MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, August 24, 2011

In Vietnamese Village, Stitching the Wounds of Human Trafficking Làng quê Việt Nam hàn gắn vết thương do nạn buôn người gây ra



In Vietnamese Village, Stitching the Wounds of Human Trafficking
Làng quê Việt Nam hàn gắn vết thương do nạn buôn người gây ra
Julie Cohn - 16-08-2011 - NYT
Julie Cohn - 16-08-2011 - NYT
Ma Thi Mi was sold for marriage in China. She now works with Vang Thi Mai's co-op in Hop Tien making crafts to be sold to tourists.
Ma Thị Mi đã từng bị bán làm vợ ở Trung Quốc. hiện đang làm việc với chị Vàng Thị Mai, hợp tác xã Hợp Tiến làm hàng thủ công bán cho khách du lịch.
HOP TIEN, Vietnam — Rare visitors to Hop Tien often catch a first glimpse of this sleepy village in a blur as they career, white-knuckled, around a hairpin turn high in the mountains above.
Hợp Tiến, Việt Nam – Những người khách hiếm hoi ghé chân đến thôn Hợp Tiến thường nhìn thấy hình ảnh đầu tiên của ngôi làng ngái ngủ này trong một làn sương mờ ảo, khi họ đi qua một khúc cua nằm rất cao trên những ngọn núi.
What they do not see as they glance over the ruggedly beautiful territories of northern Vietnam is the ostracism of many women in this region, and the enterprising determination of one woman who has begun to fight against it.
Cái họ không thấy được khi nhìn vào những vùng đất xinh đẹp còn hoang sơ của miền Bắc Việt Nam, là cảnh sống đày ải của nhiều phụ nữ ở khu vực này, và quyết tâm mạnh bạo của một phụ nữ, người đã bắt tay vào cuộc đấu tranh chống lại tình cảnh đó.
Over a decade ago, human traffickers descended on this seemingly forgotten slice of soaring limestone crags and lush valleys to snatch up women and children and sell them over the border in China, less than four miles away.
Hơn một thập kỷ trước, những kẻ buôn người bất ngờ chọn mảnh đất bị quên lãng, đầy núi đá vôi và thung lũng xanh tươi này làm địa bàn: Chúng bắt cóc phụ nữ, trẻ em, và bán họ qua biên giới sang Trung Quốc, cách nơi đây không đầy bốn dặm đường.
The first predators arrived in Hop Tien in 2003, offering in seemingly innocent tones to buy some young women new shoes. Then the women disappeared. Soon others vanished too, all between the ages of 16 and 22, to be sold as wives, forced laborers or sex workers.
Con thú săn người đầu tiên xuất hiện ở Hợp Tiến vào năm 2003. Làm ra vẻ rất tự nhiên, hắn nói hắn sẽ mua giày dép mới cho một số cô gái trẻ ở đây. Sau đó các cô đều biến mất. Chẳng bao lâu sau đến lượt những cô khác cũng biến mất; họ đều ở độ tuổi từ 16 tới 22, bị bán sang xứ người làm vợ, làm lao động cưỡng bức hoặc nô lệ tình dục.
They were victims of a relatively widespread problem in Vietnam that included the abduction and trafficking of children as young as 5 or 6 years old, according to Matthew Friedman, the regional project manager for the United Nations Inter-Agency Project on Human Trafficking.
Họ là nạn nhân của một vấn nạn đang lan rộng ở Việt Nam: nạn bắt cóc và buôn bán trẻ em, kể cả trẻ nhỏ 5-6 tuổi – theo ông Matthew Friedman, giám đốc khu vực, Dự án liên cơ quan LHQ về chống buôn người.
Between 2001 and 2005, the Chinese police say they rescued more than 1,800 trafficking victims on the Vietnam border, according to a 2005 State Department report on human rights. Since then, particularly over the last three years, Vietnam “has waged a significant and successful anti-trafficking campaign,” Mr. Friedman said. But it still faces challenges, and trafficking in people remains a problem.
Theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ về nhân quyền, từ năm 2001 đến năm 2005, công an Trung Quốc cho biết họ đã cứu thoát hơn 1800 nạn nhân bị bán từ bên kia biên giới sang. Từ đó tới nay, đặc biệt trong ba năm qua, Việt Nam “đã mở một chiến dịch chống buôn người, chiến dịch có ý nghĩa to lớn và thành công” – ông Friedman nói. Nhưng Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, và buôn người vẫn là một vấn nạn.
