MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, June 21, 2011

Cải cách toàn bộ hệ thống Giáo dục -

Cuộc CCGD một khi đã chấp nhận cái mục tiêu mang chính tư tưởng của nó – hiện đại hóa – và kèm theo đó là các biện pháp thực thi vừa đơn giản, dễ thực hiện, vừa trung thành với mục tiêu và tư tưởng đã đề ra – những bản thiết kế để Thầy và Trò cùng nhau tổ chức thi công – thì việc lớn đầu tiên phải xác định là thay đổi hệ thống.

Thay đổi hệ thống không chỉ nhằm sửa chữa một cách làm việc “theo thói quen” được thể chế hóa (các cấp học, chương trình học và sách giáo khoa, trường sư phạm…).

Thay đổi hệ thống là xác định rõ ràng rằng trong nhiệm vụ giáo dục con em thì:

Bậc học nào làm công việc gì ? và
Toàn hệ thống có trách nhiệm đến đâu ?

Vậy là, việc thay đổi hệ thống như được đề xuất trong bản đề án này sẽ không chỉ là “thay đổi” theo nghĩa thêm vào bớt đi tùy “sáng kiến” hoặc “ý kiến chỉ đạo” của bất kỳ ai, mà sự thay đổi hệ thống cũng phải có nguyên tắc của nó, đó là công việc:

Tổ chức lại các bậc học dựa trên tâm lý của lứa tuổi học trò ở mỗi bậc học,
Từ đó mà chỉ ra được chương trình giáo dục nào thì đáp ứng tốt nhất cho từng lứa tuổi,
Và cũng chỉ ra được cách dạy phù hợp nhất với cách học ở mỗi lứa tuổi đó.

Một điều cần lưu ý: Theo CCGD của bản đề án này thì tên gọi các bậc học cũng không được phép tùy tiện như cách gọi hiện nay: Tiểu học, Phổ thông cơ sở, Phổ thông Trung học – mà cách gọi tên một bậc học phải phản ánh được nhiệm vụ của bậc học ấy.

Bản đề án này dự kiến nền Giáo dục cải cách sẽ có các bậc học sau:

– Bậc Giáo dục phổ thông cơ sở (PTCS) gọi tắt là Trường phổ thông cơ sở học trong 8 năm.

Nói một cách ngắn gọn, đây là bậc học cung cấp cho trẻ em cách làm việc quan trọng của cả cuộc đời, tức là cách làm việc trí óc để sau bậc học này thì các em đã có thể bắt đầu bước vào đời bằng khả năng lao động chân tay lẫn lao động trí óc.

Ngoài việc chọn con đường nghỉ học và vào đời kiếm sống, xét trong phạm vi “nhà trường”, sau bậc GDPTCS 8 năm, thanh thiếu niên sẽ đi theo hai hướng tùy chọn.

Một hướng là:

– Bậc Giáo dục phổ thông hướng nghiệp (GDPTHN) gọi tắt là Trường phổ thông hướng nghiệp học trong 4 năm, chia làm hai khúc 2 năm + 2 năm, để sau mỗi khúc học sinh có thể vào loại trường Cao đẳng học nghề phù hợp hơn cả với chính mình.

Hướng kia là: Sau bậc GDPTCS là bậc học chuẩn bị kỹ lưỡng cho các em học tiếp lên bậc Đại học, bậc này sẽ có tên gọi là:

– Bậc Giáo dục phổ thông chuyên khoa cơ bản (GDPTCKCB) gọi tắt là Trường phổ thông chuyên khoa học trong 4 năm.

Sơ đồ tổ chức lại hệ thống giáo dục của cuộc CCGD này sẽ như sau:


Việc thay đổi hệ thống này mang trong lòng nó một triết lý giáo dục mới, có thể tóm gọn chỉ trong một mệnh đề: ĐI HỌC LÀ HẠNH PHÚC.

Triết lý CCGD hiện đại hóa này có thể được lý giải như sau:

1./ Hạnh phúc đi học là một triết lý thay thế cho các “triết lý” khác, triết lý này đặc biệt phủ nhận hai triết lý cổ truyền đối lập nhau nhưng cùng vào hùa với nhau để làm khổ trẻ em: một quan niệm mơ hồ “học để làm người” và một quan niệm “học để trở thành nguồn lực phát triển đất nước”.

