MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, July 31, 2011

Australian PM Talks Rights with Chinese Regime Thủ tướng Úc bàn về nhân quyền với chế độ Trung Quốc



Gillard also called for a clear and reliable legal system in China when she gave a speech to Chinese and Australian businesses


Australian PM Talks Rights with Chinese Regime

Thủ tướng Úc bàn về nhân quyền với chế độ Trung Quốc

Australian Prime Minister Juila Gillard met with Chinese Premier Wen Jiabao on Tuesday in Beijing during the final leg of her Asian tour. With economic relations high on the agenda, Gillard also pressed Wen on the Chinese regime's human rights records, and its latest crackdown on dissidents.

Thủ tướng Australia Juila Gillard đã gặp với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hôm thứ Ba tại Bắc Kinh trong chặng dừng chân cuối cùng của chuyến công du châu Á của bà. Với quan hệ kinh tế là điểm chính trong chương trình nghị sự, Thủ tướng Julia Gillard cũng nhấn mạnh với Thủ tường Ôn Gia Bảo về nhân quyền của chế độ Trung Quốc, và cuộc đàn áp mới nhất nhằm vào những người bất đồng chính kiến​​.

Australian Prime Minister Julia Gillard has expressed concerns over human rights in China during a meeting with Chinese Premier Wen Jiabao. It's Gillard's first trip to China as Prime Minister. She met with Wen in Beijing on Tuesday to discuss issues including trade relations and human rights.

Thủ tướng Australia Julia Gillard đã bày tỏ sự quan về nhân quyền tại Trung Quốc trong một cuộc họp với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Đó là chuyến đi đầu tiên của bà Gillard tới Trung Quốc với tư cách Thủ tướng Chính phủ. Bà đã gặp Ôn Gia Bảo tại Bắc Kinh vào ngày thứ Ba để thảo luận về các vấn đề bao gồm cả quan hệ thương mại và nhân quyền.

During their trade discussions, the two reached agreements on customs operation, strengthening tourism and an iron ore project. China is currently Australia's largest trading partner.

Trong các cuộc thảo luận thương mại, hai bên đã đạt thỏa thuận về hoạt động hải quan, tăng cường du lịch và một dự án quặng sắt. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Úc.

While the focus of her visit was to boost economic relations, Gillard also pressed the Chinese regime on its human rights records.

Trong khi trọng tâm của chuyến thăm của bà là để thúc đẩy quan hệ kinh tế, Julia Gillard cũng thúc ép chính quyền Trung Quốc về hồ sơ nhân quyền.

[Julia Gillard, Australian Prime Minister]:

"I did express to Premier Wen my concern and Australia's concern about the treatment of ethnic minorities, about the question of religious freedom and about recent reports in relation to human rights activists. I indicated to Premier Wen that Australia hopes this is not a backwards step being taken by China on progress on human rights."

[Julia Gillard, Thủ tướng Australia]:

"Tôi đã bày tỏ với Thủ tướng Ôn về mối quan tâm của tôi và mối quan tâm của Úc về việc đối xử với các dân tộc thiểu số, về vấn đề tự do tôn giáo và về các báo cáo gần đây liên quan đến những người hoạt động nhân quyền. Tôi bày tỏ với Thủ tướng Ôn Gia Bảo rằng Australia hy vọng đây không phải một bước thụt lùi của Trung Quốc về tiến bộ nhân quyền."

In February, the Chinese regime intensified its crackdown on dissidents, following calls for opposition to Communist Party rule.

Trong tháng hai, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường chiến dịch trấn áp những người bất đồng chính kiến​​, kêu gọi đối lập với sự cai trị của đảng cầm quyền.

HÃY PHÁT HUY KHÁT VỌNG GHI DANH VÀO KÝ ỨC DÂN TỘC


HÃY PHÁT HUY KHÁT VỌNG GHI DANH VÀO KÝ ỨC DÂN TỘC

Hỡi các công dân đất Việt!

