MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, July 24, 2010

Marx's letter to his daughter - Thư Mác gởi con gái


Marx's letter to his daughter - Thư Mác gởi con gái
I made another translation of this famous letter since I found something in question in the currently available online version. If you have any more information related to this letter, please share it with me. Thanks in addvance.
Tôi dịch lại bức thư này từ bản tiếng Anh, vì bản tiếng Việt đang lưu hành có nhiều chỗ không ổn. Bạn nào có tư liệu tốt hơn xin chia sẻ. Cám ơn nhiều.
I keep the old Vietnamese version at the end of this post.
Tôi giữ lại bản Tiếng Việt cũ dưới đây.
nguyenquangy@gmail.com
Dear my daughter,
I haven’t written to you until you finished arrangement your new living place in the hostel. Because I want you to read the letter when you live far from home, it is the time when you direct whole your soul to family - warmest place.

Con yêu của ba!
Ba chờ con vào trường sắp xếp nơi ăn chốn ở yên ổn nơi ký túc rồi mới viết thư cho con. Sở dĩ như vậy là ba muốn con đọc nó lúc xa nhà, đấy là lúc con hướng cả hồn mình về với gia đình - nơi yên ấm nhất.
I want you read the letter with a fond remembrance. I take advantage of the fond remembrance to open your soul. I dare say you’ll be shy when you read the letter because you feel I’m older the words. Let me write freely because I want to tell you something very important, what is far different from informal daily jokes. I should have let your mother tell you what I’m about to say. But the letter contains men’s view on women. About this, I think, I’m better than your mother.
Ba muốn con đọc thư ba với một chút hồi ức thú vị, ba lợi dụng chút hồi ức thú vị ấy để mở cửa tâm hồn con. Ba chắc là con sẽ ngượng khi đọc lá thư này, vì con thấy ba dùng những lời lẽ già giặn hơn với con. Ba muốn viết thoải mái cho con vì ba muốn nói với con những điều quan trọng, khác với những bông đùa thân mật hàng ngày. Đáng lẽ ba nên nhường cho mẹ nói những điều mà ba sắp nói, nhưng nội dung thư chứa đựng cái nhìn của phái nam đối với phái nữ. Điều này, ba chắc, ba rành hơn mẹ con.

You are 20 years old already. You are neither a child nor an adult. I want to tell you what every father wants to tell his daughter before she becomes a real adult. At age of 20, you should hear more or less facts I have never talked to you. You can hear the facts from a certain novel which is poetic or even romantic… But I better tell you what a father is sure to say.
Con đã hơn hai mươi tuổi rồi, con biết là con không phải còn là con bé nhưng chưa hẳn đã là người lớn. Ba muốn nói với những gì mà mỗi người cha muốn nói với con gái mình trước khi nó là người lớn thực sự. Ở tuổi hai mươi, con hẳn đã nghe được ít nhiều sự thật mà từ xưa đến nay ba chưa bao giờ nói với con. Có thể con tìm thấy sự thật trong cuốn tiểu thuyết nào đó hoặc thơ mộng hoặc thậm chí là lãng mạn. Nhưng tốt hơn hết là ba nên nói những điều mà người cha nhất định phải nói.

You should have boyfriend. You are unable to confuse this. And your boyfriend will be, according to current conception, probably one of your friends.
It doesn’t mean that you live unrestrainedly with them. You have to respond to their excessive jokes by a cold face so the interlocutor knows he must respect women’s dignity. It also doesn’t mean that you should show a gloomy face what extinguishes every source of inspiration, causes a distance with all men, concurrently all chances of good love. Someone said: “Every woman is a rose.” It is true, my dear. But to be a stick to stab at cruel hands!
Con nên có bạn trai. Con không thể khước từ điều ấy được. Huống chi người chồng tương lai theo quan niệm bây giờ có thể nằm trong số bạn trai của con. Có bạn trai không có nghĩa là giao lưu buông tuồng với họ. Có những câu đùa của họ con phải tiếp với vẻ mặt lạnh nhạt để kẻ đối thoại biết rằng phải tôn trọng phẩm giá của nữ giới. Nhưng không phải vậy mà con chường ra bộ mặt ảm đạm làm tắt hết mọi cảm hứng, làm tất cả nam giới phải xa lánh và đồng thời đánh mất mọi cơ hội gặp một tình duyên tốt đẹp. Có người nói rằng “Con gái là bông hoa”. Đúng đấy con ạ. Nhưng sẽ trở thành gai nhọn đâm vào những bàn tay thô bạo!