“Học để làm người” là một triết lý mơ hồ, nó dùng cái “Đức” để đè người; còn “học để trở thành nguồn lực phát triển đất nước” là một triết lý thực dụng sát mặt đất, nó dùng cái “Đói” để đè người; cả hai quan niệm này suy cho cùng đều là “lấy thịt đè người”.

Cả quan niệm “làm người” lẫn quan niệm “nguồn lực” đều là những “luận điểm” chống lại trẻ em. Một quan niệm thì dọa trẻ em để buộc các em phải có cái “đức” của người có học (“nhân bất học bất tri lý”, “bất học Thi vô dĩ ngôn”), tưởng đâu phải đỗ đạt “có học” như ai kia, còn như mù chữ như nhiều bậc cha ông xưa, thì dù có biết bao công lao dựng nước và giữ nước, cũng vẫn cứ là những kẻ “chưa nên người” vậy! Quan niệm kia dùng miếng cơm manh áo để dọa trẻ em và lùa các em tới trường để sau này thành “nguồn lực” cho nền kinh tế. Chẳng nhẽ, việc học của trẻ em lại chỉ để phục vụ cho một chữ Tâm mơ hồ hoặc chỉ vì một cái Bụng thô thiển?

Hệ quả của quan niệm “học để làm người” hoặc học để thành “nguồn lực” là trẻ em bị bắt buộc phải đến trường dưới dấu hiệu kinh nghiệm chủ nghĩa: Bé không học, lớn làm gì?

Và trẻ em đến trường vì bị ép buộc. Người lớn cũng chẳng ngần ngại nói rõ sự ép buộc đó: Chứng cớ là từng có thời bậc tiểu học được gọi là “cưỡng bách” (Obligatoire /Compulsory).

Lịch sự hơn một chút, thay cho cách nói “cưỡng bách” là cách nói “phổ cập”, nhưng chẳng qua đó cũng chỉ như là thay vì nói “trứng gà” thì lại nói là “gà tiềm năng”! Bởi thế mà người ta đã khéo léo lý giải khái niệm “cưỡng bách” theo cách hiểu “cưỡng bách” là vì quyền lợi của trẻ em, còn “phổ cập” được lý giải là vì quyền lợi của mọi trẻ em chuẩn bị vào đời. Song, chắc gì trẻ em đã thấy sự “chăm sóc” phổ cập hoặc cưỡng bách đó như là nhu cầu thiết thân, như là một hạnh phúc?

Chẳng có lý do gì để bắt buộc trẻ em phải đến trường!

Trẻ em đến trường chỉ bởi vì các em được học trong một môi trường giáo dục bảo đảm hạnh phúc cho các em! Hạnh phúc đó nằm trong khả năng phát triển của các em!

2./ Hạnh phúc đi học là triết lý của một nền giáo dục tôn trọng khả năng phát triển của trẻ em trong tư thế một thực thể tinh thần.

Trẻ em phát triển lên thì cân nặng thêm, nhưng nó “lớn lên” không chỉ vì cân nặng. Có những em gầy gò ốm yếu – còn ai có thể ốm yếu hơn nhà bác học Stephen Hawking kia chứ, song ông vẫn là một thực thể mạnh, và ông mạnh là bởi vì tinh thần của ông mạnh.

Nhà trường phổ thông, do đó, phải là nơi thỏa mãn nhu cầu phát triển tinh thần của trẻ em, phải là nơi coi sự phát triển tinh thần đó như là một tất yếu. Ngay cả môn thể dục và các trò chơi thể thao trong nhà trường phổ thông cũng phải được coi là để rèn luyện sự hiểu biết về đời sống của con người mang một tinh thần mạnh mẽ bên trong một cơ thể mạnh khỏe – và đây là lý do giáo dục phổ thông không đặt ra vấn đề ganh đua đến mức đánh mất tinh thần và nhân phẩm cốt giành “thành tích cao”.

