MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, October 10, 2011

New Aus-U.S. push deals India into Pacific Mỹ Úc tăng cường hợp tác với Ấn độ ở Thái Bình Dương


New Aus-U.S. push deals India into Pacific

Mỹ Úc tăng cường hợp tác với Ấn độ ở Thái Bình Dương

By Greg Sheridan

September 17, 2011

Greg Sheridan

THIS week's 60th anniversary Ausmin meeting in San Francisco deserves the overworked adjective historic. It marks a pivot point in which the US and Australia begin to redefine their region not as the Asia-Pacific, but as the Indo-Pacific.

Cuộc họp thường niên lần thứ 60 của Ausmin tuần này tại San Francisco xứng đáng với tính từ lịch sử về làm việc quá sức. Nó đánh dấu một điểm then chốt trong đó Mỹ và Úc bắt đầu xác định lại khu vực của họ không phải là khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mà là Ấn độ-Thái Bình Dương.

The annual meeting of foreign and defence ministers from Australia and the US - respectively Kevin Rudd, Stephen Smith, Hillary Clinton and Leon Panetta - took the US-Australia alliance into new territory; into cyberspace and into the Indian Ocean.

Cuộc họp hàng năm của các bộ trưởng ngoại giao quốc phòng từ Úc và Mỹ - Kevin Rudd, Stephen Smith, Hillary Clinton Leon Panetta - đã đưa liên minh Mỹ-Australia vào những lãnh địa mới, vào không gian ảo vào Ấn Độ Dương.

The meeting, like the contemporary alliance, was dominated by three technologies and three outside nations. The technologies are cyber warfare, missiles and nuclear weapons. The external nations are China, India and North Korea.

Hội nghị này, cũng như liên minh lâm thời, bị chi phối bởi ba công nghệ và ba quốc gia bên ngoài, đó là các công nghệ chiến tranh mạng, tên lửa, vũ khí hạt nhân và ba quốc gia là Trung Quốc, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên.

The addition of cyber war was the most important change in the scope of the alliance since New Zealand left in the mid-1980s. In a communique on cyber security, Australia and the US declared: "In the event of a cyber attack that threatens the territorial integrity, political independence or security of either of our nations, Australia and the US would consult together and determine appropriate options to address the threat."

Việc đưa thêm chiến tranh mạng vào lĩnh vực hợp tác là sự thay đổi quan trọng nhất trong quy mô của liên minh này kể từ khi Niu Dilân rời khỏi ANZUS vào giữa những năm 1980. Trong một thông báo chung về an ninh mạng, Ôxtrâylia và Mỹ tuyên bố: “Trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công mạng mà đe doạ sự toàn vẹn lãnh thổ, sự độc lập chính trị hoặc an ninh của một trong hai nước, Ôxtrâylia và Mỹ sẽ cùng tham khảo ý kiến và quyết định những lựa chọn thích hợp để giải quyết mối đe doạ đó”.

That language might seem bland. It is not. It is close to the formulation of words in the ANZUS Treaty. You might argue that cyber attacks, like any attacks, are already covered by the treaty, so why make an extra declaration they can trigger the alliance?

Ngôn ngữ nghe có vẻ nhạt nhẽo. Nhưng không phải thế. Nó gần gũi với việc xây dựng các từ ngữ trong Hiệp ước ANZUS. Bạn có thể lập luận rằng các cuộc tấn công trên mạng, giống như bất kỳ cuộc tấn công nào, đã được dề cập đến bởi hiệp ước, vậy tại sao phải công bố thêm thì mới có thể kích hoạt liên minh?

There are two reasons. One is to draw attention to, and provide a framework for, the deep US-Australia co-operation on cyber security.

Có hai lý do. Một là nhằm thu hút sự chú ý và tạo khuôn khổ cho sự hợp tác sâu sắc giữa Mỹ-Ôxtrâylia trong vấn đề an ninh mạng.

But much more important is the desire to send the strongest possible message, especially to Beijing. The author of the overwhelming majority of cyber intrusions the US and Australia experience is China, with Russia a distant second.

Nhưng điều quan trọng hơn là mong muốn phát đi thông điệp mạnh mẽ nhất có thể, đặc biệt là tới Bắc Kinh. Tác giả của đại đa số các vụ thâm nhập trên mạng mà Mỹ và Ôxtrâylia hứng chịu là Trung Quốc, với Nga là tác giả chưa rõ ràng thứ hai.

Everyone knows this, and you can see occasional references to it in US and Australian defence documents. The Ausmin communique makes the allied response crystal-clear. It may very well provoke a political reaction from Beijing.

Mọi người biêt điều này, và có thể thỉnh thoảng thấy những chỉ dẫn về điều đó trong những tài liệu quốc phòng của Mỹ và Ôxtrâylia. Thông báo AUSMIN khiến cho sự đáp lại của đồng minh dễ hiểu và điều đó rất có thể gây ra một phản ứng chính trị từ Bắc Kinh.

The cyber attacks, at this stage predominantly to steal information, are mainly directed at US and Australian defence facilities, but also at government institutions, and at companies of strategic interest to China, especially Australian mining companies.

Các cuộc tấn công mạng, trong giai đoạn này phần lớn là để đánh cắp thông tin, và chủ yếu được nhằm vào những cơ sở quốc phòng của Mỹ và Ôxtrâylia, nhưng cũng được nhằm vào các thể chế chính phủ, cũng như những công ty mà Trung Quốc quan tâm về mặt chiến lược, nhất là các công ty khai mỏ của Ôxtrâylia.

This year's cyber declaration follows the establishment of a joint cyber working group at last year's Ausmin meeting in Melbourne. Australia set up a similar level of co-operation with Britain at the Ausmin meeting in Sydney. The lead agencies are the Defence Signals Directorate in Canberra, the National Security Agency in the US and the Government Communications Headquarters in Britain.

