MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, January 21, 2012

Beijing Adopts Multi-Pronged Approach to Parry Washington’s Challenge Chiến lược nhiều ‘mũi giáp công’ của Trung Quốc đối phó với "quay trở lại Châ



Beijing Adopts Multi-Pronged Approach to Parry Washington’s Challenge

Chiến lược nhiều ‘mũi giáp công’ của Trung Quốc đối phó với "quay trở lại Châu Á" của Mỹ

By: Willy Lam

Willy Lam

China Brief Volume: 11 Issue: 22

November 30, 2011

China Brief Volume: 11 Issue: 22

30/11/2011

Relations between China and the United States have taken a confrontational turn in the wake of a series of initiatives taken by President Barack Obama in his recent trip to Hawaii and Asia. While taking part for the first time in the East Asia Summit in Bali, Obama and his aides reiterated the U.S. commitment to ensuring freedom of navigation in the South China Sea. They stressed that settlement to sovereignty rows in the area must be in accordance with international law, including the UN Convention on the Law of the Sea (UNCLOS). Obama approved the sale of 24 F16-C/D jetfighters to Indonesia, which—together with the Philippines, Vietnam, Brunei, Malaysia and Taiwan—has disputed China’s claims to the entire South China Sea.

Mối quan hệ Trung-Mỹ đang có xu hướng đối đầu sau khi Mỹ tuyên bố "quay trở lại Châu Á". Đối phó với chiến lược của Mỹ, Trung Quốc đang áp dụng nhiều ‘mũi giáp công’ để tránh né thách thức của Washington. Mặc dù lần đầu tiên tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á tại Bali, nhưng ông Obama và các cộng sự nhiều lần nhắc lại cam kết của Mỹ trong việc bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Họ nhấn mạnh giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong khu vực phải phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS). Ông Obama chấp thuận bán 24 máy bay chiến đấu F16-C/D cho Inđônêxia, nước cùng với Philíppin, Việt Nam, Brunây, Malaixia và Đài Loan không chấp nhận các tuyên bố toàn bộ chủ quyền Biển Đông thuộc Trung Quốc của Bắc Kinh.

During a stopover in Australia, Obama announced that up to 2,500 marines would be stationed at Darwin, North Australia. Given that Darwin is a mere 600 miles from the southern tip of the Sea, the move is interpreted as an effort to boost U.S. ability to intervene in the flashpoint zone. Meanwhile, Secretary of State Hillary Clinton is scheduled to visit Burma next month in an apparent effort to improve ties with China’s long-standing client state. Finally, at the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Forum in Hawaii, Obama made a big push for the Transpacific Partnership (TPP), a potential free trade area for some ten nations that do not include China.

Trong thời gian dừng chân ở Ôxtrâylia, ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ bố trí 2.500 lính thủy đánh bộ tại Darwin thuộc lãnh thổ phía Bắc Ôxtrâylia. Rõ ràng Darwin chỉ cách mũi phía Nam của Biển Đông 600 dặm, do đó hành động này của Mỹ được dư luận khu vực coi như một nỗ lực nhằm tăng khả năng can dự của Mỹ ở khu vực đang có tranh chấp này. Cùng lúc đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lại đến thăm Mianma vào đầu tháng 12/2011 nhằm cải thiện các mối quan hệ với nhà nước khách hàng truyền thống của Trung Quốc. Cuối cùng, tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ông Obama đã thúc đẩy Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một khu vực thương mại tự do rộng lớn gồm 10 nước nhưng không có Trung Quốc.

All these measures seem to exacerbate what Beijing perceives as an “anti-China containment policy” spearheaded by Washington (Washington Post, November 15; Associated Press, November 17; Wall Street Journal, November 18). The Chinese Communist Party (CCP) leadership has taken multiple steps to counter the fusillades unleashed by the United States' first “Pacific President.” At the rhetorical level, commentators in the state media as well as semi-official academics have warned Washington’s bid to be “back in Asia” may endanger regional peace and stability in addition to harming Sino-U.S. relations.

Tất cả các biện pháp đó khiến Bắc Kinh cho rằng Oasinhtơn đang đẩy mạnh một "chính sách kiềm chế chống Trung Quốc". Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang áp dụng hàng loạt biện pháp cùng một lúc để chống lại các biện pháp của Chính quyền Obama. Trước hết, các nhà bình luận và các học giả Trung Quốc lên tiếng cảnh báo hành động quay trở lại châu Á của Oasinhtơn có thể gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định khu vực và có hại cho các mối quan hệ Trung-Mỹ.

In a strongly worded commentary, the Xinhua News Agency asserted the Obama administration’s maneuvers were geared toward imposing U.S. leadership in Asia for the self-serving goal of rendering the 21st century “America’s Pacific century.” “If the United States sticks to its Cold War mentality and continues to engage with Asian nations in a self-assertive way, it is doomed to incur repulsion in the region,” Xinhua warned. The party mouthpiece added that recent U.S. policies could result in “sparking disputes and encroaching on others’ interests,” which might in turn jeopardize “the region’s stability and prosperity” (Xinhua News Agency, November 19; Agence France-Presse, November 19). According to Renmin University's U.S. specialist Shi Yinhong, Sino-U.S. relations have entered a “very important new stage.” “It is very obvious that the United States is aiming to contain and constrain China,” he said. Tsinghua University international affairs expert Sun Zhe noted the U.S. gambit in Asia “has gone from the level of slogans to diplomatic action in a speedy and effective manner.” He expressed fears that contention between China and the United States “has gone from under the table to center stage” (Ming Pao [Hong Kong], November 20; Chinadigitaltimes.net, November 19).

Trong một bài bình luận với lời lẽ cứng rắn, Hãng tin Tân Hoa Xã khẳng định các biện pháp của Chính quyền Obama nhằm áp đặt sự lãnh đạo của Mỹ ở châu Á là để đạt được mục tiêu thế kỷ 21 là Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ. Tân Hoa Xã cảnh báo: "Nếu Mỹ âm mưu gây chiến tranh lạnh và tiếp tục can dự vào các nước châu Á bằng cách tự khẳng định mình, Mỹ sẽ phải chịu số phận bi đát". Hãng tin này còn cho biết các chính sách gần đây của Mỹ có thể dẫn đến nhiều bất đồng và xâm phạm lợi ích của các nước khác, từ đó có thể phá hủy sự thịnh vượng và ổn định của khu vực". Theo đánh giá của chuyên gia về Mỹ Thời Ân Hoằng thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, mối quan hệ Trung-Mỹ đã bước vào một "giai đoạn mới rất quan trọng. Rõ ràng Mỹ đang thực hiện mục tiêu ngăn chặn và hạn chế Trung Quốc".Tương tự, chuyên gia các vấn đề quốc tế Tôn Triết của Đại học Thanh Hoa cho rằng canh bạc của Mỹ ở châu Á "đã phát triển từ mức độ lời nói đến hành động ngoại giao với thái độ nhanh chóng và hiệu quả".

Given the top priority that China has attached to relations with the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) bloc as well as an early settlement of South China Sea disputes, much of Chinese leaders’ reactions have focused on preventing the United States from “meddling” in the sensitive area. Upon his arrival in Bali, Premier Wen Jiabao noted sovereignty conflicts “should be resolved among directly related sovereign countries through friendly consultation and negotiation in a peaceful way.” “Powers outside of the region should not interfere under whatever pretexts,” he added (Xinhua News Agency, November 18; Sina.com, November 19).

Rõ ràng, Trung Quốc đặt ưu tiên hàng đầu là quan hệ với các nước ASEAN cũng như giải quyết sớm các tranh chấp ở Biển Đông, do đó phản ứng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung vào ngăn chặn Mỹ can thiệp vào khu vực nhạy cảm này. Trong thời gian ở Bali, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định các xung đột chủ quyền "cần được giải quyết giữa các nước có liên quan trực tiếp thông qua tham khảo ý kiến hữu nghị và đàm phán hòa bình. Các cường quốc bên ngoài không được can thiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào".

Largely owing to Chinese pressure, the Philippines was unable to raise a motion at Bali calling for the resolution of the South China Sea issue through an international framework. This was despite the fact that during a visit to Manila last week, Secretary Clinton vowed to provide “greater support for [the Philippines’] external defense.” Washington also gave the Philippine defense forces another coast-guard vessel. “We are strongly of the opinion that [the dispute that] exists primarily in the West Philippines Sea between the Philippines and China should be resolved peacefully,” she said, using the Philippine term for the South China Sea (Voice of America, November 17; Philippine Star [Manila], November 19).