Làm cách gì để đạt được mục tiêu đó? Làm cách gì để thỏa mãn thực thể tinh thần gửi trong từng trẻ em như thế đó? Trả lời: Bằng hai giải pháp, mà giải pháp đầu tiên là nghiên cứu CÁCH HỌC của trẻ em, thậm chí nghiên cứu cả cách học phi học đường của trẻ em.

Chỉ sau khi đã hiểu rõ cách học khác nhau trước ba đối tượng chính của nhà trường (khoa học, nghệ thuật, đạo đức), thì khi đó nhà trường mới đủ khả năng chuyển sang giải pháp thứ hai, đó là tổ chức CÁCH DẠY nương theo cách học của trẻ em, để cho em nào cũng học được, em nào cũng có thể học giỏi nhất so với tiềm năng của chính mình, và mặt khác thì mọi trẻ em đều phải có được những năng lực chung trên một mặt bằng chung.

Hiểu rõ cách học khác nhau của mỗi em và đồng thời tạo ra ở trẻ em những năng lực đồng đều là cơ sở để tổ chức cách dạy khu biệt hóa (différencié/ differentiated) giúp cho tất cả trẻ em cùng phát triển song không kìm chân nhau.

Một cách dạy như thế đã được nghiên cứu và phát triển rất mạnh trong thế kỷ 20. Có thể kể ra các công trình của Maria Montessori, của Jean Piaget, của Luria-Vygotski-Galperin, của Vasili Davydov, và của hệ thống Công nghệ giáo dục tại Việt Nam với người sáng lập là Tiến sĩ Tâm lý học giáo dục Hồ Ngọc Đại.

Các nhà sư phạm chân chính và tiên tiến càng đi sâu khám phá được vào các bí ẩn của việc học của trẻ em thì nhà trường càng có cơ may giúp cho trẻ em thấy đi học là hạnh phúc – khi đó, học sẽ là niềm vui, giáo dục sẽ trở thành tự giáo dục, học trở thành tự học.

3./ Người học hạnh phúc vì được học và hạnh phúc đó còn là vì được học theo khả năng phát triển của chính mình.

Phương diện tâm lý học phát triển này cần được chú ý không chỉ trong xử lý cách học và cách dạy, mà cả trong quan niệm về tổ chức hệ thống giáo dục.

Đi học là một nhu cầu của tất cả mọi người. Một nhà nước của dân, do dân, vì dân tất nhiên phải quan tâm đến hạnh phúc của dân, tất nhiên phải bảo đảm cho người dân “ai ai cũng đủ cơm ăn áo mặc, ai ai cũng được học hành”.

Nhưng được học là một chuyện, còn có học được hay không lại là một chuyện khác. Mỗi cá nhân có một năng lực học tập khác nhau và năng lực ấy có có liên quan đến sự phát triển tâm lý riêng của cá nhân. Sự phát triển này về bản chất không thể mang tính đồng loạt, mà bất luận thế nào cũng có sự khác biệt tương đối.

Cải tổ lại hệ thống giáo dục chính là để tạo cơ hội để dòng chảy học sinh không chỉ chạy vào một nơi duy nhất: trường đại học. Cải tổ lại hệ thống giáo dục phải xây dựng được những phân nhánh để đáp ứng đồng thời khả năng của người tổ chức nhà trường (Nhà nước, ngân sách) và đáp ứng tiềm năng của người thụ hưởng chính sách giáo dục (người học và năng lực học cá nhân).

Cải tổ lại hệ thống giáo dục theo cách như vậy sẽ đem lại hạnh phúc cho trẻ em đến trường. Khi ấy ĐI HỌC LÀ HẠNH PHÚC và MỖI NGÀY ĐẾN TRƯỜNG NÁO NỨC MỘT NGÀY VUI.