Tuyên bố về an ninh mạng năm nay tiếp theo việc thành lập một nhóm làm việc về an ninh mạng tại Hội nghị AUSMIN 2010 ở Menbơn. Ôxtrâylia đã thiết lập một mức độ hợp tác tương tự với Anh tại hội nghị ở Xítni mới đây. Các cơ quan lãnh đạo là Cơ quan tình báo điện tử quốc phòng (DSD) ở Canbơrơ, Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) ở Mỹ và Cơ quan tình báo viễn thông (GCHQ) ở Anh.

The US and Australia already conduct many intense cyber security exercises. This kind of co-operation requires the greatest operational intimacy and trust. The US/Britain/Australia intelligence relationship is the core Western intelligence club.

Mỹ và Ôxtrâylia đã tiến hành cuộc diễn tập an ninh mạng cường độ cao. Sự hợp tác kiểu này đòi hỏi mối quan hệ mật thiết và niềm tin lớn nhất. Quan hệ hợp tác tình báo Mỹ-Anh-Ôxtrâylia là tâm điểm của câu lạc bộ tình báo phương Tây.

It is the case that the US, and to a lesser extent Australia, are developing offensive cyber capabilities in the event of a cyber conflict, or a general conflict with cyber dimensions. Cyber security generally has experienced huge expansion in recent years in the US, Britain and Australia.

Đây là tình huống mà Mỹ, và ở một chừng mực kém hơn là Ôxtrâylia, đang phát triển các khả năng tấn công trên mạng trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột trên mạng, hoặc một cuộc xung đột nói chung với những khía cạnh trên mạng. An ninh mạng nói chung đã được mở rộng nhiều trong những năm gần đây ở Mỹ, Anh và Ôxtrâylia.

The missile and nuclear technology concerns at Ausmin were centred on North Korea. With everything that is going on in the world, North Korea is slipping under the radar at present. But Western assessments of Pyongyang are intensely pessimistic.

Những lo ngại về công nghệ tên lửa và hạt nhân tại Hội nghị AUSMIN 2011 tập trung vào Bắc Triều Tiên. Cùng với mọi thứ đang diễn ra trên thế giới, Bắc Triều Tiên hiện đang được đưa vào tầm ngắm. Tuy nhiên, những đánh giá của phương Tây về Bình Nhưỡng rất bi quan.

This emerges from two deadly judgments. The first is that China is not really helping on North Korea, and looking back, has not really helped in the past. Beijing enjoys too much strategic benefit out of the status quo with North Korea. Its difficult neighbour is a costly irritant to the US, a source of leverage for Beijing, which can offer or withhold help on Korean issues, and provides a territorial buffer between China and the US ally of South Korea.

Điều này xuất phát từ hai đánh giá. Thứ nhất là Trung Quốc không thực sự giúp đỡ Bắc Triều Tiên, và nhìn lại trước đây, đã không thực sự giúp đỡ trong quá khứ. Bắc Kinh được hưởng quá nhiều lợi ích chiến lược từ hiện trạng với Bắc Triều Tiên. Nước láng giềng khó khăn của Trung Quốc này là một điều gây khó chịu tốn kém đối với Mỹ, một nguồn lực bẩy đối với Bắc Kinh, vốn có thể đề nghị hoặc từ chối giúp đỡ trong các vấn đề Triều Tiên, và tạo ra một vùng đệm lãnh thổ giữa Trung Quốc và đồng minh Hàn Quốc của Mỹ.

Secondly, there is a widespread apprehension that leadership tension in Pyongyang could have destabilising results. The most worrying likely scenario is a series of further long-range missile tests by North Korea, combined with work to miniaturise nuclear warheads sufficiently so they can be carried on missiles. This is a strategic threat in itself and makes North Korea a more dangerous player in nuclear proliferation.

Thứ hai, có một sự hiểu biết rộng rãi rằng sự căng thẳng lãnh đạo ở Bình Nhưỡng có thể có những kết quả gây mất ổn định. Kịch bản có thể xảy ra gây lo ngại nhất là một loạt các vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa của Bắc Triều Tiên, kết hợp với công việc nhằm thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân đủ để có thể được gắn vào tên lửa. Đây là một mối đe doạ chiến lược và khiến cho Bắc Triều Tiên trở thành một “bên tham gia” nguy hiểm trong vấn đề phổ biến hạt nhân.

Australia is ramping up its co-operation with the US on missile defence, despite the theology on the Labor Left that holds missile defence to be the work of the devil.

Ôxtrâylia gia tăng hợp tác với Mỹ trong phòng thủ tên lửa, bất chấp thuyết của phe Tả trong Công đảng cầm quyền rằng phòng thủ tên lửa là công việc xấu.

Conceptually, Ausmin saw a significant move forward into the era of the Indo-Pacific as the replacement paradigm for the Asia-Pacific. An important dialogue is under way between Canberra and Washington here. Essentially, Canberra is asking Washington to view the whole Indo-Pacific region as an integrated theatre of operations.

Về mặt khái niệm, AUSMIN 2011 chứng kiến một động thái quan trọng hướng tới kỷ nguyên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như là sự thay thế cho mô hình châu Á-Thái Bình Dương. Một cuộc đối thoại quan trọng đang diễn ra giữa Canbơrơ và Oasinhtơn ở điểm này. Về cơ bản, Canbơrơ đang đề nghị Oasinhtơn coi toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một trường hoạt động tích hợp.

This is partly because the rise of India is changing the region's centre of gravity. Parts of the US system hold the same view, but the US system is so vast that, as has often been the case, Australia is playing a role in moving the consensus of the US military/diplomatic/political establishment.

Điều này một phần là do sự nổi lên của Ấn Độ đang làm thay đổi trọng tâm của khu vực. Nhiều phần của hệ thống Mỹ có cùng quan điểm, nhưng hệ thống Mỹ quá rộng đến nối (thông thường là như vậy) Ôxtrâylia đang đóng một vai trò trong việc tạo ra sự đồng thuận trong tổ chức quân sự/ngoại giao/chính trị của Mỹ.

