MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, October 21, 2011

Russia's Eastern Anxieties Những mối lo ở phía Đông của nước Nga



By RAFFAELLO PANTUCCI AND ALEXANDROS PETERSEN

Raffaello Pantucc và Alexandros Petersen

October 17, 2011

17/10/2011

BEIJING — Traffic around Tiananmen Square was even worse than usual last week as President Vladimir Putin rolled through town to cement the supposedly flowering Chinese-Russian relationship. A series of high-level deals were signed between Chinese and Russian state-owned enterprises and China announced a substantial infusion into the new Russian Direct Investment Fund.

Bắc kinh – Tình hình giao thông xung quanh quảng trường Thiên An Môn trong tuần qua – khi Tổng thống Vladimir Putin tới thành phố này nhằm củng cố mối quan hệ dường như đang đơm hoa kết trái giữa hai nước Nga - Hoa – còn tệ hại hơn mọi khi. Hàng loạt thỏa thuận giữa các công ty quốc doanh hai nước đã được ký kết, còn Trung Quốc thì tuyên bố về đóng góp quan trọng vào một quỹ đầu tư trực tiếp mới được thành lập ở Nga.

While cordial, an unspoken undertone to the meetings was Russian concern about growing Chinese influence in the former Soviet Union and particularly Central Asia.

Trong bầu không khí thân mật như thế người ta vẫn cảm thấy mối lo ngấm ngầm của Nga về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc đối với khu vực Liên Xô cũ và đặc biệt là ở vùng Trung Á.

Just before his visit to Beijing, Putin had announced a desire to form a new Eurasian Union that would tie a number of former Soviet states back into the Russian orbit. Hands immediately starting wringing in Brussels. At this time of E.U. weakness, the Eurasian Union was seen to be aimed at counterbalancing Western institutions.

Ngay trước chuyến thăm tới Bắc Kinh, Putin đã tuyên bố ý định thành lập một Liên minh Á-Âu mới, liên minh này sẽ gắn kết một số nước thuộc Liên Xô cũ vào quỹ đạo của Nga. Ở Brussels người ta liền vò đầu bứt tai. Trong giai đoạn suy yếu của khối E.U như hiện nay, Liên minh Á-Âu được coi là đối trọng với các định chế của phương Tây.

These concerns are largely ill-founded. While the new organization is clearly an effort by Russia to reassert authority over its old dominions, it is in fact aimed East rather than West. Russia is far more concerned by growing Chinese influence in its backyard than anything the West is throwing its way.

Lo lắng như thế nói chung là không có cơ sở. Trong khi tổ chức mới này rõ ràng là một cố gắng của Nga nhằm tái khẳng định uy quyền đối với những lãnh địa cũ, trên thực tế nó nhằm vào phía Đông chứ không phải phía Tây. Nga lo lắng về ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại sân sau của họ hơn bất kỳ hành động nào của phương Tây.

The core of Russia’s concerns is the slow but steady progress of the Shanghai Cooperation Organization, originally set up in the post-Cold War period to define borders between its five members — China, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Russia and Tajikistan (later joined by Uzbekistan).

Mối lo lớn nhất của Nga là sự phát triển, tuy chậm nhưng liên tục, của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (S.C.O.), khởi kỳ thủy được dựng lên trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh nhằm xác định đường biên giới giữa năm thành viên của nó: Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan (sau này có thêm Uzbekistan nữa).

But in the last 10 years the S.C.O. has evolved into the most interesting, and perhaps consequential, example of Chinese diplomacy. As a Chinese scholar put it to us the other day in Beijing, the organization went from being focused on regional security to honing in on regional development — a trajectory that accords tidily both with China’s and the Central Asians’ interests.

Nhưng trong 10 năm gần đây S.C.O. đã trở thành một thí dụ thú vị nhất và cũng có thể là thí dụ quan trọng nhất của nền ngoại giao Trung Quốc. Có lần một học giả Trung Quốc đã nói với chúng tôi ở Bắc Kinh rằng tổ chức này đã không còn tập trung vào vấn đề an ninh khu vực nữa mà chuyển sang sự phát triển của khu vực – rất phù hợp với quyền lợi của Trung Quốc cũng như các nước Trung Á.

While nominally an equal partner to all members, Russia has felt like a junior partner in the S.C.O. Once one of the two poles in the world, Russia is now considered among the ranks of new rising powers — not a bad group to be in, but clearly a step down from its previous position in global affairs.

Trong khi về danh nghĩa Nga là một thành viên bình đẳng, nhưng nước này lại cảm thấy như một đàn em trong S.C.O. Có thời từng là một trong hai cực của thế giới, hiện Nga đang được coi là nằm trong số những nước đang phát triển – không phải là tồi, nhưng rõ ràng là đã thụt lùi so với vị trí trước đây trong những vấn đề quốc tế.

Moscow has sought to counter this by retaining links and authority among former Soviet republics. Those in Europe have now been absorbed into the European Union, but the Eurasian states have remained within the Kremlin’s sphere of influence, bound by a latticework of organizations like the Collective Security Treaty Organization, the Commonwealth of Independent States and the Eurasian Economic Community.

Moskva cố gắng đương đầu với vấn đề đó bằng cách giữ những mối liên hệ và uy quyền với các nước cộng hòa Xô Viết cũ. Những nước cộng hòa Xô Viết cũ ở châu Âu đã hợp nhất vào E.U, nhưng các nước ở khu vực Á-Âu vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng của Điện Cẩm Linh, bị trói buộc bởi một loạt các tổ chức như Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể, Cộng đồng các quốc gia độc lập và Cộng đồng kinh tế Á-Âu.

The S.C.O. was initially ignored by Russia when it was set up a decade ago, but it has steadily developed into an increasingly important actor that has become a vehicle for China’s push to develop Central Asia.

Ban đầu, khi mới thành lập S.C.O. bị Nga lờ đi, nhưng nó đã phát triển liên tục và trở thành một tác nhân ngày càng quan trọng, một công cụ để Trung Quốc đưa Trung Á tiến lên.

China has focused on trying to turn the S.C.O. from a security-focused organization into an economic bloc, a policy predicated on the knock-on effect that a stable and prosperous Central Asia would have on China’s underdeveloped Xinjiang Province.

Trung Quốc cố gắng lái S.C.O. từ tổ chức tập trung vào lĩnh vực an ninh thành một khối kinh tế, với nhận thức rằng khu vực thịnh vượng và ổn định ở Trung Á sẽ có tác dụng tích cực đối với tỉnh Tân Cương còn lạc hậu của Trung Quốc.

Using its deep pockets to pour money into the poor and isolated Central Asian states, China has secured energy contracts, worked on hydroelectric plants and helped develop infrastructure from roads to telephone systems.