One beautiful day, you’ll receive a love letter. It’s not illegal and no need to hide us your parents. On the contrary, we want and wish you to inform the happiness to us. And it is very sad for girls who don’t receive any love letter.
Một ngày đẹp trời nào đó con sẽ nhận được thư tỏ tình, điều đó chẳng phải là tội lỗi gì mà giấu ba mẹ. Ngược lại, ba mẹ ước mong con báo tin mừng ấy cho ba mẹ. Thật đáng buồn cho một thiếu nữ không có một bức thư xanh nào gửi đến.

You have the right to love or refuse a declaration of love but right of declaration of love belongs to men. Listen: Never wrest the right from men and never state the event, however it would satisfy you very much. The boy will be seriously injured. Don’t think that the problem of pride is not necessary for men. You think, how does the “victim” think if his defeat of declaration of love is stated? And my daughter is not so uneducated that send the letter back. The law of love requires you must be more polite and delicate than when you solve any other affairs. Don’t worry that our poor experiences will put you onto a fixed road as a train go on fix rails. We just want you to understand factors that will help you decide. The right of decision belongs to you.
Con có quyền yêu hay không yêu người tỏ tình, nhưng quyền tỏ tình thuộc về phái nam. Con nghe đây: đường bao giờ tranh quyền ấy của nam giới và cũng chớ thuật lại chuyện ấy cho ai, cho dù điều ấy làm con thỏa mãn đến mấy đi nữa. Chàng trai sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Chớ nghĩ rằng vấn đề tự hào là không cần thiết với nam giới. Con thử nghĩ xem nạn nhân sẽ nghĩ gì nếu việc tỏ tình thất bại của anh ta bị mọi người biết hết. Và con của ba không đến độ thiếu giáo dục mà đi trả lại thư cho chủ nhân, luật tình yêu đòi hỏi con phải tế nhị hơn, lịch sự hơn khi giải quyết mọi công việc khác con ạ. Chớ lo rằng những kinh nghiệm nghèo nàn của ba mẹ sẽ đặt con vào đường đi cố định như xe lửa chạy trên đường ray. Ba mẹ chỉ muốn con rõ những yếu tố mà sẽ giúp con có quyết định. Quyền quyết định thuộc về con. 

After a few years more when you will be grown-up, you’ll probably take a poor artist in marriage. No problem and keep in mind that “art often go with artist’s artistic temperament”. We’ll congratulate you on your marriage.
Vài ba năm nữa khi con trưởng thành, con có thể kết hôn với một họa sĩ nghèo. Không có vấn đề gì, nhưng hãy luôn luôn lưu ý rằng: “Nghệ thuật thường đi đôi với tính khí nghệ sĩ của một họa sĩ” Ba mẹ xin chúc mũng hôn nhân của con.

Life is multi-form. We your parents can’t give you an advice what is useful in every case as a handbook. But we’ll give our experiences to you who we love very much. We hope you’ll be strictly successful. We’ll forgive you no matter what mistake you make. Hiding is the source of every crime.
Cuộc sống thì đa dạng. Ba mẹ sẽ không thể cho con những lời khuyên hữu ích trong mọi trường như một thứ cẩm nang. Nhưng ba mẹ trao những kinh nghiệm của chính cho con người mà ba mẹ rất mực yêu thương. Ba mẹ mong con thành đạt một cách ngay thẳng. Ba mẹ sẵn lòng tha thứ cho con dù con có phạm lỗi lầm gì đi nữa. Che giấu là đầu dây của mọi tội lỗi.

You should take part in collective operation on condition that it is not an environment of impolite action. I’m talking about night feasts last to over midnight. It may lead people to a depraved life.