The US Quadrennial Defence Review last year described India "as a net provider of security in the Indian Ocean and beyond".

Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm một lần của Mỹ hồi năm ngoái đã mô tả Ấn Độ “là một bên cung cấp an ninh thực sự ở Ấn Độ Dương và xa hơn”.

A number of Australian non-government institutions are belatedly beginning to understand the significance of India's rise. The Lowy Institute's Rory Medcalf has just published a paper on Australia's Future between China and India, which seeks to understand some of these implications. Lowy is sponsoring a big dialogue which it hopes will become the Indian version of the Australian American Leadership Dialogue. And the University of Melbourne's Australia India Institute is beginning to hit its straps.

Một số thể chế phi chính phủ của Ôxtrâylia đang bắt đầu (tuy hơi chậm) hiểu về tầm quan trọng của sự nổi lên của Ấn Độ. Nhà phân tích Rory Medcalf thuộc Viện chính sách quốc tế Lowy có trụ sở tại Xítni vừa mới công bố một nghiên cứu về tương lai của Ôxtrâylia giữa Trung Quốc và Ấn Độ nhằm tìm cách hiểu rõ một vài tác động đó. Viện Lowy đang tài trợ cho một cuộc đối thoại lớn mà họ hy vọng sẽ trở thành phiên bản Ấn Độ của Cuộc đối thoại lãnh đạo Ôxtrâylia-Mỹ. Đồng thời, Viện Ôxtrâylia-Ấn Độ thuộc Đại học Menbơn cũng đang bắt đầu vào cuộc.

At the grand Ausmin level, the official communique called for deeper strategic ties between Australia, the US and India, welcomed India's engagement in East Asia and called for greater co-operation with India in providing for maritime security.

Ở cấp độ AUSMIN, tuyên bố chung chính thức kêu gọi có những quan hệ chiến lược sâu sắc hơn giữa Ôxtrâylia, Mỹ và Ấn Độ, hoan nghênh sự can dự của Ấn Độ vào Đông Á và kêu gọi có sự hợp tác lớn hơn với Ấn Độ trong việc cung cấp an ninh trên biển.

It is noteworthy this declaration came just a few weeks after the Chinese navy confronted an Indian ship, the INS Viraat, after it had made a visit to Vietnam. China claims exclusive sovereignty over most of the South China Sea - a claim no maritime Asian nation accepts or recognises. It was significant that the Ausmin communique declared in relation to the South China Sea that "both the US and Australia have a national interest in freedom of navigation" there.

Đáng chú ý là tuyên bố này được đưa ra chỉ vài tuần sau khi hải quân Trung Quốc đối đầu với tàu INS Airavat của Ấn Độ sau khi tàu này có chuyến thăm tới Việt Nam. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), một tuyên bố mà không có quốc gia biển ở châu Á nào chấp nhận hoặc công nhận. Điều quan trọng là thông báo AUSMIN tuyên bố liên quan đến Biển Đông rằng “cả Mỹ và Ôxtrâylia đều có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải” ở đó.

Two big Australian conceptual arguments were carried in an important speech by Foreign Minister Kevin Rudd to the Asia Foundation in San Francisco.

Hai lập luận mang tính khái niệm lớn của Ôxtrâylia được đưa ra trong bài phát biểu quan trọng của Ngoại trưởng Kevin Rudd tại Quỹ châu Á ở San Francisco.

The first was the redefinition of the region from the Asia-Pacific to the Indo-Pacific.

Rudd said: "The critical region for our future now extends to include the Indian Ocean as well. It is in the interests of both the US and Australia for India to play the role of a major international power. India is increasingly looking east with interest, both for strategic and economic reasons, and because of long-standing cultural connections."

Lập luận thứ nhất là sự định nghĩa khu vực lợi ích của Ôxtrâylia mở rộng từ châu Á-Thái Bình Dương thành Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông Rudd nói: “Khu vực mang tính then chốt đối với tương lai của chúng ta giờ đây mở rộng để bao gồm cả Ấn Độ Dương. Cả Mỹ và Ôxtrâylia đều có những lợi ích khi Ấn Độ đóng vai trò của một cường quốc quốc tế lớn. Ấn Độ đang ngày càng hướng Đông cùng với sự quan tâm cả vì những lý do chiến lược lẫn kinh tế và bởi những liên hệ văn hoá lâu đời”.

He drew the necessary distinctions between China and India, but in assessing the new economic ascendancy of Asia, he said: "It goes without saying that China and India are the main drivers of the new ascendancy."

Ông Rudd chỉ ra những nét khác biệt cần thiết giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng khi đánh giá về uy thế kinh tế mới của châu Á, ông cho rằng “điều đó diễn ra mà không thể nói Trung Quốc và Ấn Độ là những động lực chính của uy lực mới này”.

So the message is clear. India is shaping up to be of similar consequence to China, though from both a US and Australian view vastly more benign. It is up to Washington and Canberra to maximise their leverage and connections with India.

Do đó, thông điệp là rõ ràng. Ấn Độ đang hình thành là một bên có tầm quan trọng tương tự như Trung Quốc, mặc dù theo quan điểm của Mỹ và Ôxtrâylia là tốt lành hơn. Mọi việc tuỳ thuộc vào Oasinhtơn và Canbơrơ nhằm tối đa hoá đòn bẩy và những liên hệ của họ với Ấn Độ.

But Rudd had another message for the US too, and that was the importance of a sustained - indeed deepened - US engagement in Asia.

Tuy nhiên, ông Rudd cũng có một thông điệp khác gửi tới Mỹ, và đó là tầm quan trọng của sự can dự bền vững và sâu sắc của Mỹ ở châu Á.

By the way, Rudd also drew attention to a statistic more Australians might like to take notice of. Two-way cumulative US/Australian investment stands at $960 billion. Two-way cumulative Chinese/Australian investment stands at $31bn.