Sử dụng túi bạc rủng rỉnh để rót tiền vào những quốc gia nghèo túng và bị cô lập ở vùng Trung Á, Trung Quốc đã kiếm cho mình các hợp đồng trong lĩnh vực năng lượng, làm trong những nhà máy thủy điện và giúp xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đường sá cho tới hệ thống thông tin liên lạc.

But China has gone beyond hard-nosed economics, developing a holistic strategy that attempts to bring Chinese soft power to bear on the region. China has established Confucius Institutes to teach Chinese in all the Central Asian states but Turkmenistan, and has also helped develop an S.C.O. University that brings together some 50-plus universities across China and Eurasia.

Nhưng Trung Quốc còn đi xa hơn lĩnh vực kinh tế thuần túy, họ đang phát triển một chiến lược tổng thể nhằm đưa sức mạnh mềm vào trong khu vực. Trung Quốc đã thành lập những Viện Khổng Tử để dạy tiếng Hoa trong tất cả các nước vùng Trung Á, ngoại trừ Turkmenistan, và giúp xây dựng Trường đại học Tổng hợp S.C.O., liên kết 50 trường đại học tổng hợp trên khắp Trung Quốc và khu vực Á-Âu.

As part of a push to develop the S.C.O. as a cultural entity, as well as one focused on security and economics, these are admittedly baby steps, but there is some evidence of success. Growing numbers of Central Asian students can be found at Chinese Universities and reports from Confucius Institutes in the region point to the children of affluent families trying to learn Mandarin.

Kế hoạch biến S.C.O. thành môt thực thể văn hóa, cùng với kế hoạch tập trung vào lĩnh vực an ninh và kinh tế, mới chỉ là những bước đầu, nhưng đã có một số bằng chứng của sự thành công. Càng ngày người ta càng thấy có nhiều sinh viên Trung Á trong các trường đại học của Trung Quốc và báo cáo từ các Viện Khổng Tử trong khu vực cho thấy là con em những gia đình khá giả đang cố gắng học tiếng Quan Thoại.

This is perhaps the greatest threat to Russia’s powerful legacy in the region. Moscow has no money to spend, so it has been happy to allow China’s investment in Central Asia, as long as Russia retains cultural predominance. That is starting to slip. Putin’s efforts at a Eurasian Union thus appear to be a rearguard action to stem the tide of increasing Chinese omnipotence in Russia’s backyard.

Đây có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với di sản đầy sức mạnh của Nga trong khu vực. Moskva không có tiền cho nên họ đã cho phép Trung Quốc đầu tư vào khu vực, với điều kiện là Nga vẫn giữ được thế thượng phong về văn hóa. Nhưng chuyện này bắt đầu thay đổi. Cố gắng của Putin về việc thành lập Liên minh Á-Âu dường như là một đòn tập hậu nhằm ngăn chặn dòng thác quyền lực của Trung Quốc đang đổ vào sân sau của nước Nga.

Raffaello Pantucci is a visiting scholar at the Shanghai Academy of Social Sciences. Alexandros Petersen is an adviser at the Woodrow Wilson International Center for Scholars in Washington.

Raffaello Pantucci là Giáo sư thỉnh giảng tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Thượng Hải. Alexandros Petersen là cố vấn tại Woodrow Wilson International Center for Scholars in Washington.

The New York Times

Translated by Phạm Nguyên Trường

http://www.nytimes.com/2011/10/18/opinion/18iht-edpantucci18.html?_r=1

Abusing History? Lạm dụng lịch sử



Abusing History?

Lạm dụng lịch sử


By Frank Ching

October 16, 2011

Frank Ching

Ngày 16-10-2011

China’s mix of historical and legal claims in the South China Sea are inconsistent, says Frank Ching. Beijing can’t have its cake and eat it.

Học giả Frank Ching cho rằng những yêu sách lẫn lộn giữa yếu tố lịch sử và pháp lý của Trung Quốc trên Biển Đông (Nguyên văn: Nam Hải) là không nhất quán. Bắc Kinh không thể dễ dàng lấy bánh ăn.

US scholar Lucian Pye once famously said that China was not a country but ‘a civilization pretending to be a state.’ That may have been apt at one time, but today’s China has been transformed into a modern state that plays an active role in international forums.

Có lần, ông Lucian Pye, một học giả người Mỹ nói một câu nổi tiếng, rằng Trung Hoa không phải là một quốc gia mà là “một nền văn minh giả vờ là quốc gia”. Điều đó có thể đúng vào lúc nào đó, nhưng ngày nay Trung Hoa đã biến thành một nhà nước hiện đại, đóng vai trò chủ động trên các diễn đàn quốc tế.

However, China also tries to capitalize on its long history when pressing its case in international disputes. Nowhere is this more clear than in the current South China Sea territorial dispute, which pits China against several of its neighbours. Also embroiled in the various rows are the United States, India and, increasingly, Japan. It’s a potent mix.

Tuy nhiên, Trung Hoa cũng đang cố gắng lợi dụng nền lịch sử lâu đời của mình khi nhấn mạnh trường hợp của họ các tranh chấp quốc tế. Không vụ việc nào minh họa chuyện này rõ hơn là vụ tranh lãnh hải trên Biển Đông hiện nay, khi Trung Hoa phải đối đầu với vài nước láng giềng. Cũng bị lôi kéo vào các xung đột khác nhau còn có Mỹ, Ấn Độ và ngày càng có thêm sự góp mặt của Nhật Bản. Đó là một sự pha trộn rất mạnh.

In 1996, Beijing ratified the UN Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) and publicly embraced the treaty’s provision that ‘China shall enjoy sovereign rights and jurisdiction over an exclusive economic zone of 200 nautical miles and the continental shelf’ – a hitherto unknown concept.

Năm 1996, Bắc Kinh phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) và công khai áp dụng điều khoản của công ước nói rằng “Trung Quốc hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa” – một khái niệm cho đến nay vẫn không rõ ràng.

At the same time, however, it reaffirmed its claim over the islets, rocks and reefs in the South China Sea on historical grounds—grounds that aren’t recognized by the convention. That is to say, China claims all the rights granted under international law today and, in addition, claims rights that aren’t generally recognized because its civilization can be traced back several thousand years.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, họ tái khẳng định chủ quyền của họ trên các đảo nhỏ, đá và dải san hô ở Biển Đông trên cơ sở lịch sử – là những cơ sở không được công ước công nhận. Như thế nghĩa là, Trung Quốc tuyên bố có toàn quyền theo luật quốc tế ngày nay, và không chỉ thế, họ cũng đòi các quyền mà nhìn chung không được công nhận, bởi vì nền văn minh của họ đã hình thành từ vài nghìn năm trước.

Historically, China was the dominant power in East Asia and considered lesser powers as its tributaries. By insisting now on territorial claims that reflect a historical relationship that vanished hundreds of years ago with the rise of the West, Beijing is, in a sense, attempting to revive and legitimize a situation where it was the unchallenged hegemon.