Con người ta sinh ra, lớn lên, ai cũng mưu cầu cuộc sống hạnh phúc, thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của bản thân về vật chất lẫn tinh thần. Đó là lẽ thường với đa số mọi người. Nhưng nó vẫn chưa đủ với một số người đặc biệt là tầng lớp tinh hoa của xã hội. Cuộc sống của bạn sẽ thiếu vắng ý nghĩa nếu bạn chọn sinh ra, lớn lên, mưu sinh và qua đời lặng lẽ. Tại sao bạn không có khát vọng đánh dấu sự tồn tại của bạn trong thời đại mình và cả trong những thời đại tiếp theo và biến nó thành một nhu cầu thiết thân như cơm ăn, nước uống hằng ngày? Tại sao bạn không mong muốn đời sống của mình được kéo dài hơn trong tâm thức của những người đồng thời và cả thế hệ tương lai? Tại sao bạn không phấn đấu để có một sự bất tử tương đối (relative immortality), như nhà bác học nổi tiếng Eisntein có nói, “đó là sự duy trì trong ký ức về một con người qua một số thế hệ”?

Dân tộc ta đã trải qua lịch sử mấy nghìn năm. Đã có biết bao người đã ra đời, đã sống nhưng không hề chết đi trong ký ức của dân tộc. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn còn mãi trong lòng dân tộc vì ý chí độc lập và chiến công chống giặc ngoại xâm. Chừng nào dân tộc ta còn tồn tại, còn bước đi trên lò lửa hồng của cuộc chiến sinh tồn không mệt mỏi, hình ảnh của các anh hùng dân tộc vẫn được ghi khắc trong tâm khảm nhân dân.

Nguyễn Công Trứ, ngay từ khi còn rất trẻ, đã viết câu thơ nổi tiếng:

“Đã mang tiếng đứng trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”

Hay:

“Không công danh thời nát với cỏ cây”

Phan Bội Châu cũng tự khẳng định vai trò của mình trong lịch sử:

“Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời

Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai?”

Những nhân vật lich sử này qua cuộc đời và sự nghiệp của mình đã thổi bùng lên khát vọng được cống hiến cho dân tộc. Họ khẳng định cái tôi sang trọng và đáng kính của đấng trượng phu chứ không phải cái tôi nhỏ nhen, vị kỷ của kẻ phàm phu. Đó là cái tôi muốn hiến muốn dâng, cái tôi muốn trao tặng để nhận lấy một một món quà quý giá vô cùng: ký ức lịch sử.

Lịch sử nước nhà đã viết nên những trang vẻ vang một phần nhờ khát vọng lập thân cao cả đó. Nhưng trong những thập niên gần đây, khi chủ nghĩa hưởng lạc, cầu an và chờ thời tràn ngập đời sống xã hội, cái khát vọng chính đáng đó đã mai một đi, cái động cơ cống hiến cho xã hội của kẻ sỹ cũng tàn tạ theo. Kết quả là:

- Người ta sống vội vàng, gấp gáp, lấy sự thỏa mãn nhu cầu vật chất làm mục đích tối thượng, đôi khi là duy nhất;

- Người ta coi thường mọi phê phán về hành vi của mình, đánh mất cả lòng tự trọng tối thiểu, bất chấp dư luận, dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa mặt dày.

- Người ta sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để phục vụ mục đích thủ lợi cho cá nhân hay bè nhóm. Chủ nghĩa duy lợi lên ngôi thống trị nếp nghĩ của xã hội. Câu nói cửa miệng có thể nghe từ người dân tới quan chức bất cứ nơi đâu từ hang cùng ngõ hẽm tới cơ quan công quyền: “Anh làm thế thì có lợi gì cho anh?”

- Thế hệ thanh niên lớn lên không còn tìm thấy lý tưởng cao đẹp để phụng sự, để cống hiến, để phát huy tài năng trí lự, dần dần biến thành thực dụng và ích kỷ hay bất mãn và bất hợp tác.

Thế thì phát huy khát vọng ghi danh vào lịch sử để làm gì?

