MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, August 4, 2011

PRINCE 1 - Niccolò Machiavelli - QUÂN VƯƠNG






PRINCE

Machiavelli

QUÂN VƯƠNG

Machiavelli




Với khối kiến thức đồ sộ do thừa hưởng giáo dục của một gia đình có nguồn gốc quí tộc, với niềm đam mê tri thức mãnh liệt và nhãn quan chánh trị nhạy bén, Machiavelli đã viết lên nhiều công trình chính luận sâu sắc về nhà nước, chính trị, pháp luật… Trong số đó, cuốn Quân Vương (The Prince) là công trình nổi tiếng nhất.

Suốt mấy thế kỷ qua, dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau, Quân vương không ngừng thu hút sự quan tâm của hàng triệu độc giả trên thế giới, gây ra nhiều tranh luận và thậm chí có khi bị chỉ trích kịch liệt. Cho đến nay, nhiều hướng tiếp cận đối với tác phẩm Quân vương cũng như toàn bộ di sản Machiavelli chưa hề thỏa mãn nhu cầu của công chúng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị tư tưởng nhân văn của ông và dường như thách đố khả năng khám phá và sự sáng suốt của các nhà nghiên cứu và đông đảo độc giả.


Niccolos Machiavelli sinh ngày 3 tháng 5 năm 1469 tại thành phố Florence, Italia. Người ta biết rất ít về tuổi thanh xuân của Machiavelli nhưng một điều chắc chắn là ông đã được thừa hưởng nền giáo dục về văn hóa, lịch sử Hy Lạp và La Mã.

Khi Machiavelli còn trẻ, Italia đang chia thành 5 vương quốc lớn : Vương quốc Naples ở phía Nam, Công quốc Milan ở Tây Nam , nhà nước cộng hòa Venice ở Tây Bắc, Cộng hòa Florence và nhà nước của giáo hội ở miền Trung. Khi đó, Florence đang trong giai đoạn huy hoàng dưới sự cai trị của gia đình Medici đầy uy quyền với người đứng đầu là Lorenzo de Medici. Khi đó, Florence là một thành phố giàu có, sôi động, là trung tâm của nghệ thuật và tri thức, còn Lorenzo như thể một mạnh thường quân.

Nhưng đến năm 1494 gia đình Medici bị lật đổ, và bị thay bằng một chính quyền cộng hòa chịu nhiều ảnh hưởng của Girolamo Savonarola, một giáo sĩ dòng tu Đa Minh mới gây được uy tín.

Năm 1498, chính quyền chịu ảnh hưởng của Savonarola lại sụp đổ và một chính quyền cộng hòa mới ra đời ở Florence, còn Machiavelli được bổ nhiệm vào chức vụ bộ trưởng ngoại giao khi mới 29 tuổi. Trí tuệ tuyệt vời và lòng nhiệt huyết của Machiavelli đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các chính khách Folrence lúc bấy giờ. Chỉ sau đó một tháng, ông đã được bầu làm thư ký Hội đồng quân sự và ngoại giao. Với vai trò như một sứ thần, ông đã đi khắp các vương quốc trên lãnh thổ Italia cũng như các đế chế lớn của Châu Âu để thương thảo với các đồng minh tiềm năng, thu thập thông tin và đồng thời là người phát ngôn của Hội đồng về những chính sách đối ngoại của Florence.

Trong suốt 14 năm phụng sự nền cộng hòa Florence, Machiavelli đã có dịp tiếp xúc nhiều chính khách nổi tiếng và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử. Ông đã tiếp kiến nữ bá tước Caterina Sforza (năm 1499), vua Louis VII nước Pháp (trong các năm 1500, 1504, 1510 và 1511), Cesare Borgia (vào các năm 1502 và 1503), Pandolfo Petrucci (vào các năm 1503 và 1506), Giáo hoàng Julius II (vào các năm 1503 và 1506), và hoàng đế Maximilian II (từ năm 1507 tới 1508). Các sứ mệnh ngoại giao này cùng với kinh nghiệm về chính sách đối ngoại đã hình thành nên nhiều nguyên lý mà ông đã thể hiện trong tác phẩm Quân vương còn những nhân vật nổi tiếng ông được tiếp xúc đã trở thành những tấm gương và bài học trong tác phẩm này.

Ông cũng trở thành người bạn của Piero Soderini, người được bổ nhiệm làm gonfaloniere (người đứng đầu chính phủ Florence) vào năm 1502. Do quá chán nản trước sự kém cỏi của đội quân đánh thuê mà chính phủ Florence sử dụng, ông đã thuyết phục Soderini hậu thuẩn việc xây dựng quân đội quốc gia của Florence bất chấp những ý kiến phản đối của giới qúy tộc Florence. Machiavelli đã đứng ra tuyển chọn, đào tạo và tập luyện cho đội quân này. Vào năm 1509, sự sáng suốt của ông đã được minh chứng khi quân đội Florence giành được quyền kiểm soát thành phố láng giềng Pisa sau một cuộc chiến kéo dài suốt 15 năm. Thành công này đánh dấu một bước tiến trong sự nghiệp của Machiavelli.

Là một đồng minh trung thành của nước Pháp, Florence đã đối đầu với Giáo hoàng Julius II người đang tìm cách đánh đuổi quân Pháp ra khỏi đất Italia. Giáo hoàng Julius II đã kêu gọi sự trợ lực của đồng minh Tây Ban Nha để lật đổ chính quyền của Soderini. Năm 1512, quân đội quốc gia Florence của Machiavelli bị đội quân Tây Ban Nha thiện chiến đánh bại tại thành phố Prato, và Soderini buộc phải từ chức. Gia đình Medici trở lại nắm quyền ở Florence và Soderini bị tống giam. Vì là người ủng hộ chính quyền của Soderini, Machiavelli bị bãi chức và bị cấm rời khỏi lãnh thổ Florence.

Vài tháng sau, hai thanh niên bất mãn với chính quyền bị bắt cùng với danh sách nhữngkẻ âm mưu chống lại gia đình Medici.Trong đó có tên của Machiavelli. Dù không có dấu hiệu nào chứng tỏ ông có liên quan, nhưng Machiavelli vẫn bị tống giam và tra tấn. Từ trong tù, ông đã viết hai bài thơ xô-nê gửi Giuliano de Medici để xin can thiệp nhưng không có kết quả. Tuy nhiên, nhân đợt ân xá khi người chú của Giuliano là Giovanni được bầu làm Giáo hoàng Leo X vào tháng Ba năm 1513, Machiavelli được tha và ông lui về sống tại một trang trại nhỏ ở quê nhà. Trong thời gian này, ông viết nhiều thư cho người bạn thân là Francesco Vettori, một nhà ngoại giao Florence được bổ nhiệm giữ chức đại sứ tại thành Rome để nắm bắt thông tin của thế giới bên ngoài và hy vọng Vettori có thể tiến cử ông cho nhà Medici. Trong hoàn cảnh bức bách đó, ông đã viết cuốn Quân vương (Il Principe). Tác phẩm này chắt lọc những nhìn nhận của ông về bản tính con người, nghệ thuật lãnh đạo cũng như chính sách ngoại giao. Ông dâng tặng nhà Medici tác phẩm này nhằm chứng tỏ sự tận tâm của mình nhưng không thành công. Cho tới năm 1515, nhà Medici vẫn không để mắt tới ông và sự nghiệp ngoại giao của ông đã chấm dứt.

Trong suốt mười năm sau đó, vì không được tham gia chính sự, Machiavelli chuyển hướng sang sáng tác. Trong giai đoạn này, ông đã viết một tác phẩm về nghệ thuật chiến tranh, đúc rút từ kinh nghiệm của một người tổ chức lực lượng quân đội và một bình luận về tác phẩm của nhà sử học La Mã cổ đại Livy. Thông qua việc xem xét các ghi chép của Livy về nền cộng hòa La Mã, Machiavelli đã luận bàn chi tiết khái niệm chính phủ cộng hòa. Trái ngước với cuốn Quân vương, một tác phẩm ủng hộ nền quân chủ và thậm chí là quân chủ chuyên chế, cuốn Luận bàn về Livy thường được trích dẫn như một bằng chứng về sự nhiệt thành của Machiavelli đối với thể chế cộng hòa. Ông cũng sáng tác thơ ca và ba vở hài kịch.

Các tác phẩm của ông đã thu hút được sự chú ý của Hồng y Giáo chủ Giulio de Medici, người đã nắm quyền ở Florence một vài năm và nhờ đó, ông đã được giao nhiệm vụ giết về lịch sử của Florence. Ông viết cuốn Lịch sử Florence từ năm 1520 tới năm 1524. Năm 1523, Giulio được bầu làm Giáo hoàng Clement VII và Machiavelli đệ trình cuốn Lịch sử Florence cho giáo hoàng vào năm 1525. Sự giảng hòa với nhà Medici đã giúp Machiavelli được tham gia chính sự trong một thời gian ngắn. Ông được giao trách nhiệm phụ trách các vấn đề quân sự tại Florence cho Giáo hoàng. Tuy nhiên, Giáo hoàng Clement mắc mưu kẻ thù và thành Rome bị bị quân đội Tin lành của Đức cướp phá. Sự cố này đã khiến cho người dân Florence làm cuộc lật đổ nhà Medici vào năm 1527. Machiavelli, người suốt đời ủng hộ và bảo vệ nền cộng hòa Florence, lại một lần nữa không gặp may vì bị những người cộng hòa nghi ngờ là cấu kết với nhà Medici. Tuy nhiên, ông không phải tiếp tục chứng kiến định mệnh trớ trêu của mình bởi ông qua đời sau một trận ốm vào tháng 6 năm 1527.

Quân vương là tác phẩm nổi tiếng nhất của Machiavelli nhưng không được xuất bản khi ông còn sống mặc dù được lưu hành rộng rãi dưới hình thức các bản chép tay. Quân vương được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1532, với sự cho phép của Giáo hoàng Clement VII. Trong vòng 20 năm sau đó, tác phẩm này đã được tái bản bằng tiếng Italia tới 7 lần. Nhưng đến năm 1559, tất cả các tác phẩm của Machiavelli bị đưa vào “Danh mụch sách cấm” của Giáo hội cơ đốc giáo vì bị coi là tà giáo. Điều đó không làm ảnh hưởng với sự lan truyền của cuốn sách và Quân vương đã sớm được dịch sang tất cả các thứ tiếng quan trọng của châu Âu. Ngày nay, Machiavelli tiếp tục được công nhận là một trong những nhà tư tưởng chính trị hiện đại và là một nhà bình luận sắc sảo về tâm lý học và nghệ thuật lãnh đạo.

Tên tuổi ảnh hưởng của Machiavelli

Các tác phẩm của Machiavelli, đặc biệt là cuốn Quân vương, đã nổi tiếng trong suốt gần 5 thế kỷ và thậm chí, tên tuổi của Machiavelli trở nên quen thuộc với hàng triệu gười chưa từng đọc các tác phẩm của ông nhưng đối với rất nhiều người, ông bị chỉ trích là một kẻ rao giảng loại chính trị vô đạo đức và là đồng lõa của quỷ dữ .

Còn Francis Bacon (1561-1626) đã nhận xét: “Chúng ta chịu ơn Machiavelli và những tác giả đã viết về những điều mà con người làm chứ không phải điều con người nên làm”. Sự nhìn nhận đúng đắn về Machiavelli như một người quan sát và miêu tả chân thực bản tính của con người đã đem lại cái nhìn tích cực hơn rất nhiều về tầm quan trọng và giá trị của ông.

Mặc dù đối với phần đông mọi người, Machiavelli vẫn bị mang tiếng xấu là một kẻ thủ đoạn, nham hiểm, phản trắc nhưng hầu hết các tác giả đương đại đều coi ông là người sáng lập ra hệ tư tưởng chính trị học hiện đại.

Thomas Hobbes (1588-1679), nhà lý luận chính trị có ảnh hưởng rất lớn và là người chủ xướng luận thuyết cơ bản về chế độ quân chủ chuyên chế, đã sử dụng những nhận xét cay nghiệt của Machiavelli về bản tính mưu mô, quỷ quyệt của con người để đưa ra yêu cầu về một chính quyền mạnh nhằm giữ cho các cá nhân không làm hại nhau và tránh cho sự suy thoái của xã hội. Trong cuốn Quân vương, Machiavelli đã sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp đưa ra các kết luận trên cơ sở những ví dụ trong lịch sử cũng như trong thời đại của chính ông và đây đã trở thành phương pháp nghiên cứu khoa học chính trị hiện đại. Ngay cả Montesquieu (1689-1755), tác giả cuốn Tinh thần pháp luật (1748) cũng chịu nhiều ảnh hưởng của phương pháp này.

Machiavelli không chỉ có ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng chính trị mà còn trực tiếp tác động tới những hành động chính trị. Những nhà phê bình có thái độ thù địch với Machiavelli cho rằng, những nhà cai trị độc tài như Napoleon I và Adolf Hitler đã coi Quân vương là cuốn cẩm nang để tranh giành quyền lực.

Tuy nhiên, hầu hết các học giả đã coi lời buộc tội nà là một sự hiểu lầm cơ bản. Mục đích của Machiavelli là miêu tả những thực tế của đời sống chính trị chứ không phải để tạo ra những bạo chúa. Một điều chắc chắn là rất nhiều chính khách đã đọc cuốn Quân vương và học hỏi được rất nhiều từ tác phẩm này. Nhưng nếu những sự thật mà Machiavelli phơi bày được các nhà độc tài của thế kỷ 19-20 như Napoleon và Hitle áp dụng thì thực tế này cho chúng ta thấy : Machiavelli đã hiểu được tận gốc rễ khía cạnh chính trị của bản chất con người.

Hơn thế nữa, Machiavelli còn ảnh hưởng sâu rộng tới hai lĩnh vực khác của đời sống chính trị. Trước hết, Machiavelli là một người yêu nước nồng nàn. Ông sống vào thời kỳ Italia bị chia nhỏ thành hàng chục công quốc và thành bang nhưng riêng ông gắn bó rất nhiều với Florence, thành phố quê hương. Lời kêu gọi giải phóng Italia khỏi nạn ngoại xâm mà Machiavelli đề cập ở chương cuối cùng của cuốn Quân vương đã làm thức tỉnh lòng yêu nước của người dân Itlia và báo hiệu về một đất nước Italia thống nhất. Phải tới hơn 3 thế kỷ sau, ước mong này của ông mới trở thành sự thật khi vào năm 1861, Italia hoàn toàn thống nhất, thoát khỏi ách đô hộ và chiếm đóng của các lực lượng ngoại bang, còn Machiavelli được thừa nhận là một nhà tiên tri của chủ nghĩa yêu nước hiện đại.

Thứ hai, Machiavelli đã có những đóng góp vĩ đại với tư cách là một nhà tư tưởng quân sự. Ông được nhìn nhận là người sáng lập của môn khoa học quân sự hiện đại. Tác phẩm Nghệ thuật chiến tranh của ông đã đặt nền móng cho kỹ thuật quân sự hiện đại. Nói một cách tổng quát hơn, những luận điểm của ông trong cuốn Quân vương về việc sử dụng vũ lực để chiếm đoạt, nắm giữ và tăng cường quyền lực chính trị là nền tảng vững chắc cho những công trình nghiên cứu của nhà lý luận quân sự vĩ đại Karl von Clausewitz (1780-1831)- tác giả cuốn Luận về chiến tranh (1833).

Đồng thời, đề xuất không ngừng của Machiavelli về quân đội quốc gia và những nổ lực của ông khi còn đương chức trong việc xây dựng đội quân như vậy cho nhà nước cộng hòa Florence đã tiên đoán về tầm quan trọng và mức độ phổ biến của quân đội quốc gia trong hầu hết các cuộc chiến tranh giữa các nhà nước hiện đại, kể từ sau cuộc Cách mạng Pháp.

Lịch sử cho thấy Machiavelli đã có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều thế hệ độc giả. Chắc chắn là chúng ta sẽ học được rất nhiều từ ông về bản chất chính trị của con người và tư tưởng của nhân loại vào thời kỳ Phục hưng. Đây là những bài học quan trọng và rất quý báu. Tầm quan trọng của Machiavelli còn nằm trong chính tấm gương của ông là một con người tiêu biểu của thời kỳ Phục hưng.

Ông là một con người luôn hành động, một chính khách và là một nhà ngoại giao. Ông cũng là một con người của thơ văn với những công trình kinh điển trong lĩnh vực chính trị học, lịch sử và thậm chí cả sân khấu kịch nữa. Vở kịch Mandragola do ông viết kịch bản được đánh giá là vở hài kịch vĩ đại nhất của Italia. Ông đã dùng những kinh nghiệm tham gia chính sự của mình làm chất liệu cho các tác phẩm này. Đồng thời, ông đã dựa vào tài thơ văn, học vấn uyên thâm và trí tuệ của mình để vượt qua những rối ren, đôi lúc rất nguy hiểm của chính sự. Bởi vậy, ông là một tấm gương về sự uyên bác, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư tưởng và hành động và được đánh giá rất cao trong thời kỳ Phục hưng.

CHAPTER I

How Many Kinds Of Principalities There Are, And By What Means They Are Acquired

ALL STATES, all powers, that have held and hold rule over men have been and are either republics or principalities.

Principalities are either hereditary, in which the family has been long established; or they are new.

1 CÁC HÌNH THỨC QUỐC GIA VÀ PHƯƠNG THỨC HÌNH THÀNH

Các chính thể xưa nay giữ vai trò thống trị tại tất cả các quốc gia, lãnh thổ đều là chế độ cộng hòa hoặc chế độ quân chủ. Chế độ quân chủ gồm chế độ thế tập, là chế độ mà quyền cai trị được truyền trong dòng họ hoàng gia từ đời này sang đời khác và chế độ quân chủ mới.

The new are either entirely new, as was Milan to Francesco Sforza, or they are, as it were, members annexed to the hereditary state of the prince who has acquired them, as was the kingdom of Naples to that of the King of Spain.

Các hình thức quân chủ mới có thể là hoàn toàn mới, như Milan dưới thời Francesco Sforza4 hoặc được hình thành khi các nước chư hầu sáp nhập vào quốc gia quân chủ thế tập của quân vương đã thôn tính các nước đó, như vương quốc Naples của vua Tây Ban Nha5.

[4 Francesco Sforza : Viên tướng đánh thuê nổi tiếng (1401-1466), cưới con gái của Fillippo Maria Visconti,công tước Milan,sau đó cai trị Milan vào năm 1450.]

[5 Vua Tây Ban Nha: tức là Ferdinand II xứ Aragon (1452-1516) đã đồng ý chia vương quốc Naples với vua Louis XII của Pháp tại Hiệp ước Granada (11/11/1500). Sau này, vua nước Pháp đã phải công nhận Ferdinand là vua của xứ Naples]

Such dominions thus acquired are either accustomed to live under a prince, or to live in freedom; and are acquired either by the arms of the prince himself, or of others, or else by fortune or by ability.

Trong những quốc gia bị thôn tính theo các này, có nơi dân chúng đã quen sống dưới quyền cai trị của một quân vương nào đó; nơi khác dân chúng lại quen hưởng nền tự do. Các quốc gia này bị thôn tính bằng quân đội của chính quân vương hoặc bằng các loại bạo lực khác, nhờ vận may hoặc nhờ tài trí.

CHAPTER II

Concerning Hereditary Principalities

I WILL leave out all discussion on republics, inasmuch as in another place I have written of them at length,1 and will address myself only to principalities. In doing so I will keep to the order indicated above, and discuss how such principalities are to be ruled and preserved.

2 CÁC QUỐC GIA QUÂN CHỦ

Ở đây, tôi không bàn về thể chế cộng hòa bởi thể chế này đã được đề cập chi tiết ở tác phẩm khác 6. Trong tác phẩm này, tôi chỉ đề cập đến nền quân chủ trên cơ sở phát triển các đề tài nói trên và bàn đến cách trị vì và bảo vệ các quốc gia quân chủ đó.

[6 Mặc dù câu này đã gây ra khá nhiều tranh luận và khiến cho các học giả cho rằng tác phẩm Luận bàn của Machiavelli được viết trước tác phẩm Quân Vương (do quyển 1 của Luận bàn đề cập rất nhiều đến chủ đề này), nhiều khả năng câu này đã được thêm vào khi Machiavelli viết Luận bàn, tức là sau khi Quân vương đã được hoàn thành]

I say at once there are fewer difficulties in holding hereditary states, and those long accustomed to the family of their prince, than new ones; for it is sufficient only not to transgress the customs of his ancestors, and to deal prudently with circumstances as they arise, for a prince of average powers to maintain himself in his state, unless he be deprived of it by some extraordinary and excessive force; and if he should be so deprived of it, whenever anything sinister happens to the usurper, he will regain it.

Như đã nói, nền quân chủ thế tập thuộc quyền cai trị của một dòng họ thì dễ bảo toàn hơn nhiều so với các nền quân chủ mới ; bởi vì khi đó, quân vương nối ngôi chỉ cần không phá bỏ những tập tục lâu đời và biết điều chỉnh hành vi của mình trước những biến cố bất ngờ. Cứ như thế, một quân vương, với năng lực bình thường, luôn có thể duy trì đất nươc của mình trừ khi có một thế lực đặc biệt và bất thường phế truất ông ta. Và cho dù điều đó có xảy ra, ông ta vẫn có thể dễ dàng giành lại đất nước nhờ một sai lầm nhỏ nhất của kế tiếm quyền.

We have in Italy, for example, the Duke of Ferrara, who could not have withstood the attacks of the Venetians in '84, nor those of Pope Julius in '10, unless he had been long established in his dominions. For the hereditary prince has less cause and less necessity to offend; hence it happens that he will be more loved; and unless extraordinary vices cause him to be hated, it is reasonable to expect that his subjects will be naturally well disposed towards him; and in the antiquity and duration of his rule the memories and motives that make for change are lost, for one change always leaves the toothing for another.

Ví dụ như công tước xứ Ferrara7 của Italia đã chống lại được các cuộc tấn công của xứ Venice (1484) và của Giáo hàng Julius8 (1510) chủ yếu nhờ vào truyền thống cai trị của dòng họ này. Bởi quân vương thì vốn dĩ chẳng có nhiều lý do cũng như chẳng cần gì nhiều để làm hại đến thần dân, bởi vậy quân vương thường được yêu quý nhiều hơn là bị thù ghét. Và nếu chẳng vì một thói xấu quá đáng nào khiến người ta phải thù ghét, thì điều hoàn toàn hợp lý và bình thường là mọi thần dân đều mến chuộng quân vương. Và dưới sự cai trị lâu đời và liên tục đó, những động cơ cho sự sáng tạo và cải cách đều lụi tàn, vì cái mới thường phải xây lên từ khoảng trống mà cái cũ để lại9

[7Machiavelli đồng thời đề cập đến hai đời công tước xứ Ferrara : Ercole d’Este (1471-1505), người đã mất rất nhiều đất cho xứ Venice và đồng minh là Giáo hoàng Sixtus IV trong cuộc chiến với vua Ferranter xứ Naples. Con trai ông là Alfonso d’Este (1486-1534), người bị Giáo hoàng Julius II năm 1510]

[8 Giuliano della Rovere (1443-1513, trở thành Giáo hoàng Julius năm 1503). Ông đã củng cố các vương quốc thuộc Giáo hội trong lòng Italia và tổ chức Liên minh Cambrai chống lại Venice và Liên minh Thần thánh chống lại nước Pháp. Giáo hoàng Julius II còn là nhà bảo trợ các các nghệ sỹ nổi tiếng thời Phục Hưng như Michelangelo, Raphael và Bramante ]

[9 Tại nguyên bản tiếng Italia, Machiavelli sử dụng thuật ngữ ađentallato chỉ lượt đá răng cưa cuối một bức tường thường được để lại để thuận lợi cho việc xây dựng sau đó]

CHAPTER III

Concerning Mixed Principalities

BUT the difficulties occur in a new principality. And firstly, if it be not entirely new, but is, as it were, a member of a state which, taken collectively, may be called composite, the changes arise chiefly from an inherent difficulty which there is in all new principalities; for men change their rulers willingly, hoping to better themselves, and this hope induces them to take up arms against him who rules: wherein they are deceived, because they afterwards find by experience they have gone from bad to worse.

