với nền chính trị quyền lực độc ác, tàn nhẫn ở phương Tây.

The current government in Beijing has recruited Chinese exceptionalism into its notion of a "peaceful rise." One can find numerous examples of this line of thought in official white papers and statements by President Hu Jintao, Premier Wen Jiabao, and other officials. The message is clear: China's unique history, peaceful culture, and defensive mindset ensure a power that will rise peacefully.

Chính phủ hiện thời ở Bắc Kinh đã nhận chủ nghĩa ngoại lệ Trung Quốc vào khái niệm về ” sự trỗi dậy hòa bình”. Người ta có thể tìm thấy nhiều ví dụ về đường hướng tư tưởng này trong các sách trắng chính thức và các phát biểu của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, và các quan chức khác. Thông điệp rõ ràng: lịch sử độc đáo, văn hóa hòa bình, và tư duy phòng thủ của Trung Quốc đảm bảo một cường quốc sẽ trỗi dậy một cách hòa bình.

All nations tend to see their history as exceptional, and these beliefs usually continue a heavy dose of fiction. Here are the top three myths of contemporary Chinese exceptionalism.

Tất cả các nước đều có xu hướng xem lịch sử nước mình là ngoại lệ, và niềm tin này thường tiếp tục một liều hư cấu nặng. Dưới đây là ba huyền thoại hàng đầu về chủ nghĩa ngoại lệ Trung Quốc đương đại.

Myth #1: China did not expand when it was strong.

Many Chinese firmly believe that China does not have a tradition of foreign expansion. The empirical record, however, shows otherwise. The history of the Song dynasty (960-1279) and the Ming dynasty (1368-1644) shows that Confucian China was far from being a pacifist state. On the contrary, Song and Ming leaders preferred to settle disputes by force when they felt the country was strong, and in general China was expansionist whenever it enjoyed a preponderance of power. As a regional hegemon, the early Ming China launched eight large-scale attacks on the Mongols, annexed Vietnam as a Chinese province, and established naval dominance in the region.

Huyền thoại1: Trung Quốc không bành trướng khi mạnh lên.

Nhiều người Trung Quốc tin chắc rằng Trung Quốc không có truyền thống bành trướng ra nước ngoài. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế cho thấy điều trái lại. Lịch sử triều đại nhà Tống (960-1279) và triều Minh (1368-1644) cho thấy, Trung Hoa Nho giáo khó mới có thể là một nhà nước hiếu hòa. Ngược lại, các nhà cai trị thời Tống và Minh thích giải quyết tranh chấp bằng vũ lực khi họ cảm thấy đất nước mạnh lên, và nói chung, Trung Quốc là kẻ bành trướng bất cứ khi nào họ có sức mạnh vượt trội. Là một kẻ bá quyền trong khu vực, đầu triều Minh, Trung Hoa đã thực hiện 8 cuộc tấn công quy mô lớn vào người Mông Cổ, sáp nhập Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc, và thiết lập sự thống trị về hải quân trong khu vực.

But Confucian China could also be accommodating and conciliatory when it lacked the power to defeat adversaries. The Song dynasty, for example, accepted its inferior status as a vassal of the stronger Jin empire in the twelfth century. Chinese leaders justified their decision by invoking the Confucian aversion to war, arguing that China should use the period of peace to build up strength and bide its time until it had developed the capabilities for attack. In short, leaders in Confucian China were acutely sensitive to balance-of-power considerations, just as realism depicts.

Nhưng Trung Hoa Nho giáo cũng có thể thích ứng và hòa giải khi không đủ sức mạnh để đánh bại kẻ thù. Ví dụ, nhà Tống chấp nhận địa vị chư hầu thấp kém trước đế chế Kim hùng mạnh hơn hồi thế kỷ mười hai. Các lãnh đạo Trung Quốc biện minh cho quyết định của họ bằng cách viện dẫn việc Nho giáo ác cảm đối với chiến tranh, lập luận rằng Trung Quốc nên sử dụng thời gian hòa bình để củng cố sức mạnh và tranh thủ thời gian cho tới khi phát triển được khả năng tấn công. Tóm lại, các nhà lãnh đạo Trung Hoa Nho giáo rất nhạy cảm để cân nhắc sự cân bằng quyền lực, cũng giống như chủ nghĩa hiện thực mô tả.

