MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, August 1, 2011

Shallow agreement in the South China Sea Thỏa thuận hời hợt về Biển Đông Brian McCartan


Shallow agreement in the South China Sea
By Brian McCartan
Southeast Asia, Jul 30, 2011

Thỏa thuận hời hợt về Biển Đông
Brian McCartan
Đông Nam Á, 30 tháng 7, 2011
SINGAPORE – Hot-button security issues in the South China Sea were at the top of the agenda at a series of Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) meetings held last week with its top dialogue partners, including the United States and China.
SINGAPORE – Các vấn đề an ninh nóng bỏng ở Biển Đông đang được đưa lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự ở một loạt cuộc gặp ASEAN tuần trước với sự tham dự của các bên quan trọng, trong đó có Mỹ và Trung Quốc.
Although the 10-country grouping and China agreed to a new set of guidelines for dealing with disputes in the contested maritime area, the agreement is non-binding and further reflects the weakness of ASEAN’s preferred consensus-based approach to handling regional security issues.
Hiệp hội 10 nước và Trung Quốc đã nhất trí các nguyên tắc giải quyết bất đồng ở vùng biển tranh chấp song thỏa thuận đó không mang tính ràng buộc pháp lý và phản ánh rõ hơn điểm yếu của cách tiếp cận dựa trên sự đồng thuận mà ASEAN theo đuổi nhằm giải quyết các vấn đề an ninh khu vực.
ASEAN and China reached an agreement on July 21 on a set of guidelines to implement the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea, which was first signed between the grouping and China in 2002. The guidelines are intended to develop a binding code of conduct for dispute resolution in the South China Sea.
Hôm 21/7, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận về các nguyên tắc thực thi Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông, một văn bản được ký kết giữa Khối và Trung Quốc năm 2002. Các nguyên tắc đó nhắm tới xây dựng một bộ luật ứng xử có tính ràng buộc pháp lý để giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông.
ASEAN secretary general Surin Pitsuwan hailed the agreement as an important diplomatic achievement, opining that the application of the guidelines would create a process through which dialogue can be developed and mutual trust established to address outstanding conflicting territorial claims that have boiled over in recent months, particularly between China and the Philippines.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan ca ngợi thỏa thuận mới là một thành tựu ngoại giao quan trọng, cho rằng việc ứng dụng những quy tắc này sẽ tạo ra một tiến trình mà thông qua đó, đối thoại có thể được phát triển và sự tin cậy lẫn nhau được thiết lập để giải quyết các tuyên bố chủ quyền trái ngược nóng bỏng trong vài tháng trở lại đây, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Philippines.
Others, however, are less sanguine about the agreement’s ability to manage future crises. One major concern is its inability to deal directly with conflicting territorial claims. China, Brunei, Malaysia, the Philippines and Vietnam all stake claim to areas around the Spratly Islands, which are believed to be rich in oil-and-gas deposits.
Tuy nhiên, các nước khác ít lạc quan hơn về khả năng thỏa thuận có thể giải quyết được những khủng hoảng tương lai. Mối lo ngại chính là nó không thể xử lý trực tiếp những tuyên bố chủ quyền trái ngược. Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều nhận chủ quyền ở những khu vực xung quanh Quần đảo Trường Sa được tin là có nhiều dầu khí.
Instead, last week’s agreement deals largely with non-traditional security issues such as environmental protection, marine research, fisheries and transnational crime. Additionally, it lacks a deadline for implementation of a legal accord to resolve the increasingly volatile territorial disputes.
Thay vào đó, thỏa thuận tuần trước chủ yếu giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, như bảo vệ môi trường, tìm kiếm trên biển, đánh bắt cá và tội phạm xuyên quốc gia. Hơn nữa, nó không đặt ra một thời hạn chót cho việc thực thi một hiệp ước hợp pháp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.
Additionally, the guidelines do not create a proper code of conduct for naval units of the nations involved in the disputes. There are also no provisions to govern the behavior of opposing naval units or establish communication channels between militaries to avoid potential confrontations at sea. By skirting hard security issues involving potential maritime conflict, the new agreement will likely have little impact on preventing or resolving incidents.
Không chỉ thế, các quy tắc này còn không định ra một bộ luật ứng xử thích hợp cho hải quân của các nước tham gia tranh chấp. Cũng không có các điều khoản để khống chế hoạt động của các đơn vị hải quân chống đối hoặc thành lập các kênh liên lạc giữa quân đội các nước để tránh những đối đầu tiềm tàng trên biển. Không đi thẳng vào các vấn đề an ninh hóc búa liên quan đến xung đột hải quân tiềm ẩn trên biển, thỏa thuận mới nhiều khả năng chỉ có tác động trong việc ngăn chặn hoặc giải quyết các vụ việc.
Several recent incidents indicate a pressing need for better communications between opposing forces and more robust dispute resolution mechanisms. In March, Chinese vessels chased away a survey ship working for UK-based energy firm Forum Energy Plc off the coast of the Philippines. Tensions between China and Vietnam rose after Chinese vessels cut the cables of a Vietnamese survey vessel on May 26. Chinese ships again cut the cables of a Vietnamese ship on June 9, only days after Chinese officials emphasized the peaceful resolution of disputes at the Shangri La Dialogue in Singapore.
Một số vụ việc mới đây cho thấy một nhu cầu cấp bách về việc liên lạc tốt hơn nữa giữa các lực lượng chống đối và các cơ chế giải quyết tranh chấp mạnh mẽ hơn. Hồi tháng 3, các tàu Trung Quốc đã xua đuổi một tàu khảo sát làm việc cho hãng năng lượng Forum Energy Plc, trụ sở tại Anh, ở ngoài bờ biển Philippines. Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng cao sau khi phía Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò Việt Nam hôm 26/5. Các tàu Trung Quốc lại hành động tương tự với tàu Việt Nam hôm 9/6, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh nhấn mạnh cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp tại diễn đàn Đối thoại Shangri La ở Singapore.
Significantly, the incidents come at the same time that ASEAN and China are promoting greater economic integration. China is currently ASEAN’s largest trade partner; this April ASEAN replaced Japan as China’s third largest trading partner. Total ASEAN-China trade grew to US$293 billion last year and in the last five months was up 26% year on year to $141 billion.
Đặc biệt là, các vụ việc diễn ra vào cùng thời điểm ASEAN và Trung Quốc đang thúc đẩy sự hội nhập kinh tế lớn hơn nữa. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN; tháng 4 vừa qua, ASEAn đã thay thế Ấn Độ giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc. Tổng kim ngạch thương mại ASEAN – Trung Quốc tăng lên 293 tỉ USD năm 2010 và trong 5 tháng qua tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 141 tỉ USD.
Agreement on the new guidelines came just two days before the ASEAN Regional Forum (ARF) conference held in Bali on July 23. This may have been an effort to avoid discussion of the issue in a more international forum involving the US. By avoiding wider discussion on the South China Sea at the ARF, the would-be security grouping was relegated to making statements of support without offering ways to find durable solutions to the South China Sea’s security problems.
Thỏa thuận về các quy tắc mới ra đời chỉ 2 ngày trước Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ở Bali ngày 23/7. Đó có thể là một nỗ lực nhằm tránh bàn thảo vấn đề ở một diễn đàn đa phương hơn với sự tham gia của Mỹ. Bằng cách tránh thảo luận sâu rộng hơn về Biển Đông ở ARF, nhóm an ninh tương lai có thể ra các tuyên bố hỗ trợ mà không cần phải đề ra các hướng nhằm tìm kiếm các giải pháp lâu bền cho vấn đề an ninh ở Biển Đông.
Significantly, it took eight years to gather enough consensus to agree to the non-binding guidelines. The real work – establishing binding conflict resolution mechanisms – lies ahead while ASEAN’s and the ARF’s track record at devising enforceable solutions is not promising.
Mất 8 năm các bên mới tập hợp được đủ sự đồng thuận để nhất trí về các quy tắc không mang tính pháp lý. Công việc thực sự – thiết lập các cơ chế giải quyết xung đột có tính ràng buộc pháp lý – vẫn nằm ở phía trước trong khi bảng thành tích đưa ra các giải pháp khả thi của ASEAN và ARF không có triển vọng.
This past year ASEAN has struggled mightily to develop a binding solution to the border conflict between Thailand and Cambodia.
In another indication of ASEAN’s mediating impotence, Philippine president Benigno Aquino has indicated his government’s intention to bring its security complaint against China issue to the United Nations’ International Tribunal for the Law of the Sea.
Trong năm qua, ASEAN đã chật vật hết sức để phát triển một giải pháp có tính ràng buộc pháp lý cho xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia.
Trong một dấu hiệu nữa cho thấy ASEAN bất lực về hòa giải là Tổng thống Philippines Benigno Aquino tỏ rõ chính phủ ông có ý định đưa vấn đề với Trung Quốc lên Tòa án quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc.
Indeed, the attractiveness for many regional nations to join the ARF is that they can talk about issues without having to commit to action. Rather than confront issues openly, they are instead often dealt with in meetings on the larger event’s sidelines.
Thực vậy, điều khiến nhiều nước khu vực tham gia ARF là họ có thể nói về các vấn đề mà không cần cam kết hành động. Thay vì các vấn đề được công khai đối diện thì chúng thường được giải quyết trong các cuộc gặp bên lề.
As a test of the ARF’s ability to manage maritime or other security issues, last week’s meetings should thus be viewed as yet another inconclusive outcome. Although the new guidelines were established amid much multilateral fanfare, each individual country will decide whether or not to adhere to them.
Đóng vai trò như một phép thử đối với khả năng giải quyết các vấn đề hàng hải hoặc an ninh của ARF, các cuộc gặp tuần trước nên được xem là tiếp tục không mang lại kết quả. Mặc dù các quy tắc mới đã được thiết lập và được nhiều phía ca ngợi, mỗi một nước riêng rẽ sẽ phải quyết định có tôn trọng chúng hay không.
China has repeatedly rejected the involvement of the international community in settling disputes involving the South China Sea. Beijing has even generally avoided discussing the issue with ASEAN, preferring instead to deal with related issues bilaterally with individual claimants. On July 22, Chinese foreign minister Yang Jiechi told reporters that China is committed to maintaining freedom of navigation and security in the South China Sea.
Trung Quốc liên tiếp phản đối sự tham gia của cộng đồng quốc tế trong giải quyết các tranh chấp liên quan tới Biển Đông. Bắc Kinh nhìn chung còn tránh bàn thảo vấn đề này với ASEAN, thay vào đó muốn giải quyết một cách song phương với từng nước tranh chấp. Ngày 22/7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì nói với các phóng viên rằng Trung Quốc quyết tâm duy trì tự do hàng hải và an ninh ở Biển Đông.


