MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, September 23, 2011

Asian Giants Edging Towards Confrontation? Các cường quốc châu Á đang tiến tới đối đầu?


Asian Giants Edging Towards Confrontation?
Các cường quốc châu Á đang tiến tới đối đầu?
Ravi Velloor - Straits Times Indonesia | September 20, 2011
Ravi Velloor
20-09-2011
For more than two years, top Indian officials have downplayed persistent media reports on aggressive patrolling by the Chinese along their disputed frontier by pointing out that it had been remarkably peaceful for over 20 years.
Hơn 2 năm qua, các quan chức cấp cao Ấn Độ luôn giảm nhẹ thông tin được báo chí liên tục đưa tin về các hoạt động tuần tra gây hấn của Trung Quốc dọc biên giới tranh chấp giữa hai nước, bằng cách chỉ ra rằng nơi đó rất yên bình trong hơn 20 năm qua.
Analysts who spoke of a Chinese "string of pearls" strategy of encircling India with bases in Pakistan, Sri Lanka and Myanmar were told pearl necklaces made 'pretty ineffective' murder weapons.
Các nhà phân tích, những người đề cập đến chiến lược “Chuỗi ngọc trai” bao quanh Ấn Độ bằng các căn cứ ở Pakistan, Sri Lanka và Myanmar, được trấn an rằng, những chiếc vòng ngọc trai là vũ khí giết người “khá vô ích”.
Now, New Delhi cannot stop raising red flags over the China threat. What is more, it seems ready to jut its chin out at its larger and more powerful neighbour.
Giờ đây, New Delhi không thể ngừng giương cao những lá cờ đỏ đối với mối đe dọa Trung Quốc. Hơn nữa, nước này dường như đã sẵn sàng nghênh mặt trước nước láng giềng lớn hơn và mạnh hơn mình.
Last week, India, which is rapidly building a strategic relationship with Vietnam and, some say, even eyeing a naval presence in Cam Ranh Bay, made it clear that it would undertake joint oil exploration activity with Vietnam in the South China Sea, ignoring Chinese objections.
Tuần trước, Ấn Độ, nước đang gia tăng xây dựng một mối quan hệ chiến lược với Việt Nam, và theo một số người, thậm chí còn để mắt tới sự hiện diện hải quân ở Cảng Cam Ranh, đã tuyên bố rằng nước này sẽ đồng ý tham gia các hoạt động thăm dò dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông, bỏ ngoài tai sự phản đối của Trung Quốc.
Meanwhile, two strike forces that can penetrate Chinese defence lines in Tibet are being raised, along with steps for a general improvement in defence infrastructure along the China boundary.
Trong khi đó, hai lực lượng tấn công có thể chọc thủng các tuyến phòng thủ của Trung Quốc ở Tây Tạng đang được xây dựng, cùng với các bước cho một sự cải thiện chung về cơ sở hạ tầng quốc phòng dọc biên giới Trung Quốc.
Some strategic experts say it is important to cool the rhetoric, before Asia's two great tectonic plates rub too hard against each other.
Một số chuyên gia chiến lược cho rằng, quan trọng là phải giảm khẩu khí trước khi hai cường quốc châu Á va chạm nhau quá mạnh.
China expert Sujit Dutta said: "The last two to three years have not been easy, with China putting all sorts of pressure on India. "While I do not think either side will be too foolish, it is also important to be prepared. With China, you just cannot be too careful."
Chuyên gia Trung Quốc Sujit Dutta nói: “Hai ba năm qua không dễ dàng gì, Trung Quốc gây đủ thứ áp lực lên Ấn Độ. Tôi không cho rằng bên nào quá ngu xuẩn, quan trọng là phải chuẩn bị sẵn sàng. Với Trung Quốc, bạn phải luôn cảnh giác“.
Both nations fought a brief border war in 1962, at a time when India's military was woefully unprepared. Memories of that defeat continue to rankle Indians, though the border has been largely peaceful for decades and trade ties have improved swiftly.
Hai nước đã trải qua một cuộc chiến biên giới ngắn vào năm 1962, vào lúc quân đội Ấn Độ hoàn toàn chưa được chuẩn bị trước. Ký ức về sự thất bại đó tiếp tục giày vò người Ấn Độ, mặc dù đường biên giới chung rất yên bình trong nhiều thập niên và các mối quan hệ thương mại được cải thiện nhanh chóng.
Indian officials have also acknowledged that China, which once backed insurgent groups in India's remote and restive north-east, seemed to have ended that policy in 1988. No longer though.
Các quan chức Ấn Độ cũng thừa nhận rằng Trung Quốc, nước từng huận thuẫn các phong trào nổi loạn ở khu vực đông bắc hẻo lánh và bất ổn của Ấn Độ, dường như đã ngừng chính sách đó vào năm 1988.
Last week, Indian Intelligence Bureau director Nehchal Sandhu told a conference of state police chiefs it was time to discuss 'fresh evidence of intrusive Chinese interest in the affairs of Indian insurgent groups'. It was the clearest indication of New Delhi's mounting concerns, weeks after it had warned Beijing to cease building dams and roads in the part of Kashmir that is in Pakistan's control.
Tuần trước, Giám đốc Cục Tình báo Ấn Độ, Nehchal Sandhu, phát biểu tại một cuộc họp của các chỉ huy cảnh sát quốc gia, rằng đã đến lúc thảo luận “chứng cớ mới về mối quan tâm của Trung Quốc đối với các vấn đề của các nhóm phiến quân Ấn Độ”. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy lo ngại đang gia tăng của New Delhi, nhiều tuần sau khi nước này cảnh báo Bắc Kinh hãy ngừng xây đập và đường sá ở phần Kashmir do Pakistan kiểm soát.