3 CÁC QUỐC GIA QUÂN CHỦ MANG TÍNH HỖN HỢP

Nhưng các quốc gia quân chủ mới lại gặp nhiều vấn đề phức tạp hơn. Trước hết, nếu quốc gia này không phải hoàn toàn mới mà chỉ là kết quả của sự sáp nhập (khi hai vương quốc được hợp lại làm một thì có thể gọi là quốc gia mang tính hỗn hợp) thì rắc rối xuất phát từ bản chất của tất cả quốc gia quân chủ mới: dân chúng hoan hỉ thay đổi kẻ cai trị và tưởng rằng mọi chuyện sẽ tốt hơn; và lòng tin đó đã khiến họ cầm vũ khí chống lại người trị vì cũ. Nhưng họ đã lầm tưởng bởi vì thực tế sau này cho họ thấy mọi sự còn trở nên tồi tệ hơn.

This follows also on another natural and common necessity, which always causes a new prince to burden those who have submitted to him with his soldiery and with infinite other hardships which he must put upon his new acquisition.

Điều này bắt nguồn tự một nguyên nhân bình thường và rất tự nhiên. Vị quân vương mới giành được quyền lực thường khiến các thần dân mới của mình thù ghét bởi binh lính và những thương đau gắn với cuộc chinh phạt của ngài.

In this way you have enemies in all those whom you have injured in seizing that principality, and you are not able to keep those friends who put you there because of your not being able to satisfy them in the way they expected, and you cannot take strong measures against them, feeling bound to them. For, although one may be very strong in armed forces, yet in entering a province one has always need of the goodwill of the natives.

Do vậy, tất cả những người mà ngài làm tổn thương khi xâm chiếm một đất nước sẽ trở thành kẻ thù của ngài trong khi những người đã giúp ngài nắm quyền lực lại không thể mãi là bạn bè, bởi vì ngài không thể làm họ hài lòng theo cách mà họ muốn hoặc có thể ngài không dám dùng những biện pháp mạnh10 do ngài phải chịu ơn họ. Cho dù có quân đội hùng mạnh nhất, sự ủng hộ của dân bản xứ vẫn luôn là điều cần thiết để chiếm giữ một vùng đất.

[10Những biện pháp mạnh: hiểu theo nghĩa đen, medicineforti có nghĩa là liều thuốc mạnh]

For these reasons Louis XII, King of France, quickly occupied Milan, and as quickly lost it; and to turn him out the first time it only needed Lodovico's own forces; because those who had opened the gates to him, finding themselves deceived in their hopes of future benefit, would not endure the ill-treatment of the new prince. It is very true that, after acquiring rebellious provinces a second time, they are not so lightly lost afterwards, because the prince, with little reluctance, takes the opportunity of the rebellion to punish the delinquents, to clear out the suspects, and to strengthen himself in the weakest places.

Chính vì lý do này, vua Louis XII của nước Pháp11 đã nhanh chóng chiếm được Milan và cũng nhanh chóng đánh mất thành phố này. Và ngay lần đầu tiên, chỉ riêng các đạo quân của Ludovico12

cũng đã đủ để chiếm lại Milan, bởi vì chính những người dân đã mở cổng thành cho vua Louis cảm thấy bị lừa dối, thất vọng vì tương lai tốt đẹp hơn mà họ ảo tưởng đã không đến và họ đã không thể ủng hộ sự chiếm đóng của người cai trị mới thêm nữa. Rõ ràng là những vùng đất đã nổi loạn nhưng bị chinh phục lại sẽ khó mất hơn vì nhân cơ hội dẹp loạn, vị chủ nhân của vùng đất đó bớt e dè trong việc trừng phạt những kẻ chống đối, truy lùng những kẻ tình nghi và khắc phục những điểm yếu của mình.

Thus to cause France to lose Milan the first time it was enough for the Duke Lodovico to raise insurrections on the borders; but to cause him to lose it a second time it was necessary to bring the whole world against him, and that his armies should be defeated and driven out of Italy; which followed from the causes above mentioned.

Như vậy, chỉ cần công tước Ludovico đe dọa các vùng biên giới là đã đủ để nước Pháp phải mất Milan lần thứ nhất. Nhưng để người Pháp phải bỏ Milan lần thứ hai, cả thế giới13 đã phải chống lại nước Pháp, tiêu diệt và truy đuổi quân Pháp khỏi Italia. Những lý giải chung về lần đầu nước Pháp mất Milan đã được bàn ở trên.

Nevertheless Milan was taken from France both the first and the second time. The general reasons for the first have been discussed; it remains to name those for the second, and to see what resources he had, and what any one in his situation would have had for maintaining himself more securely in his acquisition than did the King of France.

Bây giờ, tôi xin được đề cập tới những lý do dẫn tới việc mất Milan lần thứ hai cũng như xem xét các biện pháp mà vua nước Pháp đã áp dụng và những biện pháp đáng lẽ nên áp dụng trong trường hợp đó để chiếm giữ một cách hữu hiệu hơn.


[11Vua Louis XII của Pháp : Con trai của Charles d’Orléans (1462-1515), kế vị người em họ là vua Charles VIII vào năm 1948, hưởng quyền thế tập đối với xứ Naples và Milan, liên minh với người Venice chiếm đóng Milan một thời gian ngắn vào năm 1499, bị công tước Milan chiếm lại vào năm 1500, sau một cuộc nổi loạn chống lại viên thống sứ người Pháp]

[12Ludovico: Ludovico Sforza (1451-1508) được gọi là “il Moro” (người Moor), là con trai của Francesco Sforza, Công tước xứ Milan và Bianca Maria Visconti. Ông trở thành công tước xứ Milan năm 1494 sau khi Pháp xâm lược Italia và sau khi người cháu của ông, là Gian Galeazzo Visconti chết (có thể do chính ông ám sát). Trong khi Ludovico cố gắng chiếm lại Milan vào năm 1500, quân đội của ông chiến đấu với lính Pháp tại Novara, và khi các lính đánh thuê Thụy Sĩ của Ludovico đã không chịu đánh nhau với những người “đồng bào” của mình trong quân đội của vua Louis, nên Sforza đã bị bắt, bị cầm tù đến chết tại một nhà tù gần Tours. Ông cũng là một trong những nhà bảo trợ của Leonardo da Vinci]

Now I say that those dominions which, when acquired, are added to an ancient state by him who acquires them, are either of the same country and language, or they are not.

Các vùng đất bị chinh phục và sáp nhập vào vương quốc lâu đời của người chiến thắng có thể có chung hoặc không cùng chung vùng địa lý, ngôn ngữ.

When they are, it is easier to hold them, especially when they have not been accustomed to self-government; and to hold them securely it is enough to have destroyed the family of the prince who was ruling them; because the two peoples, preserving in other things the old conditions, and not being unlike in customs, will live quietly together, as one has seen in Brittany, Burgundy, Gascony, and Normandy, which have been bound to France for so long a time: and, although there may be some difference in language, nevertheless the customs are alike, and the people will easily be able to get on amongst themselves.

Khi có chung địa lý và ngon ngữ, thì dễ dàng giữ được đặc biệt khi người dân đã quen với sựu tự trị và để giữ một cách an toàn phải đập tan hoàng tộc đã từng trị vì; bởi vì hai dân tộc duy trì nhiều thứ khác trong điều kiện cũ và không phải không khác biệt về phong tục, sẽ sống yên lành bên nhau như các xứ Burgundy, Brittany, Gascony và Normandy14

những vùng đất đã trở thành một phần của nước Pháp trong thời gian dài. Mặc dù có vài khác biệt về ngôn ngữ nhưng do phong tục tương đồng nên sự hòa hợp trở nên dễ dàng.

[14 Xứ Normandy được sáp nhập vào nước Pháp năm 1204, xứ Gascony được giành lại từ người Anh năm 1453, xứ Burgundy được nhập vào nước Pháp năm 1477, xứ Brittany thuộc về nước Pháp sau cuộc hôn nhân của vua Charles VIII với quận chúa Anne của xứ Brittany, sau này quận chúa Anne lại lấy vua Louis XII]

He who has annexed them, if he wishes to hold them, has only to bear in mind two considerations: the one, that the family of their former lord is extinguished; the other, that neither their laws nor their taxes are altered, so that in a very short time they will become entirely one body with the old principality.

Bất kỳ ai muốn thôn tính và giữ được các vùng đất thuộc loại này cần nhớ hai điều: thứ nhất, phải tuyệt diệt hoàng tộc cũ; và thứ hai, không nên thay đổi luật lệ và thuế khóa. Được vậy, các vùng đất mới sẽ nhanh chóng hợp nhất vào chính quốc.

But when states are acquired in a country differing in language, customs, or laws, there are difficulties, and good fortune and great energy are needed to hold them, and one of the greatest and most real helps would be that he who has acquired them should go and reside there.

Nhưng khi các vùng đất bị chiếm đóng không tương đồng về ngôn ngữ, phong tục và luật lệ thì khó khăn sẽ gấp bội, và muốn vượt qua được thì cần phải có thật nhiều may mắn và tốn nhiều công sức. Tốt nhất, người chinh phục phải đích thân tới sống ở vùng đất vừa chiếm được.

This would make his position more secure and durable, as it has made that of the Turk in Greece, who, notwithstanding all the other measures taken by him for holding that state, if he had not settled there, would not have been able to keep it.

Nhờ thế, việc chiếm đóng mới lâu dài và bền vững, như hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng với Hy Lạp. Bởi vì cho dù thực hiện tất cả các biện pháp đề phòng khác, nhưng nếu ông ta không tới đó sống thì việc giữ được các vùng đất này là điều không thể.

Because, if one is on the spot, disorders are seen as they spring up, and one can quickly remedy them; but if one is not at hand, they heard of only when they are one can no longer remedy them. Besides this, the country is not pillaged by your officials; the subjects are satisfied by prompt recourse to the prince; thus, wishing to be good, they have more cause to love him, and wishing to be otherwise, to fear him. He who would attack that state from the outside must have the utmost caution; as long as the prince resides there it can only be wrested from him with the greatest difficulty.

Bởi vì, chỉ khi mà người chinh phục sống ngay tại nơi đó thì mới có thể phát hiện vấn đề từ trong trứng nước và nhanh chóng tìm ra biện pháp giải quyết. Không sống ở đó, các bậc quân vương chỉ có thể biết được tình hình sau khi vấn đề đã trở nên trầm trọng và khi ấy thì vô phương cứu chữa. Hơn nữa, không nên để bọn quan lại cướp bóc vùng đất vừa chiếm được bởi dân chúng mong muốn được trông cậy trực tiếp vào nhà vua của mình. Muốn trở thành các thần dân tốt, họ sẽ có nhiều lý do để yêu mến vua hơn và muốn trở thành các thần dân xấu, họ sẽ có nhiều lý do để sợ vua. Bất kỳ lực lượng ngoại bang nào muốn xâm chiếm vùng này buộc phải e ngại, bởi vì khi nhà vua đã đích thân đến sống tại đây thì việc mất vùng đất này là vô cùng khó khăn.

The other and better course is to send colonies to one or two places, which may be as keys to that state, for it necessary either to do this or else to keep there a great number of cavalry and infantry.

Biện pháp còn lại và tốt hơn là di dân chính quốc tới một vài vùng thuộc địa với sự hỗ trợ cho chính quốc. Bởi vì điều cần thiết là quân vương phải dùng cách này hoặc duy trì một lực lượng lớn bộ sinh và kỵ binh,

A prince does not spend much on colonies, for with little or no expense he can send them out and keep them there, and he offends a minority only of the citizens from whom he takes lands and houses to give them to the new inhabitants; and those whom he offends, remaining poor and scattered, are never able to injure him; whilst the rest being uninjured are easily kept quiet, and at the same time are anxious not to err for fear it should happen to them as it has to those who have been despoiled.

nhưng việc di dân chính quốc sang sinh sống các vùng thuộc địa không phải tốn kém gì nhiều. Phương cách này chỉ gây tổn thương cho thiểu số những kẻ bị tước đoạt nhà cửa, ruộng vườn để trao cho các cư dân mới. Và những kẻ bị tổn thương đó đều là loại nghèo hèn và phân tán nên chẳng thể làm hại gì ngài, còn tất cả những kẻ khác thì chẳng bị tổn hại gì (cho nên chúng sẽ im lặng). Hơn nữa, những kẻ này còn sợ sẽ phạm sai lầm khiến chúng có thể bị tước đoạt ruộng đất.

In conclusion, I say that these colonies are not costly, they are more faithful, they injure less, and the injured, as has been said, being poor and scattered, cannot hurt. Upon this, one has to remark that men ought either to be well treated or crushed, because they can avenge themselves of lighter injuries, of more serious ones they cannot; therefore the injury that is to be done to a man ought to be of such a kind that one does not stand in fear of revenge.

Tôi muốn kết luận rằng, hình thức di dân chính quốc tới sinh sống tại các thuộc địa không tốn kém, còn đám dân này trung thành hơn và ít gây phiền nhiễu hơn. Và những kẻ bị tổn hại, như tôi đã nói, không thể là mối đe dọa do chúng nghèo hèn và phân tán. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, quan hệ giữa người và người phải được đối xử tử tế hoặc thẳng tay đàn áp vì con người thường trả thù những xúc phạm nhỏ nhặt, nhưng trước sự lăng nhục nghiêm trọng thì lại chẳng thể làm gì. Bởi vậy, đã trừng trị ai thì phải dùng cách nào để khỏi sợ người đó báo thù.

But in maintaining armed men there in place of colonies one spends much more, having to consume on the garrison all income from the state, so that the acquisition turns into a loss, and many more are exasperated, because the whole state is injured; through the shifting of the garrison up and down all become acquainted with hardship, and all become hostile, and they are enemies who, whilst beaten on their own ground, are yet able to do hurt. For every reason, therefore, such guards are as useless as a colony is useful.

Tuy nhiên, duy trì quân đội ở những vùng đất này để thay thế cho đám dân chính quốc di dân sang sẽ tốn kém hơn, phải trút hầu bao của chính quốc vào việc canh giữ các biên giới nên cũng lợi bất cập hại; và nhiều tác động tiêu cực hơn sẽ xảy ra bởi việc chuyển quân sẽ tác động đến cả nước khiến dân chúng bất bình và có thể sẽ chống đối. Những kẻ chống đối đó nguy hiểm bởi, mặc dù bị chinh phục, họ vẫn đang sống dưới chính mái nhà của mình. Như vậy, xét về mọi mặt, việc chiếm giữ bằng quân đội là vô ích trong khi cách di dân chính quốc sang các thuộc địa lại có lợi hơn nhiều.

Again, the prince who holds a country differing in the above respects ought to make himself the head and defender of his less powerful neighbours, and to weaken the more powerful amongst them, taking care that no foreigner as powerful as himself shall, by any accident, get a footing there; for it will always happen that such a one will be introduced by those who are discontented, either through excess of ambition or through fear, as one has seen already.

Ngoài ra, khi vùng đất bị xâm chiếm không có những điểm tương đồng với chính quốc thì quân vương phải biến mình thành người lãnh đạo và người bảo vệ những láng giềng yếu hơn, và phải bằng mọi cách làm suy yếu những láng giềng hùng mạnh hơn. Và ông cũng cần lưu tâm để không có bất kỳ kẻ ngoại bang nào, có thế lực như ông, được tiến vào vùng đất này vì bất kỳ lý do gì. Những kẻ bất mãn thường cầu cứu ngoại binh có thể vì chúng quá tham vọng hoặc quá sợ hãi.

The Romans were brought into Greece by the Aetolians; and in every other country where they obtained a footing they were brought in by the inhabitants. And the usual course of affairs is that, as soon as a powerful foreigner enters a country, all the subject states are drawn to him, moved by the hatred which they feel against the ruling power.

Người xứ Aetolia đã dẫn quân La Mã vào Hy Lạp15 và tất cả những vùng đất khác mà người La Mã chiếm được đều nhờ vào sự nội ứng của chính cư dân bản xứ. Ngay khi lực lượng ngoại bang hùng hậu tiến vào một vùng, tất cả những kẻ yếu hơn sẽ bám đuôi do chúng ganh tị với vị quân vương đang cai trị vùng này.

[15Năm 211 TCN, Liên minh Aetolia thuộc Hy Lạp đã liên kết với người La Mã chống lại vua Philip V của Macedonia (220-178 TCN) và chống lại Liên minh Achaea bao gồm các tiểu quốc Hy Lạp khác, đồng minh của Mecedonia ]

So that in respect to these subject states he has not to take any trouble to gain them over to himself, for the whole of them quickly rally to the state which he has acquired there. He has only to take care that they do not get hold of too much power and too much authority, and then with his own forces, and with their goodwill, he can easily keep down the more powerful of them, so as to remain entirely master in the country. And he who does not properly manage this business will soon lose what he has acquired, and whilst he does hold it he will have endless difficulties and troubles.

Cho nên, đối với những kẻ yếu hơn, lôi kéo được chúng không có gì khó vì tất cả bọn chúng đều ngay lập tức và hoàn toàn hậu thuẫn cho tân vương. Tân vương chỉ cần cảnh giác không cho bọn chúng nắm quá nhiều quyền hành và lực lượng; và bằng lực lượng của mình cùng với sự hỗ trợ của chúng, ông sẽ dễ dàng đè bẹp những kẻ mạnh để trở thành người thống trị duy nhất trong vùng. Bất kỳ ai không tuân theo những nguyên tắc này sẽ nhanh chóng mất vùng đất vừa chiếm được và cho dù có chiếm giữ được thì sẽ có vô vàn những khó khăn và lo lắng.

The Romans, in the countries which they annexed, observed closely these measures; they sent colonies and maintained friendly relations with the minor powers, without increasing their strength; they kept down the greater, and did not allow any strong foreign powers to gain authority. Greece appears to me sufficient for an example.

Tại các vùng đất chiếm được, người La Mã tuân thủ rất cẩn thận những nguyên tắc trên. Họ di dân sang, quan hệ với những kẻ yếu hơn nhưng không làm cho chúng mạnh lên, tiêu diệt những kẻ mạnh và không để các lực lượng ngoại bang giành được uy tín ở đó. Tôi chỉ xin lấy ví dụ về trường hợp Hy Lạp:

The Achaeans and Aetolians were kept friendly by them, the kingdom of Macedonia was humbled, Antiochus was driven out;

Người La Mã giữ thái độ thân thiện với người Achaea và người Aetolia; khuất phục vương quốc Macedonia16 đánh đuổi Antiochus17.

[16 Sau khi bị đánh bại tại trận chiến Cynoscephalae (197 TCN), vua Philip V của Macedonia đã mất quyền kiểm soát Hy Lạp cho La Mã.

17 Antiochus (223-187 TCN) : Vua Syria, xâm lược Hy Lạp và cuối cùng lại bị người La Mã đánh bại tại trận Magnesia (190 TCN)].

Yet the merits of the Achaeans and Aetolians never secured for them permission to increase their power, nor did the persuasions of Philip ever induce the Romans to be his friends without first humbling him,

Thế nhưng, người La Mã không nhường bất kỳ vùng đất nào cho người Achaea và người Aetolia. Vua Philip của Macedonia ra sức cầu hòa nhưng điều này không giúp ông ta tránh khỏi sự đè bẹp của người La Mã.

nor did the influence of Antiochus make them agree that he should retain any lordship over the country. Because the Romans did in these instances what all prudent princes ought to do, who have to regard not only present troubles, but also future ones, for which they must prepare with every energy, because, when foreseen, it is easy to remedy them; but if you wait until they approach, the medicine is no longer in time because the malady has become incurable;

Cho dù Antiochus có nhiều thế lực tại vùng đất này, nhưng người La Mã không trao cho ông ta bất kỳ quyền hành gì. Như vậy, người La Mã đã làm tất cả những gì mà một bậc quân vương khôn ngoan cần làm. Họ không chỉ đề phòng những vấn đề trước mắt mà còn phải lường trước và tìm cách phòng tránh cả những biến cố trong tương lai. Nếu được phát hiện sớm, những mầm bệnh có thể được điều trị rất dễ dàng. Nhưng nếu chờ đến lúc phát bệnh thì thuốc thang có thể là quá muộn vì căn bệnh đã trở thành nan y.

for it happens in this, as the physicians say it happens in hectic fever, that in the beginning of the malady it is easy to cure but difficult to detect, but in the course of time, not having been either detected or treated in the beginning, it becomes easy to detect but difficult to cure. Thus it happens in affairs of state, for when the evils that arise have been foreseen (which it is only given to a wise man to see), they can be quickly redressed, but when, through not having been foreseen, they have been permitted to grow in a way that every one can see them. there is no longer a remedy.

Quan điểm của các thầy thuốc về bệnh lao rất phù hợp với lập luận ở phần này. Thời kỳ đầu, bệnh dễ chữa nhưng khó chẩn đoán. Sau một thời gian không được phát hiện và chữa trị, bệnh trở nên dễ chẩn đoán nhưng lại khó chữa. Đối với những vấn đề quốc gia đại sự cũng vậy. Bằng khả năng nhận biết trước những hiểm họa đang lan đi trong vương quốc (phẩm chất bẩm sinh có của nhà cai trị khôn ngoan), quân vương sẽ nhanh chóng đối phó. Tuy nhiên, khi những hiểm họa đó không được ai biết đến và cứ lớn dần lên, thì đến một lúc nào đó, mọi người đều biết nhưng quân vương không còn khả năng đối phó được nữa.

Therefore, the Romans, foreseeing troubles, dealt with them at once, and, even to avoid a war, would not let them come to a head, for they knew that war is not to be avoided, but is only put off to the advantage of others; moreover they wished to fight with Philip and Antiochus in Greece so as not to have to do it in Italy; they could have avoided both, but this they did not wish; nor did that ever please them which is for ever in the mouths of the wise ones of our time:— Let us enjoy the benefits of the time — but rather the benefits of their own valour and prudence, for time drives everything before it, and is able to bring with it good as well as evil, and evil as well as good.

Do vậy, khi thấy trước các khó khăn, người La Mã luôn tìm ra giải pháp. Để tránh chiến tranh, họ không bao giờ để các rắc rối phát sinh mà không tìm cách xử lý, bởi họ biết rằng, không thể tránh được chiến tranh nhưng có thể dùng chiến tranh để lấy đi lợi thế của kẻ khác. Bởi vậy, họ đã gây chiến với vua Philip và Antiochus ngay trên đất Hy Lạp để không phải đương đầu với những địch thủ này trên đất Italia. Người La Mã hoàn toàn có thể tránh được cả hai cuộc chiến đó nhưng họ không muốn thế. Họ cũng không muốn có lợi thế về thời gian như những nhà thông thái thời chúng ta vẫn luôn nói. Thay vào đó, họ muốn có lợi thế về sức mạnh và sự khôn ngoan của mình, bởi thời gian có thể mang đến mọi chuyện, cả điều tốt cũng như điều xấu.

But let us turn to France and inquire whether she has done any of the things mentioned. I will speak of Louis [XII] (and not of Charles [VIII]) as the one whose conduct is the better to be observed, he having held possession of Italy for the longest period; and you will see that he has done the opposite to those things which ought to be done to retain a state composed of divers elements.

Hãy trở lại với trường hợp nước Pháp và thử xem có sự việc nào liên quan tới những nội dung bàn luận nêu trên không. Tại đây, tôi không nhắc tới vua Charles 18 mà chỉ xin được bàn về vua Louis. Vì vua Louis chiếm đóng Italia lâu hơn và hành động hoàn toàn ngược lại những gì cần phải làm để duy trì sự thống trị tại một vùng đất mới được chinh phạt.

[18 Vua Charles VIII (1470-1498) xâm lược Italia vào năm 1494 để đòi quyền thế tập đối với vương quốc Naples. Sau khi chiếm được Naples vào năm 1495, ông bị Liên minh Venice-Milan, rồi Tây Ban Nha, Giáo hoàng Alexander VI và hoàng đế La Mã chống lại, Ông ta đã rút lui an toàn khỏi Italia sau khi thoát khỏi cuộc bủa vây của lực lượng Italia tinh nhuệ trong trận chiến Fornovo (1495). Anh họ ông là vua Louis (công tước xứ Orléan), nối ngôi với tước hiệu Louis XII.]

King Louis was brought into Italy by the ambition of the Venetians, who desired to obtain half the state of Lombardy by his intervention. I will not blame the course taken by the king, because, wishing to get a foothold in Italy, and having no friends there — seeing rather that every door was shut to him owing to the conduct of Charles — he was forced to accept those friendships which he could get, and he would have succeeded very quickly in his design if in other matters he had not made some mistakes.