PHẠM TOÀN
Nguồn: VRNs

6 Asean states join call for peaceful resolution - Sáu nước ASEAN cùng tham gia với Philippines kêu gọi giải pháp hòa bình


6 Asean states join call for peaceful resolution

By Pia Lee-Brago (The Philippine Star)

19-06-11

Sáu nước ASEAN cùng tham gia với Philippines kêu gọi giải pháp hòa bình

Pia Lee-Brago, The Philippine Star

19-06-11

Manila, Philippines - Six Southeast Asian countries have joined the Philippines in calling for a peaceful resolution and the use of the United Nations Convention on the Law of the Sea in resolving disputes over some areas in the West Philippine Sea and South China Sea.

Manila, Philippines - Sáu nước Đông Nam Á đã cùng tham gia với Philippines để kêu gọi một giải pháp hòa bình và sử dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển trong việc giải quyết tranh chấp tại một số khu vực ở biển Tây Philippines và Biển Đông.

Vietnam, Indonesia, Malaysia, Thailand, Laos and Singapore arrived at the consensus during the 21st Meeting of States Parties to the 1982 UN Convention on the Law of the Sea (SPLOS 21) from June 13 to 17 at the UN headquarters in New York.

Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào và Singapore đã đi đến đồng thuận tại Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước LHQ về Luật Biển (SPLOS 21) từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 6 tại trụ sở LHQ ở New York.

The Philippine Permanent Mission to the UN in New York also voiced during the meeting the country’s rejection of the inclusion of areas within Philippine jurisdiction in the dispute.

Phái đoàn thường trực của Philippines tại Liên Hiệp quốc ở New York cũng đã lên tiếng trong cuộc họp, từ chối việc gom các khu vực thuộc quyền tài phán của Philippines vào trong tranh chấp.

The six countries belonging to the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) stressed the need to maintain peace and security in the region. ASEAN has 10 members. The three other member-countries are Brunei, Cambodia, and Myanmar (formerly Burma).

Sáu nước thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực. ASEAN có 10 thành viên. Ba nước thành viên khác là Brunei, Campuchia, và Myanmar.

“The rule of law is the bedrock of peace, order and fairness in modern societies. The rise of a rules-based international system has been the great equalizer in global affairs,” a statement from the Philippine mission read.

"Quy tắc luật pháp là nền tảng của hòa bình trật tự và công bằng trong xã hội hiện đại. Nguyên do của hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ là sự cân bằng tuyệt vời (nghĩa là: làm cho một nước lớn bắt nạt một nước nhỏ khó hơn) trong các vấn đề toàn cầu", một tuyên bố của phái đoàn Philippines cho biết.

“Respect and adherence to international law have preserved peace and resolved conflicts. International law has given equal voice to nations regardless of political, economic or military stature, banishing the unlawful use of sheer force,” it said.

"Tôn trọng và tuân theo luật pháp quốc tế để duy trì hòa bình và giải quyết xung đột. Luật pháp quốc tế đã cho các nước có tiếng nói bình đẳng, bất kể tầm vóc chính trị, kinh tế, hay quân sự, ngăn cản việc sử dụng vũ lực tuyệt đối trái pháp luật", tuyên bố cho biết.

A statement delivered by Commission on Maritime and Ocean Affairs Secretariat (CMOAS) Secretary-General Henry Bensurto, noted that “recent developments in the Recto bank have tended to broaden the concept of disputed areas in the West Philippine Sea or South China Sea to include even those waters and continental shelves that are clearly within the sovereignty and/or jurisdiction of the Philippines.”

Tuyên bố do Henry Bensurto, Tổng thư ký Ủy ban các vấn đề Biển và Hải dương (CMOAS), đưa ra, lưu ý rằng, "Những diễn biến gần đây ở Recto bank có xu hướng mở rộng khái niệm về khu vực tranh chấp ở biển Tây Philippines hoặc biển Hoa Nam, gồm cả những vùng biển và thềm lục địa rõ ràng nằm trong phạm vi chủ quyền và/ hoặc quyền tài phán của Philippines".

“The Philippines firmly rejects any efforts in this regard. Such actions are inconsistent with the UN Convention on the Law of the Sea,” Bensurto said.

"Philippines kiên quyết bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào trong vấn đề này. Hành động như thế là không phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS)", ông Bensurto nói.

“We expect nothing less from our international partners,” he added.