Do sức ép rất lớn của Trung Quốc, Philíppin không thể đưa kiến nghị giải quyết vấn đề Biển Đông vào một khuôn khổ quốc tế tại hội nghị Bali. Bất chấp đây là một thực tế, nhưng trong chuyến thăm Manila gần đây Ngoại trưởng Hillary Clinton cam kết "ủng hộ Philíppin hơn nữa trong việc bảo lãnh thổ chủ quyền". Oasinhtơn còn cung cấp cho quân đội Philíppin một tàu tuẫn tiễu. Bà Hillary Clinton đã sử dụng từ ngữ của Philípin về Biển Đông và tuyên bố: "Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ ý kiến cho rằng bất đồng tồn tại chủ yếu ở biển Tây Philíppin giữa Phillípin và Trung Quốc nên được giải quyết một cách hòa bình".

Beyond rhetoric, Beijing has adopted a multi-pronged approach to blunt Obama’s diplomatic offensive. The first is to reassure ASEAN members that Beijing harbors no hegemonic intentions and that it is willing to abide by the “rules of the game” arrived at with other sovereignty claimants. In his Bali speech, Premier Wen reiterated China’s commitment to the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC), which Beijing concluded with ASEAN in 2002. The DOC was a non-binding set of pledges regarding safety of navigation and the peaceful use of the waters. “We hope relevant parties would take into concern the overall situation of regional peace and stability, and do something more conducive to mutual trust and cooperation,” Wen said. He added Beijing would continue to stick to the principle of “friendly negotiation and consultation in a peaceful way” to resolve South China Sea issues (China News Agency, November 19; China Daily, November 19). Chinese officials however have reiterated Beijing’s insistence on bilateral talks with individual claimants—and not a China-ASEAN dialogue—to settle sovereignty rows. Most ASEAN claimants are convinced that a multilateral approach, possibly involving outside parties including the United States, would strengthen their negotiation positions via-a-vis China.

Bên cạnh những tuyên bố trên, Bắc Kinh còn áp dụng biện pháp nhiều mũi giáp công để ngăn chặn cuộc tiến công ngoại giao của Obama. Thứ nhất, tái khẳng định với các nước thành viên ASEAN rằng Bắc Kinh không che giấu ý đồ bá quyền và sẵn sàng tuân thủ "luật chơi" với các nước tuyên bố chủ quyền khác. Trong bài diễn văn tại Bali, ông Ôn Gia Bảo nhắc lại cam kết của Trung Quốc đối với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Bắc Kinh và các nước ASEAN ký năm 2002. DOC là đạo luật không bắt buộc gồm các cam kết liên quan đến an toàn hàng hải và sử dụng các vùng biển hòa bình. Ông Ôn Gia Bảo nói: "Chúng tôi hy vọng các bên liên quan sẽ quan tâm đến sự ổn định và hòa bình của khu vực và làm những gì có lợi cho sự hợp tác và tin tưởng lẫn nhau". Ông khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện nguyên tắc "đàm phán hữu nghị và tham khảo ý kiến một cách hòa bình" nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới Biển Đông. Tuy nhiên, nhiều quan chức Trung Quốc cho biết Bắc Kinh kiên trì theo đuổi các cuộc đàm phán song phương với các nước tuyên bố chủ quyền, nhưng không trong khuôn khổ đối thoại Trung Quốc-ASEAN, để giải quyết các tranh chấp chủ quyền. Hầu hết các nước ASEAN tin tưởng giải pháp đa phương, có thể có các nước bên ngoài khu vực kể cả Mỹ, sẽ làm tăng vị thế đàm phán của họ với Trung Quốc.

Secondly, Beijing is wielding the time-tested “economics card” to gain the good will of ASEAN members, especially claimants to the South China Sea. Wen’s speech at the Bali summit emphasized the win-win scenarios of enhanced business ties with ASEAN under the China-ASEAN Free Trade Area and other regional arrangements. He put forward a five-point proposal for boosting the regional economy, which included mutual investments, technological transfers and improvement of intra-regional infrastructure. “The Chinese side is willing to enthusiastically expand its investment in ASEAN countries, enhance the transfer of advanced and suitable technology and to jointly raise [our] industrial competitiveness,” Wen said.

Thứ hai, Bắc Kinh đang sử dụng chiêu bài kinh tế để giành được thiện chí của các nước ASEAN, đặc biệt các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Diễn văn của ông Ôn Gia Bảo tại Bali nhấn mạnh kịch bản "cùng thắng" từ các mối quan hệ thương mại phát triển với ASEAN theo Hiệp định khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN và các thỏa thuận khu vực khác. Ông ta đưa ra đề nghị 5 điểm nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực, trong đó có đầu tư lẫn nhau, chuyển giao công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng liên khu vực. Ông nói: "Phía Trung Quốc sẵn sàng tăng các khoản đầu tư ở các nước ASEAN, tăng cường chuyển giao công nghệ hiện đại và thích hợp và cùng nhau đẩy mạnh tính cạnh tranh công nghiệp".

According to Zhang Weiwei, a strategist at the semi-official Chunqiu Composite Research Institute, Beijing should boost its overseas development aid program, including a possible “Southeast Asian version of the Marshall Plan.” Professor Zhang added this would not only improve China’s economic and political ties with Asian countries but also minimize the damages that the TPP might do to China (Xinhua News Agency, November 19; Global Times, November 17).

Theo nghiên cứu viên thỉnh giảng Trương Duy Vi của Viện Nghiên cứu Tổng hợp Xuân Thu, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy chương trình viện trợ phát triển nước ngoài, trong đó khả năng có cả "Kiểu Kế hoạch Marshall Đông Nam Á". Chương trình này sẽ không những giúp tăng cường các mối quan hệ chính trị và kinh tế của Trung Quốc với các nước châu Á mà còn giảm thiểu những thiệt hại mà TPP có thể gây cho Trung Quốc.

Indeed, enhancement of economic cooperation under the China-ASEAN FTA has the additional benefit of parrying the threat posed by the TPP, which is viewed by Chinese officials and scholars as a plot by Washington to “exclude” China from a potentially lucrative regional trading arrangement. According to Renmin University politics professor Peng Zhongying, the TPP is but a ploy with which “[a United States] that is in economic decline tries to pry open the markets of economically prosperous Asia-Pacific nations.” While American officials have indicated China is in theory able to apply for membership, TPP criteria relating to minimal state interference in the market as well as high labor standards would seem to militate against Chinese participation. Among ASEAN members, Singapore, Malaysia, Brunei and Vietnam have expressed an interest in joining TPP. Other aspiring members include Australia, New Zealand, Chile, Peru, Canada, Mexico and Japan. (Washington Post, November 13; Global Times, November 19; Mainichi Daily [Tokyo] November 13).

Thực tế, tăng cường hợp tác kinh tế trong Khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN có tác dụng ngăn chặn mối đe dọa của TPP mà các quan chức cũng như học giả Trung Quốc coi là một âm mưu của Oasinhtơn để loại Trung Quốc khỏi thỏa thuận thương mại khu vực sinh lợi rất lớn. Giáo sư chính trị Bành Trung Anh của Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng TPP là một âm mưu mà Mỹ, hiện kinh tế đang suy giảm, tìm cách mở cửa thị trường của các nước châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng về kinh tế. Mặc dù các quan chức Mỹ cho biết về lý thuyết Trung Quốc có thể xin trở thành thành viên, nhưng tiêu chuẩn của TPP liên quan đến việc nhà nước chỉ được can dự rất nhỏ trên thị trường cũng như các tiêu chuẩn lao động cao dường như ngăn cản sự tham gia của Trung Quốc. Trong số các nước ASEAN, Xinhgapo, Malaixia, Brunây và Việt Nam bày tỏ quan tâm tham gia TPP. Các thành viên khác có nguyện vọng gồm Ôxtrâylia, Niu Dilân, Chilê, Pêru , Canađa , Mêhicô và Nhật Bản.