China is especially anxious to avoid US involvement in the issue. In the past year, the US has stepped up joint military exercises with several Southeast Asian claimants, including Vietnam, the Philippines and Malaysia. China has referred to the ramped up exercises as “inappropriate”.
Trung Quốc đặc biệt muốn Mỹ không tham gia vào vấn đề. Trong năm ngoái, Mỹ đã đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự chung với một số bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia. Trung Quốc quy kết các cuộc tập trận đó là “không thích hợp”.
Beijing took particular umbrage to US secretary of state Hillary Clinton’s remarks at last year’s ARF meeting in Hanoi where she said that resolution of the disputes was an American national security interest, due to Washington’s desire to ensure freedom of navigation and maritime security in the South China Sea.
Bắc Kinh rất tức tối về bình luận của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại hội nghị ARF năm ngoái ở Hà Nội rằng giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông là lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, vì Washington muốn bảo đảm tự do hàng hải và an ninh ở Biển Đông.
The US has been notably less confrontational this year. At this year’s ARF meeting, Clinton noted that the issue is complex and that the US would not take sides in the dispute. Instead she urged China and ASEAN member states to show restraint in the South China Sea and settle differences according to international law through the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS).
Năm nay, có thể thấy rõ Mỹ tỏ ra ít đối đầu hơn. Tại hội nghị ARF năm nay, bà Clinton nói rằng vấn đề rất phức tạp và Mỹ sẽ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp. Thay vào đó, bà kêu gọi Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN hãy kiềm chế và giải quyết các bất đồng theo luật pháp quốc tế thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
She also proposed that each country base its claims on undisputed territory they already possess instead of arbitrary lines drawn on maps. Many Southeast Asian nations are concerned about a Chinese map with borders marked by nine dashes that effectively claims most of the South China Sea for Beijing. However, the US stance on the issue is somewhat weakened by its failure to ratify the UNCLOS.
Bà cũng đề nghị mỗi nước căn cứ các tuyên bố của mình vào vùng lãnh thổ không tranh chấp mà họ đã sở hữu thay vì các đường tùy tiện trên các bản đồ. Nhiều nước Đông Nam Á lo ngại về bản đồ mà Trung Quốc đưa ra với các đường biên giới được đánh dấu bằng 9 đoạn nhận gần hết Biển Đông cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, lập trường của Mỹ về vấn đề có phần yếu đi do nước này không thông qua UNCLOS.
A subtext to American statements is concern over China’s growing blue water navy capabilities. Beijing’s growing emphasis on naval power is also a matter of concern among its Southeast Asian neighbors. While China argues its expanding navy is geared strictly for defense, many in Southeast Asia believe that it could be deployed to project Chinese hegemony over the South China Sea as defined by its nine-dash map.
Ẩn chứa trong các thông điệp của Mỹ là sự lo ngại về khả năng hải quân viễn dương đang lớn mạnh của Trung Quốc. Việc Trung Quốc ngày càng trú trọng đến sức mạnh của hải quân cũng là một vấn đề gây quan ngại giữa các nước láng giềng Đông Nam Á. Mặc dù Trung Quốc biện luận nước này mở rộng hải quân chủ yếu là để phục vụ quốc phòng, nhiều nước ở Đông Nam Á tin rằng lực lượng đó có thể được triển khai để thực hiện tham vọng bá chủ của Trung Quốc ở Biển Đông như được định rõ trong bản đồ chín đoạn.
The encompassed territory is believed to contain potentially extensive oil and gas fields whose output could be crucial to China’s burgeoning economy and mitigate its dependence on fuel imports from the Middle East. Security analysts note that in a potential conflict between the US and China, US warships could move to block China’s fuel shipments through the narrow Malacca Straits.
Vùng lãnh thổ được bao quanh được tin là chứa nhiều mỏ dầu lửa và khí đốt mà sản lượng của chúng có thể quyết định nền kinh tế đang phát triển nhanh của Trung Quốc và giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào nhiên liệu nhập khẩu từ Trung Đông. Giới phân tích an ninh cho rằng, trong một cuộc xung đột tiềm ẩn giữa Mỹ và Trung Quốc, tàu chiến của Mỹ có thể kéo tới vô hiệu hóa các hoạt động vận chuyển nhiên liệu của Trung Quốc qua Eo biển Malacca chật hẹp.
After last week’s ARF meeting, Clinton called the deal on guidelines an “important first step” but noted it was only that. She went on to condemn acts of “intimidation” in the South China Sea and called for urgent follow-on negotiations between China and ASEAN to establish a specific code to settle disputes in the area and avoid conflict in the vital maritime trade lanes.
Sau cuộc họp ARF tuần trước, bà Clinton gọi thỏa thuận về các quy tắc là một “bước quan trọng đầu tiên” nhưng lưu ý rằng mới chỉ dừng lại ở đó. Bà tiếp tục lên án những hành động “hăm dọa” ở Biển Đông và kêu gọi các cuộc đàm phán khẩn cấp tiếp theo giữa Trung Quốc và ASEAN để thiết lập một bộ quy tắc cụ thể nhằm giải quyết những tranh chấp trong khu vực và tránh xung đột trên các tuyến thương mại trọng yếu trên biển.
“There needs to be a lot of dialogue between [ASEAN] and China,” Clinton said. “And the rest of the world needs to weigh in because all of us have a stake in ensuring that these disputes don’t get out of control.”
“Còn cần rất nhiều đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc”, bà Clinton nói. “Và phần còn lại của thế giới cần phải tác động bởi vì tất cả chúng ta đều có quyền lợi trong việc đảm bảo những tranh chấp đó không vượt tầm kiểm soát”.
Yet there are already signs that the guidelines may not be enough to mitigate future conflicts. This week the Philippines announced it will go ahead with exploration for oil in its claimed portion of the South China Sea, where 15 exploration blocks were put up for tender last month. Two of those are within China’s claimed zone of control.
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy các quy tắc không đủ để hạn chế xung đột trong tương lai. Tuần này, Philippines thông báo nước này sẽ tiếp tục thăm dò dầu lửa ở khu vực nước này nhận chủ quyền, nơi 15 lô thăm dò đã được đưa ra đấu thầu hồi tháng trước. Hai trong số đó nằm ở nơi mà Trung Quốc nhận chủ quyền.
Manila has said that all of the area is within its sovereign exclusive economic zone as defined by international maritime law. Over 100 energy companies, including Chevron Corporation and Total SA, expressed interest in bidding on the blocks during a June 11 road show in Singapore attended by Philippine energy officials. But without established conflict resolution mechanisms, the security of those contracts can not be guaranteed.
Manila tuyên bố toàn bộ khu vực này nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của Philippines, được định rõ theo luật biển quốc tế. Hơn 100 công ty năng lượng, trong đó có Chevron Corporation và Total SA, đã tỏ ra quan tâm đấu các lô trong buổi giới thiệu hôm 11/7 ở Singapore có sự tham gia của các quan chức năng lượng Philippines. Tuy nhiên, nếu không có các cơ chế giải quyết xung đột cụ thể, sự an toàn của những hợp đồng đó có thể không được đảm bảo.

Người dịch: Trúc An


http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/MG30Ae03.html

Hegemony with Chinese Characteristics Aaron L. Friedberg Bá quyền mang đặc trưng Trung Hoa.




Hegemony with Chinese Characteristics

Aaron L. Friedberg

Bá quyền mang đặc trưng Trung Hoa.

Aaron L. Friedberg

THE UNITED States and the People’s Republic of China are locked in a quiet but increasingly intense struggle for power and influence, not only in Asia, but around the world. And in spite of what many earnest and well-intentioned commentators seem to believe, the nascent Sino-American rivalry is not merely the result of misperceptions or mistaken policies; it is driven instead by forces that are deeply rooted in the shifting structure of the international system and in the very different domestic political regimes of the two Pacific powers.

Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị hãm vào trong một cuộc tranh chấp thầm lặng nhưng ngày càng gay gắt nhằm dành quyền lực và ảnh hưởng không chỉ ở châu Á mà trên khắp thế giới. Mặc dầu những gì mà nhiều nhà bình luận nghiêm chỉnh và thiện chí dường như tin tưởng, sự kình địch giữa Hoa-Mỹ mới nảy sinh không phải chỉ là kết quả của những chính sách sai lầm hay những sự hiểu lầm, trái lại nó bị thúc đẩy bởi những lực lượng đã bắt rễ sâu trong cấu trúc đang thay đổi của hệ thống quốc tế và trong chính những chế độ chính trị trong nước hết sức khác nhau của hai cường quốc Thái Bình Dương.

Throughout history, relations between dominant and rising states have been uneasy—and often violent. Established powers tend to regard themselves as the defenders of an international order that they helped to create and from which they continue to benefit; rising powers feel constrained, even cheated, by the status quo and struggle against it to take what they think is rightfully theirs. Indeed, this story line, with its Shakespearean overtones of youth and age, vigor and decline, is among the oldest in recorded history. As far back as the fifth century BC the great Greek historian Thucydides began his study of the Peloponnesian War with the deceptively simple observation that the war’s deepest, truest cause was “the growth of Athenian power and the fear which this caused in Sparta.”

Trong suốt lịch sử, những mối quan hệ giữa các nước đã vượt trội và những nước đang vươn lên không bao giờ là dễ dàng – và thường là bạo lực. Các cường quốc đã định hình, có xu hướng tự coi mình là những kẻ bảo vệ một trật tự quốc tế mà chúng đã giúp tạo ra và đang tiếp tục hưởng lợi từ nó; các cường quốc đang vươn lên cảm thấy bị kiềm chế, thậm chí bị lừa bịp, bởi tình hình hiện tại và đấu tranh chống lại nó để giành lấy cái mà chúng nghĩ rằng đúng ra phải là của chúng. Thật vậy, câu chuyện này, với những ngụ ý kiểu Shakespeare về tuổi trẻ và tuổi già, vững mạnh và suy tàn, là thứ chuyện lâu đời nhất trong lịch sử thành văn của loài người. Ngay từ thế kỷ 5 trước CN nhà sử học vĩ đại người Hy Lạp Thucydides bắt đầu nghiên cứu về cuộc Chiến tranh Peloponnesia với nhận xét tưởng chừng như đơn giản rằng nguyên nhân sâu xa nhất, thật sự nhất của chiến tranh là “sự lớn lên của sức mạnh Athena và nỗi sợ mà nó gây nên trong Sparta.”

The fact that the U.S.-China relationship is competitive, then, is simply no surprise. But these countries are not just any two great powers: Since the end of the Cold War the United States has been the richest and most powerful nation in the world; China is, by contrast, the state whose capabilities have been growing most rapidly. America is still “number one,” but China is fast gaining ground. The stakes are about as high as they can get, and the potential for conflict particularly fraught.