Xét trên phương diện lịch sử, Trung Hoa là một cường quốc thống trị ở Đông Á, và họ coi các nước yếu hơn họ là chư hầu. Hiện tại, bằng việc khăng khăng giữ những yêu sách chủ quyền phản ánh một mối quan hệ lịch sử – đã chấm dứt hàng trăm năm trước – với sự nổi lên của phương Tây, theo một nghĩa nào đó, Bắc Kinh đang cố sức vãn hồi và hợp thức hóa cái thời họ là một bá quyền không ai dám thách thức.

The ambiguity about what parts of international law China recognizes and which bits it doesn’t gives rise to the current dispute, which directly involves Vietnam, the Philippines, Malaysia and Brunei, and indirectly involves the interests of many other nations.

Trung Quốc công nhận những phần nào trong công pháp quốc tế và chối bỏ phần nào, hiện còn chưa rõ. Sự mơ hồ đó làm căng thẳng thêm những tranh chấp hiện tại – có liên quan trực tiếp tới Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, và gián tiếp tới lợi ích của rất nhiều nước khác.

The claims made by Southeast Asian countries rest primarily on the provisions of the Law of the Sea. China, however, is taking the position that its sovereignty over the territories concerned precedes the enactment of the Law of the Sea, and so the law doesn’t apply. History trumps law.

Yêu sách mà các nước Đông Nam Á đưa ra chủ yếu dựa vào các điều khoản trong Luật Biển. Tuy nhiên, Trung Quốc thì lại giữ lập trường cho rằng chủ quyền của họ đối với những vùng biển liên quan đã có từ trước khi Luật Biển được ban hành, và do đó không thể áp dụng luật được. Lịch sử đi trước luật pháp.

In 2009, China submitted a map to the UN Commission on the Law of the Sea in support of its claims to ‘indisputable sovereignty over the islands of the South China Sea and the adjacent waters’ as well as ‘the seabed and subsoil thereof.’

Năm 2009, Trung Quốc đệ trình tới Ủy ban LHQ về Luật Biển một bản đồ nhằm củng cố cho yêu sách của họ rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo trên Biển Đông và vùng nước kế cận, cũng như là các “đáy biển và tầng đất tương ứng” (nguyên văn: seabed and subsoil – ND).

The map featured a U-shaped dotted line that encompassed virtually the entire South China Sea and hugged the coasts of neighbouring countries including Vietnam, Malaysia and the Philippines. This was the first time China had submitted a map to the United Nations in support of its territorial claims, but there was no explanation given as to whether it claimed all the waters as well as the islands enclosed by the dotted line.

Bản đồ thể hiện một đường đứt đoạn hình chữ U bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông và ôm lấy biển của các nước láng giềng gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines. Đó là lần đầu tiên Trung Quốc đệ trình bản đồ lên LHQ để củng cố cho các yêu sách chủ quyền của họ, nhưng họ không đưa ra lời giải thích nào để cho biết có phải là họ đòi sở hữu toàn bộ vùng biển cũng như các đảo nằm trong đường đứt đoạn đó không.

This was a radical departure from the position China took when it ratified the treaty. Back then, China said that it would hold consultations ‘with the states with coasts opposite or adjacent to China respectively on the basis of international law and in accordance with the principle of equitability.’

Đây là hành động xa rời hẳn lập trường mà Trung Quốc từng đưa ra khi họ phê chuẩn Công ước. Còn nhớ hồi đó, Trung Quốc nói rằng họ sẽ tham vấn “các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc liền kề với Trung Quốc, trên cơ sở luật pháp quốc tế và theo nguyên tắc bình đẳng”.

Significantly, especially for the United States, China’s position on UNCLOS has also shifted in another respect. In 1996, it took the position that foreign warships required its approval in order to pass through China’s territorial waters. Now, China says that foreign warships must obtain its approval before they can pass through its exclusive economic zone – a much wider area that isn’t part of its sovereign waters.

Đáng chú ý, đặc biệt đối với Mỹ, là lập trường của Trung Quốc về UNCLOS cũng đã thay đổi ở một khía cạnh khác. Vào năm 1996, họ có quan điểm rằng tàu chiến nước ngoài phải được họ chấp thuận thì mới có thể qua lại lãnh hải Trung Quốc. Giờ đây, Trung Quốc lại tuyên bố là tàu chiến nước ngoài phải được họ chấp thuận thì mới được qua lại trong vùng đặc quyền kinh tế của họ – một khu vực rộng hơn (lãnh hải) nhiều và không nằm trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Trung Quốc. (*)

The United States disputes that position, maintaining that waters in a country’s EEZ are part of the high seas and that naval vessels are free to enter them and even conduct operations without any need for approval.

Mỹ phản bác quan điểm đó, khẳng định vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia thì là một phần của biển cả* và (do đó) tàu hải quân được tự do đi vào khu vực này, thậm chí có thể tiến hành hoạt động mà không cần phải được ai chấp thuận.


*(high sea – là vùng biển phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển. Các quốc gia có biển và quốc gia không có biển đều được hưởng nguồn lợi tài nguyên từ khu vực này – ND)

This difference in opinion between China and the United States (as well as most developed countries) has led to confrontations between the two countries, with US naval surveillance vessels carrying out information-gathering missions in China’s EEZ and being challenged by the Chinese.

Sự khác biệt về quan điểm giữa Trung Quốc và Mỹ (cũng như nhiều nước phát triển khác) đã dẫn đến đối đầu giữa hai quốc gia này, với việc tàu hải giám của Mỹ thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin trên vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc và bị Trung Quốc phá.

China’s resort to history is a relatively new development in international law, although it isn’t completely unprecedented. For example, coastal states have been allowed to claim extended jurisdiction over waters, especially bays or islands, when those claims have been open and long-standing, exclusive, and widely accepted by other states.

Việc Trung Quốc viện đến lịch sử là một diễn biến tương đối mới trong luật quốc tế, mặc dù điều đó không phải hoàn toàn chưa từng có tiền lệ. Chẳng hạn, các quốc gia ven biển đã được phép tuyên bố quyền tài phán mở rộng đối với các vùng biển, đặc biệt vịnh hoặc đảo, khi những yêu sách đó của họ là mở, đã được đưa ra từ lâu, duy nhất họ đưa ra, và được các nước khác chấp nhận rộng rãi.

In China’s case, however, its claims are evidently neither exclusive nor widely accepted by other states since they are being openly contested. Still, Chinese officials and scholars have attempted to buttress their arguments by appealing to historical records.

Tuy nhiên, trong trường hợp Trung Quốc, các yêu sách của họ rõ ràng không phải “duy nhất họ đưa ra” và cũng chẳng được các nước khác chấp nhận rộng rãi, bởi lẽ chúng còn đang bị tranh cãi công khai. Thế mà các quan chức và học giả Trung Quốc vẫn cố gắng biện bạch cho các lập luận của họ bằng cách viện dẫn đến lịch sử.

