MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, December 6, 2011

Sea Change Biển Động



Sea Change

Biển Động

Dialog between Ted Galen Carpentier and Robert Kaplan

Đối thoại giữa Ted Galen Carpentier và Robert Kaplan

The Cato Institute's Ted Galen Carpenter asks whether the United States can afford the naval confrontation with China envisioned by Robert Kaplan.

Viện Cato của Ted Galen Carpenter hỏi liệu Hoa Kỳ có thể đủ khả năng đối đầu hải quân với Trung Quốc theo hình dung của Robert Kaplan.

NOVEMBER 2011

11/2011

Ted Galen Carpentier's quétion

Ted Galen Carpentier nêu câu hỏi

Robert D. Kaplan's often incisive analysis of the current and prospective geostrategic rivalry in the South China Sea ("The South China Sea Is the Future of Conflict," September/October 2011) suffers from three deficiencies.

Sự phân tích thường là sâu sắc của Robert D. Kaplan về sự cạnh tranh địa chiến lược hiện nay và trong tương lai trên Biển Đông [nguyên văn: Biển Nam Trung Hoa] (như trong bài “Biển Đông là tương lai của sự xung đột”, tháng 9/tháng 10 năm 2011) vấp phải ba khuyết điểm.

First, Kaplan says surprisingly little about how such East Asian powers as Japan and South Korea are likely to respond to the looming prospect of a Chinese bid for hegemony.

Một là, Kaplan bàn quá ít về khả năng các cường quốc châu Á như Nhật Bản và Nam Hàn phản ứng lại một viễn cảnh đang xuất hiện là Trung Quốc ra sức trở thành một bá quyền.

A second deficiency is his comparison of China's projection of power in the South China Sea today to the United States' drive to make the Caribbean a U.S. lake in the early 20th century. The United States had no credible competitors in the Western Hemisphere capable of thwarting its ambitions. China faces a more challenging environment. Japan and India are credible competitors, and Indonesia has the potential to achieve that status.

Khuyết điểm thứ hai là sự so sánh của ông về sự bành trướng lực lượng hiện nay của Trung Quốc trên Biển Đông với tham vọng của Hoa Kỳ trong nỗ lực biến Biển Caribbean thành một cái hồ của Mỹ vào đầu Thế kỷ XX. Vào lúc đó, Mỹ không có một đối thủ đáng kể trong khu vực Tây Bán Cầu đủ khả năng chặn đứng tham vọng của Mỹ. Trung Quốc đang đối mặt với một môi trường đầy thách đố hơn nhiều. Nhật Bản và Ấn Độ là những đối thủ có thực lực, và Indonesia có tiềm năng đạt tư thế đó.

The third problem is Kaplan's prescription for the United States. His conclusion that the optimal situation is a U.S. air and naval presence at approximately the current level creates an incentive structure that inhibits the development of an East Asian balance of power.

Vấn đề thứ ba nằm trong đơn thuốc mà Kaplan kê ra cho Mỹ. Kết luận của ông, rằng tình hình tối ưu là một sự hiện diện không và hải quân của Mỹ ở mức tương đương với hiện nay, sẽ tạo ra một cấu trúc không mấy khuyến khích cho sự phát triển một thế quân bình lực lượng tại Đông Á.

Countries like Japan, South Korea, and Taiwan woefully underinvest in their own defenses because they believe that they can rely indefinitely on U.S. protection. Given America's own fiscal woes and its excessive commitments in other regions, their expectation may prove to be more illusion than substance in the coming decades. If Washington wants to complicate Beijing's strategic calculations in the South China Sea and elsewhere, it needs to change the incentive structure so that China's logical competitors realize that they must put forth more serious efforts. Kaplan's insistence on preserving the current oversized U.S. military presence in the Western Pacific would encourage the continuation of an unhealthy security dependence.

Những nước như Nhật Bản, Nam Hàn, và Đài Loan đang đầu tư vào nỗ lực quốc phòng ở mức ít ỏi đến thảm hại chỉ vì họ tin tưởng rằng họ có thể mãi mãi dựa vào sự che chở của Mỹ. Trong tình hình Mỹ đang gặp phải những khốn đốn về ngân sách và có những cam kết quá đáng ở những vùng khác, những kỳ vọng của các đồng minh châu Á có thể hoá ra ảo vọng hơn là có đủ thực chất trong những thập niên tới. Nếu Washington muốn tạo rắc rối cho những tính toán chiến lược của Bắc Kinh trong Biển Đông và những nơi khác, nó cần phải thay đổi cơ cấu thúc đẩy (incentive structure) nhằm khuyến khích các đối thủ chính của Trung Quốc phải có những nỗ lực nghiêm chỉnh hơn trước. Việc Kaplan đòi hỏi Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự quá lớn hiện nay tại Tây Thái Bình Dương chỉ khuyến khích kéo dài sự lệ thuộc an ninh thiếu lành mạnh của các đồng minh châu Á mà thôi.



TED GALEN CARPENTER

Senior Fellow

The Cato Institute

Washington, D.C.

Robert D. Kaplan replies:

It is a pleasure to be engaged by Ted Galen Carpenter, whose own incisive analyses about subjects as diverse as Mexico and East Asia I read regularly.

TED GALEN CARPENTER

Hội viên cấp cao

Viện Cato

Washington, D.C.

Robert D. Kaplan trả lời

Tôi hân hạnh được đối thoại với Ted Galen Carpenter, một người có những bài phân tích sâu sắc liên quan những đề tài đa dạng như Mexico và Đông Á mà tôi thường đọc.

Carpenter asks a serious question: If wealthy countries such as South Korea and Japan do not do more in their own military defense, why should American taxpayers pick up the burden? I am in agreement that hundreds of billions of dollars could be saved from our defense budget through various means, but I do not agree that this should be done by reducing the presence of carrier strike groups in the Western Pacific.

Carpenter nêu lên một câu hỏi rất nghiêm chỉnh: Nếu những nước giàu có như Nam Hàn và Nhật Bản không tăng cường nỗ lực quốc phòng của chính họ, thì tại sao người đóng thuế tại Mỹ phải đưa vai gánh lấy trách nhiệm của họ? Tôi đồng ý rằng chúng ta có thể tiết kiệm hàng trăm tỷ Mỹ kim trong ngân sách quốc phòng bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng tôi không đồng ý làm việc này bằng cách cắt giảm sự hiện diện của những toán tàu sân bay chiến đấu của chúng ta trong vùng Tây Thái Bình Dương.

It is an exaggeration to say that East Asian nations are simply not rising to the challenge that China's military poses. I write these lines from Vietnam, where I can tell you that, as the Australian analyst Desmond Ball writes, East Asia is in the midst of an "action-reaction" arms race, rather than a more benign general defense buildup. South China Sea nations are enlarging their submarine fleets, even as South Korea and Japan continue to modernize their own navies in reaction to what China is doing.

Quả là nói quá đáng khi cho rằng các nước Đông Á không chịu đứng dậy để trả lời sự thách thức mà quân đội Trung Quốc đang đặt ra. Tôi viết những dòng này từ Việt Nam, tại đây tôi có thể nói với bạn rằng – như nhà bình luận Úc Desmond Ball đã viết – Đông Á đang ở vào giữa một cuộc chạy đua vũ trang “có tác động qua lại”, chứ không phải chỉ là một cuộc xây dựng khả năng quốc phòng lành mạnh chung chung. Các nước chung quanh Biển Đông đang phát triển các đội tàu ngầm của họ, thậm chí trong lúc Nam Hàn và Nhật Bản tiếp tục hiện đại hoá hải quân của họ để phản ứng lại các hành động của Trung Quốc.