Cái sự thật rằng mối quan hệ Mỹ-Hoa là quan hệ cạnh tranh không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng hai nước này đâu phải là hai cường quốc bất kỳ: từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh Hoa Kỳ đã là nước giàu nhất và mạnh nhất thế giới; ngược lại Trung Hoa là nước mà các khả năng vươn lên nhanh nhất. Hoa Kỳ vẫn còn là “số một,” nhưng Trung Hoa nhanh chóng giành được đất. Cuộc ganh đua đang ở mức cao nhất, và đặc biệt đầy tiềm năng xảy ra xung đột.

At least insofar as the dominant powers are concerned, rising states tend to be troublemakers. As a nation’s capabilities grow, its leaders generally define their interests more expansively and seek a greater degree of influence over what is going on around them. This means that those in ascendance typically attempt not only to secure their borders but also to reach out beyond them, taking steps to ensure access to markets, materials and transportation routes; to protect their citizens far from home; to defend their foreign friends and allies; to promulgate their religious or ideological beliefs; and, in general, to have what they consider to be their rightful say in the affairs of their region and of the wider world.

Ít nhất cho đến nay dưới mắt các cường quốc vượt trội, các nước đang lên có xu hướng là những kẻ gây rối. Khi những khả năng của một nước lớn lên, các lãnh đạo của nó nói chung xác định lợi ích của họ rộng rãi hơn và đi tìm mức độ ảnh hưởng lớn hơn đối với tình hình diễn ra xung quanh họ. Điều này có nghĩa là những nước đang lên này thông thường không chỉ mưu đồ giữ nguyên đường biên giới của chúng mà còn muốn vượt ra bên ngoài những đường biên giới ấy, đi những bước đi cần thiết để đảm bảo đến được các thị trường, vật liệu và các đường giao thông, để bảo vệ công dân của chúng ở xa nhà, bảo vệ các bạn bè và đồng minh nước ngoài của chúng; để truyền bá các tôn giáo và niềm tin ý thức hệ của chúng; và, để có những gì chúng coi là quyền hợp pháp chính đáng của chúng trong công việc ở địa phương của chúng và của thế giới bên ngoài.

As they begin to assert themselves, ascendant states typically feel impelled to challenge territorial boundaries, international institutions and hierarchies of prestige that were put in place when they were still relatively weak. Like Japan in the late nineteenth century, or Germany at the turn of the twentieth, rising powers want their place in the sun. This, of course, is what brings them into conflict with the established great powers—the so-called status quo states—who are the architects, principal beneficiaries and main defenders of any existing international system.

Khi chúng bắt đầu tự xét đoán mình, các nước vượt trội thường cảm thấy buộc phải thách thức các đường biên giới lãnh thổ các thiết chế quốc tế và hệ thống tôn ti trật tự về uy tín đã được sắp xếp khi chúng còn tương đối yếu ớt. Giống như Nhật Bản cuối thế kỷ mười chín, hay Đức ở bước ngoặt sang thế kỷ hai mươi, các cường quốc mới nổi muốn có chỗ đứng dưới mặt trời. Tất nhiên đây là điều đặt chúng đối đầu với các cường quốc đã định hình – cái gọi là các nước status quo, đã nghiễm nhiên như thế – vốn là những nhà kiến trúc, những kẻ thừa kế chủ yếu và những người bảo vệ chính của bất kỳ hệ thống quốc tế hiện tồn nào.

The resulting clash of interests between the two sides has seldom been resolved peacefully. Recognizing the growing threat to their position, dominant powers (or a coalition of status quo states) have occasionally tried to attack and destroy a competitor before it can grow strong enough to become a threat. Others—hoping to avoid war—have taken the opposite approach: attempting to appease potential challengers, they look for ways to satisfy their demands and ambitions and seek to incorporate them peacefully into the existing international order.

Cuộc va chạm sinh ra từ đó giữa các lợi ích của hai bên rất hiếm khi được giải quyết một cách hòa bình. Nhận thấy mối đe dọa đang lớn lên đối với địa vị của chúng, các cường quốc vượt trội (hay một liên minh của các nước có địa vị ấy theo thực tế – status quo) đôi khi cố tấn công và phá hoại một đối thủ trước khi nó có thể lớn lên, đủ mạnh để thành một nguy cơ. Những nước khác – hy vọng tránh được chiến tranh – đã theo một lập trường ngược lại: cố gắng xoa dịu những kẻ ngầm thách thức mình, họ tìm cách thỏa mãn những đòi hỏi và tham vọng của chúng và tìm cách đưa chúng vào trật tự quốc tế hiện tồn một cách hòa bình.

But however sincere, these efforts have almost always ended in failure. Sometimes the reason clearly lies in the demands of the rising state. As was true of Adolf Hitler’s Germany, an aggressor may have ambitions that are so extensive as to be impossible for the status quo powers to satisfy without effectively consigning themselves to servitude or committing national suicide. Even when the demands being made of them are less onerous, the dominant states are often either reluctant to make concessions, thereby fueling the frustrations and resentments of the rising power, or too eager to do so, feeding its ambitions and triggering a spiral of escalating demands. Successful policies of appeasement are conceivable in theory but in practice have proven devilishly difficult to implement. This is why periods of transition, when a new, ascending power begins to overtake the previously dominant state, have so often been marked by war.

Nhưng dù có chân thành đến mấy, những cố gắng của họ hầu như luôn luôn kết thúc trong thất bại. Đôi khi lý do rõ ràng nằm trong những đòi hỏi của nước đang lên. Điều này cũng đúng với nước Đức của Adolf Hitler, một kẻ xâm lược có thể có những tham vọng quá lớn đến mức các nước status quo không thể đáp ứng mà không thực tế tự dấn mình vào tình trạng nô lệ hay tự sát dân tộc. Ngay cả khi những đòi hỏi của chúng không quá nặng nề, các nước vượt trội cũng thường rất khó chấp nhận nhượng bộ, do đó đổ thêm dầu vào đám lửa oán giận và thất vọng của nước đang lên, hoặc quá hăm hở nhượng bộ, thì lại nuôi dưỡng những tham vọng của nó và khiến cho các đòi hỏi leo thang theo đường xoắn ốc. Các chính sách nhượng bộ để xoa dịu mà thắng lợi có thể hiểu được về mặt lý thuyết, nhưng việc thực hiện chúng trong thực tế tỏ ra vô cùng khó khăn. Đó là lý do tại sao những thời kỳ chuyển tiếp, khi một cường quốc đang lên bắt đầu vượt các nước trước kia là vượt trội, đã luôn luôn được đánh dấu bằng chiến tranh.

WHILE THEY are careful not to say so directly, China’s current rulers seem intent on establishing their country as the preponderant power in East Asia, and perhaps in Asia writ large. The goal is to make China the strongest and most influential nation in its neighborhood: a country capable of deterring attacks and threats; resolving disputes over territory and resources according to its preferences; coercing or persuading others to accede to its wishes on issues ranging from trade and investment to alliance and third-party basing arrangements to the treatment of ethnic Chinese populations; and, at least in some cases, affecting the character and composition of their governments. Beijing may not seek conquest or direct physical control over its surroundings, but, despite repeated claims to the contrary, it does seek a form of regional hegemony.

Trong khi họ cẩn thận không nói trực tiếp, các nhà cầm quyền hiện nay của Trung Hoa dường như đang cố xác định đất nước họ như cường quốc nỗi trội ở Đông Á và có lẽ cả châu Á nói chung. Mục đích là làm cho Trung Hoa thành nước mạnh nhất và có ảnh hưởng nhất trong vùng lân cận của mình, một nước có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công và các mối đe dọa; giải quyết các tranh chấp lãnh thổ theo các sở thích của nó; ép buộc hoặc thuyết phục các nước khác tán thành những ý muốn của nó trên những vấn đề từ thương mại và đầu tư đến liên minh và bên thứ ba dựa trên những sự dàn xếp đối xử với những cư dân người Hoa; và, ít nhất trong một số trường hợp, ảnh hưởng đến tính cách và thành phần các chính phủ của họ. Bắc Kinh có thể không tìm cách chinh phục hay trực tiếp kiểm soát về mặt vật chất đối với những nước xung quanh nó, nhưng, nó chắc chắn đi tìm một hình thức bá quyền khu vực, mặc dầu luôn mồm khẳng định ngược lại.

Such ambitions hardly make China unique. Throughout history, there has been a strong correlation between the rapid growth of a state’s wealth and potential power, the geographic scope of its interests, the intensity and variety of the perceived threats to those interests, and the desire to expand military capabilities and exert greater influence in order to defend them. Growth tends to encourage expansion, which leads to insecurity, which feeds the desire for more power. This pattern is well established in the modern age. Looking back over the nineteenth and twentieth centuries, Samuel Huntington finds that every other major power, Britain and France, Germany and Japan, the United States and the Soviet Union, has engaged in outward expansion, assertion, and imperialism coincidental with or immediately following the years in which it went through rapid industrialization and economic growth.

Trung Hoa không phải là nước duy nhất có những tham vọng như thế. Trong suốt lịch sử, đã có một tương quan chặt chẽ giữa việc lớn lên mau chóng của cải vật chất và sức mạnh tiềm tàng của một nước, phạm vi địa lý của những lợi ích của nó, tính dữ dội và đa dạng của những mối đe dọa đã biết đối với những lợi ích đó, với mong muốn mở rộng các khả năng quân sự và dùng ảnh hưởng lớn hơn để bào vệ chúng. Sự lớn mạnh có xu hướng khuyến khích bành trướng, điều này dẫn đến mất an ninh, nuôi dưỡng ước muốn có nhiều quyền lực hơn nữa. Mẫu hình này được thiết lập rất rõ trong thời trung cổ. Samuel Huntington khi nhìn lại các thế kỷ mười chín và hai mươi đã thấy rằng mọi cường quốc lớn khác, Anh và Pháp, Đức và Nhật, Mỹ và Liên xô, đã gắn liền với sự bành trướng, yêu sách ra bên ngoài, và chủ nghĩa đế quốc trùng khớp với hoặc tiếp ngay theo sau những năm công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

As for China, Huntington concludes, “no reason exists to think that the acquisition of economic and military power will not have comparable effects” on its policies.

Về phần Trung Hoa, Huntington kết luận “không có lý do gì để nghĩ rằng việc có được sức mạnh quân sự và kinh tế không có những tác động” lên các chính sách của nó.

Of course the past behavior of other states is suggestive, but it is hardly a definitive guide to the future. Just because other powers have acted in certain ways does not necessarily mean that China will do the same. Perhaps, in a world of global markets and nuclear weapons, the fears and ambitions that motivated previous rising powers are no longer as potent. Perhaps China’s leaders have learned from history that overly assertive rising powers typically stir resentment and opposition.