Ngoài ra, ông Rudd còn thu hút sự chú ý tới một thống kê mà nhiều người Ôxtrâylia có thể thích nhắc tới. Đầu tư tích luỹ hai chiều Mỹ-Ôxtrâylia đạt mức 960 tỉ đôla Úc (AUD), trong khi đầu tư hai chiều Trung Quốc-Ôxtrâylia là 31 tỉ AUD.

Those foolish analysts who continually parrot the line that Australia might face a choice between its main strategic partner and its main economic partner are operating in apparent ignorance of the fact that economic partnership involves trade and investment. As a result, they get the identity of our main economic partner wrong.

Những nhà phân tích ngu ngốc tiếp tục nói như vẹt những điều Úc có thể phải đối mặt với một sự lựa chọn giữa đối tác chiến lược chính và đối tác kinh tế chính của Úc đang hoạt động mà không hề hiểu rằng quan hệ đối tác kinh tế liên quan đến thương mại và đầu tư. Do đó, họ nhận dạng sai danh tính các đối tác kinh tế chính của chúng ta.

But back to Rudd's main message to his US audience. In an era of extremely tight fiscal conditions in the US, there will be acute strategic choices for Washington to make. Rudd was telling them to place their bets on Asia.

Trở lại với thông điệp chính của ông Rudd, trong một kỷ nguyên có những điều kiện tài chính cực kỳ căng thẳng ở Mỹ, Oasinhtơn sẽ có những lựa chọn chiến lược cấp thiết và ông Rudd nói rằng họ nên đặt cược vào châu Á.

It would of course be wrong to overstate the importance to the US system of a single speech by an allied foreign minister, even one as well-respected and well-connected as Rudd. But it is critically important that the US hear this message as often as possible, especially from Asia and especially from friends it respects.

Tất nhiên sẽ là sai lầm nếu đánh giá quá cao tầm quan trọng đối với hệ thống Mỹ trong bài phát biểu của Bộ trưởng đồng minh nước ngoài, thậm chí của nhân vật đáng kính có nhiều quan hệ như ông Rudd. Nhưng điều cực kỳ quan trọng là Hoa Kỳ cần nghe thông điệp này càng thường xuyên càng tốt, đặc biệt từ châu Á và đặc biệt từ những bạn bè mà quốc gia này tôn trọng.


Rudd said in part: "As the world changes, it's even more critical that the US builds its engagement in our region. President Obama talked of the need for a more centred course, and that lies in deep US engagement in Asia . . . The vast majority of countries in Asia welcome that."

Rudd cho biết một phần: "Khi thế giới thay đổi, thì điều quan trọng nhiều hơn Mỹ phải tạo lập sụ tham gia của nó trong khu vực của chúng ta. Tổng thống Obama đã nói cần có một tiến trình tập trung hơn, đó nằm trong sựu tham gia sâu sắc của Mỹ ở châu Á… Đại đa số các nước ở châu Á chào đón điều đó. "

As the US defence budget suffers serious cutbacks, Australia will in effect be arguing as part of the Washington decision-making process on budgets not to make those cuts in Asia.

Khi ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ bị cắt giảm nghiêm trọng, Úc khả năng sẽ tham dự một phần vào quá trình ra quyết định của Washington về ngân sách để không xảy ra cắt giảm ở châu Á.

In the new US Defence Secretary, Leon Panetta, Canberra may well have an ally. He is a native San Franciscan with a natural Pacific Ocean outlook. As a veteran of the CIA and with a lifetime of Washington wheeling and dealing, he is a good man to have dealing with Congress in what is certain to be a taxing time.

Với bộ trưởng Quốc phòng mới của Hoa Kỳ, Leon Panetta, Canberra có thể một đồng minh. Ông một người San-Phanxicô mảnh đất tự nhiên nhìn ra Thái Bình Dương. một cựu binh của CIA và với cả cuộc đời lèo lái Washington, ông là một người có khả năng đối thoại tốt với Quốc hội những thời điểm chắc chắn sẽ rất khó khăn.

The pre-Ausmin high-profile expectation of new US force dispositions and commitments in Australia will be slightly delayed while the US finishes its force posture review, and the two militaries, the US and Australian, work on exactly what the best options for an increased US military presence in Australia might look like.

This was a very big Ausmin indeed.

Kỳ vọng cao trước Ausmin về bố trí mới lực lượng Hoa Kỳ và các cam kết tại Úc sẽ hơi bị trì hoãn trong khi Mỹ kết thúc việc xem xét lại tư thế lực lượng của nó, quân đội hai nước, Mỹ và Úc, làm việc trên chính những gì có thể là các tùy chọn tốt nhất cho việc gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Úc.



Đây là một Ausmin thực sự rất lớn.

China’s Dictator Complex Phức Cảm Chuyên chính Trung Quốc


China’s Dictator Complex
Phức Cảm Chuyên chính Trung Quốc
By Minxin Pei
September 27, 2011