The worry is that a fresh wave of insurgency in the north-east would require India to commit large numbers of troops, stretching the army's resources even thinner. Besides, it would add to the current internal security nightmares when a third of the nation's districts are faced with Maoist threats of varying intensity.
Nỗi lo đó là một làn sóng nổi dậy mới ở vùng đông bắc sẽ khiến Ấn Độ phải điều động nhiều binh lính hơn, dàn mỏng hơn nữa các nguồn lực của quân đội. Bên cạnh đó, nó càng làm tăng thêm những cơn ác mộng về an ninh nội địa hiện thời, khi một phần ba số quận của nước này phải đối phó với các mối đe dọa ở nhiều cấp độ khác nhau của phiến quân theo chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông.
Analysts also say that while Kashmir has been relatively peaceful for most of the past year, there is every possibility that jihadist groups will turn their attention to the state once United States troops begin a slow withdrawal from Afghanistan. That might require India to keep hundreds of thousands of troops in Jammu and Kashmir. More than a third of India's army is currently stationed there.
Giới phân tích cũng cho rằng, mặc dù Kashmir tương đối yên bình trong gần suốt năm qua, có khả năng các nhóm thánh chiến sẽ chuyển ý định của chúng sang khu vực này một khi Mỹ bắt đầu rút quân từ từ khỏi Afghanistan. Điều đó có thể buộc Ấn Độ phải giữ hàng trăm nghìn binh sĩ ở Jammu và Kashmir. Hơn một phần ba quân đội của Ấn Độ hiện đang đóng tại đó.
Aside from the military build-up along the Tibet frontier, a key element of Indian counter-pressure has been the building of ties with Vietnam, which has a history of testy ties with China. Last week, Hanoi hosted India's Defence Secretary and Foreign Minister in quick succession.
Bên cạnh việc xây dựng lực lượng quân sự dọc đường biên giới Tây Tạng, một yếu tố then chốt trong đối áp của Ấn Độ là tạo dựng các quan hệ với Việt Nam, nước có một bề dày lịch sử về các mối quan hệ gay gắt với Trung Quốc. Tuần trước, Hà Nội lần lượt đón tiếp Thứ trưởng Quốc phòng và Bộ Trưởng Ngoại giao Ấn Độ.
There is talk that India is seeking access to the naval facilities at Cam Ranh Bay when the base opens in 2013, and will meanwhile start training Vietnamese officers in submarine warfare.
Có tin Ấn Độ đang tìm kiếm sự tiếp cận đối với các cơ sở hải quân ở Vịnh Cam Ranh khi căn cứ này mở cửa vào năm 2013, và trong lúc dó nước này sẽ bắt đầu huấn luyện cho các sĩ quan Việt Nam về chiến tranh tàu ngầm.
India also has shrugged off Chinese objections against plans by its overseas oil exploration arm, ONGC Videsh, to conduct joint prospecting in the South China Sea with PetroVietnam in blocks vacated by the energy giant BP. It says the Chinese objections have no legal basis because the blocks belong to Vietnam.
Ấn Độ cũng bỏ ngoài tai những phản đối của Trung Quốc đối với các kế hoạch thăm dò dầu khí nước ngoài của Tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh nhằm tiến hành các hoạt động tìm kiếm khoáng sản ở Biển Đông với PetroVietnam ở các lô mà gã khổng lồ BP bỏ không. Nước này nói các phản đối của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, bởi vì các lô này là của Việt Nam.
An official from the Indian Ministry of External Affairs said: "The Chinese had concerns, but we are going by what the Vietnamese authorities have told us, and have conveyed this to the Chinese."
Một quan chức thuộc Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói: “Trung Quốc quan ngại, nhưng chúng tôi đang làm theo những gì các quan chức Việt Nam nói với chúng tôi, và đã truyền đạt điều đó cho phía Trung Quốc“.
Analysts say this amounts to New Delhi tacitly accepting Vietnam's position on its dispute with China, which could have consequences. Strategic analyst Bahukutumbi Raman of Chennai's Institute for Topical Studies warned: "The ultimate result may be a confrontation with China in the seas adjacent to the Chinese mainland, which India cannot hope to win, and an overall deterioration in relations."
Giới phân tích cho rằng, như vậy có nghĩa là New Delhi ngầm chấp nhận lập trường của Việt Nam trong tranh chấp với Trung Quốc, điều này có thể gây ra nhiều hậu quả. Nhà phân tích chiến lược Bahukutumbi Raman thuộc Viện Chennai về Các nghiên cứu có tính thời sự cảnh báo: “Kết quả sau cùng có thể là một cuộc đối đầu với Trung Quốc ở các vùng biển liền kề đại lục, một cuộc đối đầu mà Ấn Độ không thể hy vọng sẽ chiến thắng, và một sự suy giảm toàn diện trong các mối quan hệ“.
Some Indian officials acknowledge the dangers, but say backing off would be more dangerous in the long term.
Một số quan chức Ấn Độ thừa nhận các mối nguy hiểm này nhưng họ nói rằng lùi bước còn nguy hiểm hơn nhiều về lâu về dài.
One official said: "Other nations' claims to the area's resources are equally valid. By playing to their own sense of hyper-nationalism and reconstructed history, the Chinese are inflaming public opinion in India as well. All this makes accommodation that much more difficult."
Một quan chức nói: Tuyên bố của “các nước khác” về các nguồn lực trong khu vực là hợp lý như nhau. Nhưng chơi theo cảm giác chủ nghĩa siêu dân tộc và dựng lại lịch sử, Trung Quốc cũng đang khích động công luận ở cả Ấn Độ. Tất cả những điều này khiến cho sự dàn xếp trở nên khó khăn hơn nhiều.