Vua Louis tiến vào Italia nhờ vào tham vọng của người Venice. Khi đó người Venice hy vọng có thể giành được một nửa xứ Lombardy bằng việc hậu thuẫn cho vua Louis. Tôi không phê phán những gì vua Louis đã làm. Vua Louis muốn xâm nhập Italia nhưng lại không có đồng minh ở nước này. Thêm vào đó, sau hành động xâm lược Italia của vua Charles thì mọi cánh cổng trước ngài đều đóng chặt. Do vậy, ngài buộc phải kết thân với bất kỳ đồng minh nào có thể có.

The king, however, having acquired Lombardy, regained at once the authority which Charles had lost: Genoa yielded; the Florentines became his friends; the Marquess of Mantua, the Duke of Ferrara, the Bentivoglio, my lady of Forli, the Lords of Faenza, of Pesaro, of Rimini, of Camerino, of Piombino, the Lucchesi, the Pisans, the Sienese — everybody made advances to him to become his friend. Then could the Venetians realize the rashness of the course taken by them, which, in order that they might secure two towns in Lombardy, had made the king master of two-thirds of Italy.

Lẽ ra vua Louis đã thành công nếu như không phạm sai lầm trong các bước tiếp theo. Sau khi chiếm được xứ Lombardy, ngay lập tức, vua Louis giành lại uy tín mà vua Charles đã để mất: xứ Genoa đầu hàng, người Florence trở thành đồng minh; hầu tước xứ Mantua, công tước xứ Ferrara, gia tộc Bentivogli, nữ bá tước xứ Forlì, các lãnh chúa của các xứ Faeriza, Pesaro, Rimini, Camerino, Piombino và dân chúng các xứ Lucca, Pisa, Siena đều xô đến tìm sự che chở của ngài 19. Đến lúc này, người Venice mới nhận ra sự hồ đồ của mình. Để chiếm được một mẫu đất của xứ Lombardy, họ đã dâng cho vua nước Pháp một phần ba đất nước Italia.

[19 Sau khi vua Louis XII chiếm được Milan vào năm 1499, xứ Genoa đầu hàng, người Florence trở thành đồng minh của ông để nhận được sự hỗ trợ trong cuộc chinh phạt Pisa cùng năm đó. Những vua chúa tại các thành bang, lãnh địa mà Machiavelli nêu ra gồm Francesco Gonzaga (xứ Mantua), Ercole d’Este (xứ Ferrara), Giovanni Bentivogli và con trai là Annibale (xứ Bologna), Caterina Sforza Riario (xứ Forlì), Astorre Manfredi (xứ Faenza), Giovanni Sforza (xứ Pesaro), Pandolfo Malatesta (xứ Rimiri), Giulio Ceare da Varano (xứ Camerino) và Jacopo d’Appiano (xứ Piombino ].

Let any one now consider with what little difficulty the king could have maintained his position in Italy had he observed the rules above laid down, and kept all his friends secure and protected; for although they were numerous they were both weak and timid, some afraid of the Church, some of the Venetians, and thus they would always have been forced to stand in with him, and by their means he could easily have made himself secure against those who remained powerful.

Giờ đây, thật chẳng mấy khó khăn để vua Louis củng cố được thế lực của mình ở Italia nếu như ngài làm theo những quy tắc nêu trên và bảo vệ, che chở cho tất cả những kẻ thân hữu. Mặc dù số lượng rất đông đảo, nhưng phần lớn những kẻ này đều yếu hèn. Vì một số kẻ thì sợ Giáo hội trong khi số khác thì sợ người Venice, nên tất cả đều buộc phải là đồng minh của ngài. Lẽ ra, nếu biết lợi dụng những kẻ này, vua Louis đã có thể dễ dàng chống chọi những vương quốc hùng mạnh khác.

But he was no sooner in Milan than he did the contrary by assisting Pope Alexander to occupy the Romagna. It never occurred to him that by this action he was weakening himself, depriving himself of friends and those who had thrown themselves into his lap, whilst he aggrandized the Church by adding much temporal power to the spiritual, thus giving it great authority. And having committed this prime error, he was obliged to follow it up, so much so that, to put an end to the ambition of Alexander, and to prevent his becoming the master of Tuscany, he was himself forced to come into Italy.

Thế nhưng, ngay khi vào đến Milan, ngài đã làm ngược lại. Ngài đã giúp Giáo hoàng Alexander chiếm giữ xứ Romagna. Ngài không nhận ra rằng chính quyết định này đã làm ngài suy yếu, buộc ngài phải bỏ rơi các đồng minh cũng như những kẻ đã tự đặt mình dưới sự che chở của ngài, và đồng thời tăng cường thần quyền của Giáo hội bằng cách bổ sung rất nhiếu những quyền thế tục mà nhờ đó, Giáo hội giành được quá nhiều quyền lực. Sau khi mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, ngài đã buộc phải dẫn quân vào Italia để chấm dứt tham vọng của Giáo hoàng Alexander và ngăn không cho Giáo hoàng Alexander làm chủ vùng Tuscany.

And as if it were not enough to have aggrandized the Church, and deprived himself friends, he, wishing to have the kingdom of Naples, divides it with the King of Spain, and where he was the prime arbiter of Italy he takes an associate, so that the ambitious of that country and the malcontents of his own should have where to shelter; and whereas he could have left in the kingdom his own pensioner as king, he drove him out, to put one there who was able to drive him, Louis, out in turn.

Ngài chẳng thể hài lòng khi Giáo hội mạnh lên còn mình lại mất các đồng minh. Vì thèm muốn vương quốc Naples, ngài chia xẻ xứ này với vua Tây Ban Nha. Ngài rước vào mảnh đất mà ngài đã từng nắm trọn quyền thống trị một ông vua để những kẻ tham vọng và bất mãn tại đây có nơi cầu cạnh. Tại cái nơi đáng lẽ có thể lập một ông vua bù nhìn để cai quản, thì ngài lại thay thế bằng một kẻ có thể tống khứ chính ngài khỏi vương quốc này.

The wish to acquire is in truth very natural and common, and men always do so when they can, and for this they will be praised not blamed; but when they cannot do so, yet wish to do so by any means, then there is folly and blame. Therefore, if France could have attacked Naples with her own forces she ought to have done so; if she could not, then she ought not to have divided it. And if the partition which she made with the Venetians in Lombardy was justified by the excuse that by it she got a foothold in Italy, this other partition merited blame, for it had not the excuse of that necessity.

Khát vọng chinh phục là một điều vô cùng bình thường và mang tính bản năng. Một người đàn ông có khả năng chinh phục luôn được ca ngợi và không bị chỉ trích nhưng một kẻ bất tài mà lại muốn chinh phục thì chỉ để lại những lỗi lầm và chê trách. Bởi vậy, nếu nước Pháp có thể tấn công vương quốc Naples bằng chính quân đội của mình thì nên làm vậy, còn nếu nước Pháp không thể thì đừng nên chia xẻ vương quốc Naples với kẻ khác. Nếu như việc chia xẻ xứ Lombardy với người Venice có thể được tha thứ vì nhờ đó, vua Louis có thể đặt chân vào Italia thì những sự chia chác khác đều đáng bị lên án, vì thực ra ngài không cần đến những điều đó.

Therefore Louis made these five errors: he destroyed the minor powers, he increased the strength of one of the greater powers in Italy, he brought in a foreign power, he did not settle in the country, he did not send colonies. Which errors, if he had lived, were not enough to injure him had he not made a sixth by taking away their dominions from the Venetians;

Vua Louis đã phạm phải năm sai lầm: ngài tiêu diệt những kẻ yếu hơn mình; tăng cường cho một thế lực khác ngay tại Italia, rước vào Italia một kẻ ngoại bang hùng mạnh, không tới Italia sống, và không di dân chính quốc tới sinh sống tại đây. Những lỗi lầm trên có thể đã không gây hại nếu ngài không phạm tiếp lỗi thứ sáu: làm suy giảm sức mạnh của người Venice.

because, had he not aggrandized the Church, nor brought Spain into Italy, it would have been very reasonable and necessary to humble them; but having first taken these steps, he ought never to have consented to their ruin, for they, being powerful, would always have kept off others from designs on Lombardy, to which the Venetians would never have consented except to become masters themselves there; also because the others would not wish to take Lombardy from France in order to give it to the Venetians, and to run counter to both they would not have had the courage.

Lầm lỗi là vì nếu ngài đã không lỡ khiến Giáo hội mạnh lên cũng như không lỡ rước người Tây Ban Nha vào Italia thì việc ngài làm suy yếu người Vencie là hợp lý và cần thiết. Nhưng ngài đã trót hành động như thế thì ngài lại không bao giờ nên để cho người Venice suy yếu. Chừng nào còn mạnh như xưa, người Venice còn tìm cách ngăn không cho những kẻ khác chiếm đoạt xứ Lombardy bởi vì chính người Vencie muốn trở thành chúa tể của xứ Lombardy và những kẻ khác cũng chẳng muốn giành mảnh đất này từ tay nước Pháp để trao cho Venice. Khi đó, chẳng có kẻ nào lại dám chọc giận đồng thời cả nước Pháp và xứ Venice.

And if any one should say: King Louis yielded the Romagna to Alexander and the kingdom to Spain to avoid war, I answer for the reasons given above that a blunder ought never be perpetrated to avoid war, because it is not to be avoided, but is only deferred to your disadvantage. And if another should allege the pledge which the king had given to the Pope that he would assist him in the enterprise, in exchange for the dissolution of his marriage and for the hat to Rouen1, to that I reply what I shall write later on concerning the faith of princes, and how it ought to be kept.

Nếu ai đó cho rằng vua Louis nhượng xứ Romagna cho Giáo hoàng Alexander và vương quốc Naples cho Tây Ban Nha để tránh chiến tranh thì tôi xin nhắc lại điều đã nói ở trên: để tránh chiến tranh, không bao giờ cho phép những rối ren nảy sinh, bởi chiến tranh thì không thể tránh được nhưng có thể lợi dụng để lấy đi lợi thế của kẻ khác. Nếu ai đó nói rằng vua Louis đã hứa nhượng lại xứ Romagna cho Giáo hoàng để đổi lấy chức vị Hồng y Giáo chủ cho Tổng giám mục xứ Rouen20 và việc hủy bỏ hôn ước của ngài thì tôi xin đáp lại trong phần sau, khi bàn về chữ tín và cách giữ chữ tín của các bậc quân vương.

[20 Để đổi lấy việc ban phép cho Louis ly dị vợ là hoàng hậu Joanne và cưới quận chúa Anne của xứ Brittany, vợ goá của vua Charles VIII, cũng như việc cất nhắc sủng thần của ông ta là George d’Amboise, tổng giám mục xứ Rouen, lên hàng Hồng y Giáo chủ, vua Louis đã đồng ý giúp Giáo hoàng Alexander VI thôn tính các vùng đất thuộc Romagna].

Thus King Louis lost Lombardy by not having followed any of the conditions observed by those who have taken possession of countries and wished to retain them. Nor is there any miracle in this, but much that is reasonable and quite natural. And on these matters I spoke at Nantes with Rouen, when Valentino, as Cesare Borgia, the son of Pope Alexander, was usually called, occupied the Romagna,

Vua Louis đã mất xứ Lombardy do không tuân thủ những nguyên tắc cần coi trọng khi chinh phục và cai trị các vùng đất. Những điều xảy ra không có gì lạ lùng mà hết sức bình thường và dễ hiểu. Tại Nantes21, tôi đã đàm đạo với Hồng y Giáo chủ xứ Rouen khi công tước Valentino (tên thường gọi của Cesare Borgia22, con trai của Giáo hoàng Alexander) chiếm Romagna.


[21] Tại Nantes: Machiavelli đã tới Pháp vào năm 1500 trong một phái đoàn ngoại giao của nước cộng hòa Florence và một số dịp khác.

[22] Cesare Borgia: sinh năm 1476, là con trai của nguyên Hồng y Giáo chủ Rodrigo Borgia (Giáo hoàng Alexander) và Vanozza Catanei. Cesare được phong Hồng y Giáo chủ vào năm 1493 nhưng lại từ bỏ sự nghiệp nhiều hứa hẹn tại Giáo hội vào năm 1498. Ông được vua Louis XII phong làm công tước và nhận được lời hứa về sự ủng hộ Pháp trong cuộc chinh phạt Romagna. Khi Giáo hoàng Alexander (1492-1503) qua đời đột ngột, quyền lực của Cesare tan thành mây khói, rồi ông chết tại Tây Ban Nha vào năm 1507 ].

and on Cardinal Rouen observing to me that the Italians did not understand war, I replied to him that the French did not understand statecraft, meaning that otherwise they would not have allowed the Church to reach such greatness. And in fact it has been seen that the greatness of the Church and of Spain in Italy has been caused by France, and her ruin may be attributed to them. From this a general rule is drawn which never or rarely fails: that he who is the cause of another becoming powerful is ruined; because that predominancy has been brought about either by astuteness or else by force, and both are distrusted by him who has been raised to power.

1. So called — in Italian — from the duchy of Valentinois, conferred on him by Louis XII.

Khi Hồng y giáo chủ nói với tôi rằng người Italia hiểu rất ít về chiến tranh, tôi đã đáp lại rằng người Pháp hiểu rất ít về chính trị. Bởi nếu hiểu được chính trị thì người Pháp đã không để Giáo hội thâu tóm nhiều quyền lực như vậy. Chúng ta đều thấy rằng cả Giáo hội và Tây Ban Nha giành được quyền lực ở Italia là nhờ nước Pháp, và nước Pháp sụp đổ là do Giáo hội và Tây Ban Nha.

Người ta có thể rút ra một quy luật chung hiếm khi sai, đó là: người nào đem lại quyền lực cho kẻ khác thì tự chôn vùi chính mình, bởi vì quyền lực này là kết quả của gian trá hoặc bạo lực và kẻ vừa trở nên hùng mạnh rất có thể có cả hai điều đó.

CHAPTER IV

Why The Kingdom Of Darius, Conquered By Alexander, Did Not Rebel Against The Successors Of Alexander At His Death

4 TẠI SAO ĐẾ CHẾ BA TƯ CỦA VUA DARIUS KHÔNG NỔI LOẠN CHỐNG LẠI NHỮNG NGƯỜI KẾ VỊ ALEXANDER ĐẠI ĐẾ

CONSIDERING the difficulties which men have had to hold a newly acquired state, some might wonder how, seeing that Alexander the Great became the master of Asia in a few years, and died whilst it was yet scarcely settled (whence it might appear reasonable that the whole empire would have rebelled), nevertheless his successors maintained themselves, and had to meet no other difficulty than that which arose among themselves from their own ambitions.

Bàn về những khó khăn trong việc cai trị một vương quốc mới bị chinh phục, người ta hẳn sẽ tự hỏi về những gì đã diễn ra sau cái chết của Alexander Đại đế 23 Sau vài năm chinh phạt, Alexander Đại đế đã bá chủ châu Á, nhưng việc cai trị vùng đất này gặp không ít khó khăn. Khi Alexander Đại đế qua đời, dường như nguy cơ nổi loạn của đế chế Ba Tư là điều khó tranh khỏi, nhưng những người kế vị Alexander Đại đế đã kiểm soát được tình hình. Khó khăn duy nhất mà những người kế vị này phải đối mặt chính là tham vọng của bản thân họ.

[23 Alexander Đại đế : Cai trị Macedonia (356-323 TCN) và chinh phục đế chế Ba Tư của vua Darius III (336-331 TCN) ]

I answer that the principalities of which one has record are found to be governed in two different ways: either by a prince, with a body of servants, who assist him to govern the kingdom as ministers by his favour and permission; or by a prince and barons, who hold that dignity by antiquity of blood and not by the grace of the prince. Such barons have states and their own subjects, who recognize them as lords and hold them in natural affection.

Cho tới nay, theo hiểu biết của mọi người, tất cả các vương quốc đều được cai trị theo một trong hai hình thức. Theo hình thức thứ nhất, vương quốc được cai trị bởi đấng quân vương cùng với sự trợ giúp của các cận thần. Trong khi đó, theo hình thức thứ hai, vương quốc do quân vương cùng với các lãnh chúa cai trị. Các lãnh chúa này nắm giữ tước vị hiện tại không phải do ân sủng của quân vương mà là nhờ vào dòng dõi quý tộc của mình.

Those states that are governed by a prince and his servants hold their prince in more consideration, because in all the country there is no one who is recognized as superior to him, and if they yield obedience to another they do it as to a minister and official, and they do not bear him any particular affection.

Những lãnh chúa này có lãnh địa riêng và thần dân sinh sống tại lãnh địa đó tôn sùng và thừa nhận lãnh chúa là người cai trị mình. Đối với những vương quốc nằm dưới quyền cai trị của quân vương cùng với các cận thần, quân vương có nhiều quyền lực hơn và nắm giữ vai trò tối thượng trên toàn lãnh thổ. Nếu thần dân có tuân lệnh ai thì cũng chỉ như là đối với cận thần và thuộc hạ của quân vương. Những kẻ cận thần và thuộc hạ này không được dân chúng dành cho sự mến chuộng đặc biệt nào.

The examples of these two governments in our time are the Turk and the King of France. The entire monarchy of the Turk is governed by one lord, the others are his servants; and, dividing his kingdom into sanjaks, he sends there different administrators, and shifts and changes them as he chooses. But the King of France is placed in the midst of an ancient body of lords, acknowledged by their own subjects, and beloved by them; they have their own prerogatives, nor can the king take these away except at his peril.

Các chính thể của hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ và vua nước Pháp có thể được dùng làm những ví dụ đương đại để minh họa cho hai hình thức này. Toàn bộ đế chế Thổ Nhĩ Kỳ nằm dưới quyền thống trị của hoàng đế và những kẻ khác chỉ là bề tôi. Hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ phân chia đế chế thành nhiều tiểu quốc và cử người cai quản cho từng xứ. Những tiểu vương này có thể bị thuyên chuyển hoặc bãi chức theo ý muốn của hoàng đế. Trái lại, vây quanh vua nước Pháp là những nhà quý tộc được dân chúng trong lãnh địa của họ công nhận và yêu qúy. Những nhà quý tộc này có những quyền thế tập mà nhà nhà vua không dám mạo hiểm tước bỏ.

Therefore, he who considers both of these states will recognize great difficulties in seizing the state of the Turk, but, once it is conquered, great ease in holding it. The causes of the difficulties in seizing the kingdom of the Turk are that the usurper cannot be called in by the princes of the kingdom, nor can he hope to be assisted in his designs by the revolt of those whom the lord has around him.

Do vậy, khi xét tới hai hình thức chính thể nêu trên, có thể nhận thấy rằng, chiếm được đế chế Thổ Nhĩ Kỳ là rất khó khăn, nhưng một khi đế chế này đã bị chinh phục thì việc cai trị lại rất đơn giản. Trong khi đó, xét về một số phương diện, nước Pháp tương đối dễ chiếm nhưng lại khó giữ. Có một số lý do khiến việc chiếm được đế chế Thổ Nhĩ Kỳ rất khó khăn. Không có nguy cơ các tiểu vương của đế chế Thổ Nhĩ Kỳ “cõng rắn cắn gà nhà” và cũng chẳng có hy vọng gì về khả năng bọn cần thận xung quanh các tiểu vương này tạo phản.

This arises from the reasons given above; for his ministers, being all slaves and bondmen, can only be corrupted with great difficulty, and one can expect little advantage from them when they have been corrupted, as they cannot carry the people with them, for the reasons assigned.

Sở dĩ lại như vậy là vì tất cả bọn họ đều là bề tôi chịu ơn sâu nặng của hoàng đế nên khó lòng bị mua chuộc. Cho dù một số kẻ có thể bị mua chuộc nhưng điều đó cũng chẳng đem lại lợi thế cho ai vì chúng không có khả năng lôi kéo được dân chúng theo mình.

Hence, he who attacks the Turk must bear in mind that he will find him united, and he will have to rely more on his own strength than on the revolt of others; but, if once the Turk has been conquered, and routed in the field in such a way that he cannot replace his armies, there is nothing to fear but the family of the prince, and, this being exterminated, there remains no one to fear, the others having no credit with the people; and as the conqueror did not rely on them before his victory, so he ought not to fear them after it.

Bởi vậy, bất kỳ ai khi tấn công đế chế Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải ý thức được rằng những người Thổ Nhĩ Kỳ là một khối thống nhất trọn vẹn. Người tấn công phải dựa vào sức mình nhiều hơn là trông đợi sự mất đoàn kết của đối phương. Thế nhưng, một khi đối phương bị đánh bại và chia cắt đến mức không thể tập hợp lại đội quân của mình, thì chỉ còn một mối lo ngại duy nhất là hoàng tộc đang trị vì. Một khi hoàng tộc này bị tuyệt diệt thì chẳng còn ai đáng sợ, vì những kẻ ngoài hoàng tộc không được dân chúng tin tưởng. Người tấn công không hy vọng gì có được sự tin tưởng của dân chúng xứ này trước khi giành thắng lợi và cũng chẳng phải lo ngại gì về họ sau khi chiến thắng.

The contrary happens in kingdoms governed like that of France, because one can easily enter there by gaining over some baron of the kingdom, for one always finds malcontents and such as desire a change.

Chuyện hoàn toàn ngược lại ở những vương quốc được cai trị theo kiểu nước Pháp bởi vì, một khi đã lôi kéo được các lãnh chúa về phía mình, ngài có thể dễ dàng xâm nhập vào các vùng đất này.

Such men, for the reasons given, can open the way into the state and render the victory easy; but if you wish to hold it afterwards, you meet with infinite difficulties, both from those who have assisted you and from those you have crushed.

Ngài sẽ luôn có dịp tìm được những kẻ bất mãn và những kẻ đang trông đợi sự đổi thay. Vì những lý do đã nêu, những kẻ này có thể mở đường và giúp ngài chiến thắng.

Nor is it enough for you to have exterminated the family of the prince, because the lords that remain make themselves the heads of fresh movements against you, and as you are unable either to satisfy or exterminate them, that state is lost whenever time brings the opportunity.

Tuy nhiên, việc cai trị vương quốc này kéo theo vô vàn rắc rối, liên quan tới cả những kẻ đã ủng hộ ngài và những kẻ bị ngài đàn áp. Liệu việc tiêu diệt hoàng tộc đã đủ chưa khi mà vẫn còn tồn tại các lãnh chúa tự cho mình là người lãnh đạo các phe phái mới. Ngài có nhiều nguy cơ để mất vương quốc vừa được thôn tính bởi ngài không làm cho những lãnh chúa đó hài lòng cũng như không tiêu diệt được bọn chúng.

Now if you will consider what was the nature of the government of Darius, you will find it similar to the kingdom of the Turk, and therefore it was only necessary for Alexander, first to overthrow him in the field, and then to take the country from him. After which victory, Darius being killed, the state remained secure to Alexander, for the above reasons.

Qua xem xét, sẽ thấy chính thể của đế chế Ba Tư và của đế chế Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều điểm tương đồng. Bởi vậy, trước tiên Alexander Đại đế đã tiêu diệt hoàn toàn đế chế Ba Tư và đánh bại đội quân của vua Darius trên chiến trường. Sau khi Alexander Đại đế thắng trận và vua Darius chết, cả đế chế Ba Tư đã quy phục sự thống trị của Alexander Đại đế. Nếu biết đoàn kết với nhau thì những người kế vị Alexander Đại đế đã có thể dễ dàng tận hưởng điều đó.

And if his successors had been united they would have enjoyed it securely and at their ease, for there were no tumults raised in the kingdom except those they provoked themselves.

Tại vương quốc này, những rối loạn nảy sinh hoàn toàn là do những người kế vị Alexander Đại đế gây ra.

But it is impossible to hold with such tranquillity states constituted like that of France. Hence arose those frequent rebellions against the Romans in Spain, France, and Greece, owing to the many principalities there were in these states, of which, as long as the memory of them endured, the Romans always held an insecure possession; but with the power and long continuance of the empire the memory of them passed away, and the Romans then became secure possessors.