Not least is the stigma attached to the victims once they have been rescued. After villagers here reported the abductions, the Vietnamese authorities collaborated with Chinese officials to find the women and, remarkably, bring them home.
Một việc không hề nhỏ, là nỗi tủi nhục gắn chặt vào mỗi nạn nhân một khi họ được giải thoát. Sau khi người làng thông báo về các vụ bắt cóc, chính quyền Việt Nam đã hợp tác với giới chức Trung Quốc để tìm kiếm các phụ nữ và rất đáng chú ý là đều đưa họ về nhà.
But residents’ elation lurched to horror at the realization that two of the women were pregnant. News quickly spread that the others, too, had been made sex workers, and even those who did not bear the signs of the trade paid its price.
Nhưng niềm vui của người dân chuyển ngay sang lo sợ khi họ phát hiện ra rằng hai trong số các phụ nữ trẻ đã mang bầu. Thông tin lập tức lan truyền đi rất nhanh rằng có lẽ những cô gái khác cũng đã bị buộc phải làm nô lệ tình dục, và thậm chí cả những cô không có dấu hiệu gì của công việc này cũng bị vạ lây.
Fearful that a fallen woman would cast shame on the whole family, several households quickly disowned their kidnapped daughters. Some of the girls built makeshift tents, blue specks that can still be seen tucked high into the mountainside, a wide distance from town.
Sợ rằng một phụ nữ vấp váp có thể làm ô nhục cả gia đình, một số hộ dân đã nhanh chóng từ mặt cô con gái bị bắt cóc của mình. Nhiều cô tự đi dựng lều ở tạm, những căn lều màu xanh ẩn khuất trên sườn núi, cách rất xa ngôi làng.
They were outcasts, without food, income or hope.
Họ bị cách ly, không cái ăn, không tiền của, không hy vọng.
That is when Vang Thi Mai, a short woman with work-worn hands and a round, beaming face, took them in, and changed their lives and the fortunes of the entire village.
Khi ấy Vàng Thị Mai, một người phụ nữ thấp bé với đôi tay chai nát vì lao động nhiều, khuôn mặt tròn phúc hậu, đã đưa họ về, và đổi đời họ, giúp cả làng thịnh vượng.
Even today villagers are reluctant to discuss the abductions and defer to Mrs. Mai. By her account, at least seven women were taken, and after they were shunned upon their return, she invited them into her home and eventually brought them into a small textile cooperative founded by her and her husband. She taught them how to separate hemp stems into strands, spin the strands into thread, weave the thread into fabric and dye the fabric for clothes and other items.
Ngay cả đến bây giờ dân làng vẫn rất miễn cưỡng nếu phải nói về các vụ bắt cóc và phải làm theo đề nghị của bà Mai. Theo lời kể của bà, ít nhất bảy phụ nữ trẻ đã bị bắt, và sau khi trở về, họ bị xa lánh; bà đã mời họ tới nhà và cuối cùng đưa họ vào làm ở một hợp tác xã (HTX) dệt nhỏ do vợ chồng bà thành lập. Bà dạy họ xe gai làm tơ, quay tơ làm chỉ, đan chỉ thành sợi và nhuộm sợi làm quần áo và những đồ khác.
“When I began working with the victims, the town ostracized and criticized me for being associated with the women,” Mrs. Mai, 49, recounted in an interview. “They said the women were unpure and I should not befriend such unpure women. I told them what happened was not their fault, as they were the victims of others’ wrongdoings.”
“Khi tôi bắt đầu làm việc cùng các nạn nhân, cả làng tẩy chay và phê phán tôi vì đã dây vào những phụ nữ đó” – bà Mai, 49 tuổi, kể lại trong một cuộc trả lời phỏng vấn. “Họ nói những người phụ nữ ấy không trong sạch và tôi không nên kết bạn với đàn bà không trong trắng như thế. Tôi bảo họ rằng chuyện gì xảy ra không phải lỗi của các cô ấy, các cô chỉ là nạn nhân của những tội lỗi do kẻ khác gây nên”.
Mrs. Mai, who had worked as a nurse and had been president of the district’s Women’s Association, told the women who had returned to ignore the village’s scorn. “I said to them that when they would be able to earn money, to live on their own and to care for others with their earned money, the town would have to change their thinking,” she said.