Translated by Trúc An

China activists challenge power with election push Các nhà hoạt động Trung Quốc thách thức với quyền lực, đẩy mạnh tranh cử



China activists challenge power with election push
Các nhà hoạt động Trung Quốc thách thức với quyền lực, đẩy mạnh tranh cử
By Chris Buckley
| Wed Sep 21, 2011 6:39am BST
Chris Buckley
(Reuters) BEIJING - Hundreds of independent candidates fighting for seats in China's usually tame local congresses are opening a new front in the nation's battle over political rights, courting voters on the streets and Internet despite political controls.
Bắc Kinh – Hàng trăm ứng viên độc lập chạy đua để giành các ghế đại biểu hội đồng nhân dân địa phương vốn dỉ tẻ nhạt, đang mở một mặt trận mới trong cuộc tranh giành quyền chính trị ở đất nước này, thu hút cử tri ngoài phố và trên mạng Internet, bất chấp sự kiểm soát về chính trị.
The ruling Communist Party says the provincial and municipal People's Congresses are the basis of democracy Chinese-style. Critics, however, say the councils -- stacked with party officials, powerless to control budgets and unwilling to challenge policies -- are tame chambers used to give a facade of popular acclaim to top-down power.
Đảng Cộng sản cầm quyền nói rằng các đại hội đại biểu hội đồng nhân dân ở các tỉnh, thành, là cơ sở cho một nền dân chủ kiểu Trung Quốc. Tuy nhiên, giới phê bình cho rằng các hội đồng này – đầy những quan chức trong đảng, không có quyền kiểm soát ngân sách và không có ý định phản biện chính sách – là những ban bệ đã được thuần hóa để tạo ra cái vẻ ngoài là chính quyền từ trên xuống dưới đều được dân chúng hoan nghênh.
This year, however, unprecedented numbers of independent candidates are seeking to change that, challenging the much larger slates of Party-backed candidates, despite a crackdown on dissent and slim chances of winning seats, activists said.
Dù vậy, các nhà hoạt động cho biết, năm nay, những ứng cử viên độc lập, với một số lượng chưa có tiền lệ, đang tìm cách thay đổi điều đó, đương đầu với một danh sách ứng viên được Đảng hậu thuẫn, đông đảo hơn họ rất nhiều – bất chấp cuộc trấn áp người bất đồng chính kiến và cơ hội giành ghế rất mong manh.
"There are many, many more candidates than before. It's impossible to give precise numbers, but many more," said Li Fan, the head of the World and China Institute, a small, privately funded Beijing group that monitors elections.
Lý Phàn (Li Fan), giám đốc Viện Thế giới và Trung Quốc – một nhóm nhỏ ở Bắc Kinh, do tư nhân tài trợ, giám sát bầu cử – cho biết: “Có rất nhiều ứng cử viên hơn trước. Không đưa ra được con số chính xác, nhưng đông hơn hẳn hồi trước.
"There are two reasons. First, social grievances are deeper than before, so more people want to become congress delegates to press for rights. Second, there is the role of the social media. Microblogs are playing a big role," said Li.
Có hai lý do. Thứ nhất là tâm trạng bất mãn trong xã hội trở nên sâu sắc hơn trước, do đó có nhiều người muốn làm đại biểu hội đồng nhân dân để thúc đẩy quyền của người dân. Thứ hai là vai trò của mạng xã hội. Blog đóng một vai trò to lớn”, ông Lý nói.
In elections across China in recent and coming months, Chinese voters choose about 2 million delegates to represent them in local assemblies, according to the National People's Congress, the national-level parliament.
Theo Quốc hội Nhân dân, tức hội đồng nhân dân cấp quốc gia ở Trung Quốc, thì trong các cuộc bầu cử khắp Trung Quốc những tháng vừa qua và sắp tới, cử tri Trung Quốc sẽ chọn ra khoảng 2 triệu đại biểu để đại diện cho họ ở các hội đồng địa phương.
In some respects, the elections for these bodies are not unlike the government assemblies and councils that run states and cities across the United States and other countries. But the similarities quickly dissolve.
Ở một số khía cạnh, việc bầu cử người vào các cơ quan này không khác với các hội đồng chính phủ, có chức năng điều hành các tiểu bang và thành phố trên khắp nước Mỹ và những nước khác. Nhưng sự tương đồng nhanh chóng tan biến.
Most voters in China tend to unquestioningly tick the box for the Party's candidates, but the election law in theory allows independent challengers to nominate themselves.
Nhiều cử tri ở Trung Quốc có xu hướng chọn ngay tên các ứng viên của Đảng, không nghĩ ngợi gì hết. Nhưng luật bầu cử, trên lý thuyết, cho phép các ứng viên độc lập được tự đứng ra tranh cử.
In past elections, which happen every five years, a few independent candidates have won spots on local assemblies, which they used to campaign against government abuses and land grabs.
Trong các cuộc bầu cử trong quá khứ, diễn ra 5 năm một lần, vài ứng viên độc lập đã giành điểm để lọt được vào các hội đồng địa phương, và họ sử dụng nó làm nơi để mở các chiến dịch chống lại việc chính phủ lạm quyền, thu đất của dân.