"Chúng tôi chẳng mong đợi gì từ các đối tác quốc tế của chúng tôi", ông nói thêm.

“In situations where disputes on maritime claims exist, UNCLOS provides clues as well as answers by which such maritime disputes could be addressed,” he said.

"Trong trường hợp tranh chấp về khiếu nại hàng hải tồn tại, UNCLOS cung cấp manh mối cũng như các câu trả lời mà các tranh chấp hàng hải có thể được giải quyết", ông nói.

He also urged all parties to the ASEAN-China Declaration of Conduct in the South China Sea to faithfully abide by the provisions in the declaration, particularly on the need to “exercise self-restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes and affect peace and stability.”

Ông cũng kêu gọi tất cả các bên tham gia Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông [được ký bởi] ASEAN – Trung Quốc, tuyệt đối tuân theo các quy định trong tuyên bố, đặc biệt về sự cần thiết phải "kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động sẽ làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định".

“The Declaration of Conduct expresses in a concrete way our collective goal for rules-based action by all concerned parties,” he added.

"Tuyên bố ứng xử thể hiện một cách cụ thể cho mục tiêu chung của chúng ta, về hành động dựa trên các luật lệ, của tất cả các bên liên quan", ông nói thêm.

Foreign Affairs Secretary Albert del Rosario met Friday with the nine ambassadors and charges d’affaires of ASEAN member-states and briefed them on Philippine perspectives on recent developments in the West Philippine Sea.

Hôm thứ Sáu, Ngoại trưởng Albert del Rosario đã gặp chín đại sứ và các đại biện của các nước thành viên ASEAN và đã thông báo vắn tắt cho họ biết quan điểm của Philippines về những diễn biến gần đây ở biển Tây Philippines.

No cause for upset

A “rules-based” multilateral approach to resolving disputes over some areas in the West Philippine Sea and South China Sea should not upset China considering its own commitment to shun confrontation, Malacañang said yesterday.

Không có lý do để bực tức

Một phương pháp tiếp cận đa phương "dựa trên các quy tắc" để giải quyết các tranh chấp ở một số khu vực trên biển Tây Philippines và Biển Đông không phải để làm Trung Quốc bực tức, cân nhắc cam kết của chính họ trong việc tránh sự đối đầu, Malacañang (dinh tổng thống Philippines) cho biết hôm qua.

“Our policy is to really have a rules-based, a multilateral approach to the settlement of the dispute. What we advocate is to actually for us to arrive at a peaceful resolution. We should really exhaust all diplomatic means,” deputy Palace spokesperson Abigail Valte said over state-run radio dzRB.

"Chính sách của chúng tôi là thực sự có một phương pháp tiếp cận đa phương, dựa trên các quy tắc để giải quyết tranh chấp. Điều mà chúng tôi chủ trương thực ra là để chúng ta đi đến một giải pháp hòa bình. Thực sự chúng ta nên dùng hết tất cả các phương tiện ngoại giao", bà Abigail Valte, Phó Trưởng phát ngôn viên của dinh tổng thống nói trên đài phát thanh nhà nước dzRB (Radyo ng Bayan).

Valte said international laws like UNCLOS should be the basis for settling the territorial dispute.

Bà Valte nói rằng, luật pháp quốc tế như UNCLOS sẽ là cơ sở để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

“Our statements have always been very clear,” Valte said.

"Các tuyên bố của chúng tôi luôn rõ ràng", bà Valte nói.

She also welcomed Australia’s call on parties involved in the territorial spat to adherence to international laws like UNCLOS.

Bà cũng hoan nghênh lời kêu gọi của Úc về các bên có liên quan trong việc tranh chấp lãnh thổ tuân theo luật pháp quốc tế như UNCLOS.

Australia voiced its position through its top ministers in a joint statement with Philippine officials in the 3rd Philippine-Australia Ministerial Meeting in Canberra last Thursday.

Thông qua các bộ trưởng hàng đầu, Úc lên tiếng về lập trường của mình trong một tuyên bố chung với các viên chức Philippines tại Hội nghị Bộ trưởng Philippine – Úc lần thứ 3 ở Canberra hôm thứ Năm.