Myth 2: The Seven Voyages of Zheng He demonstrates the peaceful nature of Chinese power.

In the early fifteenth century, the Chinese dispatched seven spectacular voyages led by Zheng He to Southeast Asia, the Indian subcontinent, the Middle East, and East Africa. The Chinese like to point out that Zheng He's fleets did not conquer an inch of land, unlike the brutal, aggressive Westerners who colonized much of the world. Instead, they were simply ambassadors of peace exploring exotic places.

Huyền thoại 2: Bảy chuyến đi của Trịnh Hòa thể hiện bản chất hoà bình của cường quốc Trung Quốc.

Đầu thế kỷ mười lăm, Trung Quốc đã tổ chức bảy chuyến hải trình ngoạn mục do Trịnh Hòa chỉ huy, tới Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Đông, và Đông Phi. Người Trung Quốc muốn chỉ ra rằng hạm đội Trịnh Hoà đã không chinh phục một tấc đất, không giống người phương Tây hung hăng, tàn bạo, chiếm hầu hết thuộc địa trên thế giới. Ngược lại, đơn giản họ chỉ là đại sứ hòa bình trong việc khám phá những nơi kỳ lạ.

This simplistic view, however, overlooks the massive naval power of the fleet-27,000 soldiers on 250 ships-which allowed the Chinese to "shock and awe" foreigners into submission. The Chinese fleet engaged in widespread "power projection" activities, expanding the Confucian tribute system and disciplining unruly states. As a result, many foreigners came to the Ming court to pay tribute. Moreover, the supposedly peaceful Zheng He used military force at least three times; he even captured the king of modern-day Sri Lanka and delivered him to China for disobeying Ming authority. Perhaps we should let the admiral speak for himself:

Tuy nhiên, quan điểm đơn giản này đã bỏ qua sức mạnh của hạm đội hải quân to lớn với 27.000 binh sĩ, trên 250 chiếc tàu, cho phép người Trung Quốc gây “kinh hãi” người nước ngoài, khiến họ phải khuất phục. Hạm đội Trung Quốc tham gia vào các hoạt động “phô trương sức mạnh” rộng rãi, mở rộng hệ thống cống nạp Nho giáo và trừng phạt các nước ngang bướng. Kết quả là nhiều người nước ngoài đến kinh đô nhà Minh để cống nạp. Hơn nữa Trịnh Hoà, người được cho là hòa hiếu, đã sử dụng sức mạnh quân sự ít nhất ba lần, thậm chí ông ta còn bắt cả vua nước Sri Lanka thời đó và giải giao về Trung Quốc vì không tuân phục triều Minh. Có lẽ chúng ta nên để cho đô đốc này tự nói:

"When we reached the foreign countries, we captured barbarian kings who were disrespectful and resisted Chinese civilization. We exterminated bandit soldiers who looted and plundered recklessly. Because of this, the sea lanes became clear and peaceful, and foreign peoples could pursue their occupations in safety."

“Khi chúng tôi đến các nước khác, chúng tôi bắt các vị vua man rợ, thiếu tôn trọng và chống lại nền văn minh Trung Hoa. Chúng tôi tiêu diệt binh lính băng đảng đã cướp bóc một cách liều lĩnh. Nhờ vậy, các tuyến đường biển trở nên thông thoáng và yên bình và các dân tộc ở nước ngoài có thể sinh sống an toàn.”

Myth 3: The Great Wall of China symbolizes a nation preoccupied with defense.

You've probably heard this before: China adheres to a "purely defensive" grand strategy. The Chinese built the Great Wall not to attack but to defend.