Bà Mai từng là y tá và làm chủ tịch Hội Phụ nữ huyện. Bà khuyên những cô gái trở về quê hương hãy quên đi sự khinh rẻ của dân làng: “Tôi bảo các cô ấy rằng khi họ có khả năng kiếm tiền, sống tự lập và chăm sóc người khác bằng đồng tiền mình kiếm được, thì cả làng sẽ phải thay đổi suy nghĩ”.
Indeed, one by one, other village women began noticing the co-op’s profits and grew eager to join. Today the co-op is 110 women strong, and working there can increase a household’s income fourfold. Even some men have begun helping with heavy lifting and more labor-intensive chores. Over the years, Mrs. Mai said, she has also brought victims of domestic violence into the co-op.
Quả vậy. Lần lượt những người phụ nữ khác trong làng bắt đầu để ý tới việc HTX làm ra lợi nhuận, và họ tỏ ra háo hức tham gia hơn. Giờ đây HTX có tới 110 phụ nữ khỏe mạnh, và làm việc ở đó có thể giúp tăng thu nhập của một hộ gia đình lên gấp bốn. Thậm chí một số người đàn ông còn bắt tay vào giúp đỡ họ trong các việc như mang vác nặng, và những việc phải dùng sức mạnh khác. Bà Mai cho biết, dần dần trong mấy năm qua, bà còn thuyết phục được cả những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình tham gia HTX.
During a recent visit, two mothers chatted above the rhythmic clacking of wooden looms inside the workshop. Outside in the smoky morning air, a young woman slowly and patiently sewed a pattern onto a new square of fabric.
Một chuyến thăm HTX gần đây. Hai bà mẹ tán chuyện với nhau về tiếng lộc cộc đều đều của gỗ trong phân xưởng. Bên ngoài, trong làn sương mờ buổi sớm, một phụ nữ trẻ đang chậm rãi và kiên nhẫn thêu họa tiết vào một tấm sợi mới.
When one of the crafts is sold, Mrs. Mai explained, the income is distributed evenly among the women who helped produce it. She keeps 3,000 Vietnamese dong, less than 15 cents, from each item for a “rainy day fund” to help the women.
Bà Mai giải thích, khi nào một món đồ thủ công mỹ nghệ được bán đi, tiền thu được sẽ được phân chia đều cho các phụ nữ đã tham gia sản xuất. Với mỗi sản phẩm, bà giữ lại 3000 đồng, không đầy 15 xu Mỹ, làm “quỹ ngày mưa” cho các phụ nữ.
Today the co-op sells its goods to an increasing number of tourists who visit. Other customers include the French Embassy, a tourism company, a hotel owner and an export company in Hanoi that ships the goods to several countries worldwide.
Hiện nay, HTX bán hàng hóa cho một số lượng du khách đến thăm ngày một tăng lên. Trong số khách hàng có cả Đại sứ quán Pháp, một công ty du lịch, một chủ kinh doanh khách sạn và một công ty xuất khẩu ở Hà Nội – đơn vị bán hàng tới vài nước trên thế giới.
The village, which lies within the commune of Lung Tam, is still poor, but it earns more than before and is in many ways better off than many others in Ha Giang, the country’s northernmost province and one of Vietnam’s poorest regions. More than 90 percent of its inhabitants are ethnic minorities, most of whom scratch out a living — less than $250 per year on average — by farming among the precipitous Huang Lien and Can Ty mountain ranges.
Ngôi làng nằm trong xã Lũng Tâm bây giờ vẫn còn nghèo, nhưng đã kiếm được nhiều tiền hơn trước, và khá hơn nhiều nơi khác ở Hà Giang trên rất nhiều khía cạnh. Hà Giang là tỉnh miền núi phía cực bắc và là một trong những khu vực nghèo nhất Việt Nam. Hơn 90% dân số Hà Giang là người dân tộc thiểu số, phần lớn phải chật vật kiếm sống với thu nhập trung bình không đầy 250 USD một năm – bằng nghề trồng trọt trên những vách núi dốc ngược của dải Hoàng Liên và Can Ty (?).
Mrs. Mai’s co-op has managed to preserve the traditions of her Hmong minority while improving the region’s economy and empowering its women, a hat trick that has steadily earned her the support of political figures and nongovernmental organizations alike. Mrs. Mai has been visited by President Tran Duc Luong of Vietnam and was flown to France to represent her culture at an international craft fair. Batik International, based in Paris, became involved with the co-op in 2007, joined later by Oxfam and Caritas.