On Friday, the Philippines called on ASEAN member-states to take a common stand on developments in the West Philippine Sea.

Hôm thứ Sáu, Philippines kêu gọi các nước thành viên ASEAN có một lập trường chung về những diễn biến ở vùng biển Tây Philippines.

Also last Friday, President Aquino insisted that the country won’t be bullied by China in a territorial spat over the Spratly Islands and that Beijing should stop intruding into Philippine waters.

Cũng hôm thứ Sáu vừa qua, Tổng thống Aquino nhấn mạnh rằng, nước họ sẽ không để Trung Quốc bắt nạt trong một cuộc cãi vã về lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa, và rằng Bắc Kinh nên ngừng xâm nhập vào vùng biển Philippines.

Aquino also told AP that a government-backed mission to scout the West Philippine Sea for oil and gas had turned up “very good” prospects, though he declined to elaborate. He said the Philippines reserved the right to explore its waters despite China’s rival claims.

Aquino cũng nói với AP rằng, một nhiệm vụ được chính phủ hỗ trợ đi thăm dò dầu khí ở vùng biển Tây Philippines đã cho ra các triển vọng "rất tốt", mặc dù ông từ chối cho biết thêm chi tiết. Ông nói rằng, Philippines dành quyền thăm dò dầu khí ở vùng biển của mình bất chấp các tuyên bố của Trung Quốc.

China, which claims the Spratlys and all other waters in the South China Sea, last week demanded that its southern neighbors halt any oil exploration there without Beijing’s permission. Chinese Ambassador Liu Jianchao said, however, that China was open to joint exploration with other countries.

Hồi tuần trước, Trung Quốc, tuyên bố quần đảo Trường Sa và tất cả các vùng biển khác trên Biển Đông, đã yêu cầu các nước láng giềng ở phía Nam, ngưng bất kỳ hoạt động thăm dò dầu khí nào ở đó mà không được Bắc Kinh cho phép. Tuy nhiên, ông Lưu Kiến Siêu, Đại sứ Trung Quốc, nói rằng, Trung Quốc có thể cùng thăm dò với các nước khác.

“We will not be pushed around because we are a tiny state compared with theirs,” Aquino said.

"Chúng tôi sẽ không để họ bắt nạt bởi vì chúng tôi là một nước nhỏ so với họ", ông Aquino nói.

“We think we have very solid grounds to say ‘do not intrude into our territory’ and that is not a source of dispute or should not be a source of dispute,” the President said.

"Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có cơ sở rất vững chắc để nói ‘đừng xâm phạm vào lãnh thổ của chúng tôi’ và đó không phải là nguồn gốc tranh chấp hay không nên là một nguồn gốc tranh chấp", Tổng thống nói.

“We will continue with dialogues, but I think, for our internal affairs, we don’t have to ask anybody else’s permission,” he added.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại, nhưng tôi nghĩ rằng, do công việc nội bộ của chúng tôi, chúng tôi không phải xin phép bất cứ người nào khác", ông nói thêm.

Singapore encounter

Chạm trán với Singapore

One of the three US Navy warships participating in this year’s joint naval exercises called Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT) 2011 in the waters of Palawan is now in Singapore where Haixun-31, China’s largest maritime patrol vessel, is also set to drop anchor.

Một trong ba tàu chiến hải quân Mỹ tham gia các cuộc tập trận hải quân chung trong năm nay mang tên Sẵn sàng Hợp tác và Huấn luyện trên biển (CARAT) năm 2011, trên vùng biển Palawan hiện đang ở Singapore, nơi con tàu tuần tra biển lớn nhất của Trung Quốc, Haixun-31, cũng chuẩn bị thả neo.

Guided-missile destroyer USS Chung-Hoon is now moored at the Changi Naval Base.

Tàu khu trục USS Chung-Hoon, có tên lửa hướng dẫn, đang thả neo tại Căn cứ Hải quân Changi.

Changi Naval Base is now the center of the ongoing US-led naval exercises dubbed SEACAT (Southeast Asian Cooperation Afloat Training). The navies of the Philippines, Malaysia, Indonesia, Thailand and Brunei are joining the naval maneuver.