While gunning to win the hearts and minds—or at least the wallets—of the majority of Asia-Pacific countries, Beijing is poised to use the time-honored tactic of “killing the chicken to scare the monkey” (sha ji xia hou)so as to penalize “troublemakers” such as the Philippines and Vietnam. The strategy was laid out in an editorial of the Global Times titled “Cold-shoulder the Philippines: let it pay the price.” The provocative state-run tabloid said “In the process of ‘penalizing’ the Philippines, China must not go overboard, lest the region’s fear of China increases.” China’s punishment of the Philippines however must be “forceful,” the editorial added, “so that the Philippines has to pay a substantial price.” The mass-circulation paper suggested the best way is to “cold-shoulder the Philippines even as China’s cooperation with the entire Southeast Asia becomes more entrenched.” According to Renmin University foreign policy expert Jin Canrong, China should “use different tactics toward different Southeast Asian countries.” He proposed imposing economic sanctions on countries such as the Philippines and Vietnam, “which have made the most noises” against China. “China can send a message to these countries by decreasing aid to them or temporarily stopping Chinese tourists from visiting them,” Professor Jin indicated (Global Times, November 19, November 17; BBC News, November 17).

Trong khi tìm cách giành được con tim và khối óc, hoặc chí ít là túi tiền, của phần lớn các nước châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng chiến thuật truyền thống "rung cây dọa khỉ" nhằm trừng phạt "những nước mắc lỗi" như Philíppin và Việt Nam. Chiến lược đó đã được nhắc đến trong một bài viết trên tạp chí "Thời báo hoàn cầu" với nhan đề "Phớt lờ Philíppin: Hãy để nước này trả giá". Bài viết cho rằng "trong quá trình trừng phạt Philíppin, Trung Quốc không được quá đà, nếu không nỗi lo sợ Trung Quốc của khu vực tăng lên. Nhưng việc trừng phạt Philíppin phải tiến hành mạnh mẽ để Philíppin phải trả giá nặng nề". Bài báo gợi ý, cách tốt nhất của Trung Quốc là "phớt lờ Philíppin trong khi đẩy mạnh hợp tác giữa Trung Quốc với tất cả các nước Đông Nam Á". Nhưng theo chuyên gia chính sách đối ngoại của Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh, Trung Quốc nên sử dụng chiến thuật khác nhau với từng nước Đông Nam Á. Ông ta đề nghị áp đặt các biện pháp cấm vận kinh tế với các nước như Philíppin và Việt Nam, bởi vì đây là "các nước ồn ào nhất trong chuyện chống Trung Quốc. Trung Quốc có thể gửi thông điệp đến các nước này bằng cách giảm các khoản viện trợ hoặc tạm thời ngăn chặn khách du lịch Trung Quốc đến các nước".

Beijing’s potentially most potent weapon to whip ASEAN members into line is its fast-modernizing navy. The People’s Liberation Army Navy (PLAN) is developing a blue-water fleet that boosts sophisticated hardware ranging from nuclear submarines to aircraft carriers. There have been reports the past few months that the PLAN will base its fourth fleet—which eventually may consist of two to three aircraft carrier battle groups—in Sanya, a city in south Hainan Island. Sanya sits on the northern tip of the South China Sea. This armada will complement the Qingdao-based North Sea Fleet, the Ningbo-based East Sea Fleet and the Zhanjiang-based SouthSea fleet. China’s naval power projection reached a new height last August with the maiden voyage of its first aircraft carrier, the Varyag, which was a refitted version of a Ukrainian vessel that China acquired in the 1990s. PLAN shipyards are believed to be building up to three Chinese-designed state-of-the-art carriers that could come on stream in the latter half of this decade (Korea Herald [Seoul] September 9; Business Standard [New Delhi], August 16; China Daily, July 29).

Tuy nhiên, vũ khí lợi hại nhất của Bắc Kinh để đe dọa các nước thành viên ASEAN liên kết với nhau là nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng hải quân Trung Quốc (PLAN). Hiện nay, hải quân Trung Quốc đang phát triển một hạm đội biển xanh, được trang bị các phương tiện hiện đại từ các tàu ngầm hạt nhân đến tàu sân bay. Các tin tức gần đây cho biết PLAN sẽ đặt căn cứ của hạm đội thứ 4, có thể gồm 2-3 nhóm tàu chiến đấu chở máy bay, tại Tam Á, một thành phố ở phía Nam đảo Hải Nam. Hạm đội này sẽ hỗ trợ hạm đội Bắc Hải đặt căn cứ tại Thanh Đảo, hạm đội Đông Hải đặt căn cứ tại Ninh Ba và hạm đội Nam Hải đặt căn cứ tại Trạm Giang. Tháng 8/2010, sức mạnh của hải quân Trung Quốc đạt đến đỉnh cao, sau khi tàu sân bay Varyag đầu tiên hoàn thành một hành trình xa trên biển. PLAN cũng đang xây dựng các xưởng đóng tàu để đóng 3 tàu sân bay hiện đại và dự kiến hoàn thành vào giữa thập kỷ này.

The message that Beijing does not rule out a military solution to the South China Sea imbroglio has been sent via the Global Times, which is often regarded as a propaganda vehicle for hawkish elements in the Chinese establishment. In a much-noted commentary in late October, Global Times warned that aggressive sovereignty claimants to the South China Sea such as Vietnam and the Philippines should “mentally prepare for the sound of cannons.” “China should not give pride of place to force and use the military option as its national policy,” it pointed out. “Yet China must also not rely solely on negotiations. In times of exigencies, it should ‘kill one to scare off the hundred’.” More recently, Global Times ran an article by National Defense University strategist Fan Jinfa that the authorities should take a pugilistic approach to prevent other nations from grabbing Chinese territories in the South China Sea. “Vietnam, Malaysia and the Philippines have occupied territories in the Spratly Islands,” said Fan, a former naval captain. “We should be more proactive in order to enhance de facto occupation and control” of islets in the disputed waters (Global Times, November 11, October 25; Reuters, October 25).

Bức thông điệp mà Bắc Kinh muốn gửi đi là không loại trừ một giải pháp quân sự trước tình trạng tranh chấp ở Biển Đông đã được đăng trên tờ "Thời báo hoàn cầu". Trong một bài bình luận cuối tháng 10/2010, "Thời báo hoàn cầu" cảnh báo các nước tuyên bố chủ quyền mạnh đối với Biển Đông như Việt Nam và Philíppin nên "chuẩn bị tinh thần nghe tiếng súng thần công". Gần đây hơn, "Thời báo hoàn cầu" đăng một bài báo của nhà chiến lược Phạm Tiến Phát thuộc Đại học Quốc phòng, trong đó nhấn mạnh các nhà chức trách Trung Quốc nên áp dụng biện pháp "võ quyền anh" để ngăn chặn những nước xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Phạm Tiến Phát nói: "Việt Nam, Malaixia và Philíppin đã chiếm đóng lãnh thổ trên quần đảo Trường Sa. Chúng ta nên có biện pháp mạnh để tăng cường kiểm soát và chiếm đóng các hòn đảo ở các vùng biển có tranh chấp".

Will Beijing’s game plan work? Much depends on the Obama’s administration’s ability to gain the support of heavyweight countries in the Asia-Pacific theatre to participate in its “pivot-on-Asia” strategy. Indeed, much of the CCP leadership’s nervousness stems from the fact that for the first time, India and Japan seem to be joining the alleged U.S. attempt to contain China through “internationalizing” the South China Sea issue. Indian state oil companies have signed agreements with Hanoi to exploit oil and gas close to islets that are also claimed by China. Tokyo recently concluded defense cooperation and intelligence exchange deals with both Vietnam and the Philippines. At Bali, the Japanese delegation inked a separate statement with ASEAN regarding ways and means to ensure unobstructed navigation in the South China Sea. Tokyo also has backed Manila’s effort to seek an “international solution” to territorial brawls in the contested waters. Despite problems in the Japanese economy, Tokyo last week pledged $25 billion in infrastructure-related aid and loans to ASEAN members (Ming Pao, November 19; Reuters, November 18; China News Service, November 18).

Liệu canh bạc của Bắc Kinh có hiệu quả? Phần lớn phụ thuộc khả năng Chính quyền Obama có giành được sự ủng hộ của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương để triển khai chiến lược quan trọng nhất đối với châu Á hay không. Rõ ràng, phần lớn những lo ngại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc bắt nguồn từ thực tế lần đầu tiên Ấn Độ và Nhật Bản dường như đang tham gia ý đồ ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ thông qua biện pháp "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông. Các công ty dầu mỏ Ấn Độ đã ký nhiều thỏa thuận với Hà Nội để khai thác dầu mỏ và khí đốt gần các hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Gần đây, Tôkyô ký các thỏa thuận hợp tác quốc phòng và trao đổi tình báo với Việt Nam và Philíppin. Tại Bali, Nhật Bản ký một tuyên bố riêng với ASEAN liên quan đến các biện pháp bảo đảm hàng hải không bị trở ngại trên Biển Đông. Tôkyô cũng ủng hộ Manila tìm kiếm một giải pháp quốc tế cho các tranh chấp lãnh thổ ở các vùng biển có tranh chấp. Bất chấp nhiều khó khăn kinh tế, mới đây Tôkyô cam kết chi 25 tỷ USD bằng các khoản vay và viện trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng cho các nước ASEAN.