HTX của bà Mai đã bảo tồn được truyền thống của cộng đồng Hmong thiểu số, trong khi đó vẫn cải thiện được nền kinh tế địa phương và nâng cao năng lực cho phụ nữ. Một công ba việc, giúp bà có được sự hỗ trợ ổn định từ các nhân vật chính trị và tổ chức phi chính phủ. Bà Mai từng được Chủ tịch Trần Đức Lương đến thăm, bà còn bay sang Pháp để trình bày về hoạt động của mình tại một hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế. Tổ chức Batik International, nằm ở Paris, bắt đầu tham gia HTX vào năm 2007, sau đó tới lượt Oxfam và Caritas.
“It’s so unexpected when you see her and you know what she has been able to do,” Stephanie Benamozig, a project manager for Batik, wrote in an e-mail. “I almost expected her to be a strict woman in a business suit but she is just this sweet, smiling person that looks like the town mother.”
Stephanie Benamozig, giám đốc dự án của Batik, viết trong một email: “Thật bất ngờ khi bạn gặp bà ấy và hiểu được những gì bà đã làm. Tôi gần như cứ tưởng bà là một phụ nữ nghiêm nghị trong bộ đồ doanh nhân, nhưng bà dịu dàng, tươi cười, giống như một bà mẹ quê”.
Mrs. Mai, who on her own initiative and with her parents’ support was educated until age 17, is one of the few in her province who speaks and reads Vietnamese in addition to her minority dialect. Such education is rare among the province’s Hmong, more than 60 percent of whom are illiterate.
Bà Mai được đi học tới năm 17 tuổi, do mong muốn cá nhân cộng với sự giúp đỡ của bố mẹ. Bà Là một trong số rất ít người trong làng có thể nói và đọc được tiếng Kinh bên cạnh thổ ngữ của dân tộc thiểu số của mình. Học cao như thế là rất hiếm so với cộng đồng người Hmong ở tỉnh: hơn 90% trong số họ mù chữ.
Her own daughter is now a teacher, and she encourages the women in the co-op to send their children to school, too. Poverty, strict patriarchal mores and a lack of knowledge of the outside world have left many other trafficking survivors in this region with few options.
Con gái của bà bây giờ là giáo viên, và bà cũng khuyến khích phụ nữ tham gia HTX để cho con đi học. Nghèo đói, những tập tục phụ hệ nghiêm khắc và sự thiếu hiểu biết về thế giới bên ngoài đã khiến cho rất nhiều nạn nhân khác còn sống sót của bọn buôn người phải sinh sống ở một nơi rất ít sự lựa chọn.
So much of the success of the co-op has depended on Mrs. Mai’s extraordinary skills that it has proved difficult to replicate. “Mrs. Mai is very strong,” Ms. Benamozig said. “In Lung Tam, Mrs. Mai deals with everything. She manages everything. It’s not common to have such a personality.”
Thành công của HTX phụ thuộc rất nhiều vào những kỹ năng phi thường của bà Mai, mà dường như khó có người thứ hai như vậy. “Bà Mai rất mạnh mẽ” – bà Benamozig nói. “Ở Lùng Tám, bà Mai làm đủ việc. Bà quán xuyến được tất cả mọi thứ. Không dễ có được một phẩm cách như thế”.
Many of the women Mrs. Mai initially rescued have since married. “They were lucky to find men who were able to understand that their unpureness was not their fault and loved them for who they were,” she said. Attitudes in the village have slowly changed.
Nhiều phụ nữ từng được bà Mai cứu khi xưa, giờ đã có gia đình. “Họ vẫn còn may mắn tìm được người đàn ông hiểu rằng sự không trong trắng không phải lỗi của họ, và yêu họ chỉ vì chính con người họ mà thoi” – bà Mai nói. Thái độ của dân làng đã thay đổi dần dần.
“There is still a group of elders who cannot understand and support me,” Mrs. Mai said. “But the rest — younger people — are able to see why I did what I did and support me. They also no longer ostracize the women.”
“Vẫn còn một nhóm người già không hiểu và không ủng hộ tôi” – bà Mai nói. “Nhưng số còn lại – những người trẻ – đã có thể hiểu tại sao tôi làm những việc tôi làm, và ủng hộ tôi. Họ không còn xa lánh các phụ nữ nạn nhân nữa”.
(*) Nguyên văn là “stitch the wounds”, nghĩa là khâu miệng vết thương. Ở đây tác giả có ý chơi chữ vì các nhân vật trong bài cũng làm nghề khâu, may, dệt…
Người dịch: Đỗ Quyên