This year's independent campaigners said they face many barriers to becoming formally accredited, including police harassment, bureaucratic sabotage and many voters' wariness of risking trouble by endorsing them as candidates. Even if some win that recognition, their hopes of winning seats are slim.
Năm nay, các ứng viên độc lập cho hay họ phải đối mặt với rất nhiều rào cản để có thể được ủy nhiệm chính thức: sự quấy nhiễu từ công an, sự phá hoại bằng thủ tục hành chính, và thái độ cảnh giác của rất nhiều cử tri vì phải đề phòng rắc rối một khi bỏ phiếu cho các ứng viên độc lập. Ngay cả khi một số người có thể được chấp nhận thì hy vọng chiến thắng của họ cũng rất mong manh.
"We need to solve China's systematic problems, and the key to a breakthrough is elections," said Zhou Decai, a farmer-turned-businessman campaigning for a place on a congress in his home county in Henan province in central China.
Ông Zhou Decai, xuất thân từ nông dân, ông là một doanh nhân, tranh cử để kiếm một ghế trong hội đồng nhân dân ở tỉnh nhà, Hà Nam (Henan), miền trung Trung Quốc, đã nói: “Chúng ta cần giải quyết những lỗi hệ thống của Trung Quốc, và chìa khóa để tạo đột phá là bầu cử.
"Even if a few get in (to congresses), that won't change things," Zhou said in an interview in Beijing, where he said he had been speaking to lawyers and supporters about his plans.
Kể cả nếu có vài người vào được (hội đồng), thì cũng chẳng thay đổi gì” – ông Zhou phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ở Bắc Kinh. Ông cho biết ông đã nói chuyện với luật sư và những người ủng hộ về chương trình hành động của mình.
"But the election can expose problems in China's system, and it's also a way of putting pressure on local government officials," said Zhou, a stocky, crew-cut man who has long campaigned over land disputes in his home Gushi County.
“Nhưng bầu cử có thể bộc lộ ra những vấn đề trong hệ thống của Trung Quốc, và đó luôn luôn là một cách để gây sức ép lên quan chức chính quyền địa phương” – ông Zhou nói. Người đàn ông chắc nịch, tóc húi cua này từ lâu nay đã đấu tranh với vấn nạn tranh chấp đất đai ở quê ông, huyện Cổ Thủy (Gushi).
PARADOX
Nghịch lý
The spread of independent campaigns has underscored the paradox that even as the Communist Party has sought to deter dissent, new sources of discontent keep welling up, often aided by the spread of the Internet.
Phong trào ứng cử độc lập lan rộng càng làm rõ một nghịch lý, rằng ngay cả khi Đảng Cộng sản cố gắng ngăn chặn bất đồng chính kiến, thì các nguồn gây bất mãn mới vẫn tiếp tục tích tụ, thường là được tiếp sức thêm bởi sự phổ biến của Internet.
The surge of election-inspired activism was the latest sign that a government crackdown, which brought the detention of dozens of dissidents this year, was encountering emboldened opposition, said supporters of the movement.
Những người ủng hộ phong trào nhận xét, làn sóng đấu tranh dựa vào bầu cử là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự đàn áp của chính phủ – mà kết quả là đã làm hàng chục người bất đồng chính kiến bị bắt giữ năm qua – đang phải đương đầu với tinh thần đối kháng ngày càng mạnh mẽ.
"This shows that demands for political rights have spread and now more ordinary citizens are joining in," said He Depu, a long-time dissident released from jail early this year who is supporting independent candidates in Beijing.
“Điều này cho thấy nhu cầu về các quyền chính trị đã lan rộng, và giờ đây nhiều thường dân đang dự phần” – ông He Depu, một người bất đồng chính kiến hoạt động lâu năm, vừa được trả tự do đầu năm nay và hiện giờ đang ủng hộ các ứng viên độc lập ở Bắc Kinh, phát biểu.
"The chances of them being elected as people's congress delegates are slim, but the importance is in participating, because it shows that people have political expectations that must eventually be met," said He.
Ông He bảo: “Cơ hội để họ được chọn làm đại biểu hội đồng nhân dân rất mỏng manh, nhưng quan trọng là quá trình tham gia, bởi vì quá trình ấy cho thấy rằng mọi người đều có những kỳ vọng chính trị mà cuối cùng cũng phải được đáp ứng”.
He spoke over the telephone after, he said, police told him not to meet a foreign reporter. He is not allowed to seek a congress seat because he remains stripped of political rights as part of his sentence on subversion charges, he said.
Ông phát biểu như vậy trên điện thoại sau khi – theo lời ông kể – công an nhắn rằng ông không nên gặp phóng viên nước ngoài. Ông không được phép ra tranh ghế ở quốc hội bởi vì ông vẫn đang trong tình trạng bị tước bỏ các quyền chính trị, như là một phần hình phạt cho tội lật đổ chính quyền, ông cho biết như vậy.