For example, Li Guoqiang, a research scholar with the Research Center for Chinese Borderland History and Geography of the Chinese Academy of Social Sciences wrote in July in the China Daily: ‘Historical evidence shows that Chinese people discovered the islands in the South China Sea during the Qin (221-206 BC) and Han (206 BC-AD 220) dynasties.’ China’s maritime boundary, he asserts, was established by the Qing dynasty (1644-1911).

Chẳng hạn, ông Lý Quốc Cường (Li Guoqiang), một học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Địa lý Biên ải Trung Quốc thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đã viết hồi tháng 7 trên tờ Nhân Dân Nhật Báo: “Các bằng chứng lịch sử cho thấy nhân dân Trung Quốc đã phát hiện ra những hòn đảo trên biển Hoa Nam từ thời Tần (221-206 trước CN) và Hán (206 trước CN-220). Ông ta khẳng định, biên giới hàng hải Trung Quốc đã được xác lập bởi triều Thanh (1644-1911).

‘In contrast,’ he wrote, ‘Vietnam, Malaysia and the Philippines hardly knew anything about the islands in the South China Sea before China’s Qing Dynasty.’

Ông viết: “Ngược lại, Việt Nam, Malaysia và Philippines gần như chẳng biết gì về những hòn đảo trên biển Hoa Nam, vào cái thời trước đời nhà Thanh của Trung Quốc”.

Vietnam, in pressing its case, has cited maps and geography attesting to its ‘historical sovereignty’ over the Paracel and Spratly islands going back to the 17th century. This doesn’t match the antiquity of China’s claims, but, at the very least, it shows that Chinese claims have been contested for centuries, and that China didn’t enjoy exclusive and continuous jurisdiction over these islands.

Việt Nam, khi trình bày vấn đề của mình, đã sử dụng các bản đồ và kiến thức địa lý chứng minh “chủ quyền lịch sử” của họ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ 17. Quan điểm này không viện dẫn tới lịch sử xa xôi như Trung Quốc, nhưng ít nhất cũng cho thấy là các yêu sách của Trung Quốc đã bị tranh cãi từ nhiều thế kỷ trước, tức là Trung Quốc không có quyền tài phán duy nhất và liên tục trên các hòn đảo đó.

And, if history is to be the criterion, which period of history should be decisive? After all, if the Qin or Han dynasty is to be taken as the benchmark, then China’s territory today would be much smaller, since at the time it had not yet acquired Tibet, Xinjiang or Manchuria, now known as the northeast.

Và nếu coi lịch sử là một tiêu chí để xem xét, thì thời kỳ nào của lịch sử có tính quyết định đây? Suy cho cùng, nếu nhà Tần hay nhà Hán được coi là điểm chuẩn, thì diện tích của Trung Hoa ngày nay sẽ phải nhỏ hơn nhiều, bởi vì vào thời điểm ấy, nó đâu có bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu Lý – mà bây giờ là vùng đông bắc Trung Quốc.

One compromise that China has offered to its neighbours is to shelve the territorial disputes and engage in joint development of natural resources. This was proposed by President Hu Jintao as recently as August 31, when he met the Philippine President Benigno Aquino.

Trung Hoa có một nhượng bộ với các nước láng giềng, đó là tạm xếp các tranh chấp chủ quyền lại và tham gia khai thác tài nguyên thiên nhiên chung. Đây là đề xuất của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, mới đây nhất là vào ngày 31-8 khi ông Hồ gặp Tổng thống Philippines Benigno Aquino.

However, there are serious problems. Just what does China mean by this policy?

Tuy nhiên, có vài vấn đề nghiêm trọng. Trung Hoa muốn gì khi đưa ra chính sách này?

The Chinese Foreign Ministry website explains: ‘The concept of “setting aside dispute and pursuing joint development” has the following four elements:

Trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích: Quan niệm “gác tranh chấp sang một bên, để cùng khai thác” có bốn yếu tố sau đây:

‘1. The sovereignty of the territories concerned belongs to China.

‘2. When conditions are not ripe to bring about a thorough solution to territorial dispute, discussion on the issue of sovereignty may be postponed so that the dispute is set aside. To set aside dispute does not mean giving up sovereignty. It is just to leave the dispute aside for the time being.

‘3. The territories under dispute may be developed in a joint way.

‘4. The purpose of joint development is to enhance mutual understanding through cooperation and create conditions for the eventual resolution of territorial ownership.’

“1. Chủ quyền của các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc.

2. Khi điều kiện chưa chín muồi để mang lại một giải pháp toàn thể cho vấn đề tranh chấp chủ quyền, thì các cuộc thảo luận về vấn đề chủ quyền có thể bị trì hoãn, để gác tranh chấp sang một bên.

Gác tranh chấp không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền. Nó chỉ có nghĩa là gác tranh chấp sang một bên vào thời điểm đó.

3. Các vùng lãnh thổ tranh chấp có thể được khai thác chung.

4. Mục đích của khai thác chung là để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau thông qua hợp tác, và tạo điều kiện để tìm ra một giải pháp cuối cùng cho vấn đề chủ quyền”.

These four points make it clear that instead of shelving the territorial disputes, the idea of joint development is China’s way of imposing its claims of sovereignty over the other party. Chinese sovereignty is the stated desired outcome of any joint development. No wonder that no country has taken China up on its proposal.

Bốn yếu tố này cho thấy rõ rằng, thay vì gác tranh chấp chủ quyền lại, thì ý tưởng khai thác chung kia là cách Trung Quốc áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ lên các bên khác. Chủ quyền của Trung Quốc là kết quả mà họ mong muốn đạt được sau bất kỳ quá trình khai thác chung nào. Thảo nào chẳng nước nào ủng hộ Trung Quốc về cái đề xuất ấy.

Perhaps because of the conflict between historical claims and the UNCLOS, other Chinese scholars are now calling for a review of the Law of the Sea.

Có lẽ chính vì tồn tại xung đột giữa các yêu sách dựa vào lịch sử và UNCLOS mà nhiều học giả Trung Quốc khác đang kêu gọi xem lại Luật Biển.

Li Jinming, a professor at the Center for Southeast Asia Studies at Xiamen University, says that there are ‘shortcomings’ in UNCLOS and, as a result, ‘China should consider its own situation before enforcing UNCLOS.’ That is to say, even though China has ratified the treaty, which has been in effect for 17 years, Beijing shouldn’t abide by its provisions unless the convention is somehow revised to support China’s territorial claims.