- Với những người lãnh đạo, nó giúp họ thường xuyên điều chỉnh hành vi. Có thể họ có đủ quyền lực để thống trị bia miệng một thời, nhưng họ biết mình sẽ bất lực trước phán xử của hậu thế vốn công minh và vô tư, cho nên họ sẽ phấn đấu không vì cá nhân, không vì bè nhóm mà vì dân tộc, bởi họ biết chỉ dân tộc mới có ký ức lịch sử lâu bền.

- Với trí thức, khát vọng lưu danh sẽ là động lực mạnh mẽ nhất giúp họ liên tục sáng tạo, đổi mới, đóng góp và cống hiến. Lòng yêu mến tri thức, yêu mến dân tộc cộng với khát vọng lưu danh lịch sử chắp cánh cho tài năng của bộ phận tinh hoa này của đất nước.

- Với những người dân bình thường như chúng ta, khát vọng lưu danh nơi cộng đồng, trong làng bản, chốn phố phường sẽ tạo nên những tấm gương vị tha, đạo đức, mẫu mực, sẽ tạo nên những lối sống cao đẹp, những ứng xử vượt qua giới hạn của lẽ thường, những tấm gương yêu thương, hy sinh, cống hiến để cho cả cho cộng đồng noi theo mà nhân rộng. “Nhà tôi, ba đời làm quan liêm khiết. Tôi, giấy rách cũng giữ lấy lề.”

- Với thế hệ thanh niên lớn lên sẽ có ngay những tấm gương hiển hiện trước mắt để soi mình, để phấn đấu hoàn thiện bản thân. Nếu cả nước từ người dân đến lãnh đạo ai cũng nuôi khát vọng cao đẹp đó thì cái câu “ra ngõ gặp anh hùng” không chỉ là một hoài niệm đẹp trong quá khứ nữa.

Có người hỏi nó có phải là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân không? Thưa, đích thị nó là chủ nghĩa cá nhân, nhưng là một thứ cá nhân biết quên mình cho tập thể: khi còn sống thì sống với hơi thở thời đại, và mong được ghi nhớ như một cá nhân bất tử khi đã qua đời. Vậy, chủ nghĩa cá nhân đó không đáng được ngợi ca hay sao?

Tuy nhiên, đừng tìm cách đánh lừa lịch sử để lưu hư danh. Lịch sử có thể mắt nhắm mắt mở nhưng không bao giờ mù lòa. Một chính trị gia phương Tây đã thú nhận: “Ta có thể lừa một người trong mọi lúc. Ta cũng có thể lừa mọi người trong một lúc. Nhưng ta không thể lừa mọi người trong mọi lúc.” (You can fool some of the people all of the time, and all of the people some of the time, but you can not fool all of the people all of the time.- Abraham Lincoln)

Patriot Nguyen

Albert Einstein on God and Buddhism ALBERT EINSTEIN VỚI THƯỢNG ĐẾ VÀ PHẬT GIÁO


Albert Einstein on God and Buddhism

ALBERT EINSTEIN VỚI THƯỢNG ĐẾ VÀ PHẬT GIÁO

The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend personal God and avoid dogma and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things natural and spiritual as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that could cope with modern scientific needs it would be Buddhism. (Albert Einstein)

Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vươt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết.thần học. Bao trùm cả tự nhiên và tâm linh, nó phải được căn cứ trên cảm nhận phát sinh từ kinh nghiệm của tất cả mọi thứ tự nhiên và tâm linh như một sự hợp nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này. Nếu có một tôn giáo mà có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đấy sẽ là Đạo Phật.( Albert Einstein)

It was, of course, a lie what you read about my religious convictions, a lie which is being systematically repeated. I do not believe in a personal God and I have never denied this but have expressed it clearly. If something is in me which can be called religious then it is the unbounded admiration for the structure of the world so far as our

science can reveal it. (Albert Einstein, 1954) From Albert Einstein: The Human Side, edited by Helen Dukas and Banesh Hoffman, Princeton University Press