In a sign of China's changing times, independent candidates have embraced China's growing microblog websites to promote their campaigns. Dozens, if not hundreds of such campaign sites can be found on Sina Corp's dominant "Weibo" microblogging site.
Trong một dấu hiệu về thời thay đổi ở Trung Quốc, các ứng viên độc lập đã sử dụng những mạng xã hội ngày càng phát triển ở Trung Quốc để xúc tiến tranh cử. Có thể tìm thấy hàng chục, nếu không nói là hàng trăm website tranh cử như thế, trên trang liên mạng xã hội “Weibo” (tiếng Trung Quốc nghĩa là “blog nhỏ” – ND) lớn nhất nước, của tập đoàn Sina.
On his "Weibo" site, 31-year-old Beijing candidate Xu Chunliu tells prospective supporters that, "as a member of your community, I share the residents' complaints." He also vows to clean up the neighbourhood's traffic jams and poor management.
Trên trang Weibo của mình, ứng viên Xu Chunliu, 31 tuổi, nói với các ủng hộ viên tương lai rằng: “Là thành viên trong cộng đồng của các bạn, tôi chia sẻ những lời than phiền của người dân”. Ông cũng hứa sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và quản lý yếu kém ở khu vực lân cận.
"There are more independent candidates than before, because I think ordinary people understand more about their rights, and the Internet has also made us more visible and improved our communication," said Liu Xiuzhen, a 57-year-old retired transport worker who is also campaigning as an independent in Beijing, where the vote takes place in November.
“Có nhiều ứng viên độc lập hơn trước đây, tôi nghĩ là bởi vì người dân thường đã hiểu về quyền của họ hơn, và Internet cũng giúp chúng tôi thể hiện mình được rõ hơn, cải thiện khả năng truyền thông của chúng tôi” – bà Liu Xiuzhen, 57 tuổi, ứng viên độc lập ở Bắc Kinh, nói. Bà Liu đã nghỉ hưu, trước bà là công nhân trong ngành vận tải. Bà đang ra tranh cử ở Bắc Kinh, nơi việc bỏ phiếu diễn ra vào tháng 11.
"Some of us are rights defenders, and think we can help other disadvantaged groups by doing this," said Liu.
“Một số trong chúng tôi là những người bảo vệ quyền lợi của dân, và chúng tôi nghĩ mình có thể giúp đỡ các nhóm yếu thế bằng cách ra tranh cử” – bà Liu nói.
She said she and a dozen of other candidates were prompted to run because they felt the government did not help them reclaim money lost in an investment scam.
Bà cho biết, bà và khoảng hơn chục ứng viên nữa bị thôi thúc phải ra tranh cử, vì họ thấy chính quyền đã không giúp họ lấy lại được khoản tiền đã mất trong những vụ đầu tư có tính chất lừa đảo.
The Communist Party has made stronger control a priority as it heads towards a leadership handover late next year. Despite the outward show of democracy, some independent candidates working with He, the dissident, said they were detained while canvassing potential supporters.
Đảng Cộng sản đã coi việc thắt chặt kiểm soát là một ưu tiên trong thời gian tiến tới sự kiện chuyển giao lãnh đạo vào cuối năm tới. Bất chấp lớp vỏ dân chủ bề ngoài, một số ứng viên độc lập cùng làm việc với ông He, người bất đồng chính kiến, nói rằng họ đã bị bắt khi đi vận động các ủng hộ viên tiềm năng.
Yao Lifa, the "godfather" of China's independent candidate movement since he won a seat in his local assembly in 1998, was detained by officials for several months and is now under guard for much of the day in his hometown in central Hubei province.
Diêu Lập Pháp (Yao Lifa), “cha đẻ” của phong trào ứng cử độc lập ở Trung Quốc kể từ khi giành được một ghế trong hội đồng nhân dân địa phương năm 1998, đã bị chính quyền bắt giam vài tháng và bây giờ đang bị theo dõi gần như suốt ngày, ở thành phố quê nhà ông tại tỉnh miền trung Hồ Bắc.
"Because we're in the middle of this election, they want to stop me from helping others," Yao told Reuters in a late-night phone interview. Yao lost his seat in 2003, when city officials refused to let him formally run again.
“Vì chúng tôi đã vào đến giữa quá trình bầu cử rồi, nên họ muốn tôi phải chấm dứt giúp đỡ những ứng viên khác” – ông Diêu nói với Reuteurs trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại lúc đêm khuya. Ông bị mất ghế vào năm 2003, khi các quan chức thành phố không cho ông chính thức tranh cử nữa.
"The growing number of (independent) candidates shows that corruption and social divisions are forcing more ordinary people to stand up for themselves," said Yao, a former school official.
“Con số ngày càng tăng lên các ứng viên (độc lập) cho thấy rằng tham nhũng và chia rẽ trong xã hội đang đẩy nhiều người dân thường đến việc phải đứng lên vì chính họ” – ông Diêu, vốn là một cán bộ trong ngành giáo dục, nhận xét.
"But the government is also increasingly harsh," he said. "It wants to have a show of democracy, but is afraid the show will be taken from its grasp."
Ông bảo: “Nhưng chính quyền ngày càng cứng rắn hơn. Họ chỉ muốn tỏ ra vẻ dân chủ, nhưng họ rất sợ màn trình diễn sẽ tuột khỏi vòng tay kiểm soát của họ”.