Chinese policymakers are often assumed to be the archetypal practitioners of realpolitik. But their coddling of dictators is counter-productive.
Những nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thường được coi các nhà thực hành nguyên mẫu của chính trị thực tế. Nhưng nuôi dưỡng độc tài phản tác dụng.
The conventional wisdom about China’s foreign policy in the post-Mao era is that Beijing is the world’s quintessential practitioner of realpolitik – it pursues its national interests without ideological biases.
Nhận thức truyền thống về chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời kỳ hậu-Mao Trạch Đông cho rằng Bắc Kinh là một tay nhà nghề điển hình của thế giới trong lãnh vực chính-trị-hiện-thực — họ không để thiên kiến ý thức hệ của mình ảnh hưởng đến công cuộc đeo đuổi lợi ích quốc gia.
But the portrayal of Beijing as a non-ideological pragmatist in international affairs is at odds with its policy and behaviour toward some of the world’s worst dictatorships. For example, China maintained its support for Slobodan Milosevic’s regime almost until the very end of his rule. In Africa, China stuck by Zimbabwe’s Robert Mugabe, inviting him to visit Beijing even when he was an international pariah. Of Latin American leaders, the mandarins in Beijing seem to have taken a particular liking to Hugo Chavez of Venezuela, a dictator in all but name.
Nhưng việc mô tả Bắc Kinh bằng hình hài của kẻ ứng xử theo chủ nghĩa thực dụng chứ không phải ý thức hệ trong lãnh vực quan hệ quốc tế không phù hợp với chính sách và hành vi của họ đối với một số nhà độc tài tồi tệ nhất của thế giới. Ví dụ, Trung Quốc đã tiếp tục ủng hộ chế độ Slobodan Milosevic hầu như cho đến lúc nền thống trị của ông ta kết thúc. Tại châu Phi, Trung Quốc kiên trì kề vai sát cánh cùng Robert Mugabe của Zimbabwe, mời mọc ông ta công du Bắc Kinh ngay cả khi nhân vật này đã được toàn thể thế giới xem như một kẻ hạ tiện. Trong số các lãnh tụ của châu Mỹ La Tinh, giới quan chức cao cấp tại Bắc Kinh đặc biệt ưa thích Hugo Chavez của Venezuala, một nhà độc tài trên mọi phương diện ngoại trừ tên gọi.
China’s dictator complex was on full display during the Arab Spring. Around the fall of Hosni Mubarak’s regime in February, the official Chinese media consistently cast Egypt’s anti-Mubarak forces as mobs who would do nothing but cause chaos. The Chinese handling of the recent collapse of Muammar Gaddafi’s regime was egregiously inept. Beijing not only received a high-level representative of the doomed Gaddafi regime in June – its arms manufacturers were trying to sell $200 million worth of weapons to Gaddafi’s forces in July, in violation of a UN Security Council resolution forbidding arms sales to Libya.
Phức cảm độc tài của Trung Quốc phơi bày toàn diện giữa Mùa Xuân Ả Rập. Quanh khoảng thời gian đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Hosni Mubarack vào tháng hai năm nay, giới truyền thông của nhà nước Trung Quốc trước sau vẫn kiên quyết khẳng định rằng các lực lượng chống đối Mubarak tại Ai Cập là những đám côn đồ chẳng làm gì hơn ngoài việc phá rối trị an. Phương thức mà Trung Quốc đã sử dụng để xử lý sự sụp đổ gần đây của chế độ Gaddafi cũng khờ khạo quá mức. Bắc Kinh không những đã đón tiếp một đại biểu cao cấp của chế độ Gaddafi đang giãy chết vào tháng sáu, các xưởng chế tạo vũ khí của họ còn tìm cách bán cho quân đội Gaddafi một lượng vũ khí trị giá 200 triệu Mỹ kim vào tháng 7, một hành động vi phạm nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cấm bán vũ khí cho Lybia.
What does this dictator complex tell us about Chinese foreign policy?
The most obvious answer is that, instead of being non-ideological, Chinese foreign policy actually is quite ideological. As can be seen from recent events, even in situations where supporting dictatorships hurts Chinese interests, Beijing has chosen to side with these international outcasts. This ideological bias stems from the nature of China’s domestic political regime – a one-party state. The ruling Chinese Communist Party believes that its greatest ideological threat is posed by the liberal democracies in the West. Even as China benefits from the West-led international economic system, the Communist Party has never let down its guard against the democratic West.
Mặc cảm độc tài này sẽ cho báo chúng ta biết gì về chính sách đối ngoại của Trung Quốc?
Câu trả lời hiển nhiên nhất là chính sách đối ngoại của Trung Quốc thực sự đậm đà sắc thái ý thức hệ, chứ không phải ngược lại. Như chúng ta có thể nhìn thấy được từ những biến cố gần đây, ngay cả trong những tình huống mà việc ủng hộ các chế độ độc tài sẽ gây tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn chọn lựa đứng về phía những kẻ bị thế giới ruồng bỏ. Thiên kiến ý thức hệ này phát xuất từ bản chất của chế độ chính trị tại nội địa Trung Quốc — nhà nước độc đảng. Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang trị vì tin rằng mối đe dọa ý thức hệ lớn lao nhất mà họ phải đối phó là do các nước tự do dân chủ ở phương Tây tiến hành. Ngay cả khi Trung Quốc đang hưởng thụ nhiều lợi ích từ hệ thống kinh tế quốc tế do phương Tây dẫn đầu, Đảng Cộng Sản cũng chưa bao giờ lơ là việc cảnh giác đề phòng phương Tây dân chủ.
A foreign policy corollary of this belief is that China needs allies – particularly of the authoritarian variety – in the developing world to counter the West. Dictators are easier to deal with, from Beijing’s point of view, simply because China knows very well how to do business with rulers unconstrained by the rule of law, civil society, and opposition parties. The fact that such dictators are ostracized by the international community is, then, no cause for concern. On the contrary, their isolation makes them all the more dependent on China.
Một hệ quả về mặt chính sách đối ngoại do niềm tin này mang lại là Trung Quốc phải cần có đồng minh — đặc biệt là đồng minh thuộc loại độc tài — trong thế giới đang phát triển để đối phó với phương Tây. Theo quan niệm của Bắc Kinh, giao thiệp với giới độc tài là việc làm dễ dàng hơn đơn giản là vì Trung Quốc hiểu rõ cách thức làm ăn với những kẻ thống trị không bị pháp quyền, xã hội dân sự, và đảng đối lập gò bó. Bởi thế, chuyện giới độc tài này bị cộng đồng quốc tế tẩy chay không phải là lý do đáng băn khoăn. Ngược lại, tình trạng bị cô lập khiến họ càng lệ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.