Căn cứ Hải quân Changi hiện là trung tâm của các cuộc tập trận hải quân do Mỹ dẫn đầu, có tên là SEACAT (Hợp tác và huấn luyện Đông Nam Á). Các lực lượng hải quân của Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Brunei tham gia tập trận hải quân chung.

“The exercise is led by the US Navy and is centered this year in Changi, where the exercise’s command and control center is located,” Navy spokesman Lt. Col. Omar Tonsay said.

"Các cuộc tập trận do Hải quân Mỹ dẫn đầu và năm nay tập trung tại Changi, nơi trung tâm điều khiển và mệnh lệnh của cuộc tập trận tọa lạc", Trung tá Omar Tonsay, người phát ngôn của Hải quân [Mỹ] cho biết.

It’s not clear if the US Navy destroyer is also taking part in SEACAT.

Không rõ là tàu khu trục của Hải quân Mỹ cũng tham gia tập trận SEACAT hay không.

“Well, I could just surmise that there are lots of eavesdropping, surveillance and counter-surveillance activities now going on,” said a military official, who declined to be named. The CARAT exercise is set on June 28 to July 8.

"Vâng, tôi chỉ có thể phỏng đoán rằng có nhiều hoạt động nghe trộm, giám sát và chống giám sát, hiện đang diễn ra", một viên chức quân sự giấu tên cho biết. Cuộc tập trận CARAT có lịch trình từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7.

At Fort Del Pilar in Baguio City, Armed Forces chief of staff Gen. Eduardo Oban said the military is prepared to deal with threats to the country’s sovereignty but expressed hopes diplomacy would prevail.

Tại Fort Del Pilar ở thành phố Baguio, Tướng Eduardo Oban, tham mưu trưởng lực lượng vũ trang, cho biết, quân đội được chuẩn bị để đối phó với sự đe dọa chủ quyền của đất nước nhưng bày tỏ hy vọng chính sách ngoại giao sẽ thắng thế.

The vast South China Sea and West Philippine Sea form one of Asia’s most politically sensitive regions, with China, Vietnam and the Philippines trading diplomatic barbs recently over overlapping territorial claims. Vietnam’s navy conducted live-fire exercises Monday after accusing Chinese boats of disrupting oil and gas exploration in its waters.

Biển Đông rộng lớn và biển Tây Philippines hình thành một trong những khu vực chính trị nhạy cảm nhất ở châu Á, với những cuộc cãi vã ngoại giao gần đây giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines về các tranh chấp lãnh thổ chồng chéo. Hải quân Việt Nam đã tiến hành tập trận bắn đạn thật hôm thứ Hai sau khi cáo buộc các tàu Trung Quốc phá hoại hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển của mình.

The Aquino administration already has protested at least six incidents involving alleged Chinese intrusion into waters within the Philippines 320-kilometer exclusive economic zone that is covered by the UN Convention on the Law of the Sea.

Chính phủ Aquino đã phản đối ít nhất sáu sự cố liên quan đến việc cáo buộc Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế 320 km của Philippines theo Công ước LHQ về Luật Biển.

In February, Manila accused Chinese naval ships of harassing an exploration ship near Reed Bank, an area 80 miles or 130 kilometers west of Palawan.

Trong tháng Hai, Manila cáo buộc tàu hải quân Trung Quốc sách nhiễu một tàu thăm dò gần Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), khu vực 80 dặm, tức 130 km, về phía Tây Palawan.

Liu said last week that China was exercising its sovereign rights over all of the South China Sea.

Hồi tuần trước, ông Lưu [Kiến Siêu] cho biết rằng, Trung Quốc đang thực hiện các quyền chủ quyền của mình trên toàn bộ Biển Đông.

“The overall strategy, we’re not going to engage in an arms race with them. We are not going to escalate the tensions there but we do have to protect our rights,” Aquino said.

"Chiến lược tổng thể, chúng tôi sẽ không tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang với họ. Chúng tôi sẽ không leo thang căng thẳng ở đó, nhưng chúng tôi phải bảo vệ quyền của chúng tôi", ông Aquino nói.