Tất nhiên hành vi trong quá khứ của các nước khác có tính gợi mở, nhưng nó hầu như không phải là một dẫn hướng dứt khoát đến tương lai. Đơn giản là vì các cường quốc khác đã hành động theo những cách nhất định không nhất thiết có nghĩa là Trung Hoa cũng sẽ làm như vậy. Có lẽ, trong một thế giới thị trường toàn cầu và vũ khí hạt nhân, những nỗi lo sợ và những tham vọng thúc đẩy các cường quốc nổi lên trước đây không còn mạnh mẽ như thế nữa. Có lẽ các lãnh đạo Trung Hoa đã học được từ lịch sử rằng những cường quốc mới nổi thường khuấy lên những bất đồng và chống đối.

But China is not just any rising power, and its history provides an additional reason for believing that it will seek some form of regional preponderance. It is a nation with a long and proud past as the leading center of East Asian civilization and a more recent and less glorious experience of domination and humiliation at the hands of foreign invaders. As a number of historians have recently pointed out, China is not so much “rising” as it is returning to the position of regional preeminence that it once held and which its leaders and many of its people still regard as natural and appropriate. The desire to reestablish a Sino-centric system would be consistent with what journalist Martin Jacques describes as an overwhelming assumption on the part of the Chinese that their natural position lies at the epicentre of East Asia, that their civilization has no equals in the region, and that their rightful position, as bestowed by history, will at some point be restored in the future.

Nhưng Trung Hoa không phải là một cường quốc mới nổi bất kỳ nào, và lịch sử của nó cung cấp thêm một lý do để tin rằng nó sẽ tìm một hình thức ưu thắng trong khu vực. Nó là một dân tộc có một quá khứ lâu dài và tự hào là một trung tâm chủ đạo của nền văn minh Đông Á, và gần đây hơn nó có một kinh nghiệm ít vẻ vang hơn, về sự đô hộ và nhục nhã trong tay những kẻ xâm lược nước ngoài. Như một số nhà sử học gần đây đã chỉ ra, Trung Hoa không chỉ “nổi lên” mà nó còn trở về cái địa vị vượt trội trong khu vực mà có thời nó đã giữ, mà các lãnh đạo và nhiều người trong số nhân dân của nó vẫn nghĩ như thế là tự nhiên và thích hợp. Cái mong muốn thiết lập lại hệ thống lấy Hán làm trung tâm có thể nhất quán với điều mà nhà báo Martin Jacque mô tả như một giả định phổ biến về phần người Trung Hoa, rằng địa vị tự nhiên của họ nằm ở trung tâm Đông Á, rằng nền văn minh của họ không có ai trong khu vực sánh nổi, và rằng cái địa vị xứng đáng của họ mà lịch sử ban cho, sẽ được khôi phục tại một thời điểm nào đó trong tương lai.

Conservative scholar Yan Xuetong puts the matter succinctly: the Chinese people are proud of their country’s glorious past and believe its fall from preeminence to be “a historical mistake which they should correct.” If anything, the “century of humiliation” during which China was weak and vulnerable adds urgency to its pursuit of power. For a nation with China’s history, regaining a position of unchallengeable strength is not seen as simply a matter of pride but rather as an essential precondition for continued growth, security and, quite possibly, survival.

Học giả bảo thủ Yan Xuetong (Diêm Học Thông) đặt vấn đề một cách ngắn gọn: Nhân dân Trung Hoa tự hào về quá khứ vinh quang của đất nước mình và tin rằng việc nó rơi khỏi địa vị ưu thắng là “một sai lầm lịch sử mà nó nên sửa chữa.” Đúng ra là ngược lại, cái “thế kỷ nhục nhã” trong đó Trung Hoa yếu ớt và dễ bị tổn thương càng làm cho việc theo đuổi quyền lực của nó thêm khẩn thiết. Đối với một dân tộc với một lịch sử như của Trung Hoa, việc giành lại một địa vị sức mạnh vô địch không được xem một cách đơn giản là vấn đề tự hào mà đúng hơn như một điều kiện tiên quyết thiết yếu để tiếp tục lớn lên, an ninh và, hoàn toàn hợp lý, sống còn.

DEEP-SEATED patterns of power politics are thus driving the United States and China toward mistrust and competition, if not necessarily toward open conflict. But this is not all there is to the story. In contrast to what some realists claim, ideology matters at least as much as power in determining the course of relations among nations. The fact that America is a liberal democracy while China remains under authoritarian rule is a significant additional impetus for rivalry, an obstacle to stable, cooperative relations, and a source of mutual hostility and mistrust in its own right.

Những mẫu hình ngấm ngầm của chính sách vũ lực như thế đang đẩy Hoa kỳ và Trung Hoa đến chỗ nghi ngờ và tranh đua, nếu không phải là nhất định tiến đến xung đột công khai. Nhưng câu chuyện này không phải chỉ có thế. Ngược với điều khẳng định của một số người có óc thực tế, các vấn đề tư tưởng hệ ít nhất cũng quan trọng như vấn đề quyền lực trong việc quyết định tiến trình của các quan hệ giữa các dân tộc. Cái sự kiện Hoa Kỳ là một nền dân chủ tự do trong khi Trung Hoa vẫn còn dưới nền thống trị toàn trị là một sức đẩy thêm rất mạnh cho đối kháng, một chướng ngại cho ổn định và các quan hệ hợp tác, và tự nó là một nguồn gốc của thù địch và nghi ngờ lẫn nhau.

Relations between democracies and nondemocracies are always conducted in what political theorist Michael Doyle describes as an “atmosphere of suspicion,” in part because of “the perception by liberal states that nonliberal states are in a permanent state of aggression against their own people.” Democracies, in short, regard nondemocracies as less than legitimate because they do not enjoy the freely given consent of their own people. In their heart of hearts, most self-governing citizens simply do not believe that all states are created equal or that they are entitled to the same degree of respect regardless of how they are ruled.

Các quan hệ giữa các xã hội dân chủ và không dân chủ luôn được thực hiện trong cái mà nhà lý thuyết chính trị Michael Doyle mô tả là một “không khí hiềm nghi” phần nào vì “nhận thức của các nước tự do rằng các nước không tự do luôn ở trong một tình trạng xâm lược gây hấn chống lại chính nhân dân của chúng.” Các nền dân chủ, nói ngắn gọn, xem các nước không dân chủ là ít hợp pháp hơn bởi vì chúng không được hưởng sự đồng thuận được để tự do của chính nhân dân của chúng. Trong thâm tâm, phần lớn các công dân tự trị đơn giản không tin rằng tất cả các nước được tạo ra bình đẳng, hay tin rằng họ có quyền được tôn trọng đến cùng mức độ như nhau, bất kể họ bị cai trị như thế nào.

Seen in this light, disputes between the United States and China over such issues as censorship and religious freedom are not just superficial irritants that can be dissolved or wished away. They are instead symptomatic of much deeper difficulties. To most Americans, China’s human-rights violations are not only intrinsically wrong, they are also powerful indicators of the morally distasteful nature of the Beijing regime. While the United States may be able to do business with such a government on at least some issues, the possibility of a warm, trusting and stable relationship is remote to say the least.

Nhìn dưới ánh sáng này, những tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa trên những vấn đề như kiểm duyệt và tự do tôn giáo không chỉ gây khó chịu ngoài mặt có thể hóa giải hay rũ bỏ. Ngược lại chúng là triệu chứng của những khó khăn sâu hơn nhiều. Đối với phần đông người Mỹ, sự vi phạm nhân quyền của Trung Hoa không chỉ sai trái về thực chất, chúng còn là những dấu hiệu của bản chất khó chịu về đạo đức của chế độ Bắc Kinh. Trong khi Hoa Kỳ có thể quan hệ giao dịch với một chính phủ như vậy ít ra trên một số vấn đề, thì cái khả thể của một quan hệ ổn định nồng ấm tin cậy là xa vời, ấy là nói nhẹ nhất.

Democracies also tend to regard nondemocracies as inherently untrustworthy and dangerously prone to external aggression. Because of the secrecy in which their operations are cloaked, the intentions, and often the full extent of the military capabilities of nondemocratic states, are difficult to discern. In recent years, U.S. officials have pressed their Chinese counterparts to be more “transparent” about defense programs, but there is little expectation that these pleas will be answered in any meaningful way. And even if Beijing were to suddenly unleash a flood of facts and figures, American analysts would regard them with profound skepticism, scrutinizing the data for signs of deception and disinformation. And they would be right to do so; the centralized, tightly controlled Chinese government is far better situated to carry off such schemes than its open, divided and leaky American counterpart.

Các xã hội dân chủ cũng có xu hướng coi các xã hội không dân chủ là vốn dĩ không đáng tin và ngờ một cách nguy hiểm về xâm lược bên ngoài. Vì những hành động của chúng được che giấu trong màn bí mật, nên những mưu toan, và qui mô đầy đủ của những khả năng quân sự của những nước không dân chủ rất khó nhận biết. Trong những năm gần đây, các quan chức Hoa Kỳ đã thúc ép đối tác Trung Hoa của họ phải minh bạch hơn về các chương trình quốc phòng, nhưng ít có hy vọng những yêu cầu này sẽ được đáp ứng theo bất kỳ cách nào có ý nghĩa. Và thậm chí nếu Bắc Kinh bỗng nhiên xả ra một trận lụt những sự kiện và những con số, thì các nhà phân tích Hoa Kỳ sẽ nhìn chúng với thái độ nghi ngờ sâu sắc, xăm soi các dữ liệu để tìm ra những dấu hiệu lừa dối và đánh lạc hướng. Và họ làm thế là đúng; chính phủ Trung Hoa tập quyền và kiểm soát ngặt nghèo được đặt vào hoàn cảnh tốt hơn nhiều để làm những âm mưu như thế, so với đối tác Hoa Kỳ của nó, vốn phân quyền, công khai và hay để lộ bí mật.

Their capacity for secrecy also makes it easier for nondemocracies to use force without warning. Since 1949, China’s rulers have shown a particular penchant for deception and surprise attacks. (Think of Beijing’s entry into the Korean War in December 1950, or its attack on India in October 1962.) This tendency may have deep roots in Chinese strategic culture extending back to Sun Tzu, but it is also entirely consistent with the character of its current domestic regime. Indeed, for most American analysts, the authoritarian nature of China’s government is a far greater concern than its culture. If China were a democracy, the deep social and cultural foundations of its strategic and political behavior might be little changed, but American military planners would be much less worried that it might someday attempt a lightning strike on U.S. forces and bases in the western Pacific.