The trouble with such thinking is that it isn’t true because coddling dictators hasn’t actually served Chinese interests.
Cái rắc rối của lối tư duy này là nó chẳng chính xác tí nào bởi vì chiều chuộng giới độc tài thực sự chưa hề phục vụ được gì cho lợi ích của Trung Quốc.
Isolated dictators may be weak, but they are tough customers and troublemakers. North Korea is perhaps the best example. The Kim Jong-il regime, the most isolated in the world, has given his Chinese patrons enormous grief over his nuclear programme and aggression against South Korea. Gaddafi, while in power, repeatedly blocked the Chinese state-owned oil giant, CNPC, from purchasing oil assets in Libya. Gaddafi committed the ultimate sin against China by hosting the Taiwanese president, an ardent pro-independence advocate, in 2006. China may keep scores against its enemies, but apparently cuts its autocratic clients plenty of slack.
Những kẻ độc tài bị cô lập có thể là đang ở trong thế yếu, nhưng họ là những khách hàng bướng bỉnh và ưa gây chuyện. Bắc Hàn có lẽ là ví dụ điển hình nhất. Chế độ Kim Jong-il, một chính quyền bị cô lập hàng đầu của thế giới, đã mang lại cho các đại ca đỡ đầu tại Trung Quốc nhiều phiền não lớn lao vì chương trình vũ khí hạt nhân và thái độ gây hấn Nam Hàn của mình. Lúc còn cầm quyền, Gaddafi đã nhiều lần ngăn cản không cho công ty dầu lửa quốc doanh khổng lồ của Trung Quốc, CNPC, thu mua tư sản của ngành dầu khí tại Lybia. Đối với Trung Quốc, Gaddafi đã vi phạm một tội lỗi tày trời vào năm 2006 khi ông ta đón tiếp và khoản đãi Tổng Thống Đài Loan, một người hăng hái chủ trương độc lập. Có lẽ Trung Quốc sẽ tính sổ với kẻ thù, nhưng hiển nhiên là họ đối đãi rất dễ dãi với các khách hàng chuyên chế của mình.
Dictators are also poor assets to invest in for China. From Beijing’s perch, such dictators may seem secure in their power. However, because of endemic corruption, brutal oppression, and lack of support within their societies, dictatorships are notoriously unstable and often implode without warning, as the Arab Spring shows. Beijing’s hopes that long-term relations with dictators are possible and productive are naïve and ignore the serious downside risks should its clients fall.
Đối với Trung Quốc, giới độc tài còn là loại tư sản đầu tư kém chất lượng. Nhìn từ vị thế của Trung Quốc, những kẻ độc tài này dường như rất an toàn trong phạm vi quyền lực của họ. Tuy nhiên, vì tệ nạn tham nhũng tràn lan, áp bức tàn khốc, và tình trạng khiếm khuyết sự ủng hộ của nhiều tầng lớp xã hội, các chế độ độc tài nổi tiếng là bất ổn định và thường suy sụp mà không có dấu hiệu báo trước, như Mùa Xuân Ả Rập đã minh họa. Hy vọng của Bắc Kinh rằng tiến trình xây dựng quan hệ dài lâu với giới độc tài là điều khả thi và có lợi là tư duy thơ ngây và phớt lờ những nguy cơ bất lợi nếu khách hàng của họ sa cơ lỡ vận.
From a purely realpolitik perspective, Chinese fears of new democracies in developing countries are grossly exaggerated. Most new democracies are no stooges of the West. In fact, their foreign policy has been exceptionally pragmatic. Take Brazil and Indonesia, for example. Both are success stories in making the transition from dictatorship to democracy. Both have shown strong independence in their foreign policy. Both enjoy good relations with China.
Từ một quan điểm thuần túy mang tính chất chính-trị-hiện-thực, nỗi âu lo của Trung Quốc đối với các nền dân chủ mới tại những nước đang phát triển đã được phóng đại cực độ. Hầu hết các nền dân chủ mới chẳng phải là đầy tớ của phương Tây. Sự thật là chính sách đối ngoại của họ hết sức thực dụng. Ví dụ, hãy xét trường hợp của Bra-xin và Indonesia. Cả hai đều là những trường hợp thành công trong tiến trình quá độ từ độc tài sang dân chủ. Cả hai đều triển hiện mạnh mẽ tính độc lập trong chính sách đối ngoại của mình. Cả hai đều có quan hệ tốt với Trung Quốc.
At the same time, some of the autocratic regimes surrounding China will pose the most serious threats to Chinese security. Russia is one possibility. The authoritarian Vladimir Putin regime not only distrusts China, but has taken steps to harm China’s national and energy security. It has repeatedly failed to honour its pledge to increase its energy exports to China and has sold Vietnam advanced jetfighters and submarines that can be deployed against the Chinese military in a potential conflict in the South China Sea. Vietnam is most likely to get into a fire fight with China over territorial disputes in the South China Sea. As for North Korea, its Beijing-fed ruling elites, whenever possible, barely conceal their hostility to their patrons and, during the now-defunct Six Party Talks, repeatedly betrayed and embarrassed Beijing with their double-dealing and duplicity.
Trong khi đó một số chế độ chuyên chính ở chung quanh Trung Quốc lại cấu thành những mối đe dọa nguy hiểm nhất cho nền an ninh của Trung Quốc. Nga là một trường hợp rất có khả năng xảy ra. Chế độ độc đoán của Vladimir Putin không những chỉ nghi ngờ Trung Quốc mà còn xúc tiến việc gây tổn hại cho nền an ninh quốc gia và năng lượng của Trung Quốc. Nga đã nhiều lần nuốt lời hứa gia tăng mức xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc và đã bán cho Việt Nam nhiều chiến đấu cơ phản lực và tàu ngầm tân tiến có thể được triển khai để chống lại quân đội Trung Quốc trong một cuộc xung đột tiềm tàng tại Biển Đông. Việt Nam rất có khả năng sẽ đụng đầu với Trung Quốc trong một cuộc đọ sức binh lửa vì chuyện tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông. Về phần Bắc Hàn, giai cấp thống trị của nước này, bất cứ lúc nào có thể, chỉ che dấu qua loa thái độ hằn học đối với những kẻ đỡ đầu của mình, cũng như đã nhiều lần phản bội và khiến Bắc Kinh phải bẽ mặt vì những hành vi tráo trở và gian dối của họ trong các cuộc Đàm Phán Sáu Bên mà bây giờ đã được giải thể.
So China should drop its dictator complex. If allowed to continue to influence Chinese foreign policy, this complex will needlessly set China up for confrontations with the democratic West, waste its precious diplomatic and economic resources, and undermine China’s own national interests.
Bởi thế Trung Quốc cần trút bỏ mặc cảm độc tài của mình. Nếu được phép tiếp tục ảnh hưởng chính sách đối ngoại của Trung Quốc, mặc cảm này sẽ đẩy Trung Quốc vào thế đối đầu với phương Tây dân chủ một cách không cần thiết, phung phí nguồn tài nguyên kinh tế và ngoại giao quý báu của mình, và hủy hoại lợi ích quốc gia của chính Trung Quốc.