The battle for ownership of the potentially oil-rich Spratly Islands has settled into an uneasy standoff since the last fighting, involving China and Vietnam, that killed more than 70 Vietnamese sailors in 1988.

Cuộc chiến về quyền sở hữu quần đảo Trường Sa có tiềm năng giàu dầu mỏ đi vào bế tắc kể từ trận đánh cuối cùng giữa Trung Quốc và Việt Nam, đã giết chết hơn 70 thủy thủ Việt Nam trong năm 1988.

In 2002, the 10-member ASEAN and China signed a non-binding accord that calls for maintaining the status quo. China wants to engage claimants individually - against the wishes of countries like the Philippines that want to negotiate as a bloc.

Năm 2002, 10 thành viên ASEAN và Trung Quốc đã ký một hiệp định không ràng buộc kêu gọi giữ nguyên hiện trạng. Trung Quốc muốn làm việc với các nước tranh chấp một cách riêng rẽ – ngược lại với mong muốn của các quốc nước như Philippines, muốn đàm phám như một khối.

Complicating the issue is the role the United States wants to play in resolving the dispute. It is a key Philippine defense treaty partner, which means that in case of a Chinese attack it is obligated to come to aid the Philippines.

Vấn đề phức tạp là Hoa Kỳ muốn đóng vai trò gì trong việc giải quyết tranh chấp này. Mỹ là một đối tác quan trọng có một hiệp ước quốc phòng với Philippines, có nghĩa là trong trường hợp có một cuộc tấn công của Trung Quốc, Hoa Kỳ bắt buộc phải đến để trợ giúp cho Philippines.

US Ambassador Harry Thomas said last week that Washington would stand by the Philippines.

Đại sứ Mỹ Harry Thomas cho biết hồi tuần trước, rằng Washington sẽ đứng cạnh Philippines.

On Friday, State Department spokeswoman Victoria Nuland voiced US concerns about rising tensions in the South China Sea, and called for multilateral negotiations to settle disputes.

Hôm thứ Sáu, bà Victoria Nuland, người phát ngôn Bộ Ngoại giao [Hoa Kỳ] lên tiếng, Mỹ quan ngại về các căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, và kêu gọi đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp.

“We call on all parties to find a venue where we can have a collaborative negotiated resolution to these issues,” she told a news conference in Washington, without elaborating on who the parties would be.

"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tìm một nơi để chúng ta có thể có một giải pháp thỏa thuận hợp tác để giải quyết những vấn đề này", bà nói trong một buổi họp báo ở Washington mà không nói thêm chi tiết đó là các bên nào.

The UK-based Forum Energy PLC, which has a contract with the government to explore the Reed Bank, has announced that it has completed seismic tests in the area and will process the data to identify the best location for drilling appraisal wells.

Diễn đàn Năng lượng PLC có trụ sở ở Anh, có một hợp đồng với chính phủ [Philippines] để khai thác ở Bãi Cỏ Rong, thông báo rằng họ đã hoàn thành các thử nghiệm địa chấn trong khu vực và sẽ xử lý các dữ liệu để xác định vị trí tốt nhất để khoan các giếng dầu.

Forum Energy Robin Nicholson said in a statement in March that his company is looking forward “to making further investments into the project.”

Ông Robin Nicholson thuộc Diễn đàn Năng lượng, cho biết trong một tuyên bố hồi tháng 3, rằng công ty của ông đang nhắm tới "việc đầu tư thêm vào dự án".

The company said that in 2006, a seismic survey in an area in the Reed Bank indicated it contained 3.4 trillion cubic feet of gas.

Công ty này nói rằng, hồi năm 2006, một cuộc khảo sát địa chấn trong khu Bãi Cỏ Rong cho biết, có chứa 3.400 tỷ foot khối khí đốt [1 foot khối tương đương 1/27 mét khối].

With Aurea Calica, Jaime Laude, Artemio Dumlao, AP

Bài viết có sự tham gia của Aurea Calica, Jaime Laude, Artemio Dumlao - AP

Translated by Ngọc philstar.com