Khả năng giữ bí mật của các xã hội không dân chủ cũng khiến nó dễ dàng hơn trong việc sử dụng vũ lực mà không báo trước. Kể từ 1949, các nhà cầm quyền Trung Hoa đã bộc lộ một thiên hướng đặc biệt về tấn công bất ngờ và đánh lừa. (Hãy nghĩ đến việc Bắc Kinh lao vào Chiến tranh Triều Tiên tháng Chạp năm 1950, hay cuộc tấn công Ấn Độ của nó tháng Mười 1962.) Cái khuynh hướng này có thể đã bắt rễ sâu trong văn hóa chiến lược Trung Hoa từ thời Tôn Tử, nhưng nó cũng hoàn toàn nhất quán với tính cách của chính sách đối nội đương thời của nó. Thật ra, đối với hầu hết các nhà phân tích Hoa Kỳ, bản chất độc đoán của chính phủ Trung Hoa là mối lo ngại lớn hơn nhiều so với văn hóa của nó. Nếu Trung Hoa là một xã hội dân chủ, những nền tảng văn hóa xã hội sâu xa của chiến lược và hành vi chính trị của nó có thể ít thay đổi, nhưng các nhà vạch kế hoạch của Hoa Kỳ có thể đỡ lo lắng hơn nhiều rằng một ngày nào đó nó có thể thử một đòn tấn công sấm sét lên các lực lượng và các căn cứ Hoa Kỳ ở tây Thái Bình Dương.

Such fears of aggression are heightened by an awareness that anxiety over a lack of legitimacy at home can cause nondemocratic governments to try to deflect popular frustration and discontent toward external enemies. Some Western observers worry, for example, that if China’s economy falters its rulers will try to blame foreigners and even manufacture crises with Taiwan, Japan or the United States in order to rally their people and redirect the population’s anger. Whatever Beijing’s intent, such confrontations could easily spiral out of control. Democratic leaders are hardly immune to the temptation of foreign adventures. However, because the stakes for them are so much lower (being voted out of office rather than being overthrown and imprisoned, or worse), they are less likely to take extreme risks to retain their hold on power.

Những nỗi lo xâm lược như thế đang dâng cao bởi một nhận biết rằng lo lắng về thiếu tính hợp pháp bên trong có thể khiến các nước không dân chủ cố gắng lái chệch nỗi thất vọng và bất bình của dân chúng sang các kẻ thù bên ngoài. Chẳng hạn một số nhà quan sát phương Tây lo ngại rằng nếu nền kinh tế Trung Hoa vấp ngã, các nhà cầm quyền của nó có thể đổ lỗi cho nước ngoài và thậm chí ngụy tạo ra những cuộc khủng hoảng với Đài Loan, Nhật Bản hoặc Hoa Kỳ để tập hợp nhân dân của họ và làm chuyển hướng cơn giận dữ của dân chúng. Dù Bắc Kinh định làm gì, thì những cuộc đối đầu như thế có thể dễ dàng văng ra khỏi tầm kiểm soát. Các lãnh đạo dân chủ khó lòng tránh khỏi sự cám dỗ [lao vào] những cuộc phiêu lưu nước ngoài. Tuy nhiên, vì sự đặt cược cho họ thấp hơn nhiều (bị bỏ phiếu bất tín nhiệm chứ không phải bị lật đổ hay thậm chí ngồi tù, hoặc xấu hơn), ít có khả năng họ lao vào những mạo hiểm cùng cực để cố níu giữ lấy quyền lực của mình.

But the mistrust between Washington and Beijing is not a one-way street—and with good reason. China’s current rulers do not see themselves as they once did, as the leaders of a global revolutionary movement, yet they do believe that they are engaged in an ideological struggle, albeit one in which, until very recently, they have been almost entirely on the defensive. While they regard Washington’s professions of concern for human rights and individual liberties as cynical and opportunistic, China’s leaders do not doubt that the United States is motivated by genuine ideological fervor. As seen from Beijing, Washington is a dangerous, crusading, liberal, quasi-imperialist power that will not rest until it imposes its views and its way of life on the entire planet. Anyone who does not grasp this need only read the speeches of U.S. officials, with their promises to enlarge the sphere of democracy and rid the world of tyranny.

Sự nghi ngờ giữa Washington và Bắc Kinh không phải một chiều – và với những lý do chính đáng. Các nhà cầm quyền hiện nay của Trung Hoa không như trước đây tự coi mình là những lãnh đạo của phong trào cách mạng thế giới, tuy nhiên họ vẫn tin rằng họ bị lôi kéo vào một cuộc đấu tranh ý thức hệ, mặc dù trong cuộc đấu tranh đó, cho đến thời gian gần đây họ đã hầu như chỉ hoàn toàn ở thế phòng thủ. Trong khi họ coi mối quan tâm của Washington về nhân quyền các quyền tự do cá nhân là vô liêm xỉ và cơ hội, các nhà lãnh đạo Trung Hoa không nghi ngờ gì rằng Hoa Kỳ được thúc đẩy bởi nhiệt tình tư tưởng chân chính. Được nhìn từ Bắc Kinh, Washington là một cường quốc nguy hiểm, viễn chinh, tự do và nửa đế quốc chủ nghĩa, nó không yên chừng nào nó chưa áp đặt được các quan điểm của nó và lối sống của nó lên toàn hành tinh. Ai chưa nắm được cái nhu cầu này của nó chỉ cần đọc những diễn văn của các quan chức Mỹ với những lời hứa hẹn mở rộng tầm ảnh hưởng của dân chủ và loại trừ chuyên chế bạo quyền ra khỏi thế giới.

In fact, because ideology inclines the United States to be more suspicious and hostile toward China than it would be for strategic reasons alone, it also tends to reinforce Washington’s willingness to help other democracies that feel threatened by Chinese power, even if this is not what a pure realpolitik calculation of its interests might seem to demand. Thus the persistence—indeed the deepening—of American support for Taiwan during the 1990s cannot be explained without reference to the fact that the island was evolving from an authoritarian bastion of anti-Communism to a liberal democracy. Severing the last U.S. ties to Taipei would remove a major source of friction with China and a potential cause of war. Such a move might even be conceivable if Taiwan still appeared to many Americans as it did in the 1970s, as an oppressive, corrupt dictatorship. But the fact that Taiwan is now seen as a genuine (if flawed) democracy will make it extremely difficult for Washington to ever willingly cut it adrift.

Thật ra, vì khuynh hướng tư tưởng mà Hoa Kỳ nghi ngờ và thù địch Trung Hoa nhiều hơn là vì riêng các lý do chiến lược, nó cũng có xu hướng làm mạnh hơn ở Washington ý muốn sẵn sàng giúp các nền dân chủ khác khi họ cảm thấy bị đe dọa bời sức mạnh Trung Hoa, ngay cả khi điều này không phải là những gì mà những tính toán chính trị thực dụng thuần túy về những lợi ích của nó dường như đòi hỏi. Như vậy sự giúp đỡ kiên trì – thật ra là đang sâu thêm – cho Đài Loan trong những năm 1990 không thể giải thích được nếu không tham chiếu sự kiện là hòn đảo này đã phát triển lên từ một thành trì chuyên chế của phe chống cộng thành một nền dân chủ tự do. Bỏ đi những liên hệ cuối cùng của Hoa Kỳ với Đài Loan sẽ gỡ bỏ nguồn gây xích mích chủ yếu với Trung Hoa và một nguyên nhân tiềm tàng của chiến tranh. Một động thái như thế thậm chí vẫn có thể hiểu được nếu Đài Loan vẫn còn hiện ra trong mắt nhiều người Mỹ như nó đã hiện ra trong những năm 1970, như một nền độc tài tham nhũng và xâm lược. Nhưng sự kiện là Đài Loan ngày nay được coi như nền dân chủ chân chính (nếu không hoàn thiện) sẽ khiến Washington vô cùng khó khăn ngay cả trong việc sẵn sàng cắt đứt với nó.

Having watched America topple the Soviet Union through a combination of confrontation and subversion, since the end of the Cold War China’s strategists have feared that Washington intends to do the same to them. This belief colors Beijing’s perceptions of virtually every aspect of U.S. policy toward it, from enthusiasm for economic engagement to efforts to encourage the development of China’s legal system. It also shapes the leadership’s assessments of America’s activities across Asia, which Beijing believes are aimed at encircling it with pro-U.S. democracies, and informs China’s own policies to counter that influence.

Sau khi theo dõi Mỹ đánh đổ Liên Xô thông qua sự kết hợp giữa đối đầu và lật đổ, từ cuối Chiến tranh Lạnh các nhà chiến lược Trung Hoa đã sợ rằng Washington có ý định làm như thế với họ. Niềm tin này làm méo mó nhận thức của Bắc Kinh về hầu như mọi khía cạnh của chính sách Hoa Kỳ đối với nó, từ nhiệt tình giao hảo về kinh tế đến những cố gắng nhằm cổ võ sự phát triển hệ thống pháp luật của Trung Hoa. Nó cũng định hướng sự đánh giá của ban lãnh đạo về những hoạt động của Mỹ trên khắp châu Á, mà Bắc Kinh tin là nhằm bao vây nó bằng những nước dân chủ ủng hộ Mỹ, và điều đó thâm nhập vào các chính sách của chính Trung Hoa chống lại ảnh hưởng ấy.

As China emerges onto the world stage it is becoming a source of inspiration and material support for embattled authoritarians in the Middle East, Africa and Latin America as well as Asia—antidemocratic holdouts who looked to be headed for the garbage heap of history after the collapse of the Soviet Union. Americans may have long believed that growth requires freedom of choice in the economic realm (which is presumed to lead ineluctably to the expansion of political liberties), but, at least for now, the mainland has successfully blended authoritarian rule with market-driven economics. If it comes to be seen as offering an alternative model for development, China’s continued growth under authoritarian rule could complicate and slow America’s long-standing efforts to promote the spread of liberal political institutions around the world.

Vì Trung Hoa nổi lên trên vũ đài thế giới, nó đang trở thành nguồn cảm hứng và trợ giúp vật chất cho các nền độc tài đang lâm trận ở Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ Latin cũng như châu Á – các đấu thủ chống dân chủ được coi là hướng đến đống rác lịch sử sau khi Liên Xô sụp đổ. Người Mỹ có thể từ lâu đã tin rằng tăng trưởng đòi hỏi tự do lựa chọn trong địa hạt kinh tế (điều được giả định là nhất định dẫn đến mở rộng các quyền tự do chính trị), nhưng, ít nhất vào lúc này, lục địa này đã pha trộn thành công nền cai trị độc tài với kinh tế thị trường. Nếu nó đi đến chỗ được coi như đưa ra một mô hình phát triển thay thế, sự tiếp tục lớn lên của Trung Hoa dưới nền cai trị chuyên chế có thể làm phức tạp và làm chậm lại những cố gắng lâu dài của Hoa Kỳ khuyến khích mở rộng các thiết chế chính trị tự do trên khắp thế giới.

Fear that the United States has regime change on the brain is also playing an increasing role in the crafting of China’s policies toward countries in other parts of the world. If the United States can pressure and perhaps depose the current leaders of Venezuela, Zimbabwe and Iran, it may be emboldened in its efforts to do something similar to China. By helping those regimes survive, Beijing wins friends and allies for future struggles, weakens the perception that democracy is on the march and deflects some of America’s prodigious energies away from itself. Washington’s efforts to isolate, coerce and possibly undermine dictatorial “rogue” states (such as Iran and North Korea) have already been complicated, if not defeated, by Beijing’s willingness to engage with them. At the same time, of course, China’s actions also heighten concern in Washington about its motivations and intentions, thereby adding more fuel to the competitive fire.