Translated by Nam Hải Trường Sơn

The City: Beijing Thành phố: Bắc Kinh


The City: Beijing
Thành phố: Bắc Kinh
Ai Weiwei
Ngãi Vị Vị
Beijing is two cities. One is of power and of money. People don’t care who their neighbors are; they don’t trust you. The other city is one of desperation. I see people on public buses, and I see their eyes, and I see they hold no hope. They can’t even imagine that they’ll be able to buy a house. They come from very poor villages where they’ve never seen electricity or toilet paper.
Bắc Kinh là hai thành phố. Bên này là một thành phố của quyền lực và tiền bạc. Người ta chẳng quan tâm láng giềng họ là ai; họ chẳng bao giờ tin cậy bạn. Bên kia là một thành phố tràn trề tuyệt vọng. Tôi thấy họ trên những chiếc xe buýt công cộng, tôi nhìn vào đôi mắt của họ, và tôi thấy họ chẳng ôm ấp hy vọng gì. Thậm chí họ chẳng thể tưởng tượng nổi mình sẽ có khả năng mua được một căn nhà. Họ đến từ những ngôi làng nghèo xơ xác, nơi mà họ chẳng bao giờ thấy ánh đèn điện và giấy toa-lét.
Every year millions come to Beijing to build its bridges, roads, and houses. Each year they build a Beijing equal to the size of the city in 1949. They are Beijing’s slaves. They squat in illegal structures, which Beijing destroys as it keeps expanding. Who owns houses? Those who belong to the government, the coal bosses, the heads of big enterprises. They come to Beijing to give gifts—and the restaurants and karaoke parlors and saunas are very rich as a result.
Mỗi năm hàng triệu người đến Bắc Kinh để xây cầu, xây đường, và xây nhà cho nó. Mỗi năm họ xây thêm một Bắc Kinh có kích thước bằng thành phố này vào năm 1949. Họ là dân nô lệ của Bắc Kinh. Họ sống lây lất trong những cấu trúc bất hợp pháp mà Bắc Kinh sẽ hủy diệt vì nó cứ mãi bành trướng. Ai làm chủ nhà cửa? Những người trong chính quyền, các ông sếp mỏ than, các xì thẩu của những doanh nghiệp lớn. Họ đến Bắc Kinh để ban bố tặng phẩm — và kết quả là các nhà hàng, các quán karaoke, các phòng tắm hơi cứ thế mà giàu kếch sù.
Beijing tells foreigners that they can understand the city, that we have the same sort of buildings: the Bird’s Nest, the CCTV tower. Officials who wear a suit and tie like you say we are the same and we can do business. But they deny us basic rights. You will see migrants’ schools closed. You will see hospitals where they give patients stitches—and when they find the patients don’t have any money, they pull the stitches out. It’s a city of violence.
Bắc Kinh bày tỏ với người ngoại quốc rằng họ có thể hiểu được thành phố này, rằng chúng tôi cũng có các công trình kiến trúc cùng loại: Tổ Chim, Tháp Đài Truyền Hình Trung Ương CCTV. Quan chức mặc côm-lê và đeo cà-vạt như bạn nói rằng chúng ta chẳng khác gì nhau và chúng ta có thể làm ăn. Nhưng họ khước từ mọi quyền lợi cơ bản của chúng tôi. Bạn sẽ thấy nhiều ngôi trường dành cho dân nhập cư đã bị đóng cửa. Bạn sẽ thấy những bệnh viện nơi họ khâu vết thương cho bệnh nhân — và khi phát hiện bệnh nhân không có tiền họ sẽ lập tức tháo chỉ. Đây là một thành phố oa tàng bạo lực.
The worst thing about Beijing is that you can never trust the judicial system. Without trust, you cannot identify anything; it’s like a sandstorm. You don’t see yourself as part of the city—there are no places that you relate to, that you love to go. No corner, no area touched by a certain kind of light. You have no memory of any material, texture, shape. Everything is constantly changing, according to somebody else’s will, somebody else’s power.
Điều tồi tệ nhất về Bắc Kinh là bạn không bao giờ có thể tín nhiệm hệ thống tư pháp. Không có tín nhiệm, bạn chẳng thể xác định được điều gì cả; nó giống hệt một cơn bão cát. Bạn không thể xem mình là một bộ phận của thành phố. Chẳng có nơi nào mà bạn có thể tạo dựng được quan hệ, chẳng có nơi nào mà bạn ưa đến viếng thăm. Không có ngõ ngách, khu vực nào được soi rọi bằng một loại ánh sáng nào đó. Bạn chẳng có ký ức gì về bất cứ một loại vật liệu, kết cấu, và hình thái nào cả. Mọi thứ luôn luôn thay đổi, theo ý nguyện của một kẻ nào đó, theo quyền lực của một kẻ nào đó.
To properly design Beijing, you’d have to let the city have space for different interests, so that people can coexist, so that there is a full body to society. A city is a place that can offer maximum freedom. Otherwise it’s incomplete.
Nếu muốn thiết kế Bắc Kinh cho hợp cách, bạn phải giành cho nó một khoảnh không gian để dung chứa nhiều sở thích, để cư dân có thể cộng tồn, để xã hội có được một thực thể hoàn chỉnh. Thành phố là nơi có thể cung ứng nguồn tự do tối đa. Nếu không, nó vẫn còn thiếu thốn.
I feel sorry to say I have no favorite place in Beijing. I have no intention of going anywhere in the city. The places are so simple. You don’t want to look at a person walking past because you know exactly what’s on his mind. No curiosity. And no one will even argue with you.