Translated by Thủy Trúc

Bill Gates-11 Rules You Will Never Learn In School - 11 quy tắc bạn không được học ở trường

Philosophy of life - Triết lý cuộc sống

The unread love letter - Tình thư chưa đọc

The Difference Between Friends & Best Friends - Bạn và bạn thân khác nhau thế nào

REASONS WHY I LOVE YOU - Lý do để Yêu

Lessons of friendship - Bài học tình bạn

Forgiveness and the Freedom of Letting go - Tha thứ và bỏ qua

Life, Success, Hapiness Quotes - Cuộc sống, Thành công, Hạnh phúc

Inspirational Quotes - Cảm hứng

Beautiful quotes - Ý đẹp

A Must See Motivational Video! - Hứng khởi

Happy Thoughts - Tư duy tích cực

Just Believe - Hãy vững tin

Quotes And Sayings - Lời hay Ý đẹp

Motivational Quotes - Reach Your Goal - Hãy vươn tới đích

Motivational quotes To Help You Feel Good Again. - Danh ngôn giúp bạn phấn khởi trở lại

I miss you - Nhớ ai

Inspirational Quotes in my life - Danh ngôn tạo cảm hứng

LiIfe lesson Quotes - Danh ngôn về bài học cuộc đời

my favorite life quotes - Danh ngôn tôi yêu thích

Life's greatest lessons - Bài học lớn về cuộc sống

Quotes About Life - 12 Success Lessons from Leslie Householder - 12 bài học về Thành công

A Life of Purpose - Sống có mục đích

Don't Let Stress Get the Best of You - Đừng để stress hại bạn

About Relationships - Danh ngôn Tình bạn

WHY WORRY - Chớ Lo

The angels in our life - Những mặt trời trong cuộc đời ta




Some people come into our lives through strange coincidences.
Their presence seems mysterious, but they are here for a reason.
We don't always understand where they come from or why they manifest in our life.
Usually they are compassionate individuals who we have attracted by something we have said or done.
But sometimes their light is so bright and their words are so warm and kind
that we feel we are experiencing angels in the form of a human being...

GIVE THANKS WITH A GRATEFUL HEART - Cám ơn với Tấm lòng biết ơn



GIVE THANKS

Give thanks with a grateful heart
Give thanks to the Holy One
Give thanks because He's given Jesus Christ, His Son

Give thanks with a grateful heart
Give thanks to the Holy One
Give thanks because He's given Jesus Christ, His Son

And now let the weak say, "I am strong"
Let the poor say, "I am rich"
Because of what the Lord has done for us

And now let the weak say, "I am strong"
Let the poor say, "I am rich"
Because of what the Lord has done for us
[ Lyrics from: http://www.lyricsfreak.com/v/various+artists/give+thanks_20813684.html ]
Give thanks with a grateful heart
Give thanks to the Holy One
Give thanks because He's given Jesus Christ, His Son

Give thanks with a grateful heart
Give thanks to the Holy One
Give thanks because He's given Jesus Christ, His Son

And now let the weak say, "I am strong"
Let the poor say, "I am rich"
Because of what the Lord has done for us

And now let the weak say, "I am strong"
Let the poor say, "I am rich"
Because of what the Lord has done for us

Give thanks
Give thanks

God will make a way - Người sẽ chỉ đường

Everything Happens For a Reason - Mọi việc xảy ra đều hữu lý

When Life has you feeling Down, Keep these Words in Mind... Khi bạn nãn lòng hãy nhớ những lời này

20 WORDS TO CHANGE YOUR LIFE - 20 từ thay đổi đời bạn

10 Great Motivational Quotes - 10 danh ngôn động viên

The India-Vietnam Axis Trục Việt – Ấn


S.M. Krishna (left) with Vietnam's Vice President Nguyen Thi Doan in 2009.