There will, perhaps, be a boy inviting you to an informal dinner, you agree on condition that he proves he is educated and acquainted with you pretty long. You better take leave of him right after the dinner. It must be courageous to say good-bye that early, I know. But all art of getting affection of a girl is never let anyone contemplate, enjoy a complete victory.
Con nên tham gia những sinh hoạt tập thể, với điều kiện nó không phải là môi trường cho những hành động khiếm nhã. Ba muốn nói tới những buổi dạ hội quá nửa đêm. Nó có thể đưa người ta vào con đường hư hỏng. 

Có thể một chàng trai mời con tới một bữa ăn tối thân mật, con nhận lời nếu anh ta là người có giáo dục và quen biết đã khá lâu. Tốt hơn hết con ạ, con nên tạm biệt chàng trai ngay sau bữa ăn. Ba biết, phải can đảm lắm mới có thể giã từ sớm như vậy. Nhưng toàn bộ nghệ thuật gây tình cảm của người con gái là không bao giờ cho bất kỳ ai thưởng ngoạn, hưởng trọn niềm vui chiến thắng,

Never put you on a weak position. You must know love however is competition; weak one will be fallen ahead. How to not weak when you come to a boy’s room with vaporous light, soft music, sweet voice, gentle act… The same, you should avoid situations which put you in weak feelings, deserted section of river, dark road, deserted park… Don’t forget, winner is always stronger one.
Con cũng chớ bao giờ đặt mình vào thế yếu. Con phải biết dù sao tình yêu cũng là cuộc cạnh tranh, kẻ yếu thường ngã trước, không yếu sao được khi con đến phòng chàng trai có đèn mờ, có nhạc dịu êm, có lời mật ngọt, có cả cử chỉ yêu thương. Cũng tương tự như vậy, con nên tránh những khung cảnh đặt con vào những tình cảm yếu mềm, một khúc sông vắng, một đoạn đường khuya, một công viên vắng vẻ… Đừng quên rằng, kẻ thắng luôn là kẻ mạnh.


I believe you are not so outdated that refuse a bunch of flowers from a boy. Receive it, my daughter, and put it at love statue. Love is not a crime. But you must deny presents contain a bribe. If you don’t plan to contract marriage with a boy, don’t receive any present contain an engagement, an engagement ring or a piece of jeweler.
Ba biết rằng con không cổ hủ đến độ từ chối một đóa hoa tươi mà chàng đã tặng con. Nhận đi con và đặt nó dưới chân tượng thần tình ái. Tình yêu không phải là tội lỗi. Nhưng con phải khước từ những tặng phẩm ẩn chứa sự mua chuộc. Nếu con không muốn có khế ước hôn nhân với một chàng trai, đừng bao giờ nhận món quà ẩn chứa một sự hứa hôn, một chiếc nhẫn, một món nữ trang đính hôn.


Do you know what a couple will do first when they say good-bye together? They ask for letters and images back. How ridiculous it is! They give love letters and images with sweet words on the back during love and ask them back when saying goodbye.
Ba đố con khi đôi trai gái chia tay thì điều đầu tiên họ làm là gì? Họ đòi nhau trả lại thư từ và hình ảnh con ạ. Thật buồn cười nhỉ? Khi thân thiết thì viết thư cho nhau với những lời yêu thương nồng nàn, hoặc trao cho nhau những bức ảnh và mặt sau là những lời đề tặng nồng nàn, và đòi lại hết khi nói lời chia tay.


My daughter, although you are afraid, love will still come. If it is a pleasure, fondle it as a mother fondles her baby. If it is an injury, your soul will be blue, but someone will come to treat the injury. Never wonder if your lover is faithful to you. The love which is negotiated as an item in a market like that is not love. When you love, you must be free of all calculation. If your lover is poor, work with him to beautify your love. To be sound crutches for your lover’s life if he is lame. The most beautiful love will come to you if you do exactly what I tell you.
Dù con có sợ thì tình yêu vẫn cứ đến. Nếu nó là niềm vui thì con hãy âu yếm nó như người mẹ âu yếm đứa con thơ. Nếu nó là vết thương lòng mà tâm hồn hãy xót đau thì rồi sẽ có người đến băng bó vết thương cho con. Đừng bao giờ nghi ngờ người yêu con có chung thủy với con hay không? Cái thứ tình yêu mà đem ra mặc cả như thể món hàng ngoài chợ thì không còn là tình yêu nữa. Khi đã yêu thì con đừng tính toán. Nếu người yêu con có cụt chân thì con hãy làm cái nạng vững chắc cho đời họ. Tình yêu đẹp nhất đến với con nếu con làm đúng lời cha dặn.