Yu Zhirong, a researcher at the China Oceanic Development Research Institute, asked a highly relevant question regarding the country’s run-in with a host of nations over the South China Sea. “China’s strength has increased and it should be striking fears [in the hearts of its neighbors],” he wrote in a recent article. “How come it faces enemies at the front and back over efforts to protect its maritime territorial rights?” (Xinhuanet.com, November 9; Sina.com, November 9). One answer to Yu’s question could be that China’s precipitous rise—coupled with its formidable projection of hard power in Asia—has given the United States an opportunity to stage a “return to Asia” campaign in the capacity of a protector to nations that shudder at the prospect of a fire-spitting dragon. As illustrated by the conversations that Obama had with President Hu Jintao and Premier Wen in respectively Hawaii and Bali, both the United States and China however seem to prefer win-win scenarios to zero-sum games. The outcome of the epic struggle between the world’s sole superpower and the fast-rising quasi-superpower depends then, on the give-and-take between the two giants—as well as their ability to influence other stakeholders in the volatile region.

Ông Dư Chí Vinh, nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Hải dương của Trung Quốc, đặt câu hỏi liên quan đến sự bất đồng của Bắc Kinh với một số nước về Biển Đông. Trong một bài báo gần đây, ông Dư Chí Vinh viết: "Sức mạnh của Trung Quốc đã tăng lên và nó đang làm nhiều nước lo sợ. Trung Quốc có thể làm thế nào để đối mặt với các kẻ thù trên mặt trận và thúc đẩy các nỗ lực để bảo vệ quyền lãnh thổ biển của mình? Một câu trả lời cho câu hỏi của ông Dư Chí Vinh có thể là, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, cùng với việc tăng cường sức mạnh cứng của nước này ở châu Á, đã tạo cơ hội cho Mỹ phát động một chiến dịch "trở lại châu Á" với tư cách như một người bảo vệ các nước hiện đang lo lắng trước triển vọng của một con rồng lửa. Như đã được thể hiện qua các cuộc hội đàm giữa ông Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Haoai và Bali, cả Mỹ và Trung Quốc dường như đều thích kịch bản cùng thắng hơn canh bạc được mất ngang nhau. Kết cục của cuộc xung đột giữa siêu cường duy nhất của thế giới và siêu cường đang lên lúc đó phụ thuộc sự trao đổi giữa hai người khổng lồ cũng như khả năng của họ trong việc gây ảnh hưởng tới các nước khác trong khu vực dễ mất ổn định này.


Translated by Huong Tra

http://www.jamestown.org/programs/chinabrief/single/?tx_ttnews[tt_news]=38715&tx_ttnews[backPid]=25&cHash=b17a7a99a3ee2726f13bb6a96e842e90

Four anecdotes and some news: or, The paths of resistance Bốn giai thoại và một tin ngắn hay là Những con đường dẫn tới kháng chiến



Four anecdotes and some news: or, The paths of resistance

Bốn giai thoại và một tin ngắn hay là Những con đường dẫn tới kháng chiến

by Nguyễn Hữu Động

Nguyễn Hữu Động

11 December 2011

11/12/2011

About the author

Dong Nguyen's academic career includes serving as a visiting professor to universities in his native Vietnam, Mexico, Algeria and Thailand, as well as a lecturer at the Universite de Paris X and a visiting fellow at Sussex University. In an extensive career with the UN, in twenty years he has provided electoral support to more than thirty countries.

Về tác giả

Sự nghiệp học thuật của Nguyễn Hữu Động bao gồm làm giáo sư thỉnh giảng trường đại học ở Việt Nam, Mexico, Algeria và Thái Lan, cũng như một giảng viên tại Trường Đại học de Paris X và một nghiên cứu sinh thỉnh giảng tại Đại học Sussex. Trong một hoạt động khác với Liên Hợp Quốc, trong hai mươi năm, ông đã cung cấp hỗ trợ bầu cử cho hơn ba mươi quốc gia.

On the fiftieth anniversary of the American intervention in Vietnam, one lesson might be that knowledge is never passed on, only acquired, that history is not a reality which must be discovered but must be thought about and then reconstructed.

A very close friend of mine asked me to write a mostly biographical piece on the 50th anniversary of the American intervention in Vietnam (a rather formulaic anniversary given that we know that American aid to the French army and then to the Vietnamese army takes us back to the fifties). Instead of rehashing the accounts of hundreds of historians who know much more solid fact than I do, I will tell the story through individual accounts in an effort to illustrate in a personal manner the paths which led me to the fringes of the Vietnamese resistance, in order that I might tease out what seems to me to be the lesson of this resistance.

Nhân dịp 50 năm Mỹ can thiệp ở Việt Nam (cách tính này chỉ là ước lệ vì mọi người đều biết Hoa Kỳ viện trợ cho quân đội Pháp, rồi quân đội Việt Nam Cộng Hòa ngay từ những năm 1950), tôi được một người bạn thân yêu cầu viết đôi dòng có tính chất tiểu sử. Thay vì viết, và viết dở, những gì mà hàng trăm nhà sử học của đủ mọi nước đã viết, và viết hay hơn, tôi sẽ đi vòng bằng cách kể lại vài mẩu chuyện cá nhân để tìm cách minh họa những con đường đã dẫn tôi tới cuộc kháng chiến của Việt Nam, trước khi rút ra những điều mà tôi cho là bài học của cuộc kháng chiến.

May 1977. The war with the Americans was over. Upon returning to the south of Vietnam, I spent an evening with friends at a restaurant. A singer – about thirty, and skinny – came to give us a serenade. I sent him over a beer and some cigarettes. He approached our table and we asked him to sing us a few pre-war songs. Having sung his songs, just before leaving, he leant towards me and murmured: ‘Brother, when were you liberated?’ (from the re-education camp). What could I return except a warm embrace?

Tháng năm 1977. Chiến tranh với Mỹ đã kết thúc. Trở về miền Nam Việt Nam, tối hôm ấy tôi đi ăn với mấy người bạn. Một ca sĩ, tuổi trạc ba mươi, mảnh khảnh, hát một bản dạ khúc. Tôi nhờ nhân viên phục vụ mang bia và thuốc lá tặng ca sĩ. Anh ta tiến lại gần bàn và chúng tôi yêu cầu hát thêm vài bản tiền chiến. Hát xong, trước khi đi, anh ghé tai tôi, thì thầm: Anh được (“cải tạo”) ra từ hồi nào vậy? Tôi không biết trả lời thế nào hơn là xiết chặt người anh.

September 2005. In the gardens of the Thong Nhat hospital in Ho Chi Minh city. I went out to visit one of my peers from the Conference on Vietnam (1968-1975) in Paris. I met a group of convalescent veterans of the military coup. I thought I recognised one among them. He too recognised me. We exchanged greetings and he said ‘You seem familiar. Which theatre of operations were you in, my brother?’. I smiled and responded: ‘the diplomatic battle in Paris’. We hugged and each went on his way.

Tháng chín 2005. Trong công viên của bệnh viện Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh). Tôi vừa đi thăm một “bà chị” thành viên của phái đoàn ở Hội nghị Paris về Việt Nam (1968-1975). Ngoài vườn, tôi gặp một nhóm bệnh nhân, tóc đã bạc trắng, húi ngắn theo kiểu quân đội. Tôi thấy một người quen quen. Ông ta dường như cũng nhận ra tôi. Chúng tôi chào nhau. Ông hỏi: Trông anh quen quá. Hồi đó anh ở chiến trường nào? Tôi mỉm cười: Tôi ở mặt trận ngoại giao Paris. Chúng tôi ôm nhau rồi ai đi đường nấy.

May 2004. A visit to a friend in charge of reconstruction in Iraq. We were in his office, in the heart of the green zone in Baghdad. After a long embrace, I sat down in front of him. ‘No, not there’ he said. ‘Behind the pillar, please. Fifteen days ago one of my visitors was injured by a rocket just there.’ I moved in compliance and began to laugh and asked him: ‘Were they the same rockets that we sent you in Saigon in the sixties?’ He nodded in agreement, chuckling: ‘Yes they are the same, but yours were less precise!’ At that time he worked in South Vietnam for USAID, and was in charge of the program of pacification and reconstruction. After this, our discussions were scattered with Vietnamese words because his wife was from Cholon in Ho Chi Minh city, and he had always spoken the language. A week after our meeting we met again at the airport, me to go on further travels and him to finally and definitively take his retirement. His last words were: ‘These people have no memory and have learnt nothing’ (from the Vietnam experience).