Nỗi sợ rằng Hoa Kỳ mưu mô thay đổi chế độ cũng đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc vạch chính sách của Trung Hoa đối với các nước ở những nơi khác trên thế giới. Nếu Hoa Kỳ có thể ép buộc và có lẽ hạ bệ các lãnh đạo hiện nay ở Venezuela, Zimbabwe và Iran, nó có thể được khuyến khich trong những cố gắng làm cái gì đó tương tự với Trung Hoa. Bằng cách giúp cho những chế độ này sống còn, Bắc Kinh có được những bạn bè và đồng minh cho những cuộc đấu tương lai, làm yếu đi cái nhận thức rằng dân chủ đang trên đường tiến lên và làm chệch một số năng lực phi thường của Hoa Kỳ khỏi bản thân nó. Những cố gắng của Washington làm cô lập, ép buộc và có thể làm xói mòn những nhà nước chuyên chế “tàn độc” (như Iran và Bắc Triều Tiên) đã bị làm cho phức tạp nếu không nói là thất bại, bởi sự sốt sắng của Bắc Kinh gắn kết với chúng. Đồng thời, tất nhiên, những hành động của Trung Hoa cũng làm tăng cao mối lo ngại ở Washington về những động cơ và những dự định của nó, bằng cách đó đổ thêm dầu vào ngọn lửa đua tranh.

IT MAY well be that any rising power in Beijing’s geopolitical position would seek substantial influence in its own immediate neighborhood. It may also be true that, in light of its history, and regardless of how it is ruled, China will be especially concerned with asserting itself and being acknowledged by its neighbors as the first among equals. But it is the character of the nation’s domestic political system that will ultimately be decisive in determining precisely how it defines its external objectives and how it goes about pursuing them.

Cũng rất có thể là bất kỳ một sức mạnh đang lớn lên nào trong lập trường địa chính trị của Bắc Kinh sẽ tìm ảnh hưởng quan trọng trong vùng láng giềng liền kề với nó. Cũng có thể là thật, dưới ánh sáng của lịch sử của nó, và bất chấp nó được cai trị như thế nào, Trung Hoa sẽ đặc biệt quan tâm đến việc tự khẳng định mình và được các láng giềng thừa nhận là đứng đầu giữa những kẻ ngang hàng. Nhưng chính đặc điểm của chính trị trong nước cuối cùng sẽ là quyết định trong việc xác định chính xác nó hạn định những mục tiêu bên ngoài của nó như thế nào, và nó làm thế nào để theo đuổi chúng.

As Ross Terrill of Harvard’s Fairbank Center points out, when we speak of “China’s” intentions or strategy, we are really talking about the aims and plans of today’s top leaders or, as he describes them, “the nine male engineers who make up the Standing Committee of the Politburo of the Chinese Communist Party.” Everything we know of these men suggests that they are motivated above all else by their belief in the necessity of preserving CCP rule. This is, in one sense, a matter of unadulterated self-interest. Today’s leaders and their families enjoy privileges and opportunities that are denied others in Chinese society and which flow directly from their proximity to the sources of political power. The end of the Communist Party’s decades-long reign would have immediate, painful and perhaps even fatal consequences for those at the top of the system. Rising stars who hope one day to occupy these positions and even junior officials with more modest ambitions will presumably make similar calculations. This convergence of personal interests and a sense of shared destiny give the party-state a cohesion that it would otherwise lack. Party members know that if they do not hang together they may very well hang separately—and this knowledge informs their thinking on every issue they face.

Như Ross Terrill của Trung tâm Fairbank Đại học Harvard đã chỉ ra, khi chúng ta nói về các ý định hay chiến lược của Trung Hoa, chúng ta thật sự đang nói về các mục tiêu và kế hoạch của các lãnh đạo chóp bu hiện nay của nó, như ông mô tả họ, “chín nhà thiết kế làm thành Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung quốc.” Mọi điều chúng ta biết về những người này gợi lên rằng họ được thúc đẩy trên hết bởi niềm tin của họ về sự cần thiết của việc duy trì sự cầm quyền của CCP. Theo một nghĩa nào đó, điều này hoàn toàn là một vấn đề tự lợi. Những lãnh đạo hiện nay và gia đình họ được hưởng những đặc quyền và các cơ hội mà những người khác trong xã hội Trung Hoa bị từ chối, và các nguồn của quyền lực chính trị được lấy trực tiếp từ giới thân cận của họ. Sự kết thúc nhiều thập kỷ ngự trị của CCP sẽ có những hậu quả ngay lập tức, đau đớn và có lẽ bi thảm đối với những người đang ở trên đỉnh cao của hệ thống. Những ngôi sao đang lên hy vọng một ngày nào đó sẽ chiếm những vị trí này và ngay cả những quan chức nhỏ với những tham vọng khiêm tốn có lẽ cũng sẽ làm những phép toán tương tự. Sự hội tụ quyền lợi cá nhân này và một cảm giác chung số phận đem đến cho nhà nước-đảng này một sự dính kết không thể thiếu. Các đảng viên biết rằng nếu họ không đoàn kết với nhau họ rất có thể gặp nguy hiểm riêng rẽ – và điều hiểu biết này thấm nhuần suy nghĩ của họ trên mọi vấn đề họ đối mặt.

But the motivation to continue CCP rule is not rooted solely in self-interest. The leadership is deeply sincere in its belief in the party’s past achievements and future indispensability. It was the CCP, after all, that rescued China from foreign invaders, delivered it from a century of oppression and humiliation, and lifted it back into the ranks of the world’s great powers. In the eyes of its leaders, and some portion of the Chinese people, these accomplishments in themselves give the CCP unique moral authority and legitimize its rule.

Nhưng động cơ để CCP tiếp tục cầm quyền không chỉ có gốc rễ trong tự lợi. Giới lãnh đạo chân thành sâu xa trong niềm tin của họ vào những thành tựu quá khứ và sự cần thiết không thể thiếu được của đảng trong tương lai. Dù sao, chính đảng cộng sản Trung Quốc đã cứu Trung Hoa khỏi xâm lược nước ngoài, đã đưa nó ra từ một thế kỷ bị áp bức và nhục nhã, và nâng nó lên hàng những cường quốc lớn nhất thế giới. Trong con mắt của những lãnh đạo của nó, và một bộ phận nhân dân Trung Hoa, những thành tựu này tự bản thân chúng đã cho CCP thẩm quyền đạo đức vô song và hợp pháp hóa sự cầm quyền của nó.

Looking forward, party officials believe that they are all that stands between continued stability, prosperity, progress and an unstoppable ascent to greatness on the one hand and a return to chaos and weakness on the other. An analysis of the leaked secret personnel files of the current “fourth generation” of Chinese leaders (with Mao Tse-tung, Deng Xiaoping and Jiang Zemin leading the first three) by Sinologists Andrew Nathan and Bruce Gilley concludes that, on this question, there is no evidence of dissension or doubt. President Hu Jintao, his colleagues and their likely successors are aware of the numerous internal and external challenges they face, but they are confident that they, and they alone, can find the solutions that will be needed to keep their country moving forward and enable it to achieve its destiny. Indeed, they believe that it is precisely the magnitude and complexity of the problems confronting China that makes their continued rule essential.

Nhìn về phía trước, các quan chức đảng tin rằng tất cả họ đang đứng giữa một bên là tiếp tục ổn định, thịnh vượng, tiến bộ và vươn lên tầm vĩ đại không thể chặn lại, và một bên là quay trở lại hỗn loạn và yếu ớt. Như một phân tích của hồ sơ cá nhân bí mật bị rò rỉ của “thế hệ thứ tư” các lãnh đạo Trung Hoa hiện nay (với Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, và Giang Trạch Dân là ba thế hệ lãnh đạo đầu) của các nhà Hán học Andrew Nathan và Bruce Gilley kết luận rằng, về vấn đề này, không có dấu hiệu bất đồng hay nghi ngờ. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, các đồng nghiệp của ông và những người có khả năng kế tục ông nhận rõ nhiều thách thức bên trong và bên ngoài họ đang phải đối mặt, nhưng họ tin rằng họ và chỉ có họ mới có thể tìm ra giải pháp cần thiết để giữ cho đất nước của họ tiến lên và làm cho nó có thể giành được số phận của nó. Quả thật, họ tin rằng chính tầm cỡ và sự phức tạp của những vấn đề đang đối diện với Trung Hoa làm cho việc tiếp tục cầm quyền của họ là tuyệt đối cần thiết.

The party’s desire to retain power shapes every aspect of national policy. When it comes to external affairs, it means that Beijing’s ultimate aim is to “make the world safe for authoritarianism,” or at least for continued one-party rule in China. Over the last several decades this focus on regime security has led, first of all, to an emphasis on preserving the international conditions necessary for continued economic growth. The party’s ability to orchestrate rapid improvements in incomes and personal welfare is its most tangible accomplishment of the past thirty years and the source of its strongest claim to the gratitude and loyalty of the Chinese people. Economic growth, my Princeton colleague Thomas Christensen argues, “provides satisfaction and distraction to the population, and, therefore garners domestic support for the Party (or at least reduces active opposition to the Party).” Growth also generates revenues that the regime can use to “buy off opposition and to channel funds to poorer regions and ethnic minority areas to try to prevent violent uprisings.”

Ước muốn của đảng tiếp tục cầm quyền định hướng cho mọi khía cạnh của chính sách quốc gia. Khi động đến vấn đề đối ngoại, nó muốn nói rằng mục đích cuối cùng của Bắc Kinh là “làm cho thế giới an toàn cho chủ nghĩa độc đoán” hay ít nhất để tiếp tục sự cai trị một đảng ở Trung Hoa. Trong nhiều thập kỷ gần đây, sự tập trung vào an toàn của chế độ đã dẫn đến, trước hết, đến việc duy trì những điều kiện quốc tế cần thiết để tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Khả năng của đảng tạo ra sự cải thiện nhanh chóng về thu nhập và phúc lợi cá nhân là thành tựu thật nhất trong ba mươi năm qua và là nguồn gốc của những đòi hỏi mạnh nhất của nó về lòng biết ơn và trung thành của nhân dân Trung Hoa. Đồng nghiệp Thomas Christensen của tôi ở Princeton lập luận rằng, tăng trưởng kinh tế “tạo ra sự thỏa mãn và xao lãng của dân chúng, và, do đó thu được sự ủng hộ trong nước đối với Đảng (hay ít nhất cũng làm giảm sự tích cực chống đối)” Tăng trưởng còn tạo ra thu nhập mà chính phủ có thể dùng để “mua chuộc đối lập và tài trợ cho những địa phương nghèo hơn và các vùng dân tộc thiểu số để cố gắng ngăn ngừa những cuộc nổi dậy bạo lực.”