Tuy nhiên, việc cai trị những vương quốc có chính thể như nước Pháp không dễ dàng như vậy. Những cuộc nổi loạn thường xuyên diễn ra ở Tây Ban Nha, ở Pháp, ở Hy Lạp nhằm chống lại người La Mã, chính là vì các quốc gia này được chia nhỏ thành rất nhiều lãnh địa. Khi trong tâm trí dân chúng vẫn còn hình ảnh các lãnh chúa, thì người La Mã chẳng thể nào cai trị những vùng đất bị chinh phục một cách yên ổn. Thế nhưng, một khi những ký ức này bị việc chiếm đóng lâu năm và sức mạnh của đế chế La Mã xóa nhòa thì người La Mã lại trở thành người thống trị thực sự.

And when fighting afterwards amongst themselves, each one was able to attach to himself his own parts of the country, according to the authority he had assumed there; and the family of the former lord being exterminated, none other than the Romans were acknowledged.

Sau này, khi xung đột với nhau, mỗi phe phái của người La Mã đã có thể lôi kéo được các lực lượng ủng hộ từ những vùng đất tương ứng với thế lực của mình. Khi đó, do gia tộc các lãnh chúa trước đây đã bị tuyệt diệt , nên dân chúng chỉ thừa nhận sự thống trị của người La Mã đối với những lãnh địa này mà thôi.

When these things are remembered no one will marvel at the ease with which Alexander held the Empire of Asia, or at the difficulties which others have had to keep an acquisition, such as Pyrrhus and many more; this is not occasioned by the little or abundance of ability in the conqueror, but by the want of uniformity in the subject state.

Do vậy, bằng cách suy xét tất cả những điều trên, ta có thể thấy rằng chẳng có gì đáng ngạc nhiên trước sự thống trị dễ dàng của Alexander Đại đế trên đế chế Ba Tư hoặc các vấn đề rắc rối mà những kẻ khác gánh chịu khi duy trì sự chiếm đóng của mình (như Pyrrhus 22 và nhiều người khác). Những kết quả đó không phụ thuộc vào tài cao thấp của kẻ thắng trận mà phụ thuộc vào sự khác biệt về hoàn cảnh.

[22] Pyrrhus : Vua của xứ Epirus (319-272 TCN). Ông đã tiến hành chiến tranh với La Mã ngay tại Italia nhưng hoàn toàn thất bại ].

CHAPTER V

Concerning The Way To Govern Cities Or Principalities Which Lived Under Their Own Laws Before They Were Annexed

5 PHƯƠNG THỨC CAI TRỊ NHỮNG VƯƠNG QUỐC, THÀNH BANG

ĐÃ TỪNG CÓ CHỦ QUYỀN

WHENEVER those states which have been acquired as stated have been accustomed to live under their own laws and in freedom, there are three courses for those who wish to hold them: the first is to ruin them, the next is to reside there in person, the third is to permit them to live under their own laws, drawing a tribute, and establishing within it an oligarchy which will keep it friendly to you.

Như tôi đã nói, đối với những xứ đã từng có chủ quyền và từng được hưởng nền tự do thì khi thôn tính những xứ này, ngài có ba cách cai trị : thứ nhất là xóa bỏ toàn bộ ; thứ hai là phải thân hành tới sống ở đó, thứ ba là cho phép cư dân xứ này sinh sống với những luật lệ riêng của họ, buộc họ cống nạp và dựng lên ở đó một chính quyền gồm một nhóm người và chính những người này sẽ đảm bảo duy trì sự thân thiện của đất nước họ đối với ngài.

Because such a government, being created by the prince, knows that it cannot stand without his friendship and interest, and does its utmost to support him; and therefore he who would keep a city accustomed to freedom will hold it more easily by the means of its own citizens than in any other way.

Một chính quyền do quân vương dựng lên theo cách như vậy sẽ hiểu rằng, họ không thể tồn tại nếu không có sự bảo trợ và quyền uy của ngài, và chính quyền này phải cố gắng hết sức để có được điều đó. Nếu muốn giữ gìn một thành phố đã từng được hưởng nền tự do thì cách tốt nhất để cai quản được thành phố này là thông qua chính các công dân của thành phố.

There are, for example, the Spartans and the Romans. The Spartans held Athens and Thebes, establishing there an oligarchy, nevertheless they lost them. The Romans, in order to hold Capua, Carthage, and Numantia, dismantled them, and did not lose them.

Hai minh chứng cho vấn đề trên là người Sparta và người La Mã. Người Sparta giữ Athens và Thebes bằng cách dựng lên ở đó một chính quyền gồm một nhóm người. Rốt cuộc, người Sparta đã để mất cả hai thành bang đó. Người La Mã đã hủy diệt các xứ Capua, Carthage và Numantia và đã chiếm giữ được các xứ này.

They wished to hold Greece as the Spartans held it, making it free and permitting its laws, and did not succeed. So to hold it they were compelled to dismantle many cities in the country, for in truth there is no safe way to retain them otherwise than by ruining them.

Người La Mã cũng muốn cai trị Hy Lạp theo cách của người Sparta, tức là để vùng đất này tự do với những luật lệ riêng nhưng họ đã không thành công. Do vậy, để giữ được quyền cai trị của mình, người La Mã buộc phải hủy diệt nhiều thành bang Hy Lạp.

And he who becomes master of a city accustomed to freedom and does not destroy it, may expect to be destroyed by it, for in rebellion it has always the watch-word of liberty and its ancient privileges as a rallying point, which neither time nor benefits will ever cause it to forget.

Trên thực tế, phương cách an toàn nhất để giữ những mảnh đất bị chiếm đóng là xóa bỏ mọi thể chế, luật lệ và tinh thần tại đó. Cai trị một thành phố đã từng có tự do mà không làm như vậy thì rất dễ bị chính thành phố này lật đổ. Trong những thành phố như vậy, luôn có nơi trú ẩn cho tinh thần tự do và những thể chế truyền thống, những điều chưa từng bị lãng quên cho dù bởi thời gian hay lợi lộc.

And what ever you may do or provide against, they never forget that name or their privileges unless they are disunited or dispersed but at every chance they immediately rally to them, as Pisa after the hundred years she had been held in bondage by the Florentines.

Những gì người cai trị làm hy dự đoán đều chẳng mấy ý nghĩa, vì nếu không chia rẽ và làm phân tán cư dân thành phố thì họ sẽ chẳng thể quên được cả sự tự do lẫn nền tự do đã có. Ngày khi có cơ hội, họ sẽ quay về với cuộc sống quen thuộc như xứ Pisa 25 đã làm sau 100 năm dưới ách đô hộ của Florence.

[25 Sau khi chiếm được Pisa từ dòng họ Visconti năm 1450, Florence đã kiểm soát cảng biển quan trong này đến tận năm 1494, rồi tái chiếm vào năm 1509 sau nhiều cuộc vây hãm ].

But when cities or countries are accustomed to live under a prince, and his family is exterminated, they, being on the one hand accustomed to obey and on the other hand not having the old prince, cannot agree in making one from amongst themselves, and they do not know how to govern themselves.

Tuy nhiên, đối với những vương quốc, thành bang từng sống dưới sự cai trị của một quân vương thì cho dù toàn bộ gia tộc của quân vương bị tiêu diệt, các cư dân ở đó đã có thói quen phục tùng. Khi quân vương cũ không còn, những cư dân đó cũng chẳng thể đồng lòng chọn ra một quân vương mới trong bọn họ.

For this reason they are very slow to take up arms, and a prince can gain them to himself and secure them much more easily. But in republics there is more vitality, greater hatred, and more desire for vengeance, which will never permit them to allow the memory of their former liberty to rest; so that the safest way is to destroy them or to reside there.

Hơn nữa, bọn họ chưa được sống cuộc đời tự do nên do dự trong việc cầm vũ khí chống lại kẻ chinh phục. Vì thế, tân vương có thể dễ dàng lôi kéo họ về mình và tranh thủ sự ủng hộ của họ. Trong khi đó, ở các nước cộng hòa, sẽ tồn tại một sức sống mạnh mẽ hơn, một lòng căm thù sâu sắc hơn và một khát vọng trả thù mãnh liệt hơn. Ký ức về thời kỳ tự do trước đây khiến họ không thể bị khuất phục.

Chính bởi vậy, giải pháp chắc chắn và an toàn nhất là xóa bỏ và tiêu diệt những thể chế, luật lệ và tinh thần của chế độ cũ. Nếu không làm như vậy thì quân vương phải đích thân tới đó để sống và cai trị.

CHAPTER VI

Concerning New Principalities Which Are Acquired By One's Own Arms And Ability

6

NHỮNG VƯƠNG QUỐC MỚI GIÀNH ĐƯỢC BẰNG BINH LỰC VÀ TÀI TRÍ CỦA BẢN THÂN

LET no one be surprised if, in speaking of entirely new principalities as I shall do, I adduce the highest examples both of prince and of state; because men, walking almost always in paths beaten by others, and following by imitation their deeds, are yet unable to keep entirely to the ways of others or attain to the power of those they imitate.

Xin đừng ngạc nhiên nếu tôi sử dụng ví dụ về những con người vĩ đại nhất khi bàn về những quốc gia hoàn toàn mới dưới sự cai trị của vị lãnh tụ và chính quyền mới. Con người thường đi theo lối mòn và hành động trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các bậc tiền nhân. Thế nhưng họ không thể lập lại được toàn bộ những kinh nghiệm đó, cũng như không thể sánh được với những đức tính cao qúy của các bậc tiền nhân mà họ muốn học hỏi.

A wise man ought always to follow the paths beaten by great men, and to imitate those who have been supreme, so that if his ability does not equal theirs, at least it will savour of it. Let him act like the clever archers who, designing to hit the mark which yet appears too far distant, and knowing the limits to which the strength of their bow attains, take aim much higher than the mark, not to reach by their strength or arrow to so great a height, but to be able with the aid of so high an aim to hit the mark they wish to reach.

Do vậy, một người khôn ngoan cần đi theo con đường của những người vĩ đại nhưng chỉ nên cố gắng noi theo những người xuất chúng nhất. Khi ấy, nếu công lao không bằng bậc tiền nhân vĩ đại, thì ít ra cũng mang dáng dấp của người đó. Quân vương nên hành động giống như những người bắn cung khôn ngoan. Khi ý thức được rằng đích bắn dường như quá xa so với tầm bắn của cây cung, người bắn cung khôn ngoan sẽ ngắm bắn cao hơn đích, không phải để bắn mũi tên vào vị trí cao hơn mà để bắn trúng đích mong muốn nhờ vào đường đi vòng cung của mũi tên.

I say, therefore, that in entirely new principalities, where there is a new prince, more or less difficulty is found in keeping them, accordingly as there is more or less ability in him who has acquired the state. Now, as the fact of becoming a prince from a private station presupposes either ability or fortune, it is clear that one or other of these two things will mitigate in some degree many difficulties. Nevertheless, he who has relied least on fortune is established the strongest.

Tại vương quốc mới hình thành, việc cai trị của tân vương vừa giành được ngôi báu gặp ít hay nhiều khó khăn hoàn toàn phụ thuộc vào tài trí của chính ông. Một người dân thường trở thành đấng quân vương có thể do tài trí hoặc vận may. Dường như hai yếu tố này giúp cho tân vương đỡ phải đương đầu với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vị quân vương nào ít dựa vào vận may hơn thì sẽ bảo vệ địa vị của mình tốt hơn.

Further, it facilitates matters when the prince, having no other state, is compelled to reside there in person.But to come to those who, by their own ability and not through fortune, have risen to be princes, I say that Moses, Cyrus, Romulus, Theseus, and such like are the most excellent examples.

Đối với vị tân vương vừa giành được ngôi báu, hoàn cảnh không có lãnh địa nào khác để cai trị buộc ông phải thân hành tới sống ở vương quốc mới. Trong những người bằng tài trí của bản thân chứ không phải dựa vào vận may mà đạt đến ngôi đế vương, đáng ngưỡng mộ nhất là Moses, Cyrus, Romulus, Theseus 26.

[26] Trong số các nhân vật này, chỉ có vua Cyrus, người lập ra đế chế Ba Tư (599-529 TCN) mới là một chính trị gia thực sự. Theo Kinh Thánh, Moses đã viết luật cho người Israel (mặc dù Thượng đế đã trao luật đó cho ông). Theo thần thoại, Romulus là ông vua đầu tiên của La Mã vào năm 753 TCN, còn Theseus là ông vua huyền thoại sáng lập nên thành bang Athens. ]

And although one may not discuss Moses, he having been a mere executor of the will of God, yet he ought to be admired, if only for that favour which made him worthy to speak with God.

Tuy nhiên, trường hợp của Moses không nên bàn tới ở đây vì ông chỉ là người thực hiện các ý nguyện của Thượng đế. Dù vậy, cần phải nói rằng, Moses là một người đáng kính phục vì đã có ân huệ được chuyện trò với Thượng đế.

But in considering Cyrus and others who have acquired or founded kingdoms, all will be found admirable; and if their particular deeds and conduct shall be considered, they will not be found inferior to those of Moses, although he had so great a preceptor. And in examining their actions and lives one cannot see that they owed anything to fortune beyond opportunity, which brought them the material to mould into the form which seemed best to them. Without that opportunity their powers of mind would have been extinguished, and without those powers the opportunity would have come in vain.

Khi tìm hiểu về Cyrus Đại đế cũng như những tấm gương lập quốc và trị quốc khác, ngài sẽ thấy những vị này thật đáng ngưỡng mộ. Thân thế và sự nghiệp của họ chẳng hề thua kém so với Moses, người được Thượng đế soi đường chỉ lối. Khi tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của họ, ta có thể thấy vận may duy nhất mà họ nhận được là thời cơ. Thời cơ đem đến cho họ những chất liệu cần thiết để có thể hiện thực hóa các ước vọng. Nếu không có thời cơ, tài trí của họ có thể đã bị uổng phí nhưng nếu không có tài trí thì mọi thời cơ cũng chỉ là vô nghĩa.

It was necessary, therefore, to Moses that he should find the people of Israel in Egypt enslaved and oppressed by the Egyptians, in order that they should be disposed to follow him so as to be delivered out of bondage. It was necessary that Romulus should not remain in Alba, and that he should be abandoned at his birth, in order that he should become King of Rome and founder of the fatherland. It was necessary that Cyrus should find the Persians discontented with the government of the Medes, and the Medes soft and effeminate through their long peace. Theseus could not have shown his ability had he not found the Athenians dispersed.

Chính sự áp bức và đô hộ của người Ai Cập đối với người Do Thái là cơ hội để Moses tìm được họ và đưa họ thoát khỏi ách nô lệ. Chính hoàn cảnh bị bỏ trôi sông ngay từ lúc lọt lòng và bị buộc phải rời xứ Alba đã tạo thời cơ để Romulus trở thành vị vua đầu tiên của La Mã. Thời cơ của Cyrus là đã tìm ra những người Ba Tư bất mãn với sự cai trị của người Medes cũng như sự yếu đuối, nhu nhược của người Medes sau khi được sống yên ổn quá lâu. Theseus đã thể hiện được tài trí của mình nhờ vào việc tìm thấy những người Athens trong cảnh chia ly 27.

[27 Theseus đã cứu các thanh niên trai tráng Athens thoát khỏi nanh vuốt quái vật Minotaur , con quái vật nửa người nửa bò, ăn thịt người Athens khi đi lạc vào Mê cung. ]

These opportunities, therefore, made those men fortunate, and their high ability enabled them to recognize the opportunity whereby their country was ennobled and made famous.

Như vậy, thời cơ đã đem lại thành công cho những vị anh hùng này và tài trí xuất chúng đã giúp họ nắm bắt được thời cơ. Nhờ đó, tổ quốc của họ được tôn vinh và thịnh vượng.

Those who by valorous ways become princes, like these men, acquire a principality with difficulty, but they keep it with ease. The difficulties they have in acquiring it arise in part from the new rules and methods which they are forced to introduce to establish their government and its security. And it ought to be remembered that there is nothing more difficult to take in hand, more perilous to conduct, or more uncertain in its success, than to take the lead in the introduction of a new order of things.

Giống như các bậc tiền nhân vừa bàn tới, những người giành được vương quốc và lên ngôi đế vương bằng tài trí của bản thân thì sẽ gặp vô vàn khó khăn nhưng việc cai trị thường dễ dàng hơn. Những khó khăn mà quân vương gặp phải khi lên ngôi xuất phát phần nào từ những luật lệ và thể chế mới mà quân vương buộc phải xác lập nhằm củng cố đất nước cũng như để bảo vệ chính mình. Không có gì khó khăn hơn khi thực hiện, không có gì mơ hồ hơn khi đánh giá sự thành công, và không có gì nguy hiểm hơn trong việc xác lập một trật tự mới.

Because the innovator has for enemies all those who have done well under the old conditions, and lukewarm defenders in those who may do well under the new. This coolness arises partly from fear of the opponents, who have the laws on their side, and partly from the incredulity of men, who do not readily believe in new things until they have had a long experience of them. Thus it happens that whenever those who are hostile have the opportunity to attack they do it like partisans, whilst the others defend lukewarmly, in such wise that the prince is endangered along with them.

Tất cả những kẻ được hưởng lợi từ trật tự xã hội cũ sẽ trở thành kẻ thù của quân vương trong việc xác lập trật tự mới, còn tất cả những kẻ được hưởng lợi từ trật tự mới chỉ là những đồng minh miễn cưỡng của quân vương, một phần do bọn họ còn e sợ những kẻ đang được luật lệ cũ hậu thuẫn, một phần do bản tính hoài nghi của con người. Con người thường chỉ thật sự tin vào cái mới khi trực tiếp được trải nghiệm thực tế. Mỗi khi có cơ hội, kẻ thù của vị tân vương sẽ tấn công không khoan nhượng, trong khi những đồng minh miễn cưỡng lại bảo vệ ông một cách yếu ớt. Chính vì thế, cả vị tân vương và những đồng minh miễn cưỡng đều chịu nguy hiểm.

It is necessary, therefore, if we desire to discuss this matter thoroughly, to inquire whether these innovators can rely on themselves or have to depend on others: that is to say, whether, to consummate their enterprise, have they to use prayers or can they use force? In the first instance they always succeed badly, and never compass anything; but when they can rely on themselves and use force, then they are rarely endangered.

Để phân tích chủ đề này sâu hơn, chúng ta cần tìm hiểu xem những quân vương xác lập trật tự mới này hành động độc lập hay lệ thuộc vào những người khác. Như vậy, vấn đề đặt ra là, họ có thực lực hay phải nhờ cậy thế lực của người khác để thực hiện những ý nguyện của mình. Nếu họ phải nhờ cậy thế lực của người khác, kết cục luôn luôn xấu và chẳng bao giờ hoàn thành được việc gì. Nhưng nếu họ dựa vào thực lực của chính bản thân để thực thi quyền lực thì hiểm họa khó có thể đe dọa được họ.

Hence it is that all armed prophets have conquered, and the unarmed ones have been destroyed. Besides the reasons mentioned, the nature of the people is variable, and whilst it is easy to persuade them, it is difficult to fix them in that persuasion. And thus it is necessary to take such measures that, when they believe no longer, it may be possible to make them believe by force.

Thực tế cho thấy, tất cả những người nhìn xa trông rộng mà vùng vũ lực thì điều chiến thắng. Nếu như họ không dùng vũ lực thì hẳn đã bị thất bại. Hơn nữa, bản chất con người là hay thay đổi. Thuyết phục thì dễ nhưng duy trì niềm tin mới là điều khó. Bởi vậy, cần phải đảm bảo rằng khi người ta không còn tin nữa thì phải dùng vũ lực buộc người ta phải tin.

If Moses, Cyrus, Theseus, and Romulus had been unarmed they could not have enforced their constitutions for long — as happened in our time to Fra Girolamo Savonarola, who was ruined with his new order of things immediately the multitude believed in him no longer, and he had no means of keeping steadfast those who believed or of making the unbelievers to believe.

Moses, Cyrus, Theseus và Romulus đã không thể duy trì thể chế của mình lâu như thế nếu không sử dụng vũ lực. Một ví dụ điển hình trong thời đại của chúng ta là linh mục Girolamo Savonarola 28. Ông ta đã bị chính thiết chế mới của mình tiêu diệt khi công chúng mất lòng tin vào những thiết chế này. Trong khi đó, ông ta lại không có biện pháp nào để duy trì lòng tin của những người đã tin mình cũng như để thuyết phục những kẻ hoài nghi.

[28 Girolamo Savonarola : Giáo sĩ dòng tu Đa Minh, sinh tại xứ Ferrara năm 1452. Ông trở thành tu viện trưởng Tu Viện San Marco ở Florence vào năm 1491, là thế lực chính trong nền chính trị Florence sau sự kiện trục xuất dòng họ Medici năm 1494. Savonarola là một người cộng hòa nhiệt thành, nhưng đã đánh mất sự ủng hộ của quần chúng sau khi bị Giáo hoàng Alexander VI rút phép thông công. Năm 1498, ông bị xử tử ở Piazza della Signoria. Ông là tác giả của tác phẩm chính trị quan trọng : Luận thuyết về Tổ chức và Chính phủ của Florence (1498)].

Therefore such as these have great difficulties in consummating their enterprise, for all their dangers are in the ascent, yet with ability they will overcome them; but when these are overcome, and those who envied them their success are exterminated, they will begin to be respected, and they will continue afterwards powerful, secure, honoured, and happy.

Khi đã vượt qua nhiều khó khăn và vô vàn nguy hiểm trên con đường sự nghiệp, bằng tài trí và sự can trường của chính mình và sau khi diệt trừ được những kẻ ghen tị, những con người vĩ đại này được kính phục và trở nên quyền uy, vững chắc, được tôn vinh và hạnh phúc.

To these great examples I wish to add a lesser one; still it bears some resemblance to them, and I wish it to suffice me for all of a like kind: it is Hiero the Syracusan.

Tôi muốn bổ sung thêm một ví dụ nhỏ có một số điểm tương đồng với những tấm gương vĩ đại nêu trên và tiêu biểu cho tất cả những trường hợp tương tự. Tôi muốn nói tới Hiero xứ Syracuse 29.

[29 Hiero xứ Syracuse : Tổng tư lệnh quân đội Syracuse và sau này trở thành vua Hiero II (306-215 TCN). Ông đã chiếm đoạt quyền lực và cai trị Syracuse như một bạo chúa. Sau khi thiết lập liên minh ban đầu với xứ Carthage trong những ngày đầu của chiến tranh Punic lần thứ nhất, ông lập lại hòa bình với La Mã và trở thành đồng minh của đế chế này.]

This man rose from a private station to be Prince of Syracuse, nor did he, either, owe anything to fortune but opportunity; for the Syracusans, being oppressed, chose him for their captain, afterwards he was rewarded by being made their prince.

Từ địa vị của một thường dân, Hiero đã trở thành vua xứ Syracuse. Vận may duy nhất mà ông nhận được là thời cơ. Do bị đè nén, áp bức, người dân xứ Syracuse đã suy tôn ông làm lãnh tụ và trên cương vị đó, ông chứng minh được mình xứng đáng là vua của họ. Ông là một người rất khôn khéo và tài giỏi.

He was of so great ability, even as a private citizen, that one who writes of him says he wanted nothing but a kingdom to be a king. This man abolished the old soldiery, organized the new, gave up old alliances, made new ones; and as he had his own soldiers and allies, on such foundations he was able to build any edifice: thus, whilst he had endured much trouble in acquiring, he had but little in keeping.

Ngay từ khi ông còn là một người dân thường, đã có người viết rằng “ông chỉ thiếu vương quốc để trở thành đế vương”. Ông đã giải tán đội dân quân cũ và xây dựng đội quân mới. Ông gạt sang một bên những mối bang giao cũ để thiết lập những quan hệ mới. Do có đồng minh và binh lính lệ thuộc vào mình, ông có thể xây dựng bất kỳ điều gì ông muốn trên cơ sở đã có. Ông đã phải vô cùng khó nhọc để chiếm lấy quyền lực nhưng lại duy trì quyền lực thật dễ dàng biết bao.

CHAPTER VII

Concerning New Principalities Which Are Acquired Either By The Arms Of Others Or By Good Fortune

7

CÁC VƯƠNG QUỐC GIÀNH ĐƯỢC BẰNG BINH LỰC CỦA NGƯỜI KHÁC VÀ VẬN MAY CỦA BẢN THÂN

THOSE who solely by good fortune become princes from being private citizens have little trouble in rising, but much in keeping atop; they have not any difficulties on the way up, because they fly, but they have many when they reach the summit.