Tháng năm 2004. Tôi đi thăm người bạn phụ trách kế hoạch tái thiết Irak. Địa điểm gặp gỡ là văn phòng của anh bạn, nằm ở trung tâm “khu xanh” (khu an toàn, chú thích của người dịch) của Bagdad. Chúng tôi ôm hôn nhau, rồi tôi ngồi xuống ghế đối diện. Đừng ngồi đó, anh bạn vội nói. Anh hãy ngồi đằng sau cái cột này. Cách đây nửa tháng, một người khách ngồi đó, bị rốc-két bắn bị thương đấy. Tôi đành nghe lời bạn, rồi tôi cười, hỏi anh: Thì cũng giống những quả rốc-kết mà chúng tôi bắn vào anh những năm 60 ở Sài Gòn chứ gì? Anh ta gật đầu cười: Đúng thế, nhưng rốc-két của các anh không chính xác bằng. Những năm ấy, người bạn tôi làm việc ở miền Nam Việt Nam cho cơ quan USAID, phụ trách kế hoạch bình định và tái thiết. Sau đó câu chuyện giữa chúng tôi xen kẽ cả tiếng Việt: vợ anh là người Chợ Lớn và anh vẫn thường nói tiếng Việt. Một tuần sau, chúng tôi gặp lại nhau, lần này ở phi trường, tôi thì tiếp tục đi công tác, còn anh thì về hưu. Lời nói cuối cùng của anh: "Chúng nó không nhớ gì cả, không học được điều gì cả" (từ kinh nghiệm Việt Nam?)

February 2003. Trip to Kabul. As normal, I had to meet the heads of the political parties (though the concept of party politics does not exist in Afghanistan, it’s an approximate translation). Fifteen people sat in a room, armed with their AK 47’s perched on cushions on the ground. Upon my entrance, a large bearded man of a certain age stood up and asked me: ‘Where do you come from?’ I quickly replied that I was from the United Nations and that I was Vietnamese. He laid his gun on the ground and extended his hand towards me in greeting:

Tháng hai 2003. Công tác ở Kabul. Như thường lệ, tôi có nhiệm vụ gặp lãnh đạo các đảng phái chính trị (tạm gọi như vậy vì ở Afghanistan không có những chính đảng theo đúng nghĩa của danh từ này). Trong phòng, khoảng mười lăm người, súng AK47 trong tay, ngồi trên nệm tròn đặt dưới đất. Khi tôi bước vào, một người trung niên to lớn, để râu quai nón, đứng lên và hỏi tôi: “Ông từ đâu đến?”. Tôi vội đáp tôi do Liên Hiệp Quốc gửi tới và tôi là người Việt Nam. Ông ta đặt súng xuống đất và chìa tay ra bắt tay tôi, chào mừng:

"A few months ago, we chased Bin Laden to the mountains of Tora Bora. When we were twenty kilometres from there, we saw B52 bombers target the mountain. I have been a fighter for many years, since the eighties, and I was scared. We said to each other afterwards, ‘How did the Vietnamese resist that?’ You are the first Vietnamese person I have ever met. Let me shake your hand."

The others rose to do the same.

“Cách đây mấy tháng, chúng tôi săn lùng Bin Laden ở vùng núi Tora Bora. Khi còn cách chỗ đó 20 km, chúng tôi thấy B52 trải thảm bom xuống núi. Tôi cầm súng từ những năm 80, vậy mà hôm ấy tôi sởn tóc gáy. Về sau, chúng tôi bảo nhau: “Không biết làm thế nào mà người Việt Nam chống cự được suốt bao nhiêu năm trời?”. Ông là người Việt Nam đầu tiên tôi được gặp. Cho nên tôi xin được bắt tay ông một cái”. Những người khác cũng đứng dậy bắt tay tôi.

Mexico 2010. A brief article in the local press: The American naval forces have linked with the Vietnamese navy in a joint manoeuvre in the South China Sea. There was no commentary.

Mexico 2010. Mẩu tin ngắn trên báo địa phương: hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam triển khai diễn tập trên Biển Đông. Tờ báo không bình luận gì thêm.

I have not recounted these anecdotes in a chronological order. They are all important to me, milestones in a non-linear process of thought within which the events of the past shed light on those in the present and indicate possible outcomes of events in the future. Millions of my compatriots shared the same experience as me, and what interests me in recounting some of my story is to see that in the end, regardless of the paths that we have each of us chosen, we all, or nearly all, find ourselves on the same paths of resistance.

Những giai thoại kể trên, tôi không theo trình tự thời gian. Chúng có ý nghĩa đối với tôi, tựa như những cái mốc đánh dấu dòng suy tư phi tuyến tính trong đó những sự kiện quá khứ soi sáng hiện tại và vạch ra những đường hướng có thể của tương lai. Đồng bào tôi có hàng triệu người đã trải nghiệm như thế, và điều quan trọng đối với tôi khi tôi kể lại phần nào hành trình của mình, là để nhận ra rằng, người này chọn còn đường này, người kia chọn con đường kia, rốt cuộc chúng tôi, hầu hết chúng tôi, cũng gặp nhau trên những nẻo đường kháng chiến.

For those men and women of my generation, our adult life, and by that I mean the part of our life for which we have been ourselves responsible, has been a life in which war is omnipresent, to the point that distinction between life and war becomes difficult – a life in which everything is thought about, or often not thought about enough, in terms of war. In other words, war has become much more than an interlude between two moments of peace – it is life itself. Malraux once said that privilege was firstly to be able to choose for oneself. In our case it seems that privilege is to be able to tell the difference between a state of war and a state of peace, and to make a choice.

My school friends from wealthy families, found themselves in French, English, Australian, and American universities, above all during the 1960s when preparations for war were accelerating. Those families who did not have the means to send their children to university had no other alternative but the army. I have no memory of anyone of my generation, baptised during the period of the Viet Kong* movement, who joined the resistance. (Literal translation*: Vietnamese communist, but if one uses a South Vietnamese accent it is pronounced Ziet Cong which means to Eliminate the Communists).

Đối với những anh chị em cùng thế hệ với tôi, cuộc đời trưởng thành – cuộc đời mà mỗi người phải chịu trách nhiệm về chính mình – là cuộc đời bị chiến tranh chế ngự, tới mức không còn phân được cuộc sống và chiến tranh, một cuộc đời trong đó, mọi suy nghĩ, hay không suy nghĩ, đều dính dấp đến chiến tranh. Nói khác đi, chiến tranh không phải là cái dấu ngoặc giữa hai thời gian hòa bình. Chiến tranh là chính cuộc sống. Malraux từng nói, người ta có một ưu quyền, trước hết đó là quyền được chọn lựa. Trong trường hợp của chúng tôi, ưu quyền ấy là quyền phân biệt trạng thái chiến tranh với trạng thái hòa bình, và tự mình chọn lựa. Trong lứa bạn bè học sinh trung học của tôi, thì những người mà gia đình có khả năng đều theo học ở các trường đại học Pháp, Anh, Úc hay Mỹ, nhất là ngay từ năm 1960, khi mà các bên khẩn trương chuẩn bị chiến tranh. Những ai không có phương tiện thì chỉ còn một con đường là nhập ngũ. Thế hệ của tôi, hồi ấy, tôi không nhớ có ai gia nhập hàng ngũ kháng chiến, lúc đó người ta gọi là Việt Cộng (nói giọng Nam Bộ thì thành… Diệt Cộng).

For me it was the University of Lausanne in Switzerland, a country the exact opposite of the society I come from. For the young people of my social condition and of my generation, the objective was clear; get the most prestigious degree possible, get to grips with foreign languages as quickly as possible (in addition to the obvious and necessary French and English), and then return home to build a pathway to the summit of power.

Tôi thì được gửi sang học trường Đại học Lausanne, Thụy Sĩ. So với một xã hội thời chiến mà tôi vừa sống, thì không có nơi nào tương phản hơn là thành phố bên bờ hồ Léman này. Với những sinh viên thuộc thành phần và lứa tuổi của tôi, mục tiêu đã vạch sẵn: thi đỗ tốt nghiệp, bằng cấp càng cao càng tốt, nhanh chóng sử dụng thành thạo ngoại ngữ (tiếng Anh và, tất nhiên, tiếng Pháp), về nước, và tiến thân, đến đỉnh cao quyền lực.