Tôi cảm thấy ân hận khi nói rằng Bắc Kinh chẳng có nơi nào mà tôi ưa thích nhất cả. Tôi chẳng có ý định đi đâu trong thành phố này cả. Mọi nơi đều quá đơn giản. Bạn chẳng muốn nhìn người bộ hành bước qua vì bạn biết đích xác họ đang nghĩ gì. Không có tính hiếu kỳ. Và thậm chí không ai muốn lý luận với bạn.
None of my art represents Beijing. The Bird’s Nest—I never think about it. After the Olympics, the common folks don’t talk about it because the Olympics did not bring joy to the people.
Nghệ thuật của tôi chẳng có gì tượng trưng cho Bắc Kinh cả. Tổ Chim — tôi không bao giờ nghĩ đến nó. Sau Thế Vận Hội chẳng ai màng thảo luận về nó vì Thế Vận Hội không mang lại cho người dân niềm vui nào.
There are positives to Beijing. People still give birth to babies. There are a few nice parks. Last week I walked in one, and a few people came up to me and gave me a thumbs up or patted me on the shoulder. Why do they have to do that in such a secretive way? No one is willing to speak out. What are they waiting for? They always tell me, “Weiwei, leave the nation, please.” Or “Live longer and watch them die.” Either leave, or be patient and watch how they die. I really don’t know what I’m going to do.
Bắc Kinh cũng có vài điều hay. Người ta vẫn sinh con. Vẫn còn một vài công viên đẹp. Tuần rồi tôi lang thang trong một công viên loại đó và có vài người đến trước mặt giơ hai ngón tay cái lên để tỏ ý khen hoặc vỗ vào vai tôi. Sao họ phải làm chuyện đó một cách lén lút như vậy? Không ai muốn lên tiếng. Họ đang chờ đợi gì vậy? Họ luôn luôn bảo tôi: "Vị Vị, xin hãy bỏ nước ra đi." Hoặc là "Cố sống lâu hơn để xem tụi nó chết nhé." Ra đi, hay kiên nhẫn và xem chúng chết như thế nào. Thực sự tôi chẳng biết mình sẽ làm gì.
My ordeal made me understand that on this fabric, there are many hidden spots where they put people without identity. With no name, just a number. They don’t care where you go, what crime you committed. They see you or they don’t see you, it doesn’t make the slightest difference. There are thousands of spots like that. Only your family is crying out that you’re missing. But you can’t get answers from the street communities or officials, or even at the highest levels, the court or the police or the head of the nation. My wife has been writing these kinds of petitions every day, making phone calls to the police station every day. Where is my husband? Just tell me where my husband is. There is no paper, no information.
Thử thách gian khổ đó đã khiến tôi nhận thức được rằng trên mảnh vải này còn có nhiều đốm điểm được dấu kín, nơi chúng nhốt người không có thân phận. Không tên tuổi, chỉ là một con số. Chúng chẳng quan tâm bạn sẽ đi về đâu, bạn đã phạm tội gì. Chúng nhìn thấy bạn hay chúng không nhìn thấy bạn, điều đó chẳng tạo nên một khác biệt nào thậm chí chỉ ở mức độ nhỏ nhất. Có cả hàng ngàn những đốm điểm đó. Chỉ có gia đình bạn kêu gào rằng bạn bị mất tích. Nhưng bạn sẽ không tìm được lời phúc đáp từ tổ dân phố hay quan chức, hay từ những tầng lớp cao cấp nhất, tòa án, công an, hay cả chủ tịch nước. Vợ tôi ngày nào cũng viết đơn thỉnh cầu, gọi điện thoại đến sở công an. Chồng tôi ở đâu? Làm ơn cho tôi biết chồng tôi ở đâu. Chẳng có giấy tờ, chẳng có tin tức gì cả.
The strongest character of those spaces is that they’re completely cut off from your memory or anything you’re familiar with. You’re in total isolation. And you don’t know how long you’re going to be there, but you truly believe they can do anything to you. There’s no way to even question it. You’re not protected by anything. Why am I here? Your mind is very uncertain of time. You become like mad. It’s very hard for anyone. Even for people who have strong beliefs.
Đặc tính mãnh liệt nhất của những nơi đó là chúng hoàn toàn bị chặt đứt và loại khỏi ký ức của bạn hay bất cứ thứ gì mà bạn từng quen thuộc. Bạn bị cô lập hoàn toàn. Và bạn không biết mình phải ở đó bao lâu, nhưng bạn tin chắc rằng chúng có thể làm bất cứ điều gì đối với bạn. Chẳng có cách nào thậm chí chỉ để chất vấn điều đó. Chẳng có gì bảo vệ cho bạn cả. Tại sao mình ở đây? Thời gian cứ chập chờn trong tâm trí bạn. Bạn trở nên như thể cuồng điên. Đây là một điều gian nan đối với bất cứ ai. Thậm chí đối với những người có tín niệm mạnh mẽ.
This city is not about other people or buildings or streets but about your mental structure. If we remember what Kafka writes about his Castle, we get a sense of it. Cities really are mental conditions. Beijing is a nightmare. A constant nightmare.
Thành phố này không phải là chuyện về những con người khác, về các công trình kiến trúc hay đường phố, mà chính là cấu trúc tâm linh của bạn. Nếu chúng ta nhớ những gì Kafka đã viết về Lâu Đài của ổng, chúng ta sẽ ý thức được điều đó. Thành phố thực sự chỉ là hoàn cảnh tâm linh. Bắc Kinh là một cơn ác mộng. Một cơn ác mộng vĩnh hằng.
Beijing China





Translated by Nam Hải Trường Sơn