Carpenter seems willing to bet that if we do less, East Asian countries will do more. But that may not be the case, since all these countries have no choice but to accept China as their biggest trading partner. It is the very combination of China's economic might, rising military strength, demographic heft, and geographical proximity that could force a form of Finlandization on countries of East Asia were the United States to reduce its naval and air presence.

Carpenter có vẻ muốn đánh cuộc rằng nếu chúng ta làm ít lại, thì các nước Đông Á sẽ làm nhiều hơn. Nhưng thực tế có thể không phải như vậy, vì tất cả các nước này không còn cách nào khác hơn là phải chấp nhận Trung Quốc như một đối tác thương mại lớn nhất. Chính sự kết hợp nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự đang gia tăng, khối dân số khổng lồ, và vị trí địa lý sát nách của Trung Quốc có thể áp đặt lên các nước Đông Á một dạng thức trung lập dưới ảnh hưởng của Trung Quốc nếu Mỹ cắt giảm sự hiện diện hải quân và không quân ở đây.

I am all for leveraging like-minded others to do more in their own defense so as to reduce our own burden; but it cannot be done by forcing an either-or decision on them. It is precisely our willingness to keep our own forces at adequate strength that is encouraging smaller countries of the region to enlarge or at least modernize their own militaries. On another matter, while the differences between the South China Sea and the Caribbean are real, it is the similarities that are fascinating and therefore worth recording.

Tôi đồng ý khuyến khích các quốc gia cùng lý tưởng với chúng ta cần phải hành động nhiều hơn nữa để tự bảo vệ lấy mình nhằm giảm bớt gánh nặng của chúng ta; nhưng việc này không thể được thực hiện bằng cách bắt buộc họ phải quyết định thế này, nếu không thì phải chịu hậu quả thế kia (an either-or decision). Chính quyết tâm duy trì sức mạnh hùng hậu của các lực lượng quân sự Mỹ đang khích lệ các nước nhỏ trong khu vực phát triển hay ít ra hiện đại hoá quân đội của họ. Trên một khía cạnh khác, mặc dù có sự khác biệt giữa Biển Đông và Biển Caribbean, nhưng chính những sự giống nhau của chúng đang có sức thu hút và vì vậy đáng ghi nhận.




Translated by TNC

http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/10/11/sea_change

Asia's Free-Riders Những đồng minh quá giang ở châu Á



Asia's Free-Riders

Những đồng minh quá giang ở châu Á

BY JUSTIN LOGAN | NOVEMBER 9, 2011

Justin Logan, Foreign Policy, 9/11/ 2011

The U.S. turn to the East makes sense. But tacitly telling its allies in Asia that it's going to foot the bill for their security is foolish and unsustainable.

Mỹ quyết định hướng về phương Đông là hợp lý. Nhưng ngấm ngầm bảo các đồng minh ở châu Á rằng Mỹ sẽ chi viện để bảo vệ nền an ninh của họ là một luận cứ điên rồ và không đứng vững.

It's on the record. President Barack Obama's administration wants to pivot U.S. foreign policy away from the Middle East and toward East Asia. Secretary of State Hillary Clinton's recent Foreign Policy article exemplified this thinking. "The future of the United States is intimately intertwined with the future of the Asia-Pacific," Clinton wrote, touting Washington's "irreplaceable role in the Pacific."

Sự kiện được lưu lại trên hồ sơ là, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama muốn chuyển hướng chính sách đối ngoại Mỹ từ Trung Đông sang Đông Á. Bài viết mới đây của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton trên tạp chí Foreign Policy tiêu biểu cho tư duy này. “Tương lai của Mỹ được đan quyện thiết thân với tương lai khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, bà Clinton đã viết như vậy, đồng thời đề cao “vai trò không thể thay thế [của Washington] trong khu vực Thái Bình Dương”.

The desire to focus on the Asia-Pacific is sound, but the administration's policies there are not. The impulse to reassure America's Asian allies that the U.S. commitment to their security is rock solid perversely makes it likely that they will continue to free-ride on America's exertions -- in an era when Washington has less and less money to spend.

Tập trung sự quan tâm của Mỹ vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một tham vọng hợp lý, nhưng chính sách của Chính quyền Obama ở vùng này thì không. Chính cái động lực muốn trấn an các đồng minh châu Á rằng Mỹ chắc chắn sẽ bảo vệ an ninh cho họ có khả năng khiến họ tiếp tục lợi dụng các nỗ lực của Mỹ để đỡ phải chi phí an ninh quốc phòng – trong một thời đại mà Washington càng ngày càng thâm hụt ngân sách.

Both Robert Gates and Leon Panetta, during their tenures as U.S. defense secretaries, have traveled to Europe to hector allies there for not spending enough on their militaries. This is not a new phenomenon in Europe -- even during the Cold War, America's European partners were only supporting actors in the drama between Washington and Moscow. Since the collapse of the Soviet Union, the disparity has grown worse: Only four of the 27 non-U.S. NATO militaries spend the agreed-upon 2 percent of GDP on defense.

Cả Robert Gates lẫn Leon Panetta, trong chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đều đã đến châu Âu để khiển trách các đồng minh của Mỹ ở đó đã không có một ngân sách đầy đủ cho quân lực của mình. Đây không phải là một hiện tượng lạ tại châu Âu – thậm chí trong thời Chiến tranh lạnh, các đối tác của Mỹ tại châu Âu cũng chỉ đóng những vai phụ trong vở tuồng giữa hai vai chính là Washington và Moscow. Từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay, sự cách biệt về ngân sách quốc phòng giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu đã trở nên tồi tệ hơn nữa: Chỉ 4 trong 27 quân đội của các nước thành viên NATO, không tính đến Mỹ, chịu chi tiêu đủ tỷ số đã thỏa thuận là 2% GDP vào ngân sách quốc phòng.

The reason these NATO allies have shirked on their defense commitments is because they are smart. They know that if they fail to provide for their own defense, Uncle Sam will do it for them. This has allowed the Europeans to spend their resources on a variety of goods other than defense, from expansive welfare states to impressive infrastructure programs. U.S. taxpayers -- and now their creditors -- are left footing the bill for Europe's defense.

Sở dĩ các đồng minh châu Âu này đã tránh né những cam kết quốc phòng cũng chỉ vì họ quá khôn ngoan đó thôi. Họ biết rằng nếu họ không tự bảo vệ chính mình, thì đã có Chú Sam làm việc đó cho họ. Thái độ khôn ngoan này đã cho phép người châu Âu chi tiêu các nguồn lực của mình vào nhiều thứ khác hơn là quốc phòng, từ việc bành trướng nhà nước phúc lợi (welfare states) đến việc thực thi các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng đồ sộ. Họ để người đóng thuế tại Mỹ – và bây giờ là chủ nợ của họ – đứng ra chi tiêu cho quốc phòng của châu Âu.

As far back as the 1960s, U.S. policymakers puzzled over the low levels of defense spending among the European members of NATO. In a 1966 article, economists Mancur Olson Jr. and Richard Zeckhauser showed that in the provision of collective goods (like security) in organizations (like alliances), the largest members will tend to bear a "disproportionately large share of the common burden." When a group declares something a common interest, it is rational for the poorer members to shirk and allow the wealthier members to carry a disproportionate portion of the load.