The fact that this power was controlled by the armed forces, they themselves controlled by foreigners, did not present itself as a problem to us. Essentially, we had the illusion that the foreign presence could be nothing but temporary. Had we not been brought up with the notion that we came from an ancient civilisation and that our country was already an organised, orderly, and hierarchical society when the United States of America was still merely a colony of Britain? We always repeated De Gaulle’s phrase: ‘France has ancient roots’, applying it to our country. What did the presence of a few foreign soldiers who were only there to serve our interests matter?

Quyền lực ấy có do quân đội kiểm soát, và quân đội có do ngoại bang kiểm soát, điều đó thật ra không đặt thành vấn đề đối với chúng tôi. Thực sự mà nói, chúng tôi nuôi dưỡng ảo tưởng là sự có mặt của ngoại bang chẳng qua là tạm thời. Chẳng phải chúng tôi đã được học là Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến, xã hội chúng tôi đã được tổ chức, có tôn ti trật tự từ lâu, khi Hoa Kì chỉ là thuộc địa của Anh đó sao? Chúng tôi lặp đi lặp lại câu nói của tướng De Gaulle nói về nước Pháp, mà chúng tôi vận vào Việt Nam: đất nước này đến từ thẳm sâu của thời đại. Mấy tay lính ngoại quốc, sá chi! chẳng qua chỉ phục vụ lợi ích lâu dài của chúng tôi.

For many among us the wake-up to reality was brutal, and with this awakening came a keen awareness that it was now necessary to make a choice that wasn’t necessarily a radical break, but one that would conform with the fundamental values that we had adopted. The war that was beginning before our eyes was not only a conflict of two opposing forces. In its making it became a sort of civil war: the conflict was shattering our lives and changing our way of being, and our traditional values, as much as our future, which was itself more and more uncertain. With hindsight, I would say that the war – with its endless procession of suffering and bereavements (of our loved ones and of our illusions) – was forcing us to globalize.

Đối với nhiều người trong chúng tôi, sự bừng tỉnh không êm ái chút nào. Cùng với sự thức tỉnh, ý thức sâu sắc là giờ chọn lựa đã điểm, một sự chọn lựa không nhất thiết là đoạn tuyệt triệt để, nhưng phải phù hợp với những gì mà chúng tôi coi là những giá trị cơ bản. Cuộc chiến tranh đang diễn ra trước mắt chúng tôi không chỉ là cuộc giao tranh giữa hai lực lượng đối nghịch. Với khía cạnh huynh đệ tương tàn, dù đó không phải là tính chất cơ bản, cuộc chiến tranh đã đảo lộn cuộc đời chúng tôi, thay đổi nếp sống, thay đổi những giá trị truyền thống cũng như tương lai của chúng tôi, một tương lai ngày càng bất trắc. Ngày nay nhìn lại, có thể nói rằng cuộc chiến tranh ấy, với chuỗi dài những khổ đau mất mát (mất đi những người thân, và mất đi cả những ảo tưởng), đã cưỡng bức, đã ném chúng tôi vào cuộc toàn cầu hóa.

Personally, I was lucky. In 1962, France negotiated at Evian with the National Liberation Front of Algeria to put an end to the war. The Algerian delegation had established itself in Lausanne. One of its members had taken a liking to me and we spent long evenings during which he would explain to me what the Vietnamese victory against the French armies meant to him - the end of the colonial era. For the first time I saw the political history of my country from an angle other than that of a list of facts. The people involved were no longer limited in my perception of them to my close or distant relatives. My father was a well-known doctor, the former Minister for Health, notably the doctor of the last Head of State in Vietnam. He saw politics as playing with society, a game between friends, allies, or competitors, a worldly game for people of his class.

Phần tôi phải nói là tôi gặp may. Năm 1962, ở Evian (thành phố nằm ven hồ Léman, phía nam -- chú thích của người dịch) nước Pháp thương lượng với Mặt trận giải phóng dân tộc Algérie để chấm dứt chiến tranh. Phái đoàn FNL đóng ở Lausanne (thành phố Thụy Sĩ, bờ phía bắc hồ Léman). Một thành viên của phái đoàn kết thân với tôi, nhiều lần chúng tôi chuyện trò suốt tối. Anh cho tôi hiểu việc bộ đội Việt Nam đánh bại quân đội Pháp đã tác động thế nào lên anh. Điện Biên Phủ đã kết thúc thời kì thuộc địa. Lần đầu tiên, lịch sử chính trị của đất nước hiện ra với tôi, không còn là sự lắp ghép những sự kiện rời rạc. Những nhân vật lịch sử không còn là những bà con họ hàng xa gần của gia đình tôi hay là những người quen của cha mẹ tôi. Cha tôi là bác sĩ nhiều người biết tiếng, cựu bộ trưởng y tế, ngự y của quốc trưởng. Đối với cha tôi, chính trị là một cuộc chơi giữa bạn bè, đồng minh hay đối thủ, nhưng là một thú chơi nhàn tản của giới thượng lưu.

His particular approach is interesting in that it allows for a certain distance from the passion born of politics, and opens up the possibility for a more welcoming attitude of which I did not appreciate the value until much later, after many years of service in the United Nations. One must also note that this absence of partisan passion comes not only from an education in which the overflow of feelings is considered bad taste, but also from the fact that my extended family is itself divided. Many of my cousins and uncles took up arms for one side or another. And because the war lasted for decades the spirit of confrontation wore itself out, leaving in its place a widespread understanding and an acceptance of destiny, in the Buddhist sense of the term.

Quan niệm ấy cũng có cái hay hay là nó cho phép nhìn chính trị với một khoảng cách nhất định, xa lạ với đam mê chính trị, và mở ra khả năng nhìn người nhìn việc với tinh thần khoan dung mãi về sau này tôi mới cảm nhận được giá trị, sau những năm làm việc cho Liên Hiệp Quốc. Cũng phải nói thêm là sự thiếu vắng đam mê kiểu "phe phái ăn thua đủ" này, một phần là do nếp giáo dục (để cho tình cảm lấn át tràn lan là một điều bị coi là hết sức dở) phần nữa là vì bản thân dòng họ của chúng tôi cũng chia hai phe. Anh em họ, chú bác tôi nhiều người đã cầm súng chiến đấu, ở bên này hay bên kia. Cuộc chiến tranh kéo dài suốt mấy thập niên, não trạng đối đầu dường như cũng lắng xuống, nhường chỗ cho sự cảm thông, chấp nhận duyên nghiệp theo quan niệm của đạo Phật.

At the time I was gripped by reading all that came into my possession on the history of Vietnam and the origins of the colonial wars. I wanted to get to know social reality. The first lesson is that knowledge is never passed on, only acquired, that history is not a reality which must be discovered but must be thought about and then reconstructed.

Năm ấy, tôi đọc ngốn ngấu tất cả những gì viết về lịch sử Việt Nam, về nguồn gốc các cuộc chiến tranh thuộc địa, về thực trạng xã hội mà lúc đó các công cụ khoa học biết được. Bài học đầu tiên mà tôi rút ra được: tri thức không phải là cái gì có thể truyền đạt được, mà phải được lĩnh hội ; lịch sử không phải là một hiện thực để người ta phát hiện ra, mà ta phải tư duy nó, xây dựng nó.

As a result of this reading I came naturally to think about social change, moving towards bringing my own social practise into line with the theories that I had. This practise took the form of participation in the intellectual movement that began to manifest itself in France and then across Europe, the protest movement against the American war which, from 1965, was taking place across the country.

Từ những trang sách ấy, một cách rất tự nhiên, tôi đi tới những suy nghĩ về các lí thuyết về biến đổi xã hội, và từng bước, tôi khao khát kết hợp hài hòa thực tiễn xã hội của mình với những lí luận mà mình tin tưởng. Thực tiễn đây là tham gia phong trào trí thức, bắt đầu ở Pháp rồi lan truyền sang các nước Châu Âu, đấu tranh chống lại cuộc chiến tranh của Mỹ đã lan rộng ra toàn quốc Việt Nam ngay từ năm 1965.