Lý Kim Minh (Li Jinming) – giáo sư Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn – nói rằng UNCLOS có những “hạn chế”, và kết quả là “Trung Quốc phải xem xét hoàn cảnh của chính họ trước khi thực thi UNCLOS”. Điều ấy nghĩa là, mặc dù Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước – đã có hiệu lực tới 17 năm – nhưng Bắc Kinh không cần phải tuân thủ các điều khoản của Công ước, trừ khi Công ước được xem xét lại sao cho có lợi cho các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Beijing, it appears, wants to be made an exception in international law. It wants to have its cake and eat it. But law is law. What is the point of having international law when it is no longer international, and when it is no longer law?

Dường như Bắc Kinh muốn tạo ra một ngoại lệ trong luật pháp quốc tế. Họ muốn có được mọi thứ. Nhưng luật là luật. Luật pháp quốc tế còn có ý nghĩa gì nữa nếu nó không còn mang tính quốc tế, và nếu nó không còn là luật?


Chú thích của người dịch:

(*) Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) chia nhiều khu vực biển khác nhau, trong đó các quốc gia có các quyền chủ quyền ở các mức độ khác nhau. Chủ quyền của một quốc gia là tuyệt đối trong các vùng nội thủy, gần như tuyệt đối trừ việc cản trở các quyền đi qua không gây hại đối với vùng lãnh hải, và giới hạn trong các quyền kinh tế đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Độc giả tham khảo: Quy Chế Pháp Lý Một Số Vùng Biển Việt Nam Phù Hợp với Công Ước LHQ về Luật Biển 1982.

The Diplomat

Translated by Thủy Trúc



http://the-diplomat.com/2011/10/16/abusing-history/

Uncharted territory Hoang địa


Uncharted territory

Hoang địa

By David Cyranoski

David Cyranoski

Nature Oct 20, 2011

Nature 20/10/2011

Political maps that seek to advance disputed territorial claims have no place in scientific papers. Researchers should keep relationships cordial by depoliticizing their work.

Các bản đồ chính trị nhằm thúc đẩy chủ quyền lãnh thổ đang tranh chấp không có chỗ đứng trong các bài báo khoa học. Các nhà nghiên cứu nên giữ mối liên hệ chân thành với nhau bằng cách phi chính trị hóa công việc nghiên cứu của họ.

Muhammad Ali observed that the wars of nations are fought to change maps — and he was a man who knew how to fight. Yet there are more subtle ways to change maps. Take the South China Sea: Chinese officials insist that much of its waters belong to China, and Chinese maps tend to include a dotted line that makes the same point. Yet there is no international agreement that China should have possession, and other countries have overlapping claims.

Muhammad Ali nhận thấy rằng các cuộc chiến xảy ra giữa các quốc gia là để vẽ lại bản đồ. Và, ông là người biết cách gây chiến. Tuy nhiên, có nhiều cách tinh tế khác để vẽ lại bản đồ. Hãy lấy biển Đông làm ví dụ: các quan chức Trung Quốc có chấp rằng phần lớn vùng biển này thuộc về Trung Quốc, nên các bản đồ của Trung Quốc có thường đưa thêm những đường đứt khúc để thể hiện quan điểm đó. Mặc dầu vây, không một thỏa thuận quốc tế nào cho rằng Trung Quốc nên thực thi sở hữu và tất cả các nước láng giềng đều có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

What has this to do with science and Nature? Nothing — except that territorial disputes, including that over the South China Sea, are leaking into the pages of scientific journals such as this one. In a disturbing trend, an increasing number of maps included in scientific articles by Chinese researchers feature a dotted line that envelops almost the entire South China Sea, to indicate Chinese possession (see page 293). Scientists and citizens of surrounding countries are understandably peeved by the maps, which in most cases are completely unrelated to the subjects of the papers in which they are published. The inclusion of the line is not a scientific statement — it is a political one, apparently ordered by the Chinese government. It's a territorial claim, and it's being made in the wrong place.

Điều này liệu có liên quan gì đến khoa học và tạp chí Nature hay không? Chẳng có liên quan gì — ngoại trừ việc tranh chấp về lãnh thổ, bao gồm tranh chấp trên biển Đông, đang lan vào những trang in của các tạp chí khoa học như Nature. Với một xu hướng đáng phiền lòng, ngày càng nhiều bản đồ đường lưỡi bò được các nhà khoa học Trung Quốc đưa vào những bài báo khoa học của họ, với 9 đường đứt đoạn bao quanh hầu hết biển Đông, để biểu thị chủ quyền của Trung Quốc (Xem bài “Những lời lẽ bất bình về chuyện biển Đông”). Không có gì khó hiểu khi các nhà khoa học và công dân của các nước láng giềng bất bình với cái bản đồ đó, mà trong đa phần các trường hợp chẳng hề liên quan gì đến chủ đề bài báo được công bố. Việc đưa bản đồ đường lưỡi bò vào bài báo không phải là một phát ngôn khoa học — đó là một phát ngôn chính trị, mà có vẻ như được Chính phủ Trung Quốc ra lệnh. Đó là một yêu sách về chủ quyền lãnh thổ, và đã được thực hiện nhầm chỗ.

“Where research and politics mix, science should be a tool of diplomacy, not territorial aggression.”

Khi nghiên cứu khoa học và chính trị pha trộn nhau, khoa học nên là một công cụ để ngoại giao, chứ không phải để gây hấn về lãnh thổ.

Where research and politics mix, science should be a tool of diplomacy, not territorial aggression. Even politically hostile environments can prove fertile ground for scientific collaborations. An increasing number of researchers from Taiwan are teaming up with colleagues in mainland China, even as Beijing and Taipei continue to fundamentally disagree over their relationship. According to data provided by Lou-Chuang Lee, the head of Taiwan's National Science Council, the number of research papers resulting from cross-strait collaborations rose from 521 in 2005 to 1,207 last year.

Khi nghiên cứu khoa học và chính trị pha trộn nhau, khoa học nên là một công cụ để ngoại giao, chứ không phải để xâm lấn lãnh thổ. Ngay cả môi trường thù địch về chính trị cũng có thể là mảnh đất màu mỡ cho hợp tác nghiên cứu khoa học. Ngày càng có nhiều nhà khoa học Đài Loan cộng tác với các đồng nghiệp lục địa, cho dù Bắc Kinh và Đài Bắc về cơ bản vẫn tiếp tục có những bất đồng ý kiến về quan hệ đôi bên. Theo số liệu của Lou-Chuang Lee, người lãnh đạo Hội đồng Khoa học Quốc gia Đài Loan, số bài báo khoa học do hợp tác giữa hai bời eo biển đã tăng từ 521 bài vào năm 2005 lên 1.207 trong năm qua.

Such collaborations set the stage for the realization of common interests and, one might hope, resolution of political differences. At the least, they could help to restrain aggression.

Những hợp tác như thế tạo đà cho nhận thức về những lợi ích chung giữa đôi bên, với hy vọng hóa giải quyết những khác biệt về chính trị. Những hợp tác như thế chí ít cũng có thể giúp kiềm chế gây hấn.