Trở về với thập niên 1960, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã phải ngỡ ngàng ở mức độ chi tiêu quốc phòng quá thấp của các thành viên NATO châu Âu. Trong một bài báo xuất bản năm 1966, các nhà kinh tế Mancur Olson Jr. và Richard Zeckhauser chứng minh rằng trong việc cung ứng các lợi ích tập thể (như an ninh) trong các tổ chức (như các liên minh), các thành viên to lớn nhất có khuynh hướng chịu đựng “một phần to lớn vượt mức tương xứng [disproportionately] trong gánh nặng chung”. Khi một tập thể tuyên bố một điều gì đó là lợi ích chung, thì người ta coi là hợp lý khi các thành viên nghèo khổ tránh né nghĩa vụ và để các thành viên giàu có hơn gánh vác phần lớn gánh nặng vượt mức tương xứng.

What happened in Europe is now happening in Asia. Countries in the region have expressed considerable anxiety about China's growing power -- and have stirred diplomatic waters in response. In September, in the wake of Chinese provocations in the South China Sea, the leaders of the Philippines and Japan issued a joint statement marking a new "Strategic Partnership" and expressing "common strategic interests" such as "ensuring the safety of sea lines of communication." More recently, Japanese Prime Minister Yoshihiko Noda declared that Japan's security environment had grown "increasingly murky due to China's stepped-up activities in local waters and its rapid military expansion."

Những gì đã diễn ra ở châu Âu hiện đang diễn ra ở châu Á. Các nước trong khu vực đã bày tỏ mối lo âu đáng kể trước sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc – và đang phản ứng bằng các vận động ngoại giao. Tháng Chín vừa qua, tiếp theo sau các hành động khiêu khích của Trung Quốc trong Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], các lãnh đạo của Philippines và Nhật Bản đã ra một tuyên bố chung đánh dấu một “Quan hệ đối tác chiến lược” mới mẻ và bày tỏ “những lợi ích chiến lược chung” như “đảm bảo sự an toàn của các đường vận chuyển trên biển”. Gần đây hơn, Thủ tướng Nhật Yoshihico Noda tuyên bố rằng môi trường an ninh của Nhật ngày càng trở nên “vẩn đục do việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động trên các vùng biển trong khu vực và do việc Trung Quốc bành trướng quân đội quá nhanh”.

These diplomatic developments are welcome, but the problem is that the most critical U.S. allies in the region are not paying their share of the bill. Japan spends a paltry 1 percent of its GDP on defense, and South Korea spends less than 3 percent, despite its much closer proximity to both China and North Korea. Taiwan, which faces one of the worst threat environments on Earth, also spends less than 3 percent of its GDP on defense. Absent the assumption of U.S. protection, these countries would be doing much more for themselves.

Những vận động ngoại giao này là đáng hoan nghênh, nhưng vấn đề là những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực này không chịu chi tiêu sòng phẳng. Nhật bản chỉ tiêu 1% GDP cho quốc phòng, và Nam Hàn tiêu chưa đến 3%, mặc dù nước này ở sát nách Trung Quốc và Bắc Hàn. Đài Loan, đang đối mặt với một trong những tình thế đe dọa nhất trên địa cầu, cũng chi tiêu chưa tới 3% GDP cho quốc phòng. Giả dụ không có sự che chở của Mỹ, chắc chắn các nước này sẽ nỗ lực nhiều hơn để tự lo cho chính mình.

Instead, the United States, with the benefit of geographic isolation and a massive nuclear arsenal, spends nearly 5 percent of its national income on its military. Unless one believes that robust economic growth, sizable cuts in Medicare and Social Security, or large tax increases are right around the corner, the country's fiscal dilemma -- and with it, pressure to cut military spending -- will only continue to grow.

Nhưng Mỹ, với lợi thế cô lập địa lý và kho vũ khí hạt nhân đồ sộ, lại chi tiêu đến 5% lợi tức quốc gia cho quốc phòng. Trừ phi người ta vững tin rằng sự tăng trưởng kinh tế vững mạnh, những cắt giảm y tế cho người cao niên và an sinh xã hội, hay những đợt tăng thuế to lớn sắp diễn ra trên đất Mỹ, tình trạng bế tắc ngân sách – và cùng với nó, sức ép thúc đẩy phải cắt giảm các chi tiêu quốc phòng – chỉ tiếp tục gia tăng mà thôi.

Washington policymakers in both parties seem to think that reassuring America's Asian allies is the best way to defend U.S. interests in the Asia-Pacific. But instead of seeking to assuage their partners' anxiety, America ought to sow doubt about its commitment to their security. Only then will they be forced to take up their share of the burden of hedging against Chinese expansionism. Otherwise, U.S. defense secretaries may soon be complaining that their Asian partners, like the Europeans before them, won't get off the dole.

Các nhà hoạch định chính sách tại Washington trong cả hai đảng, Dân chủ và Cộng hòa, có vẻ tin tưởng rằng trấn an các đồng minh của Mỹ tại châu Á là đường lối tốt nhất để bảo vệ các lợi ích của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng thay vì tìm cách xoa dịu nỗi lo lắng của các quốc gia đối tác, Mỹ cần phải gieo hoài nghi về sự cam kết của Mỹ đối với nền an ninh của các nước đồng minh. Chỉ khi đó họ mới chịu chia sẻ gánh nặng đề phòng chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Nếu không, các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nay mai lại phải than phiền các đồng minh châu Á, cũng như các đồng minh châu Âu trước đây, không chịu từ bỏ việc ăn bám.

Justin Logan is director of foreign-policy studies at the Cato Institute.

Justin Logan là Giám đốc Ban nghiên cứu chính sách đối ngoại tại Viện Cato.


Translated by Trần Ngọc Cư



http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/11/09/asias_free_riders?page=0,1

Explaining Obama's Asia policy Lý giải chính sách châu Á của Obama



Explaining Obama's Asia policy

Lý giải chính sách châu Á của Obama

Posted By Stephen M. Walt Friday, November 18, 2011

Stephen M. Walt, Foreign Policy, 18-11-2011

If you've been paying attention -- and maybe even if you haven't -- you'll have noticed that U.S. strategic attention is shifting toward Asia. The United States has already moved the bulk of its naval deployments towards the Asia-Pacific and the Indian Ocean, Secretary of Defense Leon Panetta has stated that future defense cuts won't be felt in Asia, and the Obama administration announced the other day that it is sending 2,500 Marines to a new base in Australia. Today, we learn that Secretary of State Hillary Clinton is going to visit Myanmar, a move clearly intended to encourage the military regime there to continue its recent reform efforts and to try to wean the government from Beijing's embrace.

Nếu bạn đã và đang chú ý – mà cho dù bạn không hề chú ý đi nữa – đến một lúc nào đó bạn sẽ thấy rằng sự quan tâm chiến lược của Mỹ đang hướng về châu Á. Mỹ đã bắt đầu triển khai đại bộ phận hải quân của mình về hướng châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã tuyên bố những cắt giảm ngân sách quốc phòng trong tương lai sẽ không ảnh hưởng đến châu Á, và ngày hôm kia chính quyền Obama công bố sẽ gửi 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ đến một căn cứ mới tại Australia. Hôm nay, chúng ta được biết Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton sẽ đến thăm Myanmar, một động thái rõ ràng có ý định khuyến khích chế độ quân nhân tại đó tiếp tục những nỗ lực đổi mới gần đây và ve vãn chính phủ Miến ra khỏi vòng tay của Bắc Kinh.