As China has grown richer and stronger, the regime’s pursuit of security has also led it to seek an increasing measure of control over the world outside its borders. This outward push has both offensive and defensive motivations. As the steward of national greatness, the party has the responsibility of returning China to its rightful place at the center of Asia. The visible deference of others will provide evidence of the regime’s success in this regard and will help to reinforce its legitimacy at home. Especially if economic growth should falter, “standing up” to traditional enemies and resolving the Taiwan issue and other disputes on Beijing’s terms are likely to become increasingly important parts of the CCP’s strategy for retaining its hold on power. China’s leaders believe that the stronger their country appears abroad, the stronger their regime will be at home.

Vì Trung hoa đã trở nên giầu hơn và mạnh hơn, sự theo đuổi an ninh của nó cũng đã dẫn nó đi tìm biện pháp tăng cường kiểm soát đối với thế giới nằm bên ngoài những đường biên giới của nó. Sức đẩy ra ngoài này có cả động cơ tấn công và phòng thủ. Là người quản trị sự vĩ đại của dân tộc, đảng có trách nhiệm đưa Trung Hoa trở về vị trí đúng của nó ở trung tâm của châu Á. Sự chiều ý rõ ràng của những nước khác sẽ cung cấp bằng chứng về sự thành công của chế độ trong khía cạnh này và sẽ giúp củng cố tính hợp pháp của nó ở trong nước. Đặc biệt nếu tăng trưởng kinh tế có thể vấp ngã, thì sự “đứng lên” trước kẻ thù truyền thống và giải quyết vấn đề Đài Loan và các cuộc tranh chấp khác theo quan điểm của Bắc Kinh dễ trở thành những phần quan trọng trong chiến lược của CCP để duy trì sự nắm quyền của nó. Các lãnh đạo Trung Hoa tin rằng đất nước họ càng tỏ ra mạnh ở bên ngoài, thì chế độ của họ sẽ càng mạnh ở trong nước.

Conversely, the appearance of weakness or the widespread perception that the nation has been defeated or humiliated could be extremely dangerous to the party’s prospects for continued rule. Underlying concerns about its legitimacy make the regime more sensitive to slights and setbacks, and even more determined to deter challenges and to avoid defeat, than it might otherwise be. The best insurance against such risks is for China to accumulate an overwhelming preponderance of power in its neighborhood.

Ngược lại, vẻ ngoài yếu ớt và nhận thức phổ biến rằng nước này đã bị thất bại hay bị khinh miệt có thể là cực kỳ nguy hiểm đối với tiền đồ tiếp tục cầm quyền của đảng. Những lo lắng ngấm ngầm về tính hợp pháp của nó khiến chế độ nhạy cảm hơn với sự khinh miệt và thất bại, và thậm chí kiên quyết hơn trong việc ngăn chặn những thách đố và tránh thất bại. Sự bảo đảm tốt nhất chống lại những nguy cơ như thế đối với Trung Hoa là tích lũy một ưu thế sức mạnh áp đảo trong khu vực láng giềng của nó.

Moreover, the CCP’s hypersensitivity to what it sees as “separatism” is a direct result of its belief that it must retain tight central control in all places and at all times. Pleas for greater autonomy from Tibet or Xinjiang are thus seen as deadly threats to national unity and hence to continued Communist Party rule. The regime believes that if it loosens its grip, even a little, the entire country will spring apart. China’s leaders see the need to develop sufficient strength to deter its neighbors from providing aid and comfort to separatist groups and will build the capabilities to intervene directly to stop them, should that become necessary.

Hơn nữa, sự nhạy cảm quá đáng của CCP đối với những gì nó coi là “chủ nghĩa ly khai” là một kết quả trực tiếp của niềm tin của nó rằng nó phải duy trì kiểm soát tập trung ở mọi nơi mọi lúc. Yêu cầu tự trị nhiều hơn ở Tây Tạng và Tân cương như vậy được xem như mối đe dọa khủng khiếp đối với thống nhất quốc gia và như vậy đối với sự tiếp tục cầm quyền của đảng. Chế độ tin rằng nếu nó buông lơi dù chỉ một chút sự nắm chặt của nó thì cả nước sẽ vỡ tung ra. Các lãnh đạo Trung Hoa thấy cần thiết phát triển đủ sức mạnh để ngăn chặn các nước láng giềng của nó khỏi cung cấp viện trợ và nhu yếu cho các nhóm ly khai và sẽ tạo ra những khả năng để can thiệp trực tiếp nhằm ngăn chặn chúng, nếu điều đó trở nên cần thiết.

Even as it grows stronger and, in certain respects, more self-confident, the CCP continues to dread ideological contamination. Pliant, like-minded states along its borders are far more likely to help Beijing deal with this danger than flourishing liberal democracies with strong ties to the West. The desire to forestall “peaceful evolution” at home gives the regime another compelling reason to want to shape the political development of its neighbors.

Ngay cả khi nó đã mạnh hơn và trong một số khia cạnh nào đó, tự tin hơn, CCP tiếp tục lo sợ sự ô nhiễm tư tưởng. Các nước dễ bảo và có cùng khuynh hướng dọc theo biên giới của nó có thể giúp Bắc kinh đối phó với nguy cơ này hơn là những nền dân chủ tự do có quan hệ chặt chẽ với phương Tây. Ý muốn ra tay trước để ngăn chặn “diễn biến hòa bình” cho chế độ một lý do thuyết phục hơn để muốn định hướng sự phát triển chính trị của các láng giềng của nó.

To sum up: China’s current rulers do not seek preponderance solely because they are the leaders of a rising great power or simply because they are Chinese. Their desire for dominance and control is in large measure a by-product of the type of political system over which they preside. A strong liberal-democratic China would certainly seek a leading role in its region and perhaps an effective veto over developments that it saw as inimical to its interests. But it would also be less fearful of internal instability, less threatened by the presence of democratic neighbors, and less prone to seek validation at home through the domination and subordination of others.

Tóm lại: những người cầm quyền hiện nay ở Trung Hoa tìm kiếm ưu thế, không chỉ vì họ là lãnh đạo của một cường quốc đang lên hay đơn giản họ là người Trung Hoa. Mong muốn của họ thống trị và kiểm soát ở một mức độ lớn là một sản phẩm phụ của loại hệ thống chính trị mà họ là chủ. Một Trung Hoa dân chủ tự do mạnh chắc chắn sẽ tìm kiếm một vai trò lãnh đạo trong khu vực của nó và có lẽ một quyền phủ quyết hiệu quả đối với những sự phát triển mà nó thấy là thù địch với những lợi ích của nó. Nhưng nó cũng sẽ ít sợ hãi về sự mất ổn định bên trong, it bị đe dọa bởi sự hiện diện của các nước láng giềng dân chủ, và cũng ít ngả về tìm kiếm tính hợp pháp trong nước thông qua sự chi phối và lệ thuộc của những nước khác.

THOUGH NOT everyone is convinced, it is likely that a more democratic China would ultimately create a more peaceful, less war-prone environment in Asia. In the view of some realists, domestic reforms will only make Beijing richer, stronger and hence a more potent competitor without deflecting it from its desire to dominate East Asia and settle scores with some of its neighbors. It is undoubtedly true that even if, in the long run, China becomes a stable, peaceful democracy, its passage will prove rocky. The opening of the nation’s political system to dissent and debate is likely to introduce an element of instability into its foreign policy as new voices are heard and aspiring leaders vie for popular support. As one observer, economist David Hale, ruefully points out: “An authoritarian China has been highly predictable. A more open and democratic China could produce new uncertainties about both domestic policy and international relations.”

Mặc dầu không phải tất cả mọi người đều tin như thế, nhưng một nước Trung Hoa dân chủ hơn cuối cùng sẽ tạo ra một môi trường hòa bình hơn, ít ngả về chiến tranh hơn ở châu Á. Theo quan điểm của nhiều người có đầu óc thực tế, những cải cách trong nước sẽ chỉ làm cho Bắc Kinh thêm giầu hơn, mạnh hơn và vì vậy là một đối thủ cạnh tranh có uy lực hơn mà không làm nó chệch khỏi ý muốn chi phối Đông Á và giải quyết những tranh cãi với một số láng giềng của nó. Có một sự thật chắc chắn rằng ngay cả nếu trong dài hạn, Trung Hoa trở thành một nền dân chủ hòa bình và ổn định đi nữa thì cuộc chuyển đổi của nó cũng sẽ đầy chông gai. Việc mở cửa hệ thống chính trị của đất nước cho những bất đồng và tranh luận dễ đưa một yếu tố bất ổn vào chính sách đối ngoại của nó khi các tiếng nói khác được nghe và các lãnh đạo đầy tham vọng tranh giành nhau sự ủng hộ của dân chúng. Như một nhà quan sát, nhà kinh tế học David Hale buồn bã chỉ ra: “Một nước Trung Hoa độc tài có thể dễ dàng đoán trước. Một nước Trung Hoa mở cửa và dân chủ hơn có thể sinh ra những bất trắc mới trong cả chính sách đối nội và các quan hệ quốc tế.”

Nationalism, perhaps in its most virulent and aggressive form, is one factor likely to play a prominent role in shaping the foreign policy of a liberalizing Middle Kingdom. Thanks to the spread of the Internet and the relaxation of restraints on at least some forms of “patriotic” political expression, the current regime already finds itself subject to criticism whenever it takes what some “netizens” regard as an overly accommodating stance toward Japan, Taiwan or the United States. Beijing has sought at times to stir up patriotic sentiment, but, fearful that anger at foreigners could all too easily be turned against the party, the regime has also gone to great lengths to keep popular passions in check. A democratically elected government might be far less inhibited. U.S.-based political scientist Fei-Ling Wang argues that a post-Communist regime would actually be more forceful in asserting its sovereignty over Taiwan, Tibet and the South China Sea. As he explains:

Chủ nghĩa dân tộc, có lẽ dưới dạng độc hại và hung hăng nhất của nó, là một nhân tố có thể đóng vai trò nổi bật trong việc định hướng chính sách ngoại giao của một Trung Quốc (Middle Kingdom – vương quốc ở giữa) tự do hóa. Nhờ có sự lan tràn của mạng lưới Internet và nới lỏng kiềm chế trên ít nhất một số dạng biểu hiện chính trị của “lòng yêu nước”, chế độ hiện nay đã thấy mình là đối tượng phê phán bất cứ khi nào nó giữ lập trường mà một số “cư dân mạng” cho là dễ dãi quá đáng đối với Nhật Bản, Đài Loan và Hoa Kỳ. Bắc Kinh lâu lâu lại tìm cách khuấy động tình cảm yêu nước, nhưng, sợ rằng cơn giận dữ đối với các nước ngoài cũng có thể dễ dàng quay trở lại chống lại đảng, chế độ cũng đã hết sức giữ gìn những cơn cuồng nhiệt của quần chúng trong vòng kiểm soát. Một chính phủ được bầu ra một cách dân chủ có thể ít rụt rè hơn nhiều. Nhà khoa học chính trị Fei Ling Wang cho rằng một chế độ hậu cộng sản thực tế sẽ mạnh hơn trong việc đòi chủ quyền đối với Đài Loan, Tây Tạng và Biển Nam Trung Hoa. Như ông giải thích:

A “democratic” regime in Beijing, free from the debilitating concerns for its own survival but likely driven by popular emotions, could make the rising Chinese power a much more assertive, impatient, belligerent, even aggressive force, at least during the unstable period of fast ascendance to the ranks of a world-class power.