Huyền thoại 3: Vạn lý Trường thành của Trung Quốc tượng trưng cho một quốc gia bận tâm với việc phòng thủ.

Có lẽ bn đã nghe nói điều này trước đây: Trung Quốc tuân thủ một đại chiến lược “thuần phòng thủ”. Trung Quốc xây Vạn lý Trường thành không phải để tấn công mà để phòng thủ.

Well, the first thing you need to remember about the Great Wall is that it has not always been there. The wall we see today was built by Ming China, and it was built only after a series of repeated Chinese attacks against the Mongols had failed. There was no wall-building in early Ming China, because at that time the country enjoyed a preponderance of power and had no need for additional defenses. At that point, the Chinese preferred to be on the offensive. Ming China built the Great Wall only after its relative power had declined.

Vâng, điều đầu tiên bạn cần nhớ là Vạn lý Trường thành là, nó không phải đã luôn có ở đó. Tường thành mà chúng ta thấy ngày nay được xây dựng vào thời Minh Trung Hoa và nó được xây chỉ sau khi Trung Quốc tiến hành hàng loạt cuộc tấn công người Mông Cổ nhưng đã bị thất bại. không có bức tường thành nào vào đầu thời Minh, vì vào thời điểm đó, Trung Hoa có ưu thế về sức mạnh và không cần phòng thủ thêm. Lúc đó, Trung Quốc thích tấn công hơn. Trung Hoa thời Minh xây Vạn lý Trường thành chỉ sau khi sức mạnh tương đối đã bị suy giảm.

In essence, Confucian China did not behave much differently from other great powers in history, despite having different culture and domestic institutions. As realism suggests, the anarchic structure of the system compelled it to compete for power, overriding domestic and individual factors.

Về bản chất, mặc dù có nền văn hóa và thể chế khác biệt nhưng Trung Hoa Nho giáo đã hành xử không khác gì mấy so với các cường quốc khác trong lịch sử. Như chủ nghĩa hiện thực cho thấy, cấu trúc hỗn độn của hệ thống này buộc nó phải cạnh tranh quyền lực, xem thường các yếu tố cá nhân và trong nước.



Thus, Chinese history suggests that its foreign policy behavior is highly sensitive to its relative power. If its power continues to increase, China will try to expand its sphere of influence in East Asia. This policy will inevitably bring it into a security competition with the United States in the region and beyond. Washington is getting out of the distractions of Iraq and Afghanistan and "pivoting" toward Asia. As the Chinese saying goes, "One mountain cannot accommodate two tigers." Brace yourself. The game is on.

Như vậy, lịch sử Trung Quốc cho thấy, cách hành xử của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại rất nhạy cảm với sức mạnh tương đối của họ. Nếu sức mạnh của họ tiếp tục gia tăng, Trung Quốc sẽ cố mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở Đông Á. Chính sách này chắc chắn sẽ đưa Trung Quốc vào một cuộc cạnh tranh an ninh với Hoa Kỳ trong khu vực và cả ngoài khu vực. Washington đang thoát khỏi sự phân tâm về Iraq và Afghanistan và đang “xoay” về phía châu Á. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Một rừng không thể có hai cọp”. Hãy chuẩn bị đi. Trò chơi đang diễn ra.

Yuan-kang Wang is an associate professor in the Department of Sociology and the School of Public Affairs and Administration at Western Michigan University. He is the author of Harmony and War: Confucian Culture and Chinese Power Politics.

Wang Yuan-kang (Vương Nguyên Khang) là phụ tá giáo sư Khoa Xã hội học và Trường Hành chánh và Công vụ, Đại học Western Michigan. Ông là tác giả của Harmony and War: Confucian Culture and Chinese Power Politics (Hài hoà và Chiến tranh: Văn hóa Nho giáo và Chính trị Quyền lực của Trung Quốc).


Translated by Huỳnh Phan

http://walt.foreignpolicy.com/posts/2012/03/05/the_myth_of_chinese_exceptionalism