The India-Vietnam Axis
Trục Việt – Ấn
By HARSH V. PANT - The Wall Street Journal
22-Sep-2011
HARSH V. PANT - The Wall Street Journal
22-09-2011
New Delhi sees Hanoi as a counterweight to Beijing, in the same way as Beijing sees Islamabad.
New Delhi coi Hà Nội là đối trọng với Bắc Kinh, cũng như Bắc Kinh coi Islamabad là đối trọng của New Delhi.
India is the latest country to get drawn into the South China Sea dispute. Earlier this month, Beijing told New Delhi that its permission was needed for India's state-owned oil and gas firm to explore for energy in two Vietnamese blocks in those waters. This follows reports of a Chinese vessel confronting an Indian Navy frigate off Vietnam in late July.
Ấn Độ là nước mới nhất bị cuốn hút vào tranh chấp Biển Đông. Trước đó trong tháng này, Bắc Kinh tuyên bố với New Delhi rằng hãng dầu khí thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ cần phải được phép của Trung Quốc, thì mới được thăm dò dầu khí tại hai lô của Việt Nam ở vùng biển này. Hành động đó diễn ra tiếp theo những thông tin về vụ một tàu Trung Quốc chặn một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Ấn Độ ở ngoài khơi Việt Nam hồi cuối tháng 7.
Vietnam quickly cited the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea to claim its sovereign rights over the two blocks in question. Hanoi has been sparring with Beijing over the South China Sea in the past year, so such a response was expected.
Việt Nam nhanh chóng viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 để tuyên bố chủ quyền của mình đối với hai lô được đề cập. Hà Nội đã đấu khẩu với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông trong năm qua, nên một phản ứng như vậy cũng dễ hiểu.
What's new is New Delhi not taking Chinese aggression in that region sitting down. It immediately decided to support Hanoi's claims. Last week, Indian Foreign Minister S.M. Krishna visited Vietnam and made it clear that its state-owned firm would continue to explore in the South China Sea. The display of backbone helped India strengthen its relationship with Vietnam. If China wants to expand its presence in South Asia and the Indian Ocean region, New Delhi's thinking goes, India can do the same thing in East Asia.
Điều mới lạ ở đây là New Delhi không chấp nhận sự hiếu chiến của Trung Quốc ở khu vực đó. Ngay lập tức, nước này quyết định ủng hộ các tuyên bố của Hà Nội. Tuần trước, Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna đã tới thăm Việt Nam và tuyên bố rõ ràng rằng, tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ sẽ tiếp tục thăm dò ở Biển Đông. Sự phô trương sức mạnh giúp Ấn Độ tăng cường các mối quan hệ với Việt Nam. Nếu Trung Quốc muốn mở rộng sự hiện diện ở Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương, thì theo nhận định của New Delhi, nước này cũng có thể làm điều tương tự ở Đông Á.
The linchpin of this eastward move would be Vietnam. Hanoi fought a brief war with Beijing in 1979 and has grown wary of the Middle Kingdom's increasing economic and military weight. That's why in some quarters of New Delhi, Vietnam is already seen as a counterweight in the same way Pakistan has been for China.
Mấu chốt của sự dịch chuyển hướng về phía đông đó sẽ là Việt Nam. Hà Nội đã trải qua một cuộc chiến ngắn ngủi với Bắc Kinh năm 1979 và thận trọng trước những ảnh hưởng về quân sự, kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Đó là lý do ở một số nơi thuộc New Delhi, Việt Nam đã được coi là đối trọng [với Trung Quốc], cũng như Trung Quốc xem Pakistan là đối trọng với [Ấn Độ].
That's not to say good India-Vietnam relations wouldn't exist otherwise. Vietnamese have traditionally held Indians in high regard because of the latter's support for Vietnamese independence from France and their opposition to U.S. involvement in the country. And New Delhi formulated a "Look East" policy as early as 1991, to capitalize on East Asia's economic growth. But the rise of China has given this relationship a powerful strategic—not to mention urgent—dimension.
Như vậy không phải để nói rằng các mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ không tồn tại về mặt khác. Người Việt Nam xưa nay rất tôn trọng người Ấn Độ, vì đã được Ấn Độ trợ giúp cho công cuộc giành độc lập từ Pháp và phản đối sự dính líu của Mỹ ở nước mình. Và New Delhi đã công thức hóa một chính sách có tên “Hướng Đông” ngay từ năm 1991, để tận dụng sự phát triển kinh tế của Đông Á. Nhưng sự lớn mạnh của Trung Quốc đã mang lại cho mối quan hệ này một tầm cỡ chiến lược to lớn – chưa cần nói đến tính khẩn cấp.
Both sides realize that a stronger bilateral relationship starts with economic ties. The two countries signed an agreement in 2003 in which they envisioned creating an "Arc of Advantage and Prosperity" in Southeast Asia. So they've been boosting trade, especially after New Delhi signed a free-trade agreement with the Association of South-East Asian Nations in 2009. The volume of bilateral trade now exceeds $2 billion.
phương tốt đẹp hơn khởi đầu với các quan hệ kinh tế. Hai nước đã ký một thỏa thuận năm 2003, theo đó họ hình dung tạo ra một “Cung của Thuận lợi và Thịnh vượng” ở Đông Nam Á. Vì vậy, họ đã thúc đẩy phát triển thương mại, đặc biệt là sau khi New Delhi ký một thỏa thuận thương mại tự do với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á năm 2009. Khối lượng mậu dịch song phương hiện nay đã vượt trên 2 tỷ USD.