Still, politics does often find a way to intrude. In August, for example, Ann-Shyn Chiang, director of the Brain Research Center at the National Tsing Hua University in Hsinchu, Taiwan, was surprised by a request from Yi Rao, a neuroscientist at Peking University in Beijing, with whom he was writing a paper. Rao wanted to put down Chiang's affiliation as 'Taiwan, China', the appellation preferred by Beijing. Chiang told Rao either to use Taiwan or Taiwan ROC (Republic of China), or to drop his name from the author list. Eventually the two found a compromise, agreeing that they would use Taiwan, Republic of China.

Thế nhưng, chính trị vẫn thường tìm đường xâm nhập. Tháng Tám vừa qua, chẳng hạn, Ann-Shyn Chiang, giám đốc Trung tâm nghiên cứu thần kinh của Đại học Quốc gia Tsing Hua ở Hsinchu, Đài Loan, ngạc nhiên khi nhận được yêu cầu của Yi Rao, một nhà khoa học thần kinh thuộc Đại học Bắc Kinh, mà ông đang viết chung một bài báo. Ông Rao đề nghị ông Chiang ghi tên quốc gia là “Taiwan, Trung Quốc”, là kiểu mà Bắc Kinh ưa thích. Ông Chiang bảo ông Rao hoặc là dùng “Taiwan” hay “Taiwan ROC” (Đài Loan, Cộng hòa Trung Hoa), hoặc bỏ tên ông ra khỏi danh sách tác giả bài báo. Cuối cùng thì hai người cũng đi đến một thỏa hiệp, đồng ý dùng “Đài Loan, Cộng hòa Trung Hoa”.

The dispute over the South China Sea, with its resources and geopolitical significance, won't be so easily ironed out.

Những tranh chấp trên biển Đông, với tài nguyên và tầm quan trọng về địa chính trị của nó, sẽ không thể được giải quyết một cách dễ dàng như trên.

With regard to this and other international disputes, Nature takes the position that scientists should stick to the science. Authors should try to depoliticize their articles as much as possible by avoiding inflammatory remarks, contentious statements and controversial map designations. If such things can't be avoided, for example if a study of a country's resources requires taking account of whether a certain island belongs to it, the map should be marked as 'under dispute' or something to that effect. In papers in Nature, editors reserve the right to insert such a label if authors fail to do so. By avoiding controversy, researchers who keep politics from contaminating their science will keep the doors of collaboration open, and their studies will benefit. Researchers could also, as a by-product, help to defuse political tensions, show the way to mutual benefit and perform a diplomatic service.

Xem xét vấn này và các tranh chấp các quốc tế khác, tạp chí Nature giữ lập trường rằng các nhà khoa học nên đi theo khoa học. Các tác giả nên cố gắng phi chính trị hóa các bài báo của mình, bằng cách tránh những nhận xét gây kích động, những phát biểu gây bất bình, và những bản đồ còn gây tranh cãi. Trong trường hợp bất khả kháng, ví dụ như nếu một nghiên cứu về tài nguyên quốc gia đòi hỏi xem xét một hải đảo nào đó có thuộc về quốc gia đó hay không, thì bản đồ đó nên được ghi chú là “đang tranh chấp” hoặc một từ ngũ khác có ý nghĩa tương tự. Trong các bài báo trên tạp chí Nature, các biên tập giữ quyền bổ sung những chú thích như thế, nếu tác giả không ghi chú. Bằng cách tránh vấn đề tranh cãi, các nhà nghiên cứu có thể giữ cho khoa học không bị lây nhiễm chính trị, và giữ cánh cửa hợp tác khoa học rộng mở, và những nghiên cứu của họ sẽ hữu ích. Các nhà nghiên cứu cũng có thể giúp xoa dịu những căng thẳng chính trị, chỉ ra con đường đôi bên cùng có lợi và thực hiện một công việc ngoại giao có ý nghĩa, như là một sản phẩm phụ của nghiên cứu khoa học.

Researchers on all sides have much in common, as many scientists in parts of the world made unstable by conflict can appreciate. It makes no sense to undermine this solidarity through irrelevant political and territorial posturing.

Các nhà khoa học của tất cả các bên đều có nhiều điểm chung. Các nhà khoa học ở những nơi bất ổn do xung đột trên thế giới có thể đánh giá cao điều đó. Thật vớ vẩn nếu để tình kết liên này bị xói mòn bởi những động thái chính trị và tranh chấp lãnh thổ vô bổ đối với khoa học.



http://www.nature.com/nature/journal/v478/n7369/full/478285a.html

Angry words over East Asian seas Những lời bất bình về chuyện biển Đông Á


Mine, all mine: the rush to claim minerals and oil is driving China's marine ambitions.

CHINAFOTOPRESS/GETTY

Của tôi, tất cả là của tôi: Cơn sốt đi tìm nguồn khoáng sản và dầu mỏ là đang điều khiển tham vọng biển của Trung Quốc.

CHINAFOTOPRESS/GETTY

Angry words over East Asian seas

Những lời bất bình về chuyện biển Đông Á

by David Cyranoski

David Cyranoski

Chinese territorial claims propel science into choppy waters.

Tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc đẩy khoa học vào vùng biển động.

Clashes at sea. Disputed borders. It is not the usual stuff of science. But researchers and scientific journals are being pulled into long-simmering border disputes between China and its neighbours. Confrontations involving research vessels are raising tensions in the region, while the Chinese government is being accused of using its scientists' publications to promote the country's territorial claims.

Xung đột trên biển. Tranh chấp biên giới. Đó không phải là những địa hạt thông thường của khoa học. Nhưng các nhà nghiên cứu và tạp chí khoa học đang bị lôi kéo vào những tranh cãi nẩy lửa giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Những cuộc đối đầu liên quan đến những con tàu nghiên cứu đang làm tình hình căng thẳng hơn trong vùng, trong khi Chính phủ Trung Quốc bị tố cáo là đã sử dụng các ấn phẩm khoa học để quảng bá những yêu sách đầy tham vọng của họ về lãnh thổ.

China's desire to increase its exploitation of the sea is no secret. The country's 12th five-year plan, which covers 2011–15 and was approved in March, was the first to mention the importance of a marine economy. In May, China's Ocean Development Report estimated that marine industries, including offshore oil and gas exploration, fisheries and ship building, will earn 5.3 trillion renminbi (US$830 billion) by 2020. Last month, Zhang Jixian, head of the Chinese Academy of Surveying and Mapping, announced that the country will ramp up efforts to chart what he described as its "three million square kilometres of water territory", an area much larger than that considered by neighbouring states to be Chinese territory. The mapping project will be aided by China's first cartographic satellite, to be launched in December, and the Jiaolong submersible, which is scheduled to take humans to ocean depths of 7,000 metres next year1. If the dive succeeds, China will capture the record for the deepest-ever manned ocean exploration from its great marine rival, Japan.