Within this movement I had the great privilege of meeting and engaging with the greatest minds among Vietnamese exiles, which allowed me to reflect on the culture I carried inside me, on my national identity, which is said to be unchanging but that in reality changes with history and with context. Marc Bloch said that we are more the children of our time than the children of our ancestors. This great wisdom came to me much later in my professional life, but that is another story. What is certain is that I found a new confidence in making decisions within the richness of my new society, a certainty that I still possess today.

Diễm phúc của tôi là trong phong trào ấy, tôi đã được gặp và kết thân với những đầu óc ưu tú nhất của giới Việt Nam ở nước ngoài. Nhờ họ, tôi có dịp suy nghĩ về nền văn hóa “tự phát” mà tôi mang trong người, về cái bản sắc dân tộc thường được coi là bất di bất dịch mà thực ra vẫn thiên biến vạn hóa, theo dòng lịch sử, theo từng hoàn cảnh. Marc Bloch nói chúng ta là những đứa con của thời đại của chúng ta nhiều hơn là con của cha ông chúng ta. Điều minh triết ấy, mãi về sau, trải qua cuộc đời nghề nghiệp, tôi mới ngộ ra, nhưng đây lại là chuyện khác. Điều chắc chắn, là trong sự phong phú muôn vẻ của giới tham gia phong trào này, tôi củng cố một lần nữa niềm tin vào những quyết định của mình. Niềm tin ấy, cho đến ngày hôm nay vẫn nguyên vẹn, là không có sự chọn lựa nào khác.

And then events accelerated. The frenzy of events in May 1968 saw in Paris the birth of the Peace Conference on Vietnam. Because I am one of the rare Vietnamese/French bilinguals with also some notion of the English language, I was conscripted by the delegation of the National Liberation Front of South Vietnam to work in their information office – apparently a press initiative but in reality as a support structure to the negotiations. The work was that of a diplomatic mission and my contribution was principally to translate and to write out the speeches of the members of the National Liberation Front delegation. In addition I also had work as a political analyst.

Rồi các biến cố dồn dập xảy ra. Giữa cao trào những biến cố tháng năm 1968, Hội nghị Paris về Việt Nam khai mạc. Là một trong số khá hiếm những người song ngữ Pháp/Việt, lại biết chút ít tiếng Anh, tôi được đoàn đại biểu Mặt trân Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam chọn vào làm việc ở Cơ quan Thông tin, bề ngoài là một nhiệm sở báo chí, thực chất là cơ quan hỗ trợ cho cuộc đàm phán. Công việc của cơ quan là công việc của một phái bộ ngoại giao, công việc của tôi chủ yếu là dịch, sau đó là viết các bài diễn văn cho đoàn, một công việc nữa là phân tích tình hình chính trị.

Thinking back to this period, I don’t feel any misplaced pride, only the feeling of a duty carried out. The country calls and we respond. It is as natural as breathing. Around me, amongst my companions in the service of the country, I found the same feeling of calm. And when it was my turn to look straight in the eye those who saw us as either adversaries or allies of the foreign forces, I saw there a very similar attitude as well. Our ideas, just or unjust, certainly differ, but with regards to the fulfilment of what some consider as public duty, the difference is minimal.

Từ những năm tháng làm công việc này, tôi không có gì để kiêu hãnh vô lối, có chăng là cảm nhận đã làm tròn bổn phận. Đất nước kêu gọi, và chúng tôi đã đáp lời hưởng ứng. Tự nhiên như người ta hít thở để sống. Trong bạn bè chung quanh tôi, ai ai cũng an nhiên phục vụ đất nước như vậy. Và khi có dịp quan sát phía đối diện, những người mà chúng tôi coi là đối phương vì họ là đồng minh của ngoại bang, ở nhiều người tôi cũng thấy có thái độ tương tự. Cố nhiên, quan niệm về chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa giữa chúng tôi và họ, khác nhau. Nhưng sự khác biệt không có gì lớn trong quan niệm về hoàn thành nhiệm vụ.

Four delegations were present at the conference: ours (the provisional revolutionary government of South Vietnam), the delegation from the Democratic Republic of Vietnam, the delegation from the government of the United States of America, and the delegation of the government of the Vietnamese Republic which we called the administration of Saigon. One of my cousins, a colonel, was responsible for the communications of the Saigon delegates, and my own brother in law, also a colonel, was the military advisor of these same people. The two often came to dinner at my house and the only rule that we all respected at the table was not to speak about the conference. We were opponents, but we each respected the other’s choices: this was essential in order to preserve our dignity.

Tham gia Hội nghị Paris có bốn đoàn đại biểu. Đoàn chúng tôi, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ; đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ; đoàn chính phủ Hoa Kì và đoàn của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, mà chúng tôi gọi là chính quyền Sài Gòn. Tôi có người anh em họ, đại tá, là người phụ trách truyền thông cho phái đoàn Sài Gòn, còn anh rể tôi, cũng mang quân hàm đại tá, là cố vấn quân sự cho phái đoàn này. Các anh thường đến nhà tôi ăn cơm tối. Quy tắc duy nhất mà chúng tôi đều tuân thủ là: không bàn chuyện Hội nghị. Chúng tôi đối địch, nhưng chúng tôi tôn trọng sự chọn lựa của nhau, vì biết rằng đó là cái giá để gìn giữ nhân cách của mỗi người.

When I look back and reflect on these meetings that were on the fringes of a crucial conference for the country, my first conclusion is that fundamentally, the concepts of family, culture, history, shared affections, and one word - our nation - transcend war. Someone said that he felt sorry for those people who had to choose between friendship, and the love of one’s country. I confess that I don’t really understand this pity because the love of one’s country of birth is also the love of its greatness and what greatness is it that surpasses the virtues of tolerance? In this sense, why would other nations in the world feel different from us Vietnamese? For certain people, the nation is a community, a tribe, a clan. In an abstract vision of life and social evolution, those who promote democracy by force tend to forget this. For many years I tried to explain to my European friends what national feeling meant. I don’t think I succeeded. Benedict Anderson wrote a superb book on this theme, one that has never been out of print. This feeling, however, remains an abstraction above all in countries born into the world bearing messianic messages, countries which themselves arose out of revolution or immense industrial power, and for these countries, ‘national feeling’ is expressed primarily by spreading their message.

Ngày nay nhìn lại và suy nghĩ về những cuộc gặp gỡ bên lề cuộc hội nghị có ý nghĩa trọng đại đối với đất nước, thì kết luận đầu tiên mà tôi rút ra là: xét cho cùng, gia đình, văn hóa, lịch sử và sự thương mến lẫn nhau, tóm lại một chữ là: dân tộc, vượt qua mọi hàng rào chiến tranh. Ai đó từng nói là thương hại người nào phải chọn lựa giữa tình bạn và tình yêu tổ quốc. Thú thực là tôi không hiểu thấu sự thương hại đó, bởi yêu nước cũng là yêu sự cao cả của đất nước, mà thử hỏi có gì cao cả hơn là lòng khoan dung hào hiệp? Trong ý nghĩa ấy, lẽ nào các dân tộc khác lại khác chúng tôi, dân tộc Việt Nam? Dân tộc, đối với một số người, có thể là cộng đồng, bộ lạc, gia tộc. Trong quan niệm trừu tượng về đời sống và tiến hóa xã hội, những người chủ trương dân chủ cấp bách thường bỏ qua yếu tố này. Trong nhiều năm trời, tôi đã nhiều lần cố gắng chia sẻ tình tự dân tộc với bạn bè người Âu. Tôi không nghĩ là đã làm được. Về đề tài này, Benedict Anderson đã viết một tác phẩm tuyệt hay, cuốn sách của ông đã được tái bản không biết bao nhiêu lần (Imagined communities. Reflections on the origin and spread of nationalism, CT của ND) nhưng tình cảm dân tộc vẫn còn là một cái gì trừu tượng, nhất là ở những quốc gia sinh ra đời là để truyền đạt những thông điệp cứu thế, và bản thân những thông điệp ấy lại phát sinh hoặc từ một cuộc đại cách mạng hoặc từ một thế lực kinh tế công nghiệp to lớn, do đó tình cảm dân tộc ở trong đó trước hết là ý chí truyền bá thông điệp cứu thế đó…

So for these countries nationalism is a kind of screen to hide social domination by a traditional elite who is being dispossessed by globalization. I would like to underline the fact that the Vietnamese combatants launched their attack under the banner of ‘doc lap’ (independence), and not ‘cach mang’ (revolution); that this feeling is a difficult one to rationalise; and that one must know how to distinguish between nationalistic conquests and more dignified nationalism. It is even more interesting that even though the colonies have disappeared from a global perspective, revolts continue to call for independence for a nation that may be more and more difficult to define, yet is more and more anchored in the hearts of the people.