Both sides could still do more to enhance economic cooperation. Bilateral trade is much below the potential, given that India and Vietnam are major emerging economies. The two countries also need to think creatively about expanding investment opportunities, especially in the energy, steel, and pharmaceutical sectors. This can be done by establishing stronger institutional mechanisms that review the economic relationship on a regular basis and take steps to enhance it.
Cả hai bên đều nhận ra rằng, một mối quan hệ song Cả hai bên vẫn có thể làm nhiều hơn nữa để mở rộng sự hợp tác kinh tế. Thương mại song phương vẫn còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng, ngay cả khi Ấn Độ và Việt Nam là các nền kinh tế mới nổi chính. Hai nước cũng cần phải tư duy một cách sáng tạo về việc mở rộng các cơ hội đầu tư, đặc biệt là về năng lượng, thép, và dược phẩm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thiết lập các cơ chế tổ chức mạnh mẽ hơn để thường xuyên đánh giá mối quan hệ kinh tế và thực hiện các bước đi để mở rộng mối quan hệ ấy.
New Delhi's abiding interest in Vietnam, though, is in the defense realm. It wants to build relations with states like Vietnam that can act as pressure points against China. With this in mind, it has been helping Hanoi beef up its naval and air capabilities.
Thế nhưng, lợi ích lâu dài của New Delhi ở Việt Nam hiện nay đang nằm trong lĩnh vực quốc phòng. Nước này muốn xây dựng các mối quan hệ với những nước như Việt Nam vốn có thể hành động như những điểm áp lực nhằm vào Trung Quốc. Với ý nghĩ đó trong đầu, Ấn Độ đang giúp Hà Nội tăng cường các năng lực về không quân và hải quân.
Given that Vietnam and India use similar Russian and erstwhile Soviet defense platforms, New Delhi could easily offer defense technologies to Hanoi. Talks are ongoing for India to sell the BrahMos supersonic cruise missile, an Indo-Russian joint venture. Such arms could allow Vietnam to project regional power and improve deterrence against China.
Vì Việt Nam và Ấn Độ đang dùng các nền tảng phòng thủ Xô Viết cũ và tương tự của Nga, New Delhi có thể dễ dàng cung cấp các công nghệ quốc phòng cho Hà Nội. Các cuộc hội đàm đang diễn ra để Ấn Độ bán tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, một sảm phẩm chung Nga-Ấn. Những vũ khí như vậy cho phép Việt Nam phóng sức mạnh ra khu vực và cải thiện năng lực ngăn chặn trước Trung Quốc.
The two nations also have stakes in ensuring sea-lane security, as well as shared concerns about Chinese access to the Indian Ocean and the South China Sea. Hence, India is helping Vietnam to build capacity for repair and maintenance of its defense platforms. At the same time, the armed forces of the two states have started cooperation in areas like IT and English-language training of Vietnamese Army personnel. The two are also sharing their experiences in mountainous and jungle warfare.
Hai nước cũng có lợi ích trong việc đảm bảo an ninh đường biển, đồng thời chia sẻ những quan ngại về sự tiếp cận của Trung Quốc với Ấn Độ Dương và Biển Đông. Vì lý do đó, Ấn Độ đang giúp Việt Nam xây dựng năng lực về sửa chữa và bảo dưỡng các nền tảng phòng thủ. Cùng lúc đó, các lực lượng vũ trang của hai nước bắt đầu hợp tác ở các lĩnh vực như công nghệ thông tin và đào tạo tiếng Anh cho binh lính Việt Nam. Hai bên cũng đang chia sẻ kinh nghiệm về chiến tranh ở núi rừng.
Naval cooperation, however, remains the focus. Here, Vietnam has given India the right to use its port of Nha Trang in the south; the Indian Navy has already made a port call. It is not entirely clear what the final arrangement would look like, but the symbolism of this is not lost on China.
Sự hợp tác hải quân, tuy nhiên, là trọng tâm. Ở đây, Việt Nam đã cho Ấn Độ quyền dùng cảng Nha Trang ở miền nam nước này; Hải quân Ấn Độ đã có một chuyến ghé thăm. Hiện chưa rõ ràng sự sắp đặt cuối cùng sẽ như thế nào, nhưng chủ nghĩa tượng trưng của nó không phải là không gây tác động đến Trung Quốc.
The two countries potentially share a common friend—the U.S. New Delhi has steadily built relations with Washington in the past decade, while Vietnam has been courting America as the South China Sea becomes a flashpoint. As these three countries ponder how to manage China's rise, they will be drawn closer together.
Hai nước tiềm năng có chung một người bạn – Mỹ. New Delhi đã đều đặn xây dựng các mối quan hệ với Washington trong thập niên qua, trong khi Việt Nam đang tranh thủ Mỹ khi Biển Đông trở thành điểm nóng. Vì cả ba nước đang cân nhắc cách kiểm soát sự trỗi dậy của Trung Quốc, họ sẽ xích lại gần với nhau hơn.
By lashing out against India for its dealings with Vietnam, China has shown it will try to deter strategic competitors from collaborating against it. But if both India and Vietnam stand firm, they could force Beijing to moderate its expansionist claims on the South China Sea and adopt a more conciliatory stance on other regional matters.
Bằng cách lên án Ấn Độ vì các mối quan hệ của nước này với Việt Nam, Trung Quốc đã chứng tỏ rằng nước này sẽ cố gắng ngăn cản các đối thủ chiến lược cộng tác với nhau chống lại mình. Nhưng nếu cả Ấn Độ và Việt Nam giữ nguyên thái độ, họ có thể buộc Bắc Kinh phải giảm bớt các tuyên bố bành trướng trên Biển Đông và chấp nhận một lập trường hòa giải hơn đối với các vấn đề khác trong khu vực.
Mr. Pant is a professor of defense studies at King's College, London.
Ông Pant là giáo sư về nghiên cứu quốc phòng ở trường King’s College, London.



Translated by Trúc An