You must be faithful to your lover. If you lost the word, you will be extremely ashamed. You will unable to be proud before your family and yourself.
You have to always think why they love you? If the love you for beauty, remember the beauty will fade away. If they love you for the office and title, they don’t love you. You must refuse and answer: “The office and title cannot bring happiness to people. Only real labor can satisfy true people.”


If you let someone except your lover put an artful dirty kiss on your lips, they will despise you during the kiss and after kissing they despise you more.
A boy who lives for you, to be happy when you are happy and to be sad when you are sad, the boy, will be your husband.
Love, love with persistence as your mother love me.

Yours
Karl Marx
Con phải chung thủy với người con yêu. Nếu con bội lời con sẽ thấy hết sức xấu hổ. Con không thể tự hào trước gia đình, và trước bản thân con. Con phải luôn nghĩ họ yêu con vì lẽ gì? Nếu họ yêu con vì sắc đẹp thì con nên nhớ rằng rồi sắc đẹp sẽ tàn phai. Nếu họ yêu con vì chức tước thì con khẳng định người đó không yêu con. Con phải từ chối và trả lời “Địa vị không đem lại hạnh phúc cho con người mà chỉ có lao động thực sự mới thỏa lòng người chân chính.” 


Nếu con để kẻ nào ngoài người con yêu đặt cái hôn xảo trá và bẩn thỉu lên môi con thì trước khi hôn họ đã khinh con, trong khi hôn họ cũng khinh con và sau khi hôn họ càng khinh con hơn. Chàng trai nào biết sống vì con, vui khi con vui, buồn lúc con buồn, người đó nhất định sẽ là chồng con.
Hãy yêu đi con, yêu tha thiết như mẹ đã yêu ba.

Ba của con,
Các Mác





Con yêu của ba!

Ba chờ con vào trường yên ổn, sắp xếp nơi ăn chốn ở giữa khung cảnh nội trú rồi mới viết thư cho con. Sở dĩ như vậy là ba muốn con đọc nó lúc xa nhà, đấy là lúc con hướng về gia đình - nơi yên ấm
Ba muốn rằng khi đọc thư ba với một chút nhớ nhung, ba lợi dụng sự nhớ nhung ấy như một cửa sổ mở vào hồn con. Ba chắc là con sẽ ngượng khi đọc lá thư này, và con thấy ba già hơn vì hôm nay ba muốn nói với con những điều nghiêm trọng khác thường khác với sự nô đùa hàng ngày thân mật của con. Đáng lẽ ba nên nhường cho mẹ nói những điều mà ba sắp nói, nhưng nội dung thư chứa đựng cái nhìn của phái nam đối với phái nữ. Điều này ba chắc ba rành hơn mẹ con.
Con đã hơn hai mươi tuổi rồi, con biết là con không phải là con nít nhưng chưa hẳn đã là người lớn. Con đặt chân vào khung cảnh mới, ba muốn giúp con ít nhiều. Đó là ý tưởng mới mà mọi người cha đều muốn nói với con gái của mình nhưng do một điều e ngại nào đó lần lữa để rồi cuối cùng không bao giờ nói được.
Hai mươi tuổi, đó là lúc con nghe được ít nhiều sự thật mà từ xưa đến nay ba chưa bao giờ nói với con. Có thể con tìm thấy sự thật trong cuốn tiểu thuyết nào đó hoặc thơ mộng hoặc tệ hại hơn nữa là lãng mạn. Nhưng tốt hơn hết là ba nên nói những điều mà nghĩa vụ làm cha nhất định phải nói.
Con nên có bạn trai trong thời buổi mới. Con không thể khước từ điều ấy được. Huống chi người chồng tương lai theo quan niệm bây giờ có thể nằm trong số bạn trai của con. Có bạn trai không có nghĩa là giao lưu buông tuồng với họ. Có những câu đùa của họ con phải tiếp với vẻ mặt lạnh nhạt để kẻ đối thoại