Cho nên, đối với những quốc gia này, chủ nghĩa dân tộc chẳng qua một thứ chủ nghĩa sôvanh chống lại sự có mặt (thống trị) của ngoại bang, hay chỉ là tấm màn che đậy quyền thống trị của một đẳng cấp thượng lưu cổ truyền không muốn để cuộc toàn cầu hóa cướp mất quyền lực. Tôi đã hoài công giải thích là khi xung phong, người chiến sĩ Việt Nam hô to “độc lập” chứ không hô “cách mạng”, là tình cảm dân tộc ấy rất khó giải thích một cách thuần lý tính, là cần phải phân biệt chủ nghĩa dân tộc của kẻ đi chinh phục và chủ nghĩa dân tộc của những người giành lại quyền tự chủ ; mà chẳng ăn thua gì ! Điều này bây giờ càng ý vị, vì thế giới không còn thuộc địa, nhưng các cuộc nổi dậy vẫn dương cao ngọn cờ độc lập, nhân danh dân tộc, một khái niệm càng ngày càng khó định nghĩa, nhưng mỗi ngày mỗi khắc sâu trong tâm khảm.

I don’t want to return to the debate launched in earlier decades by Perry Anderson about whether Marxism, the official doctrine of modern Vietnam, has a large gap in it – that is the national question and its ideological companion, nationalism. If that is true, Marxism is itself clearly a child of its time and Stalin’s ‘National Question’ can’t alter it.

Tôi không muốn quay trở lại cuộc tranh luận mà cách đây mấy thập niên, Perry Anderson đã khởi xướng – theo P. Anderson, chủ nghĩa Marx – học thuyết chính thức của Việt Nam ngày nay – có một khiếm khuyết lớn, đó là vấn đề dân tộc, và “người bạn đường tư tưởng” của nó, chủ nghĩa dân tộc. Nếu đúng như vậy, thì chẳng qua chủ nghĩa Marx cũng là con đẻ của thời đại của Marx, chứ tác phẩm “Vấn đề Dân tộc” của J. Stalin cũng không thể làm thay đổi ý kiến.

Fifty years after American intervention in Vietnam and debates on nationalism continue to be current whether in Iraq or in Afghanistan, without even considering the less visible but equally murderous conflicts in Africa. At the time of my visits to these two countries, I often had the feeling that I had been cast back forty years into the past. What was the solution to the Vietnamese conflict devised by the USA? Vietnamisation - a national army, a national police force, and social, national, and economic development. All of this, including the massive foreign aid initiatives, can be significantly reduced as soon as the national institutions are in a position to maintain and support themselves. Hadn’t precisely this worked in Vietnam? But Vietnam is an exception because… (here one could put thirty reasons other than the right one). This might succeed, touch-wood, in Afghanistan and Iraq. It would be called Afghanisation or Iraqisation. It doesn’t really matter, however, because the national feeling is absent. Does the country have a unified desire? It plays a part in rhetorical discussions but never in politics – the only political actions are the construction of democratic institutions following any election. The hope is that in time, civil education and the decline of illiteracy will bring everyone into the mainstream of democracy.

50 năm sau ngày Mĩ can thiệp ở Việt Nam, điều đáng chú ý, là các cuộc tranh luận về chủ nghĩa dân tộc vẫn giữ tính chất thời sự, dù ở Irak hay Afghanistan, đó là không kể những cuộc xung đột không kém ác liệt nhưng ít được để ý ở Châu Phi. Mỗi lần sang Irak hay Afghanistan, tôi thường bất giác tưởng như mình trở lại 40 năm về trước. Hoa Kì muốn giải quyết chiến tranh Việt Nam bằng cách nào? Việt Nam hóa! Một quân đội quốc gia, một lực lượng cảnh sát quốc gia, một chính sách phát triển kinh tế và xã hội quốc gia. Tất cả những thứ đó cộng với ngoại viện ào ạt, khi nào các định chế nói trên tự mình đứng vững được thì sẽ cắt giảm viện trợ. Chiến lược ấy không thành công ở Việt Nam? Tại vì Việt Nam là một ngoại lệ, tại vì… (có thể kê ra hàng chục lí do, nhưng không có cái nào chính đáng). Lần này, ở Irak hay Afghanistan, nhất định sẽ thành công, hi vọng như vậy. Afghanistan-hóa, hay Irak-hóa, gọi như thế nào cũng được. Còn tình tự dân tộc ấy à? Không thấy đâu. Ý chí quốc gia? Trong diễn văn mĩ từ thì có đấy, nhưng không bao giờ có trong chính trị, danh từ chính trị hiểu theo nghĩa xây dựng những thiết chế dân chủ sau khi có bầu cử. Người ta hi vọng với thời gian, với giáo dục công dân, với công cuộc xóa nạn mù chữ, các dân tộc sẽ hòa mình vào dòng chủ lưu của dân chủ.

Looking at my life and at my travels across the world, I would be tempted to say that the passion for democracy - the democracy that implies justice, liberty and equality - does not exist and cannot exist other than as a product of the passion for independence and autonomy which are attributes of the nation where each of us was born. This nation has a story.

Rút ra từ cuộc đời, từ những công vụ ở nhiều nơi trên thế giới, tôi cảm nhận là rốt cuộc, sự đam mê vì dân chủ, với tất cả hàm ý công lý, tự do và bình đẳng (một hình thái khác của công lí) của khái niệm dân chủ, chỉ tồn tại và chỉ có thể tồn tại như là sản phẩm của đam mê vì độc lập, tự chủ, những quyền cơ bản mà ngày nay dân tộc của chúng tôi đã giành được. Dân tộc này có lịch sử của nó.

Returning to the four anecdotes I presented at the beginning, I would say that for my part, I am a part of my country and its history with its dreams and its nightmares. In accepting this fundamental fact, one might also assume oneself to be a man or a woman of the resistance or as an opponent of this same resistance, as a disciplined partisan but also as a clear-sighted intellectual, confronting the constraints of reality. The harmony of life lies in accepting our past as unchangeable and in preparation for an indefinable future, which depends on every decision we make.

Trở lại bốn giai thoại mà tôi kể lại ở đầu bài, tôi muốn nói điều này: tôi là một thành phần của dân tộc, của lịch sử dân tộc, với những giấc mơ và những cơn ác mộng. Một khi đã chấp nhận điều cơ bản đó rồi, người ta cũng có thể tự đảm nhiệm như một người kháng chiến, hay như một người chống lại cuộc kháng chiến ấy, như một thành viên có kỉ luật của cuộc kháng chiến và đồng thời như một người trí thức sáng suốt thấy rõ những ràng buộc của hiện thực thế giới. Sự hài hòa của cuộc sống, là biết chấp nhận quá khứ -- không thể nào thay đổi được nữa – và chuẩn bị tương lai, bất khả xác định nhưng còn để mở, bởi vì tương lai từng lúc vẫn tùy thuộc vào quyết định của chúng ta.

The paths to resistance, the paths to the country that nurtured us, which gave us our dreams and which made us suffer, are infinite. We set out on them in accordance with our personal experiences, because of chance encounters, or even with the smallest of decisions.

Những con đường dẫn tới kháng chiến, những con đường hướng về đất nước đã nuôi dưỡng chúng tôi, đã cho chúng tôi ước mơ, đã làm chúng tôi đau đớn, có vô số những con đường ấy. Chọn con đường nào là tùy những trải nghiệm cá nhân, tuỳ những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, hay những "vi quyết định" của mỗi người.

I am not sure that even thirty years after the war, the wounds have healed. But what I am sure of is, or rather what I hope with all my heart is that the paths will remain open to everybody, and that everybody, enemies or compatriots, friends or foes, will come together to find peace and fulfilment.

Ba mươi năm sau chiến tranh, tôi không chắc là các vết thương đều đã được hàn gắn, đã lành lặn. Nhưng tôi chắc chắn rằng, ít nhất tôi tin tưởng, thiết tha, rằng những con đường ấy còn rộng mở cho mọi người, và mọi người, bên này hay bên kia, bạn bè hay đồng minh, hãy dấn thân để tìm thấy sự an lạc và nảy nở phát huy cho chính mình.


Mexico/Polanco. Tháng chạp 2011

NGUYỄN HỮU ĐỘNG

This article was translated from the French by Asher Korner


http://www.opendemocracy.net/dong-nguyen/four-anecdotes-and-some-news-or-paths-of-resistance