Dĩ nhiên, đấy sẽ là một sự dối trá với những gì quý vị đọc về nhận thức tội lỗi của tôi, một sự lừa bịp đang được lập đi lập lại một cách có hệ thống. Tôi không tin tưởng một Thượng đế và tôi chưa bao giờ phủ nhận điều ấy mà đã từng tuyên bố một cách rõ ràng. Nếu có điều gì ấy trong tôi có thể được gọi là tôn giáo thế thì đấy sẽ là niềm ngưỡng mộ vô biên đối với cấu trúc của thế giới đến tận cùng những gì khoa học chúng ta có thể khám phá nó. (Albert Einstein, 1954) From Albert Einstein: The Human Side, edited by Helen Dukas and Banesh Hoffman, Princeton University Press

Scientific research is based on the idea that everything that takes place is determined by laws of nature, and therefore this holds for the action of people. For this reason, a research scientist will hardly be inclined to believe that events could be influenced by a prayer, i.e. by a wish addressed to a Supernatural Being. (Albert Einstein, 1936) Responding to a child who wrote and asked if scientists pray.

Source: Albert Einstein: The Human Side, Edited by Helen Dukas and Banesh Hoffmann

Sự nghiên cứu của khoa học căn cứ trên ý tưởng rằng mọi thứ hiện hữu được quyết định bởi những định luật tự nhiên, và do thế điều này có nghĩa là vì những hành động của con người. Vì lý do này, một nhà nghiên cứu khoa học sẽ khó mà có khuynh hướng tin tưởng những sự kiện có thể bị ảnh hưởng bởi một sự cầu nguyện. (Albert Einstein, 1936) Trả lời cho một thiếu niên hỏi về việc nhà khoa học có cầu nguyện không. Source:Albert Einstein: The Human Side, Edited by Helen Dukas and Banesh Hoffmann

A man's ethical behavior should be based effectually on sympathy, education, and social ties and needs; no religious basis is necessary. Man would indeed be in a poor way if he had to be restrained by fear of punishment and hope of reward after death. (Albert Einstein, "Religion and Science", New York Times Magazine, 9 November 1930

Thái độ của một người nên được căn cứ một cách có hiệu quả trên những mối liên hệ và nhu cầu thông cảm, học vấn, và xã hội; không có căn bản tôn giáo nào là cần thiết. Con người quả thực sẽ ở trong một cung cách nghèo nàn nếu người ta phải bị hạn chế bởi sợ hãi của sự trừng phạt và hy vọng tưởng thưởng sau khi chết. (Albert Einstein,"Religion and Science", New York Times Magazine, 9 November 1930

I cannot conceive of a God who rewards and punishes his creatures, or has a will of the kind that we experience in ourselves. Neither can I nor would I want to conceive of an individual that survives his physical death; let feeble souls, from fear or absurd egoism, cherish such thoughts. I am satisfied with the mystery of the eternity of life and with the awareness and a glimpse of the marvelous structure of the existing world, together with the devoted striving to comprehend a portion, be it ever so tiny, of the Reason that manifests itself in nature.

(Albert Einstein, The World as I See It)

Albert Einstein on Buddhism

Tôi không thể tưởng tượng một Thượng đế, kẻ tưởng thưởng và trừng phạt những tạo vật của mình, hay có môt ý chí mà chúng ta trãi nghiệm với chính mình. Tôi cũng không có thể cũng không muốn nghĩ đến việc một con người tồn tại sau cái chết thân thể của mình; hãy để những linh hồn yếu đuối, từ sự sợ hãi hay tự ngã ngớ ngẫn, yêu mến tư tưởng ấy. Tôi hài lòng với sự huyền bí của đời sống vô tận và với sự tỉnh thức và đại cương cấu trúc diệu kỳ của thế giới hiện hữu. cùng với sự cố gắng cống hiến để lĩnh hội phần mình, bởi vì nó mãi mãi là quá bé nhỏ, của Chân Lý đã tự biểu hiện trong thiên nhiên. (Albert Einstein, The World as I See It)

Albert Einstein on God and Buddhism

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 24/08/2010