Một chế độ ”dân chủ” ở Bắc Kinh, thoát khỏi những nỗi lo lắng làm suy nhược về sự sống còn của chính nó nhưng chắc chắn sẽ bị lôi kéo bởi những tình cảm của dân chúng, có thể làm cho cường quốc Trung Hoa đang lên thành một sức mạnh quả quyết, nôn nóng, tham chiến và hung hăng hơn, ít nhất trong thời kỳ bất ổn leo nhanh lên vị trí của một cường quốc đẳng cấp thế giới.

The last proviso is key. Even those who are most confident of the long-term pacifying effects of democratization recognize the possibility of a turbulent transition. In his book China’s Democratic Future, Bruce Gilley acknowledges that democratic revolutions in other countries have often led to bursts of external aggression and he notes that, since the start of the twentieth century, pro-democracy movements in China have also been highly nationalistic. Despite these precedents, Gilley predicts that, after an interval of perhaps a decade, a transformed nation will settle into more stable and cooperative relationships with the United States as well as with its democratic neighbors.

Điều cuối cùng là chủ chốt. Ngay cả những người tin tưởng nhất vào những tác động làm hòa dịu của quá trình dân chủ hóa cũng thừa nhận khả năng của một cuộc chuyển đổi hỗn loạn. Trong tác phẩm Tương lai Dân chủ của Trung Hoa, Bruce Gilley thừa nhận rằng các cuộc cách mạng dân chủ trong các nước khác đã luôn luôn dẫn đến bùng nổ các cuộc xâm lược nước ngoài, và ông nhận xét rằng từ đầu thế kỷ hai mươi, phong trào ủng hộ dân chủ ở Trung Hoa cũng có tính dân tộc chủ nghĩa cao độ. Bất chấp những tiền lệ này, Gilley tiên đoán rằng sau một quãng cách có lẽ một thập kỷ, một nước được chuyển đổi sẽ yên hàn đi vào những mối quan hệ hợp tác và ổn định hơn với Hoa Kỳ cũng như với các nước dân chủ láng giềng của nó.

Such an outcome is by no means certain, of course, and would be contingent upon events and interactions that are difficult to anticipate and even harder to control. If initial frictions between a fledgling democracy and its better established counterparts are mishandled, resulting in actual armed conflict, history could spin off in very different and far less promising directions than if they are successfully resolved. Assuming the transition can be navigated without disaster, however, there are good reasons to believe that relations will improve with the passage of time. One Chinese advocate of political reform, Liu Junning, summarizes the prospects well. Whereas a “nationalistic and authoritarian China will be an emerging threat,” a liberal, democratic China will ultimately prove “a constructive partner.”

Tất nhiên một kết quả như thế không hề là chắc chắn, và phụ thuộc vào những sự kiện và những tương tác khó biết trước và thậm chí khó kiểm soát. Nếu những va chạm ban đầu giữa một nền dân chủ non trẻ và những đối tác được thiết lập tốt hơn của nó bị xử lý tồi dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang thật sự, lịch sử có thể xoay sang những hướng rất khác và ít hứa hẹn hơn nhiều [so với] nếu chúng được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, giả sử cuộc chuyển đổi có thể được dẫn hướng không gây ra thảm họa, có đầy đủ lý do để tin rằng các quan hệ sẽ được cải thiện với thời gian. Một người Trung Hoa ủng hộ cải cách chính trị, Liu Junning, đã tổng kết tóm tắt rõ ràng các viễn cảnh. Trong khi một nước Trung Hoa “dân tộc chủ nghĩa và độc tài” sẽ là một mối đe dọa đang hiện hình,” thì một nước Trung Hoa dân chủ, tự do cuối cùng sẽ chứng tỏ là một “đối tác xây dựng.”

This expectation is rooted in more than mere wishful thinking. As the values and institutions of liberal democracy become more firmly entrenched, there will begin to be open and politically meaningful debate and real competition over national goals and the allocation of national resources. Aspiring leaders and opinion makers preoccupied with prestige, honor, power and score settling will have to compete with others who emphasize the virtues of international stability, cooperation, reconciliation and the promotion of social welfare. The demands of the military and its industrial allies will be counterbalanced, at least to some degree, by groups who favor spending more on education, health care and the elderly. The assertive, hypernationalist version of China’s history and its grievances will be challenged by accounts that acknowledge the culpability of the Communist regime in repressing minorities and refusing to seek compromise on questions of sovereignty. A leadership obsessed with its own survival and with countering perceived threats from foreign powers will be replaced by a government secure in its legitimacy and with no cause to fear that the world’s democracies are seeking to encircle and overthrow it.

Điều hy vọng này không phải chỉ bắt nguồn từ lối suy nghĩ mơ tưởng. Khi các giá trị và các thiết chế của dân chủ tự do trở nên được bảo vệ vững chắc hơn, sẽ bắt đầu có cuộc tranh biện công khai và mang ý nghĩa chính trị và cuộc tranh đua thật sự các mục tiêu quốc gia và sự phân phối các nguồn tài nguyên quốc gia. Các nhà lãnh đạo có tham vọng và những người tạo dư luận bận tâm với uy tín, danh dự, quyền lực và thanh toán nợ nần sẽ phải cạnh tranh với những người khác, nhấn mạnh đến tính ưu việt của sự ổn định quốc tế, hợp tác, hòa giải và thúc đẩy tăng tiến phúc lợi xã hội. Những yêu cầu của quân đội và những liên minh công nghiệp của nó sẽ được đối trọng, ít nhất đến một mức độ nào đó, bởi các nhóm muốn chi tiêu nhiều hơn vào giáo dục y tế và chăm sóc người già. Phiên bản dân tộc chủ nghĩa thái quá và quyết đoán của lịch sử Trung Hoa và những nỗi bất bình của nó sẽ bị thách thức bởi những quan điểm thừa nhận sự có tội của chế độ cũ trong việc đàn áp các dân tộc thiểu số và từ chối tìm kiếm sự dàn xếp trên các vấn đề chủ quyền. Một giàn lãnh đạo bị ám ảnh với sự sống còn của chính nó và với những mối đe dọa từ các cường quốc bên ngoài sẽ được thay thế bởi một chính phủ vững vàng trong tính hợp pháp của nó và không có lý do gì để sợ hãi rằng các nền dân chủ trên thế giới đang tìm cách bao vây và lật đổ nó.

A democratic China would find it easier to get along with Japan, India and South Korea, among others. The trust and mutual respect that eventually grows up between democracies, and the diminished fear that one will use force against another, should increase the odds of attaining negotiated settlements of outstanding disputes over borders, offshore islands and resources. A democratic government in Beijing would also stand a better chance of achieving a mutually acceptable resolution to its sixty-year standoff with Taiwan. In contrast to today’s CCP rulers, a popularly elected mainland regime would have less to gain from keeping this conflict alive, it would be more likely to show respect for the preferences of another democratic government, and it would be more attractive to the Taiwanese people as a partner in some kind of federated arrangement that would satisfy the desires and ease the fears of both sides.

Một nước Trung Hoa dân chủ có thể sẽ thấy dễ dàng sống hòa thuận với Nhật Bản, Ấn Độ, và Nam Triều tiên, cùng nhiều nước khác. Sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau cuối cùng lớn lên giữa các nước dân chủ và xua tan nỗi sợ rằng người ta sẽ dùng sức mạnh chống lại nhau, sẽ làm tăng lợi thế của việc đạt được những dàn xếp thông qua thương lượng đối với những tranh chấp về biên giới, biển đảo và các nguồn tài nguyên. Một chính phủ dân chủ ở Bắc Kinh cũng sẽ đồng ý với một cơ hội tốt hơn để đạt được một giải pháp hai bên cùng chấp nhận cho sự xa cách sáu mươi năm với Đài Loan. Trái với những nhà cầm quyền CCP hiện nay, một chế độ ở lục địa được dân bầu sẽ có ít cái để được nhờ duy trì những cuộc xung đột, nó sẽ có nhiều khả năng bày tỏ sự tôn trọng đối với một chính phủ dân chủ khác được ưa thích hơn, và nó cũng sẽ hấp dẫn hơn đối với nhân dân Đài Loan như một đối tác trong một số kiểu bố trí liên bang có thể sẽ thỏa mãn những mong muốn và xoa dịu những nỗi sợ hãi của cả hai bên.

For as long as China continues to be governed as it is today, its growing strength will pose a deepening challenge to American interests. If they want to deter aggression, discourage coercion and preserve a plural, open order, Washington and its friends and allies are going to have to work harder, and to cooperate more closely, in order to maintain a favorable balance of regional power. In the long run, the United States can learn to live with a democratic China as the dominant power in East Asia, much as Great Britain came to accept America as the preponderant power in the Western Hemisphere. Until that day, Washington and Beijing are going to remain locked in an increasingly intense struggle for mastery in Asia.

Chừng nào mà Trung Hoa còn được cai quản như hiện nay, thì sự lớn lên của sức mạnh của nó còn đặt một thách thức sâu xa lên các quyền lợi của Hoa Kỳ. Nếu họ muốn ngăn chặn xâm lược, ngăn cản áp bức và duy trì một trật tự mở, đa phương thì Washington và các nước bạn và đồng minh của nó sẽ phải hành động tích cực hơn, và hợp tác chặt chẽ hơn, để duy trì sự cân bằng thuận lợi của sức mạnh trong khu vực. Trong dài hạn, Hoa Kỳ có thể học cách sống với một nước Trung Hoa dân chủ như một cường quốc vượt trội ở Đông Á, như nước Anh đã đi đến chấp nhận Hoa Kỳ như một cường quốc vượt trội ở Tây Bán cầu. Từ nay đến ngày đó, Washington và Bắc Kinh sẽ vẫn còn bị hãm trong một cuộc đấu tranh ngày càng mãnh liệt để giành ngôi bá chủ ở châu Á.


Nguồn: National Interest, 21/6/2011,

Hiếu Tân dịch



http://nationalinterest.org/article/hegemony-chinese-characteristics-5439