Tham vọng tăng cường khai thác biển của Trung Quốc không phải là điều gì bí mật. Kế hoạch năm năm lần thứ 12 (giai đoạn từ 2011 đến 2015) của Trung Quốc đã được thông qua vào tháng Ba năm nay. Kế hoạch này đề cập đến tầm quan trọng của kinh tế biển. Báo cáo Phát triển Biển của Trung Quốc ước tính rằng công nghiệp biển, bao gồm cả khai thác dầu khí ngoài khơi, ngư nghiệp và công nghiệp đóng tàu, sẽ mang về cho Trung Quốc 830 tỉ USD vào năm 2020. Mới tháng trước, Zhang Jixian, lãnh đạo Viện Địa chính và Bản đồ Trung Quốc, tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ dốc sức để vẽ cái mà ông gọi là "ba triệu cây số vuông lãnh hải", một khu vực rộng hơn những gì các nước láng giềng trước đây xem là lãnh thổ của Trung Quốc. Dự án bản đồ được sự hỗ trợ bởi vệ tinh bản đồ (sẽ được khởi động vào tháng 12) và tàu ngầm Jiaolong (dự định lặn xuống sâu 7,000 m dưới lòng đại dương năm tới) [1]. Nếu công việc của tàu lặn này thành công như dự kiến, Trung Quốc sẽ lập kỉ lục về độ sâu có thể lặn của tàu ngầm có người điều khiển, vượt qua đối thủ cạnh tranh hàng hải hiện nay là Nhật Bản.

China is also growing increasingly assertive over its boundaries (see map). China claims Taiwan, for example, whereas Taiwan claims that it is independent. Japan, China and Taiwan all claim the uninhabited Senkaku Islands in the East China Sea. The clashes are fiercest in the South China Sea, where China claims the Paracel Islands (home to turtles, seabirds and a few Chinese troops) and the Spratly Islands, an archipelago of more than 700 isles, along with a huge area of the South China Sea surrounding them. Vietnam, Malaysia, Taiwan, Brunei and the Philippines all argue that those areas fall within their exclusive economic zones, which are recognized by the United Nations. The disputes are decades old, but reports of oil deposits — estimated at anywhere from 1.6 billion to 21.3 billion recoverable barrels — and significant mineral resources are now raising the stakes.

Ngoài ra, Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán hơn trong vấn đề biên giới. Trung Quốc coi Đài Loan là một phần của lãnh thổ Trung Quốc, nhưng Đài Loan thì tự cho mình độc lập. Nhật, Trung Quốc và Đài Loan cả ba đều xem quần đảo Điếu Ngư (không có người cư trú) là của mình. Những xung đột dữ dội nhất xảy ra ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải), nơi mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (là nơi cư trú của rùa, hải âu, và một ít lính Trung Quốc), một quần đảo với hơn 700 đảo nhỏ, cùng với vùng biển rộng lớn bao quanh. Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Brunei và Philippines tất cả đều lập luận rằng đó là những đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, và vùng này được Liên hiệp quốc công nhận. Những tranh chấp này kéo dài trong nhiều thập niên, nhưng các báo cáo về trữ lượng dầu mỏ ước tính từ 1.6 đến 21.3 tỉ thùng và nguồn khoáng sản đáng kể đang gia tăng sự tranh chấp.

Because exploration often goes hand in hand with research, scientists are finding themselves on the front line. In June, Vietnam accused a Chinese fishing vessel of ramming a seismic survey ship working for the state energy company, PetroVietnam. And on 26 September, Japan ordered a Chinese research vessel that seemed to be conducting a marine survey to leave the exclusive economic zone that Japan claims around the Senkaku Islands.

Thăm dò tài nguyên thường đi song song với nghiên cứu khoa học, cho nên các nhà khoa học thấy mình đứng ở tuyến đầu. Tháng Sáu vừa qua, Việt Nam tố cáo tàu cá Trung Quốc đã cắt đứt dây cáp tàu của PetroVietnam đang thăm dò dầu khí. Ngày 26 tháng 9, Nhật ra lệnh một tàu khảo sát của Trung Quốc phải rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế chung quanh đảo Điếu Ngư mà Nhật coi là lãnh thổ của họ.

The battle is also spilling over to the pages of scientific journals. Critics say that Chinese researchers are trying to make their country's possession of the South China Sea a fait accompli by routinely using maps that show its extended marine boundaries. For example, a 2010 review of the impacts of climate change on water resources and agriculture in China, published in Nature2, included a map with an inserted area that implied that most of the South China Sea was part of China.

Cuộc chiến còn lan sang những trang in của các tạp chí khoa học. Giới phê bình cho rằng các nhà khoa học Trung Quốc cố tình gửi ra thế giới một thông điệp nói rằng việc Trung Quốc làm chủ vùng biển Đông Nam Á là một việc đã rồi, bằng cách thường xuyên sử dụng các bản đồ bành trướng lãnh hải. Chẳng hạn như trong một bài tổng quan về tác động của thay đổi khí hậu đến nguồn nước và nông nghiệp (công bố trên Nature vào năm 2010 [2]) có in một bản đồ với một khu vực biển được đưa vào với hàm ý rằng phần lớn vùng biển Đông Nam Á là của Trung Quốc.

Last month, in an online posting that was also sent to Nature and other journals, 57 Vietnamese scientists, engineers and other professionals living around the world complained about the use of such maps. The letter laments the Chinese government's use of "'back door' tactics", and argues that it is "using your magazine/journal as a means to legitimize such [a] one-sided and biased map". A map that appeared in a review of Chinese demography published in Science3 provoked similar criticism. Science responded with an Editor's Note4 stating that the journal "does not have a position with regard to jurisdictional claims" but that it is "reviewing our map acceptance procedures to ensure that in the future Science does not appear to endorse or take a position on territorial/jurisdictional disputes".

Tháng trước, trong một lá thư trực tuyến gửi tới tạp chí Nature, một nhóm gồm 57 nhà khoa học, kĩ sư và chuyên gia người Việt đã khiếu nại về việc Nature cho in bản đồ đó. Bức thư phàn nàn rằng Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng “thủ đoạn cửa sau”, và lập luận rằng Chính phủ Trung Quốc đã dùng các tạp chí khoa học như là phương tiện để hợp thức hóa cái bản đồ đơn phương và thiên lệch như thế. Một bản đồ tương tự xuất hiện trong một bài tổng quan trên tạp chí Science [3] cũng nhận đã nhận được những chỉ trích tương tự. Science hồi đáp bằng một Ghi chú của Ban biên tập (Editor's Note) [4], nói rằng tạp chí không có lập trường gì đối với những tranh chấp về chủ quyền, nhưng tạp chí cũng đang kiểm tra lại qui trình công bố bản đồ để đảm bảo rằng trong tương lai Science không muốn bị hiểu lầm là ủng hộ hay đứng về một phía nào đó trong những tranh chấp liên quan đến lãnh thổ/pháp lý.