Những người chỉ nhờ vận may mà trở thành bậc đế vượng hầu như không phải nỗ lực gì để lên được ngôi báu. Nhưng để bảo vệ được địa vị của mình, thì họ phải khó nhọc gấp nhiều lần.

Such are those to whom some state is given either for money or by the favour of him who bestows it; as happened to many in Greece, in the cities of Ionia and of the Hellespont, where princes were made by Darius, in order that they might hold the cities both for his security and his glory; as also were those emperors who, by the corruption of the soldiers, from being citizens came to empire.

Những người này lên được ngôi cao như diều gặp gió, nhưng khi đã ở trên địa vị cao quý đó, những khó khăn mới bắt đầu nảy sinh. Họ được ban tặng vương quốc vì họ có tiền hoặc được các vị quân vương hùng mạnh ân sủng. Điều này xảy ra khá nhiều ở Hy Lạp, nơi vua Darius dựng lên các tiểu vương ở các thành bang Ionia và Hellespont nhằm duy trì sự an toàn cũng như uy danh của mình. Hoặc tương tự như những trường hợp trở thành vua từ địa vị thường dân bằng cách mua chuộc binh sĩ.

Such stand simply upon the goodwill and the fortune of him who has elevated them — two most inconstant and unstable things. Neither have they the knowledge requisite for the position; because, unless they are men of great worth and ability, it is not reasonable to expect that they should know how to command, having always lived in a private condition; besides, they cannot hold it because they have not forces which they can keep friendly and faithful.

Những quân vương như vậy lệ thuộc hoàn toàn vào hai yếu tố mong moanh và bất thường, đó là ý nguyện và vận may của người ban vương quốc đó cho họ. Trong khi đó, họ không biết làm thế nào và cũng không có khả năng bảo vệ địa vị của mình. Họ không biết làm gì, bởi nếu không phải là người thông minh tài trí tuyệt đỉnh thì một người quen với phận dân thường sẽ khó có thể biết cách cai trị một vương quốc. Họ không có khả năng duy trì được địa vị bởi không có những kẻ thân cận và trung thành.

States that rise unexpectedly, then, like all other things in nature which are born and grow rapidly, cannot have their foundations and relations with other states fixed in such a way that the first storm will not overthrow them; unless, as is said, those who unexpectedly become princes are men of so much ability that they know they have to be prepared at once to hold that which fortune has thrown into their laps, and that those foundations, which others have laid before they became princes, they must lay afterwards.

Hơn nữa, các vương quốc nổi lên mau lẹ cũng giống như thực vật sinh ra và lớn lên quá nhanh, sẽ không thể đủ cành rễ để chống chọi sự tàn phá của những trận cuồng phong đầu tiên. Nhưng như tôi đã bàn tới, chỉ có ngoại lệ đối với những người được ban tặng khả năng ứng phó nhanh chóng và bảo vệ những gì vận may đem đến, rồi sau đó xây dựng nền tảng mà những người khác thường phải tạo dựng trước khi trở thành quân vương.

Concerning these two methods of rising to be a prince by ability or fortune, I wish to adduce two examples within our own recollection, and these are Francesco Sforza and Cesare Borgia. Francesco, by proper means and with great ability, from being a private person rose to be Duke of Milan, and that which he had acquired with a thousand anxieties he kept with little trouble. On the other hand, Cesare Borgia, called by the people Duke Valentino, acquired his state during the ascendancy of his father, and on its decline he lost it, notwithstanding that he had taken every measure and done all that ought to be done by a wise and able man to fix firmly his roots in the states which the arms and fortunes of others had bestowed on him.

Để trở thành một quân vương như thế có hai con đường: bằng sự tài trí hoặc bằng vận may, và tôi muốn dẫn ra hai ví dụ gần đây : Francesco Sforza va Casare Borgia. Bằng những biện pháp cần thiết cùng với tài trí siêu việt của mình, Francesco Sforza đã trở thành công tước xứ Milan từ địa vị của một kẻ thường dân, và ông đã dễ dàng cai trị chẳng mấy khó khăn vương quốc mà ông xiết bao khó nhọc mới giành được. Cesara Borgia (thường được gọi là công tước Valentino) thâu tóm được nhiều lãnh thổ nhờ ân sủng và sự giúp đỡ của người cha. Thế nhưng ông để mất vương quốc của mình ngay sau khi cha ông qua đời 30 cho dù ông đã làm mọi việc cần thiết cũng như dùng mọi kế sách của một người tài trí và khôn khéo nhằm bắt rễ an toàn ở những vương quốc mà ông đã thôn tính được bằng vận may của bản thân và binh lực của người khác. Như đã đề cập ở trên, vị quân vương nào chưa kịp xây dựng nền móng cho uy quyền của mình khi lên ngôi thì có thể thực hiện công việc đó sau khi giành ngôi báu nếu như ông ta có tài năng xuất chúng.

[30 Giáo hoàng Alexander VI chết đột ngột vào tháng 8 năm 1503,và ngay sau đó, Cesare Borgia cũng bị tước đoạt những vùng đất ông chiếm được ]

Because, as is stated above, he who has not first laid his foundations may be able with great ability to lay them afterwards, but they will be laid with trouble to the architect and danger to the building. If, therefore, all the steps taken by the duke be considered, it will be seen that he laid solid foundations for his future power, and I do not consider it superfluous to discuss them, because I do not know what better precepts to give a new prince than the example of his actions; and if his dispositions were of no avail, that was not his fault, but the extraordinary and extreme malignity of fortune.

Tuy nhiên, dù có tài trí tuyệt vời đến mấy thì việc tạo dựng nền móng theo cách này cũng rất khó thực hiện và nguy hiểm cho cơ nghiệp. Xét tới những bước đi của công tước Valentino, ta có thể thấy rằng ông đã xây dựng nền móng vững chắc cho quyền lực sau này. Theo tôi, bàn về những bước đi này sẽ rất bổ ích bởi vì tấm gương về hành động của vị công tước này là bài học quý giá nhất cho những các tân vương. Mặc dù trên thực tế, những mưu đồ của công tước không thành công nhưng không phải do lỗi của ông mà chỉ là do số phận vô cùng trớ trêu và nghiệt ngã.

Alexander VI, in wishing to aggrandize the duke, his son, had many immediate and prospective difficulties. Firstly, he did not see his way to make him master of any state that was not a state of the Church; and if he was willing to rob the Church he knew that the Duke of Milan and the Venetians would not consent, because Faenza and Rimini were already under the protection of the Venetians. Besides this, he saw the arms of Italy, especially those by which he might have been assisted, in hands that would fear the aggrandizement of the Pope, namely, the Orsini and the Colonna and their following. It behoved him, therefore, to upset this state of affairs and embroil the powers, so as to make himself securely master of part of their states.

Khi cố gắng tăng thêm quyền lực cho công tước Valentino, con trai của mình, Giáo hoàng Alexander VI đã gặp nhiều trở ngại, cả trước mắt và về lâu dài. Trước hết, Giáo hoàng thấy chẳng có phương cách gì để ban cho công tước quyền cai trị một vương quốc không thuộc về Giáo hội. Còn nếu Giáo hoàng tìm cách chiếm đoạt những xứ thuộc về Giáo hội cho con trai mình thì người Venice và công tước xứ Milan sẽ không đồng ý vì các xứ Faenza và Rimini đều nằm dưới sự bảo hộ của Venice. Hơn nữa, Giáo hoàng nhận thấy các đội quân của Italia, và nhất là những đội quân ngài phải dùng đến, đều nằm dưới quyền của những người có lý do để e sợ ngài nhưng không đáng tin cậy, đó là gia tộc Orsini, gia tộc Colonna và bè lũ thân tín 31. Bởi vậy, Giáo hàng đã phải đảo lộn mọi trật tự, gây ra xung đột giữa các nước nhằm biến mình thành chủ nhân một phần những quốc gia đó một cách êm thấm.

[31 Gia tộc Orsini và gia tộc Colonnesi là hai phe cánh quyền uy tại La Mã và đồng thời là những kẻ thù truyền kiếp của nhau, nhưng cả Cesare Borgia và Giáo hoàng Alexander đều không thể tin vào hai gia tộc này trong cuộc chiến quyền lực của mình ]

This was easy for him to do, because he found the Venetians, moved by other reasons, inclined to bring back the French into Italy; he would not only not oppose this, but he would render it more easy by dissolving the former marriage of King Louis.

Giáo hoàng đã thực hiện kế hoạch đó khá dễ dàng bởi vì ngài nhận thấy rằng người Venice đã quyết định đưa người Pháp trở lại Italia với những động cơ riêng. Không những ngài không phản đối mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho động thái này bằng cách ban phép hủy bỏ cuộc hôn nhân đầu của vua Louis.

Therefore the king came into Italy with the assistance of the Venetians and the consent of Alexander. He was no sooner in Milan than the Pope had soldiers from him for the attempt on the Romagna, which yielded to him on the reputation of the king.

Sau đó, vua Louis đã tấn công Italia với sự hỗ trợ của Venice và sự đồng tình của Giáo hoàng Alexander. Ngay khi vua Louis kéo quân tới Milan, Giáo hoàng đã lợi dụng các đội quân này để tấn công Romagna và xứ này đã rơi vào tay của ngài nhờ vào uy danh của vua Louis.

The duke, therefore, having acquired the Romagna and beaten the Colonna, while wishing to hold that and to advance further, was hindered by two things: the one, his forces did not appear loyal to him, the other, the goodwill of France: that is to say, he feared that the forces of the Orsini, which was using, would not stand to him, that not only might they hinder him from winning more, but might themselves seize what he had won, and that the King might also do the same. Of the Orsini he had a warning when, after taking Faenza and attacking Bologna, he saw them go very unwillingly to that attack. And as to the king, he learned his mind when he himself, after taking the duchy of Urbino, attacked Tuscany, and the king made him desist from that undertaking; hence the duke decided to depend no more upon the arms and the luck of others.

Sau khi chiếm được Romagna và đánh bại gia tộc Colonna, dù muốn bảo vệ thành quả và tiến xa hơn nhưng Cesare Borgia buộc phải dừng lại vì hai trở ngại lớn. Thứ nhất là các đội quân của ông thiếu lòng trung thành và thứ hai là thâm ý của nước Pháp. Các đội quân của gia tộc Orsini mà ông vẫn dùng có thể trở mặt. Bọn chúng không những không giúp ông chiếm thêm đất đai mà thậm chí còn có thể cướp đoạt những xứ mà ông đã chiếm. Vua nước Pháp cũng có thể hành xử theo đúng kịch bản này.Kinh nghiệm của ông với quân lính của Orsini đã cảnh báo về điều đó. Sau khi chiếm được Faenza, ông tấn công Bologna và nhận thấy chúng giao chiến rất miễn cưỡng. Sau khi chiếm được lãnh địa Urbino, ông thừa thắng tiến quân vào Tuscany. Và khi vua Louis buộc ông phải rút quân , ông đã hiểu được thâm ý của vị vua này. Do vậy, công tước đã quyết định không dựa vào binh lực và ân sủng của những người khác nữa.

For the first thing he weakened the Orsini and Colonna parties in Rome, by gaining to himself all their adherents who were gentlemen, making them his gentlemen, giving them good pay, and, according to their rank, honouring them with office and command in such a way that in a few months all attachment to the factions was destroyed and turned entirely to the duke.

Bước đầu tiên, ông làm suy yếu các phe cánh của gia tộc Orsini và gia tộc Colonna ở thành Rome. Ông lôi kéo tất cả các quý tộc thuộc phe cánh của hai gia tộc này bằng cách ban phát cho bọn chúng quyền cao chức trọng cũng như các khoản bổng lộc hậu hĩnh. Tùy theo từng cấp bậc, ông giao cho bọn chúng các quyền hành về dân sự và quân sự. Nhờ thế, chỉ trong vài tháng, tình cảm của bọn chúng đối với hai gia tộc này nhạt phai và bọn chúng quay sang phục tùng công tước.

After this he awaited an opportunity to crush the Orsini, having scattered the adherents of the Colonna. This came to him soon and he used it well; for the Orsini, perceiving at length that the aggrandizement of the duke and the Church was ruin to them, called a meeting at Magione, in the territory of Perugia. From this sprung the rebellion at Urbino and the tumults in the Romagna, with endless dangers to the duke, all of which he overcame with the help of the French.

Sau đó, ông chờ cơ hội để loại bỏ những kẻ cầm đầu gia tộc Orsini và chia rẽ những kẻ cầm đầu gia tộc Colonna. Thời cơ tốt đã đến nhưng cách ông tận dụng thời cơ này còn tuyệt vời hơn. Khi tỉnh ngộ được rằng sự hùng mạnh của công tước và Giáo hội đồng nghĩa với sự diệt vong của mình, gia tộc Orsini tụ họp tại Magione, vùng Perugia. Cuộc tụ họp này đã châm ngòi cho những cuộc nổi loạn ở các xứ Urbini và Romagna cũng như những mối đe dọa không ngớt đến với công tước. Ông đã dẹp yên tất cả nhờ sự trợ giúp của người Pháp.

Having restored his authority, not to leave it at risk by trusting either to the French or other outside forces, he had recourse to his wiles, and he knew so well how to conceal his mind that, by the mediation of Signor Paolo [Orsini] — whom the duke did not fail to secure with all kinds of attention, giving him money, apparel, and horses — the Orsini were reconciled, so that their simplicity brought them into his power at Sinigaglia. Having exterminated the leaders, and turned their partisans into his friends, the duke had laid sufficiently good foundations to his power, having all the Romagna and the duchy of Urbino; and the people now beginning to appreciate their prosperity, he gained them all over to himself. And as this point is worthy of notice, and to be imitated by others, I am not willing to leave it out.

Ngay khi giành lại uy danh, vì không còn tin vào cả người Pháp lẫn những lực lượng bên ngoài, ông đã quay sang sử dụng các mưu mô gian trá để bảo vệ quyền lực của mình. Ông đã che giấu các mưu đồ của mình khéo đến mức gia tộc Orsini phải giảng hòa với ông qua vai trò trung gian của đức ông Paulo. Công tước đã không uổng công dùng mọi biện pháp hào phóng như tặng tiền bạc, vải vóc, ngựa quý để thuyết phục Paulo. Cuối cùng, chính sự ngu dốt của gia tộc Orsini đã đưa bọn chúng tới Sinigaglia và rơi vào tay ông32

[32 Sự lừa gạt của Borgia tại Sinigaglia (31/12/1502) đã dẫn tới việc trừ khử kẻ thù của ông. Oliverotto Euffreducci (vua xứ Fermo) và Vitellozzo Vitelli bị giết ngay lúc đó, còn Paulo Francesco Orsini chết sau đó vài ngài ].

When the duke occupied the Romagna he found it under the rule of weak masters, who rather plundered their subjects than ruled them, and gave them more cause for disunion than for union, so that the country was full of robbery, quarrels, and every kind of violence; and so, wishing to bring back peace and obedience to authority, he considered it necessary to give it a good governor. Thereupon he promoted Messer Ramiro d'Orco [de Lorqua], a swift and cruel man, to whom he gave the fullest power.

Sau khi trừ khử những kẻ cầm đầu và thu phục đồng đảng của chúng về phe mình, Công tước đã đặt được những nền móng quyền lực tuyệt vời, chiếm giữ cả vùng Romagna cùng với lãnh địa Urbino. Điều quan trọng hơn nữa là Công tước đã được toàn bộ dân chúng vùng Romagna thuần phục khi họ bắt đầu được hưởng lợi lộc từ sự cai trị của ông.

This man in a short time restored peace and unity with the greatest success. Afterwards the duke considered that it was not advisable to confer such excessive authority, for he had no doubt but that he would become odious, so he set up a court of judgment in the country, under a most excellent president, wherein all cities had their advocates. And because he knew that the past severity had caused some hatred against himself, so, to clear himself in the minds of the people, and gain them entirely to himself, he desired to show that, if any cruelty had been practised, it had not originated with him, but in the natural sternness of the minister. Under this pretence he took Ramiro, and one morning caused him to be executed and left on the piazza at Cesena with the block and a bloody knife at his side. The barbarity of this spectacle caused the people to be at once satisfied and dismayed.

Vì tấm gương này xứng đáng cho các bậc quân vương noi theo nên tôi không muốn dừng ở đây. Sau khi chiếm được Romagna, công tước nhận thấy xứ này đang nằm trong tay cai trị của những lãnh chúa không có quyền lực, chỉ chú tâm bóc lột thần dân chứ không lo cai trị, nên xứ này ngày càng chia rẽ và mất đoàn kết. Toàn xứ này đầy rẫy những kẻ trộm cắp, những vụ ẩu đả cũng như những vụ gây rối, mất trật tự. Trước tình hình đó, ông quyết định rằng nếu muốn nơi đây trở nên thanh bình và biết tuân theo luật lệ thì phải lập nên một chính quyền mạnh. Ông đã giao phó nhiệm vụ cai quản Romagna cho Remirro de Orco 33, một người tàn bạo nhưng có năng lực. Remirro de Orco được trao toàn quyền cai trị vùng đất này. Chỉ trong một thời gian ngắn, Romagna đã trở nên thanh bình, đoàn kết, và nhờ đó, Remirro de Orco trở nên nổi danh. Sau đó công tước nhận thấy quyền lực tối thượng như vậy không cần nữa vì có thể làm cho người dân ghê sợ ông. Vì thế, ông đã dựng lên ngay tại vùng đất này một tòa án dân sự, đứng đầu là một vị chánh án đáng kính và mỗi thành phố có một luật sư riêng.

[33 Remirro de Orco : được bổ nhiệm là thống đốc Romagna năm 1501 nhưng sau này bị Cesare Borgia loại bỏ nhằm giành được cảm tình của đám dân chúng hay dao động của vùng đất này ].

But let us return whence we started. I say that the duke, finding himself now sufficiently powerful and partly secured from immediate dangers by having armed himself in his own way, and having in a great measure crushed those forces in his vicinity that could injure him if he wished to proceed with his conquest, had next to consider France, for he knew that the king, who too late was aware of his mistake, would not support him. And from this time he began to seek new alliances and to temporize with France in the expedition which she was making towards the kingdom of Naples against the Spaniards who were besieging Gaeta. It was his intention to secure himself against them, and this he would have quickly accomplished had Alexander lived.

Nhưng chúng ta hãy quay trở lại từ đâu chúng ta bắt đầu. Tôi nói rằng Công tước, thấy mình đủ mạnh mẽ và một phần an toàn khỏi các mối nguy hiểm trực tiếp bằng cách vũ trang cho mình theo cách riêng của mình, và có một biện pháp tuyệt vời là đập tan những lực lượng trong vùng mà có thể làm tổn thương mình nếu ông muốn tiến hành cuộc chinh phục của mình, sau đó xem xét nước Pháp, vì ông biết rằng nhà vua, đã quá muộn để nhận ra sai lầm của mình, sẽ không ủng hộ ông. Và từ thời gian này ông bắt đầu tìm kiếm liên minh mới và điều đình với Pháp trong chiến dịch mà nước Pháp đang tiến hành với vương quốc Naples chống lại người Tây Ban Nha đang bao vây Gaeta. Ý định của ông là bảo vệ mình khỏi bọn họ, và điều này, ông đã nhanh chóng thực hiện nếu như Alexander còn sống.

Such was his line of action as to present affairs. But as to the future he had to fear, in the first place, that a new successor to the Church might not be friendly to him and might seek to take from him that which Alexander had given him, so he decided to act in four ways. Firstly, by exterminating the families of those lords whom he had despoiled, so as to take away that pretext from the Pope. Secondly, by winning to himself all the gentlemen of Rome, so as to be able to curb the Pope with their aid, as has been observed. Thirdly, by converting the college more to himself. Fourthly, by acquiring so much power before the Pope should die that he could by his own measures resist the first shock. Of these four things, at the death of Alexander, he had accomplished three. For he had killed as many of the dispossessed lords as he could lay hands on, and few had escaped; he had won over the Roman gentlemen, and he had the most numerous party in the college. And as to any fresh acquisition, he intended to become master of Tuscany, for he already possessed Perugia and Piombino, and Pisa was under his protection. And as he had no longer to study France (for the French were already driven out of the kingdom of Naples by the Spaniards, and in this way both were compelled to buy his goodwill), he pounced down upon Pisa. After this, Lucca and Siena yielded at once, partly through hatred and partly through fear of the Florentines; and the Florentines would have had no remedy had he continued to prosper, as he was prospering the year that Alexander died, for he had acquired so much power and reputation that he would have stood by himself, and no longer have depended on the luck and the forces of others, but solely on his own power and ability.

Ông nhận thấy những biện pháp nghiêm khắc trước đây đã phần nào gây ra sự căm hận. Để gột rửa sự căm hận trong trí não dân chúng và lôi kéo họ, ông làm ra vẻ mọi sự tàn khốc đều xuất phát từ bản chất tàn bạo của người thừa hành cai quản vùng đất chứ không phải do mênh lệnh của ông. Ngay khi có cơ hội, vào một buổi sáng, ông đã sai người giết chết Remirro de Orco và đem phơi thây bị chặt làm hai mảnh bên cạnh thớt gỗ cùng với thanh gươm đẫm máu tại quảng trường Sesena. Cảnh tượng rùng rợn này đã khiến người dân vừa hài lòng vừa hoảng sợ. Bây giờ, chúng ta hãy trở lại điểm bắt đầu câu chuyện. Công tước Cesare Borgia nhận thấy mình đã có nhiều quyền lực và khá an toàn trước những nguy hiểm hiện thời. Ông đã xây dựng được quân đội riêng cũng như tiêu diệt được phần lớn những thế lực lân bang có khả năng gây nguy hại. Trên con đường chinh phạt của mình, công tước vẫn còn phải e ngại vua nước Pháp bởi ông nhận thấy, dù nhận ra sai lầm quá muộn nhưng vua nước Pháp cũng sẽ không ủng hộ những cuộc chinh phạt tiếp theo của ông. Bởi vậy, ông bắt đầu tìm kiếm những đồng minh mới và tìm cách hòa hoãn với nước Pháp trong khi người Pháp tiến hành cuộc chiến tại vương quốc Naples với người Tây Ban Nha lúc đó đang vây đánh Gaeta. Mục đích của công tước là giữ cho mình an toàn và mưu đồ này của ông hẳn đã sớm thành công nếu Giáo hoàng Alexander không đột ngột qua đời. Đó là những thủ đoạn mà công tước đã sử dụng để đối phó với tình hình trước mắt. Tuy nhiên, đối với những sự kiện tiếp theo, ông sợ rằng vị Giáo hoàng kế nhiệm có thể sẽ không thân thiện với ông mà sẽ tìm cách tước đoạt những gì Giáo hoàng Alexander đã ban cho ông. Để đối phó với nguy cơ đó, công tước dự định sẽ bảo vệ mình bằng bốn cách. Thứ nhất, diêu diệt thân thích của các lãnh chúa mà ông đã tước đoạt đất đai, của cải để Giáo hoàng mới không có cơ hội phục hồi quyền lợi cho bọn chúng. Thứ hai, giành sự ủng hộ của tất cả quý tộc ở thành Rome, như đã nói ở trên, để kiềm chế Giáo hoàng. Thứ ba, mua chuộc và chi phối Hội đồng Hồng y giáo chủ34 Thứ tư, chiếm thật nhiều đất đai trước khi Giáo hoàng Alexander chết để có thể chống lại cuộc tấn công đầu tiên mà không cần đến đồng minh.

[34 Hội đồng Hồng y giáo chủ : Nhóm các Hồng y Giáo chủ có trách nhiệm bầu ra Giáo hoàng mới].


Khi Giáo hoàng Alexander chết, công tước đã thực hiện được ba trong bốn việc trên, còn việc thứ tư gần như đã hoàn thành. Ông đã trừ khử tất cả những quý tộc bị tướt đoạt đất đai, của cải mà ông bắt được và chỉ có rất ít sống sót. Ông đã giành được cảm tình của giới quý tộc thành Rome. Ông đã lôi kéo được đa số thành viên của Hội đồng Hồng y Giáo chủ. Để thôn tính thêm những vùng lãnh thổ mới, ông đặt kế hoạch bá chủ vùng Tuscany và trên thực tế ông đã chiếm được Perugia, Piombino và đặt Pisa dưới sự bảo hộ của mình.