This trend reflects several developments: 1) the recognition that Europe faces no significant security threats and thus doesn't need U.S. protection, 2) the failures in Iraq and Afghanistan, which have gradually convinced even die-hard liberal imperialists and a few neo-conservatives that using thousands of U.S. troops to do "nation-building" in the Middle East or Central Asia is a fool's errand; 3) Asia's growing economic importance, and 4) the widespread perception -- both in Washington and in the region -- that China's power is rising and needs to be countered by the United States (and others).

Xu hướng này phản ánh một số diễn biến: 1) một sự nhìn nhận rằng châu Âu không còn đối diện những đe dọa an ninh đáng kể và vì thế không cần đến sự che chở của Mỹ, 2) những thất bại tại Iraq và Afghanistan đã dần dần thuyết phục đến cả những người theo chủ nghĩa đế quốc tự do ngoan cố (die-hard liberal imperialists) và một số chính trị gia tân bảo thủ rằng việc sử dụng hằng nghìn binh sĩ Mỹ để làm công tác “xây dựng đất nước” tại Trung Đông là một việc làm vô bổ; 3) sự quan trọng của nền kinh tế đang tăng trưởng tại châu Á, và 4) nhận thức phổ biến – tại Washington cũng như trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương – rằng quyền lực của Trung Quốc đang gia tăng và cần được Mỹ (và các nước khác) đối phó.

But why? Even some astute commentators are puzzled why Americans should care about Asian security. Writing on his blog over at the Daily Beast, Andrew Sullivan inquires:

Nhưng tại sao? Thậm chí một số bình luận gia sắc bén cũng lấy làm khó hiểu tại sao người Mỹ phải bận tâm về an ninh châu Á. Viết trên blog của mình trên Daily Beast, Andrew Sullivan đã tra hỏi:

What on earth are we doing adding a military base in Australia to piss off China? Why shouldn't China have a sphere of influence in the Pacific? ... I see no way that putting a base in Australia somehow defends the homeland of the United States. It does nothing of the kind. It just projects global power."

Can cớ chi mà chúng ta phải có thêm một căn cứ quân sự nữa tại Australia để chọc giận Trung Quốc? Tại sao Trung Quốc không được phép có một vùng ảnh hưởng trong khu vực Thái Bình Dương? … Tôi không thấy bằng cách nào mà việc đặt một căn cứ quân sự tại Australia lại có thể bảo vệ được xứ sở Hợp chúng quốc. Nỗ lực này không nhắm làm việc đó. Nó chỉ bành trướng quyền lực toàn cầu mà thôi”.

In fact, there is a perfectly sound realist justification for this strategic shift, and the clearest expression can be found in George F. Kennan's book American Diplomacy. Kennan argued that there were several key centers of industrial power in the world -- Western Europe, Japan, the Soviet Union, and the United States -- and that the primary strategic objective of the United States was to keep the Soviet Union from seizing any of those centers of power that lay outside its grasp. That's what containment was really all about, even if it was distorted and misapplied by people who thought areas like Indochina were critical.

Thật ra, có một lối biện minh rất vững vàng theo chủ nghĩa thực tiễn cho sự thay đổi chiến lược này, mà cách diễn tả rõ ràng nhất có thể tìm thấy trong tác phẩm American Diplomacy (Chính sách ngoại giao của Mỹ) của George F. Kennan. Kennan lý luận rằng có vài trung tâm quyền lực công nghiệp then chốt trên thế giới – Tây Âu, Nhật Bản, Liên Xô, và Mỹ – và rằng mục tiêu chiến lược chủ yếu của Mỹ là không để cho Liên Xô chụp lấy bất cứ trung tâm quyền lực nào đang nằm ngoài sự kiểm soát của nó. Đó là nội dung đích thực của chính sách ngăn chặn (containment), cho dù chính sách này đã bị bóp méo và áp dụng sai lầm bởi những người cho rằng những vùng như Đông Dương là tối quan trọng.

More broadly, this logic reflects the realist view that it is to U.S. advantage to keep Eurasia divided among many separate powers, and to help prevent any single power from establishing the same sort of regional hegemony that the United States has long enjoyed in the Western hemisphere. That is why the United States eventually entered World War I (to prevent a German victory), and it is why Roosevelt began preparing the nation for war in the late 1930s and entered with enthusiasm after Pearl Harbor. In each case, powerful countries were threatening to establish regional hegemony in a key area, and so the United States joined with others to prevent this.

Nói rộng ra, lô-gic này phản ánh quan niệm thực tiễn cho rằng Mỹ sẽ có lợi thế trong việc làm cho vùng Âu Á được phân chia giữa nhiều cường quốc khác nhau, đồng thời không cho phép một cường quốc riêng lẻ nào thành lập một dạng bá quyền khu vực như Mỹ đã làm từ lâu tại Tây bán cầu. Đó là lý do tại sao Mỹ cuối cùng đã tham dự Thế chiến I (để ngăn cản sự chiến thắng của Đức), và đó cũng là lý do tại sao Roosevelt đã bắt đầu chuẩn bị nước Mỹ tham chiến kể từ cuối thập niên 1930 và đã hăng hái tham chiến sau Trận Pearl Harbor. Trong mỗi một trường hợp, các nước mạnh lúc bấy giờ đang đe doạ thành lập bá quyền khu vực trong những vùng chủ yếu, và vì thế Mỹ đã liên kết với các nước khác để ngăn chặn điều này.

The point isn't a moral or ethical one: it is straightforward realpolitik. As long as the United States is the only great power in the Western hemisphere, it is much safer and doesn't have to worry very much about territorial defense. If you don't think this is important, ask Poland or any other country that has lots of powerful neighbors and has suffered from frequent invasions. And as long as Eurasia is divided among many contending powers, these states naturally tend to worry mostly about each other and not about us (except when we do stupid things, like invading Iraq). Instead, many Eurasian states have been eager for U.S. protection against local threats, which is why the United States has been able to lead successful and long-lived alliances in Europe and in Asia. In fact, it is the combination of enormous security here at home and compliant allies abroad that has enabled the United States to meddle in many corners of the world, sometimes to good purpose but often not.

Đây không phải là một luận điểm đạo lý hay đức lý: mà giản dị là realpolitik (chính sách thực dụng). Bao lâu mà Mỹ vẫn là đại cường duy nhất trong khu vực Tây bán cầu, đương nhiên nó được an toàn hơn và khỏi phải lo lắng nhiều về việc bảo vệ lãnh thổ. Nếu bạn không cho điều này là quan trọng, xin cứ hỏi Ba Lan hay bất cứ một quốc gia nào khác ở cạnh một cường quốc láng giềng và từng bị xâm lấn thường xuyên. Và bao lâu mà khu vực Á-Âu được chia ra cho nhiều cường quốc tranh chấp nhau, thì những quốc gia này đương nhiên có khuynh hướng lo ngại lẫn nhau mà không lo ngại chúng ta (ngoại trừ khi chúng ta làm những điều ngu ngốc, như chiếm đóng Iraq). Nếu không kể đến vụ Iraq, từ lâu nhiều quốc gia trong khu vực Á-Âu vẫn muốn Mỹ bảo vệ để chống lại các mối đe dọa trong khu vực, đó là lý do tại sao Mỹ có thể lãnh đạo những liên minh thành công và bền vững tại châu Âu và châu Á. Thật vậy, chính sự kết hợp giữa mục tiêu an ninh to lớn trong nước và các đồng minh ngoan ngoãn ở nước ngoài đã thúc đẩy Mỹ can thiệp vào mọi nơi trên thế giới, đôi khi vì mục đích tốt đẹp nhưng thường thường là không.

Now consider what might happen if China had a "sphere of influence" in Asia akin to the U.S. position in the Western hemisphere. Not only would it be able to influence its neighbors' behavior in ways that we might find unpleasant, but it would also be much more secure at home and therefore able to focus more of its power on shaping events in far-flung areas. Given that China is going to be engaged in world markets and increasingly dependent on resources from all over the world, a prudent Chinese strategist would want to have the capacity to safeguard vital sea lines of communication and affect the political calculations in other key areas. And it will be much easier for Beijing to do that in the Persian Gulf or other vital areas if its immediate neighborhood is a sphere of influence from which outside powers -- and especially the United States -- are excluded, at least in terms of security commitments and military forces.

Bây giờ ta thử xét việc gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc có một “vùng ảnh hưởng” tương tự như địa vị của Mỹ tại Tây bán cầu. Khi đó, không những Trung Quốc có thể ảnh hưởng lên hành vi của các nước láng giềng trong những cách thế mà chúng ta có thể không hài lòng, nhưng nó còn được ổn định nhiều hơn nữa ở trong nước và vì thế có thể tập trung thêm sức mạnh để ảnh hưởng lên tình hình những vùng xa xôi. Với sự kiện Trung Quốc sẽ dấn thân vào các thị trường thế giới và ngày càng lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên trên toàn thế giới, một nhà chiến lược Trung Quốc thận trọng sẽ muốn có khả năng đảm bảo các đường vận chuyển hàng hải huyết mạch và chi phối các bài toán chính trị ở những vùng chủ yếu. Và Bắc Kinh sẽ đạt được điều đó dễ dàng hơn nhiều tại Vịnh Ba Tư hay những vùng quan trọng khác nếu các cường quốc bên ngoài -- đặc biệt là Mỹ -- bị loại khỏi khu vực tiếp giáp với vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, chí ít về phương diện cam kết an ninh và lực lượng quân sự.

One can take this logic one step further. Once China established a secure sphere of influence, it would be easier for Beijing to forge closer political ties with countries in the Western hemisphere, some of whom have long resented U.S. dominance. It does not take a lot of imagination to see where this leads: for the first time since the 19th century, the United States might have to face the prospect of a rival great power with a significant military presence in the Western hemisphere. Recall that the Soviet attempt to place nuclear missiles in Cuba brought the two countries closer to war than at any other time during the Cold War, and you get an idea of the potential for trouble here.

Người ta có thể đưa lý luận này thêm một bước xa hơn. Một khi Trung Quốc đã thiết lập được một vùng ảnh hưởng an toàn, thì Bắc Kinh sẽ dễ dàng tạo được những quan hệ chính trị thân thiết với các nước tại Tây bán cầu, trong đó có một số nước từ lâu đã bất bình về sự khống chế của Mỹ. Chúng ta không cần phải có nhiều tưởng tượng mới thấy được việc này sẽ dẫn tới đâu: đó là, lần đầu tiên kể từ thế kỷ 19, Mỹ có thể phải đối diện một viễn cảnh là một đại cường đối thủ có sự hiện diện quân sự đáng kể tại Tây bán cầu. Nếu nhớ lại rằng âm mưu của Liên Xô nhằm đặt tên lửa hạt nhân tại Cuba đã đưa hai nước gần chiến tranh hơn bao giờ cả trong thời Chiến tranh lạnh, thì bạn sẽ có một ý niệm rõ ràng về tiềm năng bất ổn ở đây.

Thus, for the United States to increase its military presence in Asia and to seek to reassure its current Asian allies is not just a way to "project global power." There is an underlying strategic rationale here, and one that to me makes far more sense than a lot of the other military missions we've indulged in over the past decade.

Như vậy, việc Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Á và tìm cách trấn an các đồng minh châu Á hiện nay không phải chỉ là một cách “bành trướng sức mạnh toàn cầu”. Có một lý do chiến lược rất cơ bản nơi đây, mà tôi cho là một lý do có ý nghĩa hơn hẳn các sứ mệnh quân sự khác mà chúng ta đã dấn thân vào trong thập niên qua.

There are, of course, various counterarguments to the position I've just sketched. One could argue that nuclear weapons obviate the sort of geopolitical analysis I've just set forth, because neither the United States nor a much more powerful China would ever risk a nuclear exchange by actually using force against each other. Maybe so, but nuclear weapons didn't prevent the US and USSR from competing pretty energetically (and in lots of places) over four decades.

Hẳn nhiên, có nhiều phản biện khác nhau đối với lập trường tôi vừa phát họa. Người ta có thể tranh luận rằng vũ khí hạt nhân có thể xoá bỏ loại phân tích địa chính trị mà tôi vừa trình bày, vì cả Mỹ lẫn Trung Quốc dù có hùng mạnh hơn hôm nay đi nữa cũng không bao giờ dám chọi nhau trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, bắt đầu bằng việc thực sự dùng vũ lực với nhau. Có lẽ như vậy, nhưng vũ khí hạt nhân đã không ngăn cản Mỹ và Liên Xô cạnh tranh nhau ráo riết (ở nhiều nơi) trên bốn mươi năm.

One could also argue, as Michael Beckley does in a forthcoming International Security article, (preliminary version here), that China's rise has been exaggerated and that its future prospects are less rosy than many analysts believe. He might be right, in which case this problem largely disappears. But until we know, prudence suggests hedging against the possibility that China will continue to grow more powerful and will seek to use that power to expand its sphere of interest and pressure other Asian states to distance themselves from Washington.

Người ta cũng có thể tranh luận, như Michael Beckley đã viết trong một bài sắp đăng trên International Security, (bản sơ bộ xin bấm lên đây), rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc đã được phóng đại và rằng các viễn ảnh tương lai của nó là không được lạc quan như nhiều nhà phân tích tin tưởng. Beckley có thể đúng, và trong trường hợp đó vấn đề do Trung Quốc gây ra gần như sẽ biến mất. Nhưng cho đến khi thấy rõ được tương lai, chúng ta cũng nên thận trọng đề phòng khả năng Trung Quốc sẽ liên tục trở nên hùng mạnh và sẽ tìm cách sử dụng sức mạnh đó để bành trướng vùng ảnh hưởng và o ép các quốc gia châu Á khác phải tránh xa Washington.

Or one could argue, as some have done in the past, that the Chinese and American economies are too tightly linked to one another to permit a serious military rivalry to emerge. Unfortunately, economic interdependence has never been a completely reliable barrier to security competition. Even if an intense rivalry would harm both countries, economics is not the only thing that matters to states and neither Washington nor Beijing can be sure that prudence and cool heads will always prevail. And this means that both are likely to hedge against the possibility of future trouble, even if this response may be somewhat self-fulfilling. And that means they will worry about their relative power and their geopolitical position and they will compete for influence in Asia. Obviously, 2,500 Marines won't make an objective difference to the balance of power, but they are an obvious a sign of the U.S. commitment to stay.

Hay người ta có thể lý giải, như môt số người đã từng lý giải, rằng kinh tế Trung Quốc và kinh tế Mỹ đã đan quyện chặt chẽ với nhau đến mức độ không thể cho phép một cuộc đối đầu quân sự nghiêm trọng diễn ra. Nhưng đáng tiếc là, sự phụ thuộc nhau về kinh tế chưa bao giờ là một rào cản hoàn toàn đáng tin cậy để chặn đứng sự kềnh cựa về an ninh quốc phòng. Dù một cuộc cạnh tranh quân sự gay gắt có gây tổn thương cho cả hai nước đi nữa, thì kinh tế không phải luôn luôn là điều quan trọng duy nhất đối với mỗi quốc gia. Hơn nữa, cả Washington lẫn Bắc Kinh đều không nắm chắc rằng sự thận trọng và những đầu óc tỉnh táo sẽ luôn luôn thắng thế. Và điều này có nghĩa là cả đôi bên đều muốn đề phòng khả năng xảy ra xung đột trong tương lai, cho dù phản ứng này một phần nào có thể dẫn đến xung đột thật sự. Điều này có nghĩa là cả hai nước đều sẽ lo ngại về sức mạnh quân sự lẫn vị trí địa chính trị của nhau, và vì thế cả hai nước sẽ tranh giành ảnh hưởng tại châu Á.

The bottom line is that there is a sound case for a gradual shift in strategic attention to Asia. This move should be accompanied by extensive diplomatic engagement with China and with our various Asian partners, to ensure that Beijing is not unduly alarmed and that our allies don't free-ride on us. As I've noted before, managing our Asian alliance ties is going to be a lot more difficult than managing NATO ever was (and it wasn't always easy), so I'm glad that the region is starting to get a lot more top-flight attention. Now if we can just liquidate some other commitments that don't seem to be paying off, or that don't contribute to our overall strategic position...

Tóm lại là, có một lý do chính đáng cho sự chuyển hướng dần dần về quan tâm chiến lược đối với châu Á. Động thái này cần phải đi kèm với các quan hệ ngoại giao rộng rãi với Trung Quốc và với các đối tác khác nhau của chúng ta tại châu Á, để đảm bảo rằng Bắc Kinh không bị báo động hoảng và rằng các đồng minh của chúng ta không thể lợi dụng sức mạnh quân sự Mỹ để khỏi phải chi tiêu về quốc phòng. Như tôi đã nhận định trong một bài báo trước đây, việc quản lý các quan hệ đồng minh châu Á sẽ khó khăn hơn việc quản lý NATO rất nhiều (mặc dù NATO cũng không luôn luôn dễ dàng), vì vậy tôi lấy làm hài lòng khi khu vực này bắt đầu nhận được nhiều quan tâm hàng đầu. Bây giờ, ước gì chúng ta có thể thẳng thắn loại bỏ một số cam kết khác gần như không có lợi, hay không đóng góp gì cho vị trí chiến lược tổng thể của chúng ta…

Stephen M. Walt is the Robert and Renée Belfer professor of international relations at Harvard University.

Stephen M. Walt là Giáo sư môn Quốc tế Sự vụ (International Affairs) tại Harvard Kenndey School.



http://walt.foreignpolicy.com/posts/2011/11/18/explaining_obamas_asia_policy

Slipping the net: Illegal Chinese fishermen tie their boats together with rope to escape South Korean coastguards Dân đánh cá bất hợp pháp người Trung

Slipping the net: Illegal Chinese fishermen tie their boats together with rope to escape South Korean coastguards
Dân đánh cá bất hợp pháp người Trung Quốc cột tàu lại với nhau bằng dây thừng để thoát khỏi cảnh sát biển Hàn Quốc
Stick-wielding Chinese fishermen illegally working in South Korean waters tried to evade arrest - by using rope to band their boats together.
Ngư dân Trung Quốc trang bị gậy gộc đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng biển Hàn Quốc cố tránh bị bắt bằng cách dùng dây thừng cột thuyền lại với nhau.
The dramatic scenes unfurled on the Yellow Sea, off the South Korean coast near the south western city of Buan, during a three-day crackdown on illegal trawling in the area.
Vụ việc xảy ra tại biển Hoàng Hải, ngoài khơi bờ biển phía Nam Hàn Quốc, gần thành phố phía Tây Nam Buan [Gunsan? – Người dịch]. Trong 3 ngày, cảnh sát biển Hàn Quốc đã trừng trị thẳng tay việc đánh bắt cá bất hợp pháp của tàu Trung Quốc.
South Korea's coastguard mobilised 12 ships, four helicopters and an elite team of armed soldiers to raid 10 boats.
Lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc đã huy động 12 tàu, 4 trực thăng và một đội quân tinh nhuệ trang bị vũ khí để vây bắt 10 tàu đánh cá bất hợp pháp của Trung Quốc.
Running from the law: Chinese fishing boats tied themselves together to try and evade capture from South Korea's coastguard
Running from the law: Chinese fishing boats tied themselves together to try and evade capture from South Korea's coastguard
Chạy trốn luật pháp: Ngư dân Trung Quốc quây thuyền lại để tránh bị cảnh sát biển Hàn Quốc bắt giữ
Stick wielding
A commando in a jumpsuit, affiliated with the Gunsan maritime police, looks at a catch of fish on a Chinese fishing boat suspected of operating inside South Korean waters in the Yellow Sea, off the coast of Gunsan, South Korea,
Desperate: Chinese fishermen (left) try to fend off the advances of the armed commandos by hitting them with wooden sticks, while a coastguard (right) looks at the seized fish
Cùng đường: ngư dân Trung Quốc (trái) cố chống trả lính biệt kích Hàn Quốc bằng gậy gỗ, trong khi một cảnh sát biển (phải) nhìn số cá bị tịch thu
Photographs taken from a helicopter show the armed commandos pulling alongside the boats in rubber dinghies.
Ảnh chụp từ trực thăng cho thấy lính biệt kích áp sát tàu cá Trung Quốc bằng thuyền cao su.
As they try to board, the fishermen futilely defend themselves against the powerful automatic weapons with a selection of wooden clubs.
Trong khi lính Hàn Quốc lên tàu, ngư dân Trung Quốc tự vệ một cách vô ích trước vũ khí tự động của lính Hàn bằng chày gỗ.
The crackdown is in a maritime zone into which Chinese vessels regularly move in a bid to feed their growing domestic demand for seafood.
Cuộc trừng trị diễn ra tại vùng biển nơi mà tàu cá Trung Quốc thường xuyên cố xâm nhập để đáp ứng nhu cầu hải sản ngày càng tăng trong nước.
Last year the crew of a Chinese trawler and a South Korean patrol ship clashed, leaving one fisherman dead and two missing.
Năm ngoái, va chạm đã xảy ra giữa thủy thủ đoàn của một tàu cá Trung Quốc và tàu tuần duyên của Hàn Quốc, làm một ngư dân chết và hai người mất tích.
Raid: Commandos boarded the Chinese boats as part of a three-day crackdown on illegal fishing in the Yellow Sea

Raid: Commandos boarded the Chinese boats as part of a three-day crackdown on illegal fishing in the Yellow Sea
Vây bắt: Lính biệt kích lên tàu cá Trung Quốc như một phần của cuộc trừng trị thẳng tay việc đánh cá phi pháp kéo dài ba ngày trên biển Hoàng Hải
It happened as the coast guards tried to prevent Chinese boats from fishing illegally. Video filmed by the coast guard also showed officers fighting with fishermen wielding metal bars.
Vụ việc xảy ra khi lực lượng cảnh sát biển cố ngăn chặn tàu Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp. Đoạn phim ghi lại bởi cảnh sát biển Hàn Quốc cũng cho thấy các sĩ quan đánh nhau với ngư dân trang bị bằng các thanh kim loại.
Four coast guard officers were injured in the incident.
Bốn cảnh sát biển bị thương trong cuộc xô xát này.
And in nearby waters, a confrontation between two Japanese patrol boats and a Chinese trawler in September 2010 provoked a bitter diplomatic spat.
Và tại vùng biển lân cận, xung đột giữa hai tàu tuần duyên Nhật Bản và một tàu cá Trung Quốc vào tháng 9, 2010 đã gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao quyết liệt.
The area is known as a flashpoint for North and South Korean relations. Last year North Korea, incensed by by live-fire military exercises conducted close to its coast by the U.S. and South Korea - shelled a South Korean island.
Được biết đây là vùng biển thường xảy ra xung đột giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Năm ngoái, Bắc Triều Tiên, nổi giận trước cuộc tập trận bắn đạn thật giữa Mỹ và Hàn Quốc gần bờ biển nước này, đã nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc.

Yellow Sea

All tied up: The Chinese boats (left) tried to evade capture from the South Korean coastguard in the Yellow Sea (right)
Tất cả buộc lại với nhau: Tàu cá Trung Quốc (trái) cố tránh cuộc vây bắt của cảnh sát biền Hàn Quốc tại biển Hoàng Hải (phải)

Not just one pivot: Time to acknowledge Obama’s broad redefinition of U.S. national security policy Không những chỉ là một chuyển hướng chiến lược:



Not just one pivot: Time to acknowledge Obama’s broad redefinition of U.S. national security policy

Không những chỉ là một chuyển hướng chiến lược: Đã đến lúc phải nhìn nhận việc Obama tái định nghĩa rộng rãi chính sách an ninh quốc gia của Mỹ

By David Rothkopf Monday, November 28, 2011

David Rothkopf, Foreign Policy, 28/11/ 2011

The Obama administration is in the midst of doing something rather extraordinary. While most of the U.S. government and frankly, most major governments worldwide, are mired in a swamp of political paralysis, victims of their own inaction, the president and his national security team are engineering a profound, forward-looking, and rather remarkable change.

Chính quyền Obama đang làm một việc khá phi thường. Trong khi gần như toàn bộ chính phủ Mỹ và thẳng thắn mà nói, hầu hết các chính phủ quan trọng trên thế giới, đang lâm vào tình trạng bế tắc vì tê liệt chính trị, trở thành nạn nhân cho sự bất động của chính mình, thì Tổng thống Obama và toán an ninh quốc gia của ông đang thiết kế một sự thay đổi sâu rộng, hướng về tương lai, và trông khá ngoạn mục.

It is addressed directly in National Security Advisor Tom Donilon's column in today's Financial Times entitled "America is back in the Pacific and will uphold the rules." It has been manifested in the president's recent trip to Asia and it will be further underscored through Secretary of State Clinton's historic trip to Myanmar later this week.

Nỗ lực này đã được bàn đến trong một bài báo của Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon trên tờ Financial Times nhan đề “Mỹ đang trở lại Thái Bình Dương và sẽ bảo vệ luật lệ trong vùng”. Chủ trương này đã được chứng tỏ trong chuyến viếng thăm châu Á vừa rồi của Obama và sẽ được nhấn mạnh hơn nữa bằng chuyến thăm viếng lịch sử của Bộ trưởng Ngoại giao Clinton tại Myanmar vào cuối tuần này.

Superficially, this shift can be and might be perceived to be what Clinton has called "the pivot" from the Middle East to Asia as the principal focus for U.S. foreign policy. But as Donilon's brief article effectively communicates, this shift is far more sweeping and important than has been fully appreciated.

Trên bề mặt, sự thay đổi chiến lược này có thể được coi như điều mà Bà Clinton gọi là “một sự chuyển hướng” từ Trung Đông sang châu Á trong vai trò trung tâm của chính sách đối ngoại Mỹ. Nhưng như bài báo vắn gọn của Donilon đã diễn tả khá đầy đủ, sự chuyển hướng này là sâu rộng và quan trọng hơn người ta có thể thấu hiểu một cách trọn vẹn.

In the beginning of the article, he writes that presidents must struggle to avoid become so caught up in crisis management that they lose sight of the country's strategic goals. Listing the astonishing array of crises President Obama has faced, Donilon then notes that he has nonetheless managed to pursue "a rebalancing of our foreign policy priorities -- and renewed our long-standing alliances, including NATO -- to ensure that our focus and our resources match our nation's most important strategic interests." Asia, he asserts, has become "the centerpiece" of this strategy.

Mở đầu bài báo, Donilon viết rằng các vị tổng thống phải phấn đấu dữ dội lắm mới mong khỏi vướng vào việc quản lý các cuộc khủng hoảng đến độ không nhìn ra được các mục tiêu chiến lược của quốc gia. Sau khi liệt kê một loạt các khủng hoảng kinh dị mà Tổng thống Obama đã và đang đối phó, Donilon ghi nhận rằng dẫu sao vị Tổng thống Mỹ cũng đủ sức theo đuổi “việc quân bình các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chúng ta – và tái gia hạn các liên minh lâu đời của chúng ta, kể cả NATO – để đảm bảo rằng sự tập trung trí óc và nguồn lực của chúng ta đáp ứng được các lợi ích chiến lược quan trọng nhất của quốc gia chúng ta”. Châu Á, như Donilon quả quyết, đã trở thành “trọng điểm” của chiến lược này.

As the article goes on it reveals dimensions of this pivot that have gotten less attention than the simple but nonetheless refreshing restatement of the Obama administration's recognition that -- to oversimplify for contrast's sake -- China is more important to America than Iraq. Because while Donilon writes of regional security agreements and the decision by the administration to embark on a "more broadly distributed, more flexible and more sustainable" defense strategy in the Pacific Basin, what is striking about the article is how often the words it uses and the subjects it references are economic in nature.

Đi sâu hơn nữa, bài báo cho thấy rằng có nhiều khía cạnh khác của sự chuyển hướng này chưa được chú ý bằng sự khẳng định dễ hiểu mặc dù mới mẻ về sự nhìn nhận của chính quyền Obama rằng – xin vắn tắt để nêu bật tính tương phản – đối với Mỹ, Trung Quốc là quan trọng hơn Iraq. Bởi vì, mặc dù Donilon có nhắc đến những hiệp định về an ninh khu vực và quyết định của chính quyền Obama nhằm theo đuổi một chiến lược phòng thủ “được phân bố rộng rãi hơn, uyển chuyển hơn và bền vững hơn” ở châu Á-Thái Bình Dương, nhưng điều đáng chú ý nhất trong bài báo là những từ được sử dụng và các đề tài được nhắc đến thường có tính cách kinh tế.

Donilon speaks of our priorities in the region as tying to "security, prosperity and human dignity." He defines security needs in terms of concerns about commerce and navigation. He talks about alliances as being "the foundation for the region's prosperity." And he makes a core point of saying that "As part of an open international economic order, nations must play by the same rules, including trade that is free and fair, level playing fields on which businesses can compete, intellectual property that is protected everywhere and market-driven currencies."

Donilon coi những ưu tiên của chúng ta trong khu vực này như được gắn chặt với “an ninh, thịnh vượng, và nhân quyền”. Ông định nghĩa những nhu cầu an ninh dựa vào các quan tâm liên quan thương mại và lưu thông hàng hải. Ông bàn về các liên minh như thể chúng là “nền tảng của sự thịnh vượng khu vực”. Và luận điểm cốt lõi mà ông muốn đưa ra là: “Trong tư cách thành viên của một trật tự kinh tế cởi mở, các quốc gia phải tuân theo một thứ luật chơi, bao gồm một nền mậu dịch tự do và công bình, những sân chơi bằng phẳng trong đó các doanh nghiệp có thể cạnh tranh nhau, sở hữu trí tuệ được bảo vệ khắp nơi và tiền tệ được thị trường định giá”.

Establishing, observing and enforcing international rules are another core theme of the piece and of the statements that Obama, Clinton, Donilon, and others have regularly been underscoring.

Thiết lập, tôn trọng và thi hành những luật lệ quốc tế là một chủ đề cốt lõi khác của bài báo và của những tuyên bố do Obama, Clinton, Donilon, và các nhân vật khác thương xuyên nhấn mạnh.

The message then is not just that the United States has shifted its regional priorities. It is that the Obama administration has undertaken a broad redefinition of the concept of national security. It has gone back to its roots in that. Washington himself argued that the only reason to even have a foreign policy was to protect commercial interests. But those were simpler times and a different America. We have very real security interests. Violent extremism remains a threat to our national interests in the Middle East and elsewhere. But this president has in a comparatively short time, done more than just "rebalance." He has restored balance, recognizing the deep and essential interplay between our economic and security interests.

Như vậy thông điệp của bài báo không những chỉ là Mỹ đã thay đổi các ưu tiên trong khu vực. Mà còn là, chính quyền Obama đã bắt đầu định nghĩa lại quan niệm về an ninh quốc gia một cách rộng lớn hơn. Định nghĩa này tìm lại cội nguồn của nó trong lịch sử Mỹ liên quan đến vấn đề thương mại. Chính [vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ] George Washington, đã tranh luận rằng lý do duy nhất nếu cần có một chính sách đối ngoại chính là để bảo vệ các lợi ích thương mại. Nhưng đó là một thời đại ít phúc tạp hơn và đó là một nước Mỹ rất khác với ngày nay. Chúng ta đang có những quan tâm an ninh rất thực. Chủ nghĩa cực đoan bạo động (violent extremism) vẫn còn là một mối đe dọa cho các lợi ích quốc gia của Mỹ tại Trung Đông và nhiều nơi khác. Nhưng vị đương kim Tổng thống trong một thời gian tương đối ngắn ngủi đã làm được nhiều điều ngoài việc “tái quân bình lực lượng”. Ông đã tái lập quân bình lực lượng, nhìn nhận sự tác động qua lại sâu sắc và thiết yếu (the deep and essential interplay) giữa các lợi ích kinh tế và an ninh của chúng ta.

That his national security advisor is at the forefront of making this case ... much as his secretary of state has been in her recent New York and Hong Kong speeches on the subject ... illustrates how central this has all become. That national security officials are often planning the lead role in delivering these messages stands in marked contrast to some of Obama's recent predecessors, even Bill Clinton who shared his desire for a broader definition of foreign policy.

Sự kiện vị cố vấn an ninh quốc gia của Obama đã đứng ra bênh vực luận điểm này… cũng như vị ngoại trưởng của ông từng tuyên bố trong các bài diễn văn đọc tại New York và Hong Kong gần đây về cùng một chủ đề… chứng tỏ rằng tất cả sự chuyển hướng này đã chiếm vị trí trung tâm. Việc các quan chức trong hội đồng an ninh quốc gia thường đi tiên phong trong việc đưa ra các thông điệp đối ngoại là tương phản rõ nét với một số người tiền nhiệm gần đây của Obama, kể cả Cựu Tổng thống Bill Clinton, người cũng muốn có một định nghĩa rộng rãi hơn cho chính sách đối ngoại.

So, the "pivot" is actually multi-dimensional. We are not only winding down our wars in the Middle East and shifting our focus to Asia, not just moving away from massive conventional ground wars against terrorist but mastering more surgical drone, intelligence and special forces-driven tactics, not just closing the book on exceptionalist, unilateralist policies and moving to toward multilateralist, rules-based approaches, not just setting aside reckless defense spending and moving toward living within our means, not just ditching the binary "you're with us or you're against us" rhetoric for policies open to more complex realities (as with China, our rival and key partner), but we have also made a pronounced move toward recognizing that the foundations of U.S. national security are also economic and so too are some of our most potent tools.

Như vậy, “chuyển hướng chính sách” thực sự bao gồm nhiều chiều hướng. Chúng ta không những đang kết thúc các cuộc chiến tại Trung Đông, không những tránh né các các trận địa chiến cổ điển chống khủng bố mà lại còn nắm vững thêm các chiến thuật đánh chính xác bằng máy bay không người lái, dựa vào tình báo và biệt kích là chính, không những khép lại các chính sách tự coi mình là ngoại lệ có quyền hành động đơn phương để tiến tới các đường lối đa phương, dựa vào luật lệ quốc tế, không những chấm dứt lối chi tiêu bạt mạng về quốc phòng để nhắm tới lối chi tiêu phù hợp với khả năng tài chính của mình, không những chấm dứt luận điệu một chiều “ai không theo ta là chống ta” để tiến tới những chính sách cởi mở đối với nhiều thực tế phức tạp hơn (như đối với Trung Quốc, một quốc gia vừa là đối thủ vừa là đối tác của chúng ta), nhưng chúng ta lại còn có động thái rõ ràng để nhìn nhận rằng các nền tảng của an ninh quốc gia Mỹ cũng có tính chất kinh tế và một số công cụ mạnh nhất của chúng ta cũng là kinh tế.

The talk that somehow because of Guantanamo or because of continued need to go after terror targets Obama was somehow just like Bush needs to end. The change in foreign policy has been sweeping and the results will make almost certainly make America stronger in the long run. It is interesting however, that the only ones who have not seemed to get this message are the Republican candidates for President who appear, based on their last debate performance, to be the only people in America who are nostalgic for panicked, reckless, dangerous, and ineffective security policies of the Bush years.

Cần phải chấm dứt luận điệu cho rằng trong một cách nào đó vì có nhà tù Guantanamo hay vì cần phải truy lùng bọn khủng bố mà Obama đã phần nào giống Bush. Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ là sâu rộng và kết quả gần như chắc chắn sẽ làm cho Mỹ trở nên hùng mạnh hơn về lâu về dài.Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, những người duy nhất hình như chưa hiểu được thông điệp này là những ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hoà. Căn cứ vào cuộc tranh luận vừa qua, các ứng cử viên này tỏ ra là những người duy nhất tại Mỹ còn luyến tiếc các chính sách an ninh hoảng loạn, bạt mạng, nguy hiểm và vô hiệu quả của thời Tổng thống Bush.


Translated by Tran Ngoc Cu

http://rothkopf.foreignpolicy.com/posts/2011/11/28/not_just_one_pivot_time_to_acknowledge_obama_s_broad_redefinition_of_us_national_se