Meanwhile, Michael Oppenheimer, a geoscientist at Princeton University, New Jersey, who is co-editor of Climatic Change, has received a barrage of e-mails since June from scientists contesting a Chinese map that his journal published more than four years ago5. The map includes a thick 'cow-tongue' shaped dotted line that claims for China a wide swathe of the South China Sea, reaching down towards Malaysian Borneo. The scientists, from Vietnam, Finland, Canada and elsewhere, are demanding a correction to the map. But this kind of highly politicized debate over territory "is not a question that a journal like ours wants to deal with", says Oppenheimer.

Trong khi đó, Michael Oppenheimer thuộc Đại học Princeton (đồng chủ biên tạp chí Climatic Change) đã nhận được vô số e-mail kể từ hồi tháng Sáu khi tạp chí này đăng một bài báo khoa học với đường lưỡi bò cách đây hơn 4 năm[5]. Bản đồ này bao gồm một đường 'lưỡi ' gồm các đoạn đứt khúc đậm nét tuyên bố một vùng biển rộng thuộc chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông, mở rộng xuống tới đảo Borneo của Malaysia. Các nhà khoa học từ các nước Việt Nam, Phần Lan, Canada, và nhiều nước khác đang yêu cầu phải chỉnh sửa bản đồ. Tuy nhiên, Oppenheimer cho biết những tranh luận chính trị hóa cao độ về lãnh thổ như thế này “không phải là vấn đề mà tạp chí của ông muốn giải quyết”.

Other Vietnamese scientists contacted by Nature were most angered by instances of what they consider to be gratuitous uses of the cow-tongue map. "They include the line around the South China Sea even when this region, and the islands within it, have absolutely zero relevance to the topic," says Q. Tuan Pham, a chemical engineer at the University of New South Wales in Sydney, Australia.

Đa số các nhà khoa học Việt Nam khác mà Nature có tiếp xúc đều bày tỏ tức giận với những trường hợp mà họ cho là sử dụng bản đồ đường lưỡi bò một cách thậm vô lý. Phạm Quang Tuấn, giáo sư hóa học thuộc Đại học New South Wales, cho biết "Họ vẽ một đường bao quanh biển Nam Trung Hoa và những hòn đảo nằm trong vùng biển đó, mặc dù vùng biển này không hề có liên quan gì đến chủ đề của bài báo”.

Why Chinese scientists include the controversial map in their papers is not clear. Following the e-mails, Oppenheimer decided that the disputed map had no relevance to the conclusion of the paper in question, but he contacted the lead author, Xuemei Shao of the Institute of Geographic Sciences and Natural Resources Research in Beijing, to offer him the chance to correct or amend the figure. Shao declined, explaining in an e-mail that the figure "is requested by the Chinese government".

Chưa rõ lý do các nhà khoa học Trung Quốc đưa cái bản đồ gây tranh cãi này vào những bài báo khoa học của họ để làm gì. Nhưng qua trao đổi e-mail với tác giả, Oppenheimer cho rằng những bản đồ đó không hề liên quan gì đến kết luận của bài báo, và đề nghị tác giả chính là Xuemei Shao của Viện Nghiên cứu Khoa học Địa lý và Tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Kinh chỉnh sửa phần hình vẽ. Shao từ chối, và giải thích trong một e-mail rằng hình vẽ bản đồ đó là do “yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc.”

Jingyun Fang, a climate-change specialist at Peking University in Beijing who was a co-author on the Nature review, says that he included the insert because "we should follow China's law to include these Chinese seas in the map". Neither Fang, Shao nor any of four authors of other articles that included similar maps responded to requests from Nature for details of these regulations.

Jingyun Fang, một chuyên gia về biến đổi khí hậu thuộc Đại học Bắc Kinh, và cũng là đồng tác giả bài tổng quan trên Nature, cho biết ông đưa bản đồ đó vào bài báo bởi vì “chúng tôi phải tuân theo luật pháp của Trung Quốc để đưa những vùng biển này vào bản đồ.” Cả Fang, Shao và 4 tác giả khác của những bài báo khác có in bản đồ đường lưỡi bò, tất cả đều không trả lời khi được Nature yêu cầu nêu chi tiết về những quy định này (của chính phủ Trung Quốc).

Science, Nature and Climatic Change have ultimately decided not to remove the offending maps. But Tuan Nguyen, a professor of medicine at the Garvan Institute of Medical Research in Sydney, who has independently complained to journal editors about China's maps of the South China Sea, says that maps in journals should be treated as scientific data and verified before publication. "The publication of such a map represents an abuse of science," he says.

Cuối cùng thì Science, Nature và Climatic Change quyết định không xóa những bản đồ gây xúc phạm đó. Nhưng Nguyễn Văn Tuấn, giáo sư y khoa thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan ở Sydney, người đã độc lập gửi thư khiếu nại đến tổng biên tập các tạp chí về bản đồ đường lưỡi bò, nói rằng bản đồ trên các tạp chí khoa học nên được xem là dữ liệu khoa học và nên được thẩm định trước khi công bố. Ông nói: "Việc công bố một bản đồ như thế thể hiện một sự lạm dụng khoa học”.

Corrected:

This story originally implied that Climatic Change took a defined position on the position of China’s border in the South China Sea. In fact, co-editor Michael Oppenheimer merely offered lead author Xuemei Shao the opportunity to make any amendments to the contested map that he deemed appropriate. The text has been changed to reflect this.

Sửa chữa:

Câu chuyện này ban đầu ngụ ý rằng tạp chí Biến đổi Khí hậu giữ một lập trường xác định về vị trí của biên giới của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong thực tế, đồng biên tập Michael Oppenheimer chỉ đơn thuần cung cấp cho tác giả chính Xuemei Shao cơ hội để thực hiện bất kỳ sửa đổi các bản đồ gây tranh cãi mà ông coi là thích hợp. Phần văn bản đã được thay đổi để phản ánh việc này.

References

[1] Nature 476, 10-11 (2011).

[2] Piao, S. et al. Nature 467, 43-51 (2010). | Article | PubMed

[3] Peng, X. Science 333, 581-587 (2011). | Article | PubMed

[4] Bradford, M. Science 333, 1824 (2011). | PubMed

[5] Liang, E. et al. Climatic Change 79, 403-432 (2006). | Article

Tài liệu tham khảo:

[1] Nature 476, 10-11 (2011).

[2] Piao, S. et al. Nature 467, 43-51 (2010).

[3] Peng, X. Science 333, 581-587 (2011).

[4] Bradford, M. Science 333, 1824 (2011).

[5] Liang, E. et al. Climatic Change 79, 403-432 (2006).



http://www.nature.com/news/2011/111019/full/478293a.html