Ngay khi không còn phải nể nang các ý nguyện của nước Pháp nữa (do người Pháp đã bị người Tây Ban Nha đánh đuổi khỏi vương quốc Naples nên cả hai bên đều đang muốn kết thân với ông), ông sẽ tấn công xứ Pisa. Sau đó, các xứ Lucca va Siena sẽ nhanh chóng đầu hàng, một phần để chọc tức người Florence và một phần do sợ hãi. Khi đó người Florence sẽ không có cách nào để tránh phải đầu hang. Nếu những kế hoạch đó được thực hiện (và lẽ ra ông đã có thể hoàn thành đúng vào năm xảy ra cái chết của Giáo hàng Alexander), ông đã có thể thâu tóm được binh lực hùng hậu và gây được uy danh lừng lẫy đến mức có thể một mình đứng vững nhờ quyền lực và tài trí của mình chứ không cần dựa vào binh lực và ân sủng của người khác.

But Alexander died five years after he had first drawn the sword. He left the duke with the state of Romagna alone consolidated, with the rest in the air, between two most powerful hostile armies, and sick unto death. Yet there were in the duke such boldness and ability, and he knew so well how men are to be won or lost, and so firm were the foundations which in so short a time he had laid, that if he had not had those armies on his back, or if he had been in good health, he would have overcome all difficulties.

Nhưng khi ông mới bắt đầu cuộc chinh chiến được 5 năm, thì Giáo hoàng Alexander chết và bỏ lại ông đang ốm thập tử nhất sinh. Lúc đó, chỉ có xứ Romagna đã yên ổn và vững chắc còn tất cả những xứ kia đều bất ổn và bị kẹt giữa hai kẻ thù hùng mạnh. Là một người dũng mãnh và tài trí, công tước hiểu rỏ được rằng tại sao người ta có thể chiến thắng hay thất bại. Ông cũng hiểu rõ những nền móng ông đã gầy dựng trong một thời gian quá ngắn không thể vững chắc. Nếu ông không có những kẻ thù như vậy hoặc ông khoẻ mạnh thì hẳn ông đã vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại. Trên thực tế, những nền móng vững chắc mà ông đã tạo dựng được chính là sự trung thành âm thầm của xứ Romagna đối với ông suốt hơn một tháng trời.

And it is seen that his foundations were good, for the Romagna awaited him for more than a month. In Rome, although but half alive, he remained secure; and whilst the Baglioni, the Vitelli, and the Orsini might come to Rome, they could not effect anything against him. If he could not have made Pope him whom he wished, at least the one whom he did not wish would not have been elected. But if he had been in sound health at the death of Alexander, everything would have been easy to him. On the day that Julius II was elected, he told me that he had thought of everything that might occur at the death of his father, and had provided a remedy for all, except that he had never anticipated that, when the death did happen, he himself would be on the point to die.

Tại thành Rome, mặc dù ốm thập tử nhất sinh, ông vẫn được an toàn. Và cho dù bọn Baglioni, Vitelli và Orsini có tới được thành Rome, chúng cũng không tìm được bè đảng nào chống lại ông. Nếu như ông không thể dựng lên Giáo hoàng mà ông muốn thì ít ra ông có thể đảm bảo rằng đó sẽ không phải là người mà ông không muốn. Nếu ông khỏe mạnh vào thời điểm Giáo hoàng Alexander chết, mọi sự đã thật đơn giản. Đúng vào ngày Giáo hoàng Julius II được thượng phong, chính ông đã nói với tôi rằng, ông đã tiên liệu được những gì có thể xảy ra sau khi cha của ông chết và đã có mọi giải pháp đối phó. Tuy nhiên, có một điều duy nhất mà ông không ngờ tới, và thời điểm giáo hoàng Alexander qua đời cũng chính là lúc ông hấp hối.

When all the actions of the duke are recalled, I do not know how to blame him, but rather it appears to me, as I have said, that I ought to offer him for imitation to all those who, by the fortune or the arms of others, are raised to government. Because he, having a lofty spirit and far-reaching aims, could not have regulated his conduct otherwise, and only the shortness of the life of Alexander and his own sickness frustrated his designs. Therefore, he who considers it necessary to secure himself in his new principality, to win friends, to overcome either by force or fraud, to make himself beloved and feared by the people, to be followed and revered by the soldiers, to exterminate those who have power or reason to hurt him, to change the old order of things for new, to be severe and gracious, magnanimous and liberal, to destroy a disloyal soldiery and to create new, to maintain friendship with kings and princes in such a way that they must help him with zeal and offend with caution, cannot find a more lively example than the actions of this man.

Khi tất cả các hành động của các công tước được nhớ lại, tôi không biết làm thế nào để đổ lỗi cho ông, mà đúng hơn là dường như với tôi, như tôi đã nói, rằng tôi phải đề nghị ông bắt chước tất cả những người, nhờ sức mạnh vũ khí của người khác, được cầm quyền. Bởi vì ông một tinh thần cao cả mục tiêu sâu rộng, mà nếu không thì không thể điều chỉnh được hành vi của mình, chỉ có cuộc đời ngắn ngủi và bệnh tật của Alexander mới làm thất bại thiết kế của ông. Do đó, hễ ai xét thấy cần thiết bảo vệ mình trong lãnh địa mới của mình, để giành lấy bạn bè, để vượt qua hoặc bằng vũ lực, hoặc gian lận, làm cho người dân yêu mình hay sợ mình, khiến cho binh lính tuân lệnh và kính trọng, tiêu diệt những người có quyền lực hay lý do gì đó làm tổn thương mình, thay đổi trật tự cũ sang trật tự mới, làm nghiêm và làm dáng, hào hùng phóng túng, phá hủy một tinh thần quân bất trung và tạo dượng một tinh thần mới, để duy trì tình hữu nghị với các vị vua và các quân vương theo cách mà họ phải giúp mình với lòng nhiệt thành thận trọng khi xúc phạm, thì không thể tìm thấy một dụ sinh động hơn hành động của mình.

Only can he be blamed for the election of Julius II, in whom he made a bad choice, because, as is said, not being able to elect a Pope to his own mind, he could have hindered any other from being elected Pope; and he ought never to have consented to the election of any cardinal whom he had injured or who had cause to fear him if they became pontiffs. For men injure either from fear or hatred. Those whom he had injured, amongst others, were San Pietro ad Vincula, Colonna, San Giorgio, and Ascanio. 1 Any one of the others, on becoming Pope, would have had to fear him, Rouen and the Spaniards excepted; the latter from their relationship and obligations, the former from his influence, the kingdom of France having relations with him. Therefore, above everything, the duke ought to have created a Spaniard Pope, and, failing him, he ought to have consented to Rouen and not San Pietro ad Vincula. He who believes that new benefits will cause great personages to forget old injuries is deceived. Therefore, the duke erred in his choice, and it was the cause of his ultimate ruin.

Điểm lại tất cả các hành động của công tước, tôi thấy không có gì để chê trách ông. Trái lại, tôi cho rằng những bậc quân vương vươn tới quyền lực nhờ vận may của bản thân và binh lực của người khác đều nên noi theo tấm gương của ông. Là một người có trí lớn và lòng dũng cảm phi thường, ông đã làm tất cả những gì cần phải làm trong hoàn cảnh đó. Các mưu đồ của ông đã bị thất bại chính vì mệnh yểu của Giáo hoàng Alexander35 và sự ốm đau của bản thân ông. Như vậy, những điều cần thiết đối với một quân vương vừa giành được ngôi báu là : biết tự bảo vệ trước kẻ thù ; tăng thêm đồng minh ; chinh phạt bằng vũ lực hoặc bằng thủ đoạn ; khiến dân chúng mến phục và sợ uy quyền, làm cho binh lính tôn trọng và tuân phục, trừ khử tất cả những kẻ có thể hoặc có khả năng gây nguy hại, thay thế những thể chế cũ bằng những thể chế mới, nghiêm khắc và độ lượng, cao thượng và hào phóng; giải tán những đội quân thiếu trung thành và tuyển chọn những đội quân mới, duy trì sự thân thiện của các bậc vương hầu theo cách khiến họ phải vui lòng giúp đỡ hoặc không thể tự do gây hại cho quân vương. Hành động của Cesare Borgia là một tấm gương thực tế nhất cho những việc cần làm kể trên.


Tuy nhiên, người nào cho rằng những lợi lộc mới sẽ khiến những người ở địa vị cao quên đi những nỗi nhục xưa là đã tự lừa dối mình. Công tước đã sai lầm trong việc bầu chọn này và đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của ông.

Người ta chỉ có thể trách ông vì đã để cho Julius trở thành Giáo hoàng. Ông đã có một lựa chọn sai lầm bởi vì, khi không có khả năng bầu ra một Giáo hoàng thuộc phe của mình, thì nên ngăn cản đường đến ngôi vị Giáo hoàng của bất kỳ kẻ nào mà ông không muốn. Ông cũng không bao giờ nên đồng ý việc bầu làm Giáo hoàng bất kỳ một Hồng y Giáo chủ nào mà ông đã nhục mạ hay kẻ nào mà khi trở thành Giáo hoàng, có lý do để sợ ông.


Bởi vì người ta có thể làm hại nhau do căm ghét hoặc sợ hãi. Trong số những người đã bị ông hạ nhục có các Hồng y Giáo chủ San Pietro ad Vincula, Colona, San Giorgio, Ascanio36.

Nếu trở thành Giáo hoàng, những kẻ còn lại, ngoại trừ các Hồng y Giáo chủ người Tây Ban Nha và Hồng y Giáo chủ D’Amboise xứ Rouen, đều phải e sợ ông. Hồng y Giáo chủ D’Amboise xứ Rouen không sợ ông vì đã có nước Pháp là đồng minh trong khi các Hồng y Giáo chủ người Tây Ban Nha không sợ uy quyền của ông vì những mối liên hệ nhất định cũng như nghĩa vụ của ông với họ 37.

Bởi vậy, giải pháp tốt nhất là công tước nên dựng lên một Giáo hoàng người Tây Ban Nha. Nhưng khi việc này thất bại, lẽ ra ông phải tán thành việc bầu chọn Hồng y Giáo chủ xứ Rouen38. Vậy mà, ông đã đồng ý bầu Hồng y Giáo chủ San Pietro ad Vincula với hy vọng xóa bỏ mối thù xưa39.


[35 Machiavelli ám chỉ thời gian nắm quyền ngắn ngủi của Giáo hoàng Alexander (11 năm) chứ không đề cập đến tuổi thọ của Giáo hoàng. Tại Chương 11, Machiavelli nhận xét rằng thời gian cầm quyền trung bình của một Giáo hoàng là khoảng 10 năm ]

[36 San Pietro ad Vincula, Colona, San Giorgio, Ascanio: Bốn vị Hồng y này là Giuliano della Rovere (sau này là Giáo hoàng Julius II), được Machiavelli gọi là “Thánh Peter bị xiềng’ ; Giovanni Colonna (chết năm 1508) ; Raffaello Riario, Hồng y Giáo chủ xứ San Giorgio (chết năm 1521) ; và Ascanio Sforza, con trai của Francesco Sforza.]


[37 Giáo hoàng Alexander VI, cha của Cesare Borgia sinh ra và lớn lên ở Tây Ban Nha ]

[38 Hồng y Giáo chủ xứ Rouen : Machiavelli cho rằng Cesare Borgia phải ủng hộ Georges d’Amboise, Hồng y Giáo chủ xứ Rouen, làm Giáo hoàng do áp lực của tổng giám mục Tây Ban Nha và Pháp.

[39 Năm 1492, Hồng y Giáo chủ San Pietro ad Vincula (còn được gọi là Giuliano della Rovere, sau này là Giáo hoàng Julius II) đã bị Hồng y Giáo chủ Rodrigo Borgia (Giáo hoàng Alexander VI) đánh bại trong cuộc bầu chọn vào ngôi vị Giáo hoàng sau khi phải bỏ phiếu tới 3 lần. ]





CHAPTER VIII

Concerning Those Who Have Obtained A Principality By Wickedness

8

NHỮNG NGƯỜI TRỞ THÀNH QUÂN VƯƠNG

BẰNG TỘI ÁC

ALTHOUGH a prince may rise from a private station in two ways, neither of which can be entirely attributed to fortune or genius, yet it is manifest to me that I must not be silent on them, although one could be more copiously treated when I discuss republics. These methods are when, either by some wicked or nefarious ways, one ascends to the principality, or when by the favour of his fellow-citizens a private person becomes the prince of his country. And speaking of the first method, it will be illustrated by two examples — one ancient, the other modern — and without entering further into the subject, I consider these two examples will suffice those who may be compelled to follow them.

Tuy nhiên, còn hai cách nữa, hoàn toàn không phải là vận may hay tài trí, để một người thường có thể trở thành quân vương. Tôi cho rằng không thể không đề cấp đến những phương cách này, dù một cách sẽ được bàn kỹ hơn trong tác phẩm về nền cộng hòa. Cách thứ nhất là trở thành quân vương nhờ sự quỷ quyệt và hành vi tàn ác. Cách thứ hai là trở thành quân vương của đất nước mình nhờ sự ủng hộ của những người đồng bào. Về cách thứ nhất, tôi xin được trích dẫn hai ví dụ, một của thời xưa, một của thời nay. Tôi không đi sâu phân tích giá trị của những trường hợp này vì theo tôi, trích dẫn như vậy đủ để hiểu cho những ai buộc phải dùng tới phương cách này.

Agathocles, the Sicilian, became King of Syracuse not only from a private but from a low and abject position. This man, the son of a potter, through all the changes in his fortunes always led an infamous life. Nevertheless, he accompanied his infamies with so much ability of mind and body that, having devoted himself to the military profession, he rose through its ranks to be Praetor of Syracuse. Being established in that position, and having deliberately resolved to make himself prince and to seize by violence, without obligation to others, that which had been conceded to him by assent, he came to an understanding for this purpose with Hamilcar, the Carthaginian, who, with his army, was fighting in Sicily. One morning he assembled the people and senate of Syracuse, as if he had to discuss with them things relating to the Republic, and at a given signal the soldiers killed all the senators and the richest of the people; these dead, he seized and held the princedom of that city without any civil commotion. And although he was twice routed by the Carthaginians, and ultimately besieged, yet not only was he able to defend his city, but leaving part of his men for its defence, with the others he attacked Africa, and in a short time raised the siege of Syracuse. The Carthaginians, reduced to extreme necessity, were compelled to come to terms with Agathocles, and, leaving Sicily to him, had to be content with the possession of Africa.

Từ địa vị thấp hèn nhất, Agathocles xứ Sicily đã trở thành vua của Syracuse. Ông là con trai một người thợ gốm và từ bé, ông đã có một cuộc đời đầy tội ác. Sự độc ác này kết hợp với nghị lực và sự dũng mãnh nên khi gia nhập quân đội, ông leo qua các cấp để trở thành thống lĩnh quân đội Syracuse. Khi đạt đến vị trí này, ông đã quyết định chiếm lấy ngôi vua và dùng bạo lực để nắm giữ những quyền hành được mọi người đồng lòng giao phó. Để thực hiện âm mưu đó, ông đã hòa hoãn với Hamilcar xứ Carthage, lúc đó đang gây chiến với ông ở Sicily. Một buổi sáng, ông triệu tập dân chúng và các vị nguyên lão của Syracuse như thể sẽ thảo luận các vấn đề quốc gia đại sự. Với ám hiệu đã quy ước trước, ông ra lệnh cho binh lính giết toàn bộ các vị nguyên lão và những người giàu có nhất. Sau đó, ông đã chiếm giữ và cai trị thành phố này mà không vấp phải bất kỳ sự phản đối nào của dân chúng. Mặc dù bị người Carthage đánh bại hai lần và bị bao vây nhưng ông vẫn đủ sức bảo vệ được thành phố. Ông chia quân làm hai, một phần quân đội ở lại giữ thành phố bị bao vây trong khi ông dẫn một đạo quân vượt biển tấn công vào sào huyệt của người Carthage ở Châu Phi. Trong một thời gian ngắn, ông đã giải vây cho Syracuse, và buộc người Carthage phải rút lui một cách khốn khổ. Người Carthage buộc phải hòa hoãn với ông, chấp nhận lui về giữ Châu Phi và nhường Sicily lại cho Agathocles.

Therefore, he who considers the actions and the genius of this man will see nothing, or little, which can be attributed to fortune, inasmuch as he attained pre-eminence, as is shown above, not by the favour of any one, but step by step in the military profession, which steps were gained with a thousand troubles and perils, and were afterwards boldly held by him with many hazards and dangers. Yet it cannot be called talent to slay fellow-citizens, to deceive friends, to be without faith, without mercy, without religion; such methods may gain empire, but not glory. Still, if the courage of Agathocles in entering into and extricating himself from dangers be considered, together with his greatness of mind in enduring overcoming hardships, it cannot be seen why he should be esteemed less than the most notable captain. Nevertheless, his barbarous cruelty and inhumanity with infinite wickednesses do not permit him to be celebrated among the most excellent men. What he achieved cannot be attributed either to fortune or to genius.

Cuộc sống và sự nghiệp của con người này hầu như không có vận may. Như đã nói ở trên, ông không hề được ai giúp đỡ và chỉ bằng cách tiến thân qua những chức vụ trong quân đội với vô vàn khó khăn và nguy hiểm. Ông đã trở thành người cai trị một vương quốc. Sau đó, ông bảo vệ vương quốc này bằng những hành động dũng cảm và sự táo bạo. Tuy nhiên, không thể gọi là tài trí khi tàn sát đồng bào của mình, phản bội bạn bè, phản trắc, không biết xót thương và vô thần. Bằng những phương cách này, người ta có thể đạt được quyền lực chứ không thể có vinh quang. Khi xem xét sự dũng mãnh dám đương đầu và vượt qua hiểm nguy của Agathocles cũng như nghị lực phi thường của ông khi kháng cự và chiến thắng kẻ thù, người ta không có lý do gì không công nhận ông là vị tướng tài ba nhất. Nhưng sự tàn ác, bất nhân cùng với hàng loạt tội ác của ông đã khiến chúng ta không thể tôn vinh ông sánh ngang những người tài giỏi nhất. Chúng ta cũng không thể coi những thành quả Agathocles đạt được là nhờ vận may hay tài trí bởi vì ông không có cả hai yếu tố này.

In our times, during the rule of Alexander VI, Oliverotto da Fermo, having been left an orphan many years before, was brought up by his maternal uncle, Giovanni Fogliani, and in the early days of his youth sent to fight under Paolo Vitelli, that, being trained under his discipline, he might attain some high position in the military profession. After Paolo died, he fought under his brother Vitellozzo, and in a very short time, being endowed with wit and a vigorous body and mind, he became the first man in his profession. But it appearing to him a paltry thing to serve under others, he resolved, with the aid of some citizens of Fermo, to whom the slavery of their country was dearer than its liberty, and with the help of the Vitelli, to seize Fermo. So he wrote to Giovanni Fogliani that, having been away from home for many years, he wished to visit him and his city, and in some measure to look into his patrimony; and although he had not laboured to acquire anything except honour, yet, in order that the citizens should see he had not spent his time in vain, he desired to come honourably, so would be accompanied by one hundred horsemen, his friends and retainers; and he entreated Giovanni to arrange that he should be received honourably by the citizens of Fermo, all of which would be not only to his honour, but also to that of Giovanni himself, who had brought him up.

Bây giờ, tôi xin lấy một ví dụ thời nay. Dưới thời Giáo hoàng Alexander VI, Oliverotto xứ Fermo, một đứa trẻ mồ côi, đã được người cậu là Giovanni Fogliani nuôi dưỡng từ tấm bé. Ngay từ khi còn rất trẻ, hắn đã gia nhập quân đội dưới quyền Paulo Vitelli với hy vọng thăng tiến trên con đường binh nghiệp bằng tài quân sự. Sau khi Paulo Vitelli chết, hắn tiếp tục phục vụ cho Vitellozzo, anh trai Paulo Vitelli. Chẳng bao lâu sau, nhờ sự thông minh, cơ thể cường tráng và dũng khí của mình, hắn đã trở thành thống lĩnh đội quân đó. Nhưng khi cảm thấy sự thấp kém vì phải phụng sự kẻ khác, hắn quyết định chiếm lấy Fermo với sự giúp đỡ của một số người dân Fermo muốn thành phố của mình ở tình trạng phục thuộc hơn là được tự do và sự hậu thuẫn từ những bè đảng của Vitellozzo. Một ngày kia, hắn viết cho Giovanni Fogliani thông báo rằng, sau khi xa nhà đã nhiều năm, hắn muốn trở về gặp mặt cậu và thành phố quê hương cũng như muốn được tận mắt nhìn thấy gia sản của mình. Bởi vì hắn đã phấn đấu hết mình vì mục đích duy nhất là đạt được sự vinh quang nên hắn muốn được trở về trong tư thế đáng được tôn kính, với một trăm kỵ sỹ là bạn bè và người hầu hộ tống để những người dân Fermo biết rằng thời gian của hắn đã không trôi đi uổng phí. Hắn xin cậu mình bố trí một cuộc đón tiếp trọng thể của người dân Fermo vì điều đó đem lại vinh dự, không chỉ cho hắn mà còn cho cả Giovanni, người họ hàng gần gũi nhất và cũng đồng thời là người nuôi nấng hắn.

Giovanni, therefore, did not fail in any attentions due to his nephew, and he caused him to be honourably received by the Fermans, and he lodged him in his own house, where, having passed some days, and having arranged what was necessary for his wicked designs, Oliverotto gave a solemn banquet to which he invited Giovanni Fogliani and the chiefs of Fermo. When the viands and all the other entertainments that are usual in such banquets were finished, Oliverotto artfully began certain grave discourses, speaking of the greatness of Pope Alexander and his son Cesare, and of their enterprises, to which discourse Giovanni and others answered; but he rose at once, saying that such matters ought to be discussed in a more private place, and he betook himself to a chamber, whither Giovanni and the rest of the citizens went in after him. No sooner were they seated than soldiers issued from secret places and slaughtered Giovanni and the rest. After these murders Oliverotto, mounted on horseback, rode up and down the town and besieged the chief magistrate in the palace, so that in fear the people were forced to obey him, and to form a government, of which he made himself the prince. He killed all the malcontents who were able to injure him, and strengthened himself with new civil and military ordinances, in such a way that, in the year during which he held the principality, not only was he secure in the city of Fermo, but he had become formidable to all his neighbours. And his destruction would have been as difficult as that of Agathocles if he had not allowed himself to be overreached by Cesare Borgia, who took him with the Orsini and Vitelli at Sinigaglia, as was stated above. Thus one year after he had committed this parricide, he was strangled, together with Vitellozzo, whom he had made his leader in valour and wickedness.

Vì thế, Giovanni không có cách nào trốn tránh trách nhiệm của mình với cháu. Giovanni đã bố trí để người cháu được dân chúng Fermo đón tiếp long trọng và mời cháu ở lại nhà mình. Vài ngày sau, Oliverotto đã bí mật sắp đặt những âm mưu đen tối. Hắn mở một bữa tiệc long trọng mời Giovanni Fogliani và tất cả những công dân quan trọng của Fermo. Khi các món ăn và những trò vui của bữa tiệc kết thúc, theo chương trình, Oliverotto sẽ thảo luận những vấn đề nghiêm túc như ca ngợi sự vĩ đại của Giáo hoàng Alexander và con trai của ngài là Cesare Borgia, cũng như sự nghiệp của họ. Sau khi Giovanni và những người khác có vài lời đáp lại, hắn bất thần đứng lên tuyên bố rằng những điều này cần được thảo luận ở nơi kín đáo hơn. Giovanni và mọi người đi theo hắn vào một căn phòng khác. Ngay khi họ vừa ngồi xuống, binh lính từ những chỗ bí mật trong phòng xông ra kết liễu Giovanni và tất cả những người khác. Sau vụ tàn sát này, Oliverotto lên ngựa dạo quanh thành phố, bay vây những quan chức hàng đầu của chính quyền. Do quá sợ hãi, những quan chức này buộc phải tuân lệnh hắn và lập ra một chính quyền mới do hắn đứng đầu. Sau khi đã trừ khử tất cả những kẻ bất mãn, hắn đã củng cố địa vị của mình bằng cách xây dựng các thể chế quân sự và dân sự mới. Nhờ vậy, trong thời gian trị vì vương quốc này, không những hắn được an toàn tại Fermo mà tất cả các nước lân bang cũng đều phải khiếp sợ. Việc loại bỏ hắn cũng khó khăn như đối với Agathocles nếu hắn không để Cesare Borgia lừa vào bẫy. Như đã nói ở trên, công tước đã bắt sống gia tộc Orsini và gia tộc Vitelli tại Sinigaglia. Cũng chính tại đây, chỉ một năm sau khi phạm tội ác, hắn bị bắt và bị treo cổ cùng với Vitallozzo, bậc thầy của hắn về sự dũng mãnh và tàn ác.

Some may wonder how it can happen that Agathocles, and his like, after infinite treacheries and cruelties, should live for long secure in his country, and defend himself from external enemies, and never be conspired against by his own citizens; seeing that many others, by means of cruelty, have never been able even in peaceful times to hold the state, still less in the doubtful times of war. I believe that this follows from severities being badly or properly used. Those may be called properly used, if of evil it is lawful to speak well, that are applied at one blow and are necessary to one's security, and that are not persisted in afterwards unless they can be turned to the advantage of the subjects. The badly employed are those which, notwithstanding they may be few in the commencement, multiply with time rather than decrease. Those who practise the first system are able, by aid of God or man, to mitigate in some degree their rule, as Agathocles did. It is impossible for those who follow the other to maintain themselves.

Người ta có thể đặt câu hỏi là làm thế nào Agathocles và những người như ông ta, sau biết bao tội ác và phản trắc lại có thể sống một cách yên ổn lâu như thế và có thể chống lại kẻ thù từ bên ngoài mà không bị dân chúng âm mưu lật đổ. Nhiều quân vương khác, khi dùng tới các biện pháp tàn bạo, đã không thể cai trị được đất nước trong thời bình chứ chưa nói đến thời chiến bất ổn. Tôi cho rằng điều đó phụ thuộc vào việc sự tàn bạc được sử dụng đúng cách hay không đúng cách. Sử dụng đúng cách là những sự tàn bạo (nếu có thể nói đến sự đúng cách trong tội ác) được thực hiện một lần chỉ để nhằm tự vệ. Sự tàn bạo này không lặp lại mà phải biến thành những lợi ích to lớn cho thần dân. Sử dụng không đúng cách là những tàn bạo ban đầu chỉ nhỏ bé nhưng dần dần lớn lên chứ không mất đi. Những người dùng tới tàn bạo đúng cách có thể chuộc lỗi với Chúa và con người, như Agathocles đã làm, còn những kẻ tàn bạo không đúng cách thì không thể tồn tại được.

Hence it is to be remarked that, in seizing a state, the usurper ought to examine closely into all those injuries which it is necessary for him to inflict, and to do them all at one stroke so as not to have to repeat them daily; and thus by not unsettling men he will be able to reassure them, and win them to himself by benefits. He who does otherwise, either from timidity or evil advice, is always compelled to keep the knife in his hand; neither can he rely on his subjects, nor can they attach themselves to him, owing to their continued and repeated wrongs. For injuries ought to be done all at one time, so that, being tasted less, they offend less; benefits ought to be given little by little, so that the flavour of them may last longer.

Bởi vậy, cần lưu ý rằng, khi chiếm lấy một đất nước thì người chinh phục cần tính toán tất cả những điều ác phải làm và thực hiện chúng cùng một lúc để không phải thường xuyên lặp lại. Cách này sẽ khiến dân chúng cảm thấy an toàn và quân vượng sẽ chiếm được cảm tình của họ nhờ những lợi ích mà ông ban cho họ. Những kẻ làm ngược lại, cho dù vì thiếu quyết đoán hay vì bị xui dại, sẽ luôn phải cầm dao trong tay bởi chúng chẳng bao giờ dám tin vào thần dân và những thần dân này chẳng cảm thấy an toàn với vị quân vương của mình vì họ phải liên tiếp gánh chịu hậu quả của hàng loạt sự tàn bạo.

And above all things, a prince ought to live amongst his people in such a way that no unexpected circumstances, whether of good or evil, shall make him change; because if the necessity for this comes in troubled times, you are too late for harsh measures; and mild ones will not help you, for they will be considered as forced from you, and no one will be under any obligation to you for them.

Chính vì vậy, những tổn thương cần được dội xuống cùng một lúc, và thời gian nếm trải tổn thương càng ngắn thì sự thù ghét càng ít. Trái lại, lợi lọc được ban phát nhỏ giọt sẽ thấm thía hơn. Điều quan trọng nhất là bậc quân vương cần phải hành xử với thần dân theo cách mà cho dù bất kỳ một sự kiện bất ngờ nào, tốt hay xấu, xảy đến cũng không khiến ngài phải thay đổi đường lối. Bởi vì khi hoàn cảnh bất lợi buộc ngài phải hành động, việc dùng tới các biện pháp tàn bạo sẽ không đúng lúc trong khi những việc tốt mà ngài thực hiện cũng chẳng đem lại lợi ích gì, vì người ta sẽ cho rằng ngài rơi vào hoàn cảnh buộc phải làm như vậy nên chẳng ai lại biết ơn điều đó cả.

CHAPTER IX

Concerning A Civil Principality

9

CÁC VƯƠNG QUỐC DÂN SỰ

BUT coming to the other point — where a leading citizen becomes the prince of his country, not by wickedness or any intolerable violence, but by the favour of his fellow citizens — this may be called a civil principality: nor is genius or fortune altogether necessary to attain to it, but rather a happy shrewdness. I say then that such a principality is obtained either by the favour of the people or by the favour of the nobles. Because in all cities these two distinct parties are found, and from this it arises that the people do not wish to be ruled nor oppressed by the nobles, and the nobles wish to rule and oppress the people; and from these two opposite desires there arises in cities one of three results, either a principality, self-government, or anarchy.

Bây giờ tôi xin bàn về cách thứ hai. Theo cách này, một người dân thường trở thành đấng quân vương do được những đồng bào của mình suy tôn chứ không phải bằng thủ đoạn độc ác hay sự tàn bạo không thể dung thứ. Đây có thể gọi là vương quốc dân sự. Vương quốc này giành được không hoàn toàn nhờ tài trí hay vận may mà nhờ vào sự khôn khéo gặp thời. Tôi xin lưu ý là những quân vương như vậy có thể được đưa lên ngôi báu bởi dân chúng hoặc giới quý tộc.Có hai khuynh hướng đan xen trong mọi thể chế chính trị. Dân chúng không muốn bị giới quý tộc cai trị và hà hiếp trong khi giới quý tộc thì lại muốn cai trị và đè nén dân chúng. Từ hai khuynh hướng đối lập đó, ba trường hợp có thể xảy ra: chế độ quân chủ, thể chế tự do hoặc tình trạng vô chính phủ.

A principality is created either by the people or by the nobles, accordingly as one or other of them has the opportunity; for the nobles, seeing they cannot withstand the people, begin to cry up the reputation of one of themselves, and they make him a prince, so that under his shadow they can give vent to their ambitions. The people, finding they cannot resist the nobles, also cry up the reputation of one of themselves, and make him a prince so as to be defended by his authority. He who obtains sovereignty by the assistance of the nobles maintains himself with more difficulty than he who comes to it by the aid of the people, because the former finds himself with many around him who consider themselves his equals, and because of this he can neither rule nor manage them to his liking. But he who reaches sovereignty by popular favour finds himself alone, and has none around him, or few, who are not prepared to obey him.

Một vương quốc ra đời có thể do dân chúng hoặc do giới quý tộc, tùy thuộc vào bên nào có thời cơ. Khi tự lượng sức không thể đối chọi với dân chúng, giới quý tộc sẽ ủng hộ việc đưa một người trong bọn họ lên ngôi vua mong núp bóng quân vương này để thỏa mãn những tham vọng riêng của mình. Cũng như vậy, khi nhận thấy không thể đương đầu với giới quý tộc, những người dân thường sẽ ủng hộ việc đưa một cá nhân lên làm vua với hy vọng người đó sẽ hàm ơn và dùng quyền lực để che chở cho họ. Quân vương nào có được vương quốc nhờ giới quý tộc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc duy trì ngôi báu so với quân vương lên ngôi nhờ sự hậu thuẫn của dân chúng. Bởi vì xung quanh vị quân vương này là những kẻ tự cho rằng bọn chúng ngang hàng với ông nên ông sẽ không thể cai trị hay đưa bọn chúng vào khuôn phép theo ý muốn được. Trong khi đó, quân vương nào được dân chúng tôn lên ngôi vua sẽ có địa vị độc tôn và hầu như chẳng có kẻ nào dám chống lệnh ông.

Besides this, one cannot by fair dealing, and without injury to others, satisfy the nobles, but you can satisfy the people, for their object is more righteous than that of the nobles, the latter wishing to oppress, whilst the former only desire not to be oppressed. It is to be added also that a prince can never secure himself against a hostile people, because of their being too many, whilst from the nobles he can secure himself, as they are few in number. The worst that a prince may expect from a hostile people is to be abandoned by them; but from hostile nobles he has not only to fear abandonment, but also that they will rise against him; for they, being in these affairs more far-seeing and astute, always come forward in time to save themselves, and to obtain favours from him whom they expect to prevail. Further, the prince is compelled to live always with the same people, but he can do well without the same nobles, being able to make and unmake them daily, and to give or take away authority when it pleases him.

Hơn nữa, đối với giới quý tộc, quân vương không thể đồng thời làm hài lòng kẻ này mà lại không khiến kẻ khác thiệt thòi. Thế nhưng dân chúng chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng vì nguyện vọng của họ chính đáng hơn so với giới quý tộc. Dân chúng mong muốn không bị đè nén, áp bức còn giới quý tộc thì muốn hà hiếp dân chúng. Hơn nữa, một quân vương không bao giờ an toàn khi bị dân chúng căm thù bởi vì đây là một lực lượng vô cùng đông đảo. Thế nhưng quân vương có thể tự bảo vệ khi đối đầu với giới quý tộc vì chúng chỉ gồm một số ít người. Điều tồi tệ nhất mà một quân vương có thể gặp ở đám dân chúng thù địch là bị bỏ rơi. Trong khi đó, giới quý tộc thù địch thì không chỉ bỏ rơi ông mà chúng còn liên kết chống lại ông. Do khôn ngoan và hiểu biết hơn, giới quý tộc luôn kịp cứu bản thân mình, cầu cạnh phe cánh có khả năng chiến thắng. Quân vương luôn phải sống giữa một đám dân chúng gần như không có sự thay đổi nào nhưng lại có thể dễ dàng thay đổi giới quý tộc bằng quyền năng dựng lên và triệt hạ bọn chúng bất kỳ lúc nào. Quân vương có thể tước bỏ hay ban phát chức tướt cho giới quý tộc bất cứ khi nào ông muốn.

Therefore, to make this point clearer, I say that the nobles ought to be looked at mainly in two ways: that is to say, they either shape their course in such a way as binds them entirely to your fortune, or they do not. Those who so bind themselves, and are not rapacious, ought to be honoured and loved; those who do not bind themselves may be dealt with in two ways; they may fail to do this through pusillanimity and a natural want of courage, in which case you ought to make use of them, especially of those who are of good counsel; and thus, whilst in prosperity you honour yourself, in adversity you have not to fear them. But when for their own ambitious ends they shun binding themselves, it is a token that they are giving more thought to themselves than to you, and a prince ought to guard against such, and to fear them as if they were open enemies, because in adversity they always help to ruin him.

Để làm rõ điểm này, theo tôi, có thể nhìn nhận giới quý tộc theo hai loại chính sau đây. Loại quý tộc đầu tiên hành động hoàn toàn nhằm cống hiến cho sự nghiệp của ngài, còn loại thứ hai thì không có sự tận tâm như vậy. Những nhà quý tộc có sự tận tâm lớn nhưng không tham lam thì đáng được kính trọng và yêu quý. Đối với những nhà quý tộc không tận tâm, ngài có thể đánh giá theo hai khả năng. Nếu như bọn họ hành xử do sợ hãi và bản tính hèn nhát thì ngài nên khai thác, đặc biệt khi đó là những quân sư tài giỏi. Lúc thịnh, bọn họ có thể đem lại cho ngài danh tiếng, còn tới lúc suy bọn họ không đáng sợ. Nhưng nếu là những kẻ xảo quyệt và bị tham vọng chi phối, chúng sẽ không tận tâm với ngài. Đây là dấu hiệu cho thấy chúng nghĩ đến bản thân nhiều hơn là đến ngài. Bậc quân vương phải để mắt đến loại quý tộc này như những kẻ thù trực diện bởi vì khi khó khăn, đây luôn là nguyên nhận góp phần dẫn tới sự sụp đổ của ông.

Therefore, one who becomes a prince through the favour of the people ought to keep them friendly, and this he can easily do seeing they only ask not to be oppressed by him. But one who, in opposition to the people, becomes a prince by the favour of the nobles, ought, above everything, to seek to win the people over to himself, and this he may easily do if he takes them under his protection. Because men, when they receive good from him of whom they were expecting evil, are bound more closely to their benefactor; thus the people quickly become more devoted to him than if he had been raised to the principality by their favours; and the prince can win their affections in many ways, but as these vary according to the circumstances one cannot give fixed rules, so I omit them; but, I repeat, it is necessary for a prince to have the people friendly, otherwise he has no security in adversity.

Tuy nhiên, quân vương nào lên được ngôi báu nhờ sự hậu thuẫn của dân chúng sẽ luôn phải duy trì sự thân thiện với dân chúng. Đây là một điều dễ dàng đối với quân vương vì nguyện vọng duy nhất mà người dân muốn được quân vương đáp ứng là không bị áp bức. Người nào được giới quý tộc đưa lên làm vua trái với ý nguyện của dân chúng thì điều trước tiên phải làm là tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng. Đây là một điều rất dễ dàng nếu quân vương biết đặt dân chúng dưới sự che chở của mình. Con người thường cảm kích hơn khi nhận được ân sủng từ những kẻ mà họ cho rằng lẽ ra đã xử ác với họ. Dân chúng sẽ nhanh chóng bày tỏ thiện cảm với vị quân vương này và sự ủng hộ còn nhiều hơn so với trường hợp quân vương được dân chúng đưa lên ngôi báu.Quân vương có thể tranh thủ tình cảm của dân chúng bằng nhiều cách. Vì cách nào được dùng tới còn tùy theo hoàn cảnh nên không có một quy tắc cố định nào. Do vậy, tôi không bàn về những quy tắc đó. Chỉ xin kết luận rằng, quân vương cần phải tranh thủ được cảm tình và sự ủng hộ của dân chúng. Nếu không được lòng dân, quân vương sẽ bị bỏ rơi khi hoạn nạn.

Nabis, Prince of the Spartans, sustained the attack of all Greece, and of a victorious Roman army, and against them he defended his country and his government; and for the overcoming of this peril it was only necessary for him to make himself secure against a few, but this would not have been sufficient if the people had been hostile. And do not let any one impugn this statement with the trite proverb that 'He who builds on the people, builds on the mud,' for this is true when a private citizen makes a foundation there, and persuades himself that the people will free him when he is oppressed by his enemies or by the magistrates; wherein he would find himself very often deceived, as happened to the Gracchi in Rome and to Messer Giorgio Scali in Florence. But granted a prince who has established himself as above, who can command, and is a man of courage, undismayed in adversity, who does not fail in other qualifications, and who, by his resolution and energy, keeps the whole people encouraged — such a one will never find himself deceived in them, and it will be shown that he has laid his foundations well.

Nabis 40, vua xứ Sparta, đã chống trả được các cuộc tấn công của tất cả các thành bang của Hy Lạp cũng như của một trong những đội quân La Mã thiện chiến nhất. Ông đã bảo vệ thành phố và vương triều của mình trước các cuộc tấn công của kẻ thù. Khi nguy hiểm đến gần, ông chỉ cần dựa vào một lực lượng nhỏ là đã đủ để tự bảo vệ. Lực lượng này chắc chắn sẽ không đủ nếu như dân chúng thù địch với ông. Có thể có ai đó sẽ phản bác ý kiến này của tôi bằng cách trích dẫn câu tục ngữ quen thuộc : “Người nào gây dựng sự nghiệp nhờ dân chúng thì giống như xây lâu đài trên cát”. Tôi xin được nói rằng câu tục ngữ này chỉ đúng trong trường hợp một quân vương xây dựng nền móng của mình dựa vào dân chúng nhưng lại nghĩ rằng dân chúng sẽ buông tha ông ta khi ông ta chịu để kẻ thù hoặc bọn quan lại lấn át (khi ấy ông ta sẽ phải thất vọng, như anh em nhà Gracchus thành Rome 41 hay Giorgio Scali 42 thành Florence). Nhưng nếu vị quân vương đó là một người có tài lãnh đạo, giàu nghị lực, không run sợ trước nguy nan,và có đầy đủ các phẩm chất cần thiết khác, thì ông sẽ giữ vững được ý chí của dân chúng bằng lòng dũng cảm và các thiết chế của mình. Một bậc quân vương như vậy sẽ không bao giờ phải thất vọng vì người dân của mình. Ông sẽ thấy rằng ông đã gây dựng được một nền móng vững vàng.

These principalities are liable to danger when they are passing from the civil to the absolute order of government, for such princes either rule personally or through magistrates. In the latter case their government is weaker and more insecure, because it rests entirely on the goodwill of those citizens who are raised to the magistracy, and who, especially in troubled times, can destroy the government with great ease, either by intrigue or open defiance; and the prince has not the chance amid tumults to exercise absolute authority, because the citizens and subjects, accustomed to receive orders from magistrates, are not of a mind to obey him amid these confusions, and there will always be in doubtful times a scarcity of men whom he can trust. For such a prince cannot rely upon what he observes in quiet times, when citizens had need of the state, because then every one agrees with him; they all promise, and when death is far distant they all wish to die for him; but in troubled times, when the state has need of its citizens, then he finds but few. And so much the more is this experiment dangerous, inasmuch as it can only be tried once. Therefore a wise prince ought to adopt such a course that his citizens will always in every sort and kind of circumstance have need of the state and of him, and then he will always find them faithful.

Các vương quốc loại này thường bị hiểm nguy khi chuyển từ hình thức dân sự thuần túy sang hình thức chính quyền chuyên chế. Với chính quyền chuyên chế, quân vương thường tự mình cai trị hoặc cai trị thông qua tầng lớp quan lại. Khi cai trị thông qua tầng lớp quan lại, vị thế của quân vương sẽ yếu hơn và dễ bị đe dọa hơn bởi quân vương hoàn toàn phụ thuộc vào ý nguyện của những kẻ được bổ nhiệm nắm giữ các chức quan. Bọn quan lại này, đặc biệt là trong lúc khó khăn, có thể dễ dàng chiếm giữ vương quốc bằng cách chống đối ra mặt hoặc bằng cách không tuân lệnh. Trong những thời điểm hiểm nguy này, quân vương sẽ không có đủ thời gian thâu tóm lại quyền lực tối cao. Do đã quen với việc thi hành mệnh lệnh của bọn quan lại nên trong cơn hoảng loạn, dân chúng sẽ không sẵn lòng tuân lệnh quân vương. Trong những hoàn cảnh rối ren, quân vương khó lòng tìm được người thân tín. Một vị quân vương như vậy không thể dựa vào những gì ông vẫn thấy trong yên bình khi người ta cần tới quyền lực của ông. Khi yên bình, mọi người vây quanh, hứa hẹn và sẵn lòng xả thân cho quân vương bởi vào lúc đó chẳng cần tới sự hy sinh nào. Nhưng vào thời điểm khó khăn khi quốc gia cần những công dân thực sự, sẽ chỉ có rất ít kẻ sẵn lòng. Phép thử này là vô cùng nguy hiểm vì không có cơ hội thực hiện lần thứ hai. Một quân vương khôn ngoan cần tìm ra cách để trong mọi hoàn cảnh và vào mọi lúc, thần dân của ông đều cần đến uy quyền của chính ông và của quốc gia. Khi đó, các thần dân sẽ luôn trung thành với ông.


[40 Nabis : Làm vua xứ Sparta sau năm 207 TCN, bị La mã và người Hy Lạp tấn công năm 195 TCN trong suốt thời kỳ Chiến tranh Macedonian lần thứ hai ]

[41 Anh em nhà Gracchus thành Rome : Tiberius Sempronius Gracchus (chết năm 133 TCN), nhà cải cách và quan bảo dân nổi tiếng người La Mã, và anh trai là Gaius Sempronius Gracchus (chết năm 121 TCN). Cả hai đã chết khi đấu tranh bênh vực cho tầng lớp dân nghèo thành Rome.

42 Giorgio Scali : Một người Florence giàu có trở thành lãnh tụ của phong trào bình dân sau cuộc nổi loạn Ciompi năm 1378. Scali bị chặt đầu năm 1382 sau khi khởi xướng cuộc tấn công vào lâu đài của một vị quan tòa Florence. ]

CHAPTER X

Concerning The Way In Which The Strength Of All Principalities Ought To Be Measured

10

ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC

IT IS necessary to consider another point in examining the character of these principalities: that is, whether a prince has such power that, in case of need, he can support himself with his own resources, or whether he has always need of the assistance of others. And to make this quite clear I say that I consider those are able to support themselves by their own resources who can, either by abundance of men or money, raise a sufficient army to join battle against any one who comes to attack them; and I consider those always to have need of others who cannot show themselves against the enemy in the field, but are forced to defend themselves by sheltering behind walls. The first case has been discussed, but we will speak of it again should it recur. In the second case one can say nothing except to encourage such princes to provision and fortify their towns, and not on any account to defend the country. And whoever shall fortify his town well, and shall have managed the other concerns of his subjects in the way stated above, and to be often repeated, will never be attacked without great caution, for men are always adverse to enterprises where difficulties can be seen, and it will be seen not to be an easy thing to attack one who has his town well fortified, and is not hated by his people.

Khi xem xét đặc điểm của các vương quốc, chúng ta phải bàn tới một vấn đề : liệu quân vương có đủ quyền lực để tự đứng vững khi cần thiết hay luôn cần sự bảo vệ và che chở của người khác.

Để làm rõ điểm này, tôi cho rằng những quân vương có khả năng tự vệ là những người, thông qua sự dồi dào về tiền bạc hoặc quân đội, có thể tập hợp được một đội quân thích hợp và giỏi xung trận chống lại bất kỳ kẻ nào định tấn công. Còn những quân vương luôn cần sự bảo trợ của người khác là những quân vương không dám đương đầu với kẻ địch trên chiến trường mà phải ẩn náu, phòng thủ bên trong thành lũy. Trường hợp thứ nhất đã được đề cập43, và cũng sẽ được bàn thêm ở những phần thích hợp.

Trường hợp thứ hai cũng chẳng có gì để nói ngoài việc phải khuyến khích những quân vương đó củng cố thành lũy, tích trữ lương thực và đừng bận tâm tới những vùng bên ngoài thành luỹ. Và bất kỳ quân vương nào đã gia cố thành trì vững vàng và đối xử tốt với dân chúng theo cách đã bàn kỹ ở trên (và dưới đây44) [44 Xem chương 9 và 19] thì kẻ địch phải suy tính rất nhiều khi muốn vây hãm ông. Khi thấy trước nhiều gian truân, người ta thường ngại hành động. Thật chẳng dễ dàng gì khi tấn công một quân vương có thành trì được gia cố vững vàng và không bị thần dân thù ghét.

[43 Xem chương 6, chương 12 và 13 ]

The cities of Germany are absolutely free, they own but little country around them, and they yield obedience to the emperor when it suits them, nor do they fear this or any other power they may have near them, because they are fortified in such a way that every one thinks the taking of them by assault would be tedious and difficult, seeing they have proper ditches and walls, they have sufficient artillery, and they always keep in public depots enough for one year's eating, drinking, and firing.

And beyond this, to keep the people quiet and without loss to the state, they always have the means of giving work to the community in those labours that are the life and strength of the city, and on the pursuit of which the people are supported; they also hold military exercises in repute, and moreover have many ordinances to uphold them.

Các thành phố của nước Đức hoàn toàn tự do và có rất ít đất đai bên ngoài thành lũy. Vì thế, thành phố này tuân lệnh hoàng đế nước Đức khi nào họ muốn. Họ chẳng sợ cả hoàng đế lẫn những thế lực lân bang bởi vì các thành phố này đều có thành lũy kiên cố tới mức bất cứ kẻ nào cũng thấy rằng việc chiếm được thành phố hẳn phải rất khó nhọc. Họ có thành cao, hào sâu và pháo binh hùng hậu. Họ luôn dự trữ lương thực, thực phẩm và củi cho một năm .

Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn sống cho tầng lớp hạ lưu mà không làm cạn kiệt công qũy, họ luôn dự trữ nguyên vật liệu cho một năm để những người này có việc làm và có thể kiếm sống từ những nghề thiết yếu của thành phố. Bên cạnh đó, họ còn coi trọng nghệ thuật quân sự và ban bố nhiều quy định để duy trì nghệ thuật đó.

Therefore, a prince who has a strong city, and had not made himself odious, will not be attacked, or if any one should attack he will only be driven off with disgrace; again, because that affairs of this world are so changeable, it is almost impossible to keep an army a whole year in the field without being interfered with.

And whoever should reply: If the people have property outside the city, and see it burnt, they will not remain patient, and the long siege and self-interest will make them forget their prince; to this I answer that a powerful and courageous prince will overcome all such difficulties by giving at one time hope to his subjects that the evil will not be for long, at another time fear of the cruelty of the enemy, then preserving himself adroitly from those subjects who seem to him to be too bold.

Bởi vậy, không thể tấn công quân vương nào có thành phố vững vàng và không bị dân chúng thù ghét. Cho dù bị tấn công đi nữa thì kẻ thù cũng sẽ phải lui quân trong hổ thẹn bởi lòng người dễ thay đổi sẽ khiến việc bao vây thành phố suốt một năm với những đội quân nhàn hạ là điều gần như không thể thực hiện được.

Có thể sẽ có ai đó phản bác lại rằng, khi nhìn thấy gia sản của mình ở ngoài thành phố bị phá hủy, người dân sẽ mất kiên nhẫn và sự vây hãm lâu ngày cùng với những lợi ích riêng sẽ khiến họ quên đi quân vương của mình. Tôi xin đáp lại ngay rằng, một vị quân vương có ý chí và uy quyền luôn vượt qua tất cả những khó khăn như thế bằng cách khích lệ thần dân hy vọng rằng nguy nan sẽ không kéo dài, kích động nỗi sợ hãi của họ đối với sự tàn bạo của kẻ thù và khéo léo tự bảo vệ trước những kẻ quá hấp tấp và nóng nảy.

Further, the enemy would naturally on his arrival at once burn and ruin the country at the time when the spirits of the people are still hot and ready for the defence; and, therefore, so much the less ought the prince to hesitate; because after a time, when spirits have cooled, the damage is already done, the ills are incurred, and there is no longer any remedy; and therefore they are so much the more ready to unite with their prince, he appearing to be under obligations to them now that their houses have been burnt and their possessions ruined in his defence. For it is the nature of men to be bound by the benefits they confer as much as by those they receive. Therefore, if everything is well considered, it wilt not be difficult for a wise prince to keep the minds of his citizens steadfast from first to last, when he does not fail to support and defend them.

Lúc mới đến, kẻ địch thường đốt phá những vùng xung quanh thành phố. Khi đó, tinh thần của người dân còn rất cao và họ quyết tâm bảo vệ thành phố nên quân vương không cần lo ngại gì nhiều. Vài ngày sau, khi tinh thần của dân chúng giảm đi phần nào thì thiệt hại lại đã xảy ra và tai họa đã giáng xuống và chẳng còn phương cách nào để khắc phục nữa. Giờ đây, có nhiều người hơn sẵn sàng sát cánh bên quân vương để bảo vệ ông vì dường như ông mắc nợ họ trước việc nhà cửa, gia sản của họ bị đốt phá khi bảo vệ ông.

Bản chất con người là cảm thấy mắc nợ những gì nhận được cũng như cảm thấy người khác phải mắc nợ vì những gì mình đã cho. Ta có thể thấy rằng, đối với một vị quân vương khôn ngoan thì việc giữ vững tinh thần của dân chúng suốt toàn bộ cuộc vây hãm cũng không khó kắm, miễn là đừng để khan hiếm lương thực và vũ khí.

CHAPTER XI

Concerning Ecclesiastical Principalities

IT ONLY remains now to speak of ecclesiastical principalities, touching which all difficulties are prior to getting possession, because they are acquired either by capacity or good fortune, and they can be held without either; for they are sustained by the ordinances of religion, which are so all-powerful, and of such a character that the principalities may be held no matter how their princes behave and live.

These princes alone have states and do not defend them, they have subjects and do not rule them; and the states, although unguarded, are not taken from them, and the subjects, although not ruled, do not care, and they have neither the desire nor the ability to alienate themselves. Such principalities only are secure and happy. But being upheld by powers, to which the human mind cannot reach, I shall speak no more of them, because, being exalted and maintained by God, it would be the act of a presumptuous and rash man to discuss them.

11

CÁC VƯƠNG QUỐC THUỘC GIÁO HỘI

Bây giờ chỉ còn các vương quốc thuộc Giáo hội là chưa được bàn tới. Đối với hình thức quốc gia này, những khó khăn chỉ nảy sinh trước khi Giáo hội nắm quyền cai trị. Đối với những vương quốc này, việc chinh phục đòi hỏi phải có năng lực hoặc vận may nhưng để cai trị thì lại chẳng cần cả hai điều đó. Các vương quốc này tồn tại bằng những thể chế tôn giáo cổ xưa. Những thể chế này có sức mạnh siêu phàm đến mức có thể đảm bảo quyền lực cho các quân vương cho dù họ có hành xử thế nào đi nữa.

Những quân vương này có các vương quốc mà không phải bảo vệ, có các thần dân mà không phải cai quản. Cho dù không được bảo vệ, thì các vương quốc đó cũng chẳngbao giờ bị chiếm đoạt. Các thần dân không bị cai trị cũng chẳng bận tâm gì về việc phải xa lánh quân vương. Các vương quốc này là những thể chế duy nhất được an toàn và hạnh phúc. Vì các vương quốc này được bảo trợ bởi những trí tuệ siêu phàm mà người trần mắt thịt không thể sánh được, tôi không dám bàn thêm gì nữa. Chỉ có những kẻ tự phụ và liều lĩnh mới dám luận bàn các vương quốc được Chúa tôn vinh và bảo vệ.

Nevertheless, if any one should ask of me how comes it that the Church has attained such greatness in temporal power, seeing that from Alexander backwards the Italian potentates (not only those who have been called potentates, but every baron and lord, though the smallest) have valued the temporal power very slightly — yet now a king of France trembles before it, and it has been able to drive him from Italy, and to ruin the Venetians — although this may be very manifest, it does not appear to me superfluous to recall it in some measure to memory.

Tuy nhiên, có thể ai đó sẽ hỏi tôi rằng tại sao Giáo hội lại có thể đạt được quyền lực lớn đến như vậy45..Trước khi Giáo hoàng Alexander nắm quyền, tất cả những kẻ có thế lực ở Italia, không chỉ vua chúa mà ngay cả bọn lãnh chúa, quý tộc, dù là kẻ hèn yếu nhất cũng đều coi thường quyền lực của Giáo hội. Vậy mà giờ đây, Giáo hội lại có thể khiến vua nước Pháp phải run sợ, đuổi ông ta ra khỏi Italia và làm suy yếu người Venice. Mặc dù những sự kiện này đều đã được biết tới nhưng tôi cho rằng việc nhắc lại cũng không phải là vô ích.

[45 Quyền lực ở đây không chỉ là thần quyền của Giáo hội mà còn thể hiện ở sự mở mang về lãnh thổ của các vương quốc thuộc Giáo hội.]

Before Charles, King of France, passed into Italy, this country was under the dominion of the Pope, the Venetians, the King of Naples, the Duke of Milan, and the Florentines. These potentates had two principal anxieties: the one, that no foreigner should enter Italy under arms; the other, that none of themselves should seize more territory. Those about whom there was the most anxiety were the Pope and the Venetians. To restrain the Venetians the union of all the others was necessary, as it was for the defence of Ferrara; and to keep down the Pope they made use of the barons of Rome, who, being divided into two factions, Orsini and Colonna, had always a pretext for disorder, and, standing with arms in their hands under the eyes of the Pontiff, kept the pontificate weak and powerless.

Trước khi vua Charles nước Pháp xâm chiếm Italia, đất nước này nằm dưới quyền cai trị của Giáo hoàng, người Venice, vua Naples, công tước xứ Milan và người Florence. Những người trị vì này đều ý thức được hai vấn đề chính. Thứ nhất, không để quân đội ngoại bang xâm chiếm Italia. Thứ hai, ngăn cản nhau mở mang lãnh thổ. Hai thế lực mà các bên đều thấy cần phải đề phòng nhất là Giáo hoàng và người Venice. Để chế ngự người Venice, các bên còn lại cần lập một liên minh, cũng giống như trường hợp bảo vệ xứ Ferrara. Để phong tỏa uy quyền của Giáo hoàng, các bên sử dụng bọn quý tộc thành Rome. Bọn này luôn chia làm hai phe, phe gia tộc Orsini và phe gia tộc Colonna và luôn có lý do để hục hặc với nhau. Ngay trước mặt Giáo hoàng, bọn chúng diễu võ dương oai để làm suy yếu vị thế của Giáo hoàng.

And although there might arise sometimes a courageous pope, such as Sixtus [IV], yet neither fortune nor wisdom could rid him of these annoyances. And the short life of a pope is also a cause of weakness; for in the ten years, which is the average life of a pope, he can with difficulty lower one of the factions; and if, so to speak, one pope should almost destroy the Colonna, another would arise hostile to the Orsini, who would support their opponents, and yet would not have time to ruin the Orsini. This was the reason why the temporal powers of the pope were little esteemed in Italy.

Mặc dù trong lịch sử, cũng có những giáo hoàng dũng cảm như Giáo hoàng Sixtus46 nhưng chẳng vận may hay sự khôn khéo nào giải phóng được họ khỏi những phiền toái đó. Nguyên nhân chính nằm ở thời gian trị vì ngắn ngủi. Trong 10 năm, thời gian trị vì trung bình của một giáo hoàng, khó mà tiêu diệt được toàn bộ một phe phái. Chẳng hạn, nếu một vị giáo hoàng thành công trong việc tiêu diệt được một phe, chẳng hạn là gia tộc Colonna, thì một vị giáo hoàng mới là kẻ thù của gia tộc Orsini có thể sẽ kế vị và tào điều kiện cho gia tộc Colonna phục hồi quyền lực nhưng ngay cả vị giáo hoàng này cũng chẳng có đủ thời gian mà diệt tận gốc gia tộc Orsini. Do vậy, trong một thời gian dài ở Italia, quyền lực của Giáo hoàng không được coi trọng.

[46 Giáo hoàng Sixtus : tên thật là Francesco della Rovere (1471-1484), có họ với Giuliano della Rovere (sau này là Giáo hoàng Julius II).]

Alexander VI arose afterwards, who of all the pontiffs that have ever been showed how a pope with both money and arms was able to prevail; and through the instrumentality of the Duke Valentino, and by reason of the entry of the French, he brought about all those things which I have discussed above in the actions of the duke. And although his intention was not to aggrandize the Church, but the duke, nevertheless, what he did contributed to the greatness of the Church, which, after his death and the ruin of the duke, became the heir to all his labours.

Khi lên nắm quyền, Giáo hoàng Alexander VI lần đầu tiên chứng tỏ được sự thành công của một Giáo hoàng khi có tiền bạc và quân đội. Nhân cơ hội cuộc xâm lược của người Pháp và bằng sự trợ lực của công tước Valentino, Giáo hoàng Alexander VI đã giành được tất cả những thành công mà tôi đã bàn tới khi kể về các hành động của công tước. Mặc dù thâm tâm của Giáo hàng Alexander VI là đem lại quyền lực cho công tước chứ không phải cho Giáo hội nhưng ngài cũng đã làm cho Giáo hội mạnh lên.

Pope Julius came afterwards and found the Church strong, possessing all the Romagna, the barons of Rome reduced to impotence, and, through the chastisements Alexander, the factions wiped out; he also found the way open to accumulate money in a manner such as had never been practised before Alexander's time. Such things Julius not only followed, but improved upon, and he intended to gain Bologna, to ruin the Venetians, and to drive the French out of Italy. All of these enterprises prospered with him, and so much the more to his credit, inasmuch as he did everything to strengthen the Church and not any private person. He kept also the Orsini and Colonna factions within the bounds in which he found them; and although there was among them some mind to make disturbance, nevertheless he held two things firm: the one, the greatness of the church, with which he terrified them; and the other, not allowing them to have their own cardinals, who caused the disorders among them. For whenever these factions have their cardinals they do not remain quiet for long, because cardinals foster the factions in Rome and out of it, and the barons are compelled to support them, and thus from the ambitions of prelates arise disorders and tumults among the barons. For these reasons his Holiness Pope Leo found the pontificate most powerful, and it is to be hoped that, if others made it great in arms, he will make it still greater and more venerated by his goodness and infinite other virtues.

Sau cái chết của ngài và của công tước, điều đó trở thành kết quả sau cùng của biết bao nỗ lực. Khi kế vị Giáo hoàng Alexander,Giáo hoàng Julius II47 thấy rằng, Giáo hội đã có thế lực rất lớn. Giáo hội đã thâu tóm toàn bộ xứ Romagna trong khi bọn quý tộc thành Rome và các phe phái của chúng đã bị tiêu diệt bởi những đòn đánh chí mạng của Giáo hàng Alexander. Giáo hoàng Julius cũng phát hiện ra một biện pháp để vơ vét của cải mà Giáo hoàng Alexander hay các vị tiền nhiệm khác chưa từng đụng đến.

Các hành động trước đây của Giáo hoàng Alexander không những được Giáo hoàng Julius tiếp tục mà thậm chí còn được đẩy mạnh hơn. Giáo hoàng Julius quyết tâm chiếm Bologna, đè bẹp người Venice và tống khứ người Pháp khỏi Italia, và ngài đã thành công trong tất cả những công cuộc đó. Ngài xứng đáng giành được nhiều lời ca ngợi hơn bởi ngài đã làm tất cả những điều đó vì quyền lực của Giáo hội chứ không vì quyền lợi của một cá nhân nào. Ngài đã chế ngự được hai phe gia tộc Orsini và gia tộc Colonna trong vòng cương tỏa và khiến cho bọn chúng không gia tăng được thế lực.

Mặc dù có một vài kẻ cầm đầu của hai phe phái này muốn thay đổi tình hình nhưng có hai trở ngại khiến chúng phải lùi bước. Thứ nhất, quyền lực của Giáo hội khiến chúng khiếp sợ. Thứ hai, cả hai gia tộc không có ai là Hồng y Giáo chủ.

Trở ngại thứ hai chính là nguyên nhân sâu xa của mọi xung đột giữa hai phe phái này. Hai phe này không bao giờ có thể hòa hoãn được với nhau chừng nào trong phe bọn chúng có các Hồng y Giáo chủ. Các Hồng y Giáo chủ này sẽ dung dưỡng phe phái của mình không chỉ ở thành Rome mà cả những vùng khác nữa, và bọn quý tộc sẽ buộc phải bảo vệ các vị Hồng y Giáo chủ của phe mình. Bởi vậy, từ tham vọng của các Hồng y Giáo chủ sẽ nảy sinh những mâu thuẩn và xung đột giữa các phe phái quý tộc. Khi lên ngôi, Đức Giáo hoàng Leo48 đã nhận thấy quyền lực thực sự của ngôi vị Giáo hoàng.Thiên hạ hy vọng rằng, nếu như những Giáo hoàng trước đây đã đem lại uy quyền cho Giáo hội nhờ vào vũ lực thì sự nhân từ và đức độ của ngài sẽ làm cho Giáo hội thêm hùng mạnh và được tôn kính.

[47 Giáo hoàng Julius II : Giuliano della Rovere trị vì với tước hiệu Julius II từ năm 1503 đến 1513]

[48 Đức Giáo hoàng Leo : Hồng y Giáo chủ Giovanni de’Medici kế vị Giáo hoàng Julius II tháng 3 năm 1513 và trị vì cho tới năm 1521 với tước hiệu Leo X

CHAPTER XII

How Many Kinds Of Soldiery There Are, And Concerning Mercenaries

HAVING discoursed particularly on the characteristics of such principalities as in the beginning I proposed to discuss, and having considered in some degree the causes of their being good or bad, and having shown the methods by which many have sought to acquire them and to hold them, it now remains for me to discuss generally the means of offence and defence which belong to each of them.

12

CÁC LOẠI QUÂN ĐỘI VÀ LÍNH ĐÁNH THUÊ

Sau khi xem xét đặc điểm của các hình thức vương quốc, các nguyên nhân thành công cũng như hạn chế của các hình thức này và những phương cách thâu tóm cũng như cai trị đất nước của nhiều bậc quân vương, giờ đây tôi muốn bàn một cách tổng quan về những phương cách tấn công và bảo vệ các vương quốc đó.

We have seen above how necessary it is for a prince to have his foundations well laid, otherwise it follows of necessity he will go to ruin. The chief foundations of all states, new as well as old or composite, are good laws and good arms; and as there cannot be good laws where the state is not well armed, it follows that where they are well armed they have good laws. I shall leave the laws out of the discussion and shall speak of the arms.

Như đã nói ở trên, một quân vương cần xây dựng những nền móng vững chắc, nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả. Nền móng chủ yếu của tất cả các vương quốc, dù mới hay cũ hay hỗn hợp, là luật pháp nghiêm minh và quân đội hùng mạnh. Bởi vì ở đâu không có quân đội hùng mạnh sẽ chẳng thể có luật pháp nghiêm minh và nơi nào có quân đội mạnh thì tất phải có luật pháp nghiêm minh. Tuy nhiên, tôi tạm gác lại vấn đề luật pháp mà chỉ bàn về sức mạnh quân sự.

I say, therefore, that the arms with which a prince defends his state are either his own, or they are mercenaries, auxiliaries, or mixed. Mercenaries and auxiliaries are useless and dangerous; and if one holds his state based on these arms, he will stand neither firm nor safe; for they are disunited, ambitious and without discipline, unfaithful, valiant before friends, cowardly before enemies; they have neither the fear of God nor fidelity to men, and destruction is deferred only so long as the attack is; for in peace one is robbed by them, and in war by the enemy. The fact is, they have no other attraction or reason for keeping the field than a trifle of stipend, which is not sufficient to make them willing to die for you. They are ready enough to be your soldiers whilst you do not make war, but if war comes they take themselves off or run from the foe; which I should have little trouble to prove, for the ruin of Italy has been caused by nothing else than by resting all her hopes for many years on mercenaries, and although they formerly made some display and appeared valiant amongst themselves, yet when the foreigners came they showed what they were. Thus it was that Charles, King of France, was allowed to seize Italy with chalk in hand; 1 and he who told us that our sins were the cause of it told the truth, but they were not the sins he imagined, but those which I have related. And as they were the sins of princes, it is the princes who have also suffered the penalty.

Để bảo vệ đất nước, quân vương có thể dùng một đội quân chỉ gồm thần dân của mình hoặc chỉ có lính đánh thuê, hoặcngoại binh hoặc cả ba loại này. Lính đánh thuê và ngoại binh thường vô vụng và rất nguy hiểm. Nếu một quân vương bảo vệ đất nước bằng quân đánh thuê thì không bao giờ có được sự an toàn và ổn định. Bọn chúng là những kẻ thiếu đoàn kết, tham lam, vô kỷ luật và không trung thành. Chúng hùng hổ trước bạn hữu nhưng lại hèn nhát trước kẻ thù.Chúng không kính sợ Chúa và cũng chẳng trung thành với ai. Sự sụp đổ của ngài chẳng qua là được trì hoãn lại cho đến khi những cuộc tấn công xảy ra.

Trong thời bình, ngài bị chúng bòn rút, còn trong chiến tranh, lại bị chúng phó mặc cho kẻ thù cướp phá. Chúng không có tình cảm hay động lực nào để chiến đấu ngoài đồng lương ít ỏi không đủ để hy sinh vì ngài. Chúng thích là lính khi không có chiến tranh nhưng khi chiến tranh đến, chúng tháo chạy hoặc đào ngũ. Thật chẳng khó khăn gì để tìm một dẫn chứng bởi vì chính sự suy tàn của đất nước Italia ngày hôm nay là kết quả của một thời gian dài dựa vào sự che chở của những đội quân đánh thuê.

Mặc dù các đội quân này đôi lúc cũng được việc và tỏ ra khá dũng cảm khi đụng độ với đội quân đánh thuê khác nhưng khi ngoại xâm đến, chúng đã thể hiện đúng bản chất đánh thuê. Vua Charles nước Pháp đã chiếm được nước Italia chỉ với một mẩu phấn49. Có người đã nói rằng tội lỗi của chúng ta là nguyên nhân của thảm họa. Chính người đó đã nói lên sự thật50. Tuy nhiên, ý của ông ta không hoàn toàn như vậy mà nguyên nhân sâu xa chính là những gì tôi vừa bàn tới. Đó là tội lỗi của những quân vương. Chính vì thế, những quân vương phải chịu sự trừng phạt.

[49 Thành ngữ chỉ với một mẩu phấn : ám chỉ việc vua Charles VIII đã đánh dấu những ngôi nhà được dùng làm nơi đóng quân trong thời kỳ chiếm đóng Italia (1494-1495), Giọng coi thường của Machiavelli là do ông tin rằng hoàn toàn không có sự kháng cự nào từ phía người Italia. Thành ngữ này cũng được sử gia người Pháp Philippe de Commynes (Mémoires VII,14) dùng khi nói về Giáo hoàng Alexander VI.

[50 Có lẽ ám chỉ GiroLamo Savonarola, với bài giảng đạo ngày 1 tháng 12 năm 1494 đã coi sự xâm lược Italia của vua Charles VIII như một sự trừng phạt đối với những tội lỗi của nước Italia, Florence và của Giáo hội.]

I wish to demonstrate further the infelicity of these arms. The mercenary captains are either capable men or they are not; if they are, you cannot trust them, because they always aspire to their own greatness, either by oppressing you, who are their master, or others contrary to your intentions; but if the captain is not skilful, you are ruined in the usual way. And if it be urged that whoever is armed will act in the same way, whether mercenary or not, I reply that when arms have to be resorted to, either by a prince or a republic, then the prince ought to go in person and perform the duty of captain; the republic has to send its citizens, and when one is sent who does not turn out satisfactorily, it ought to recall him, and when one is worthy, to hold him by the laws so that he does not leave the command. And experience has shown princes and republics, single-handed, making the greatest progress, and mercenaries doing nothing except damage; and it is more difficult to bring a republic, armed with its own arms, under the sway of one of its citizens than it is to bring one armed with foreign arms.

Tôi xin được xem xét một cách toàn diện hơn về thực tế đáng buồn của những đội quân này. Những viên chỉ huy các đội quân đánh thuê có thể tài giỏi hoặc bất tài. Nếu tài giỏi, ngài không thể tin họ, bởi họ luôn thèm khát vinh quang, thậm chí cả bằng cách lấn át ngài, chủ nhân của họ, hay bằng cách áp chế những người khác, trái với ý nguyện của ngài. Thế nhưng nếu là kẻ bất tài, hắn lại làm cho ngài suy tàn. Nếu ai đó nói rằng bất cứ ai khi cầm vũ khí đều có bản chất này, cho dù đó có phải là lính đánh thuê hay là loại lính gì đi nữa, thì tôi xin trả lời rằng, các đội quân phải được đặt dưới sự chỉ huy của một quân vương hoặc một nền cộng hòa, và bậc quân vương phải đích thân nắm quyền tổng chỉ huy. Nền cộng hòa phải có quân đội gồm những công dân của chính mình. Nếu người chỉ huy được cử ra không tài giỏi, anh ta phải được thay thế, nếu người đó có năng lực, anh ta phải được kiềm chế bằng luật pháp sao cho anh ta không làm gì vượt quá quyền hạn của mình. Chúng ta đều có thể thấy một thực tế rằng chỉ những quân vương và những nền cộng hòa được vũ trang mới giành được ưu thế lớn, còn những đội quân đánh thuê chẳng làm được gì ngoài phá hoạt. Một nền cộng hòa với quân đội là các công dân của mình sẽ khó bị quân đội tiếm quyền hơn so với khi được bảo vệ bằng quân lính nước ngoài.



PART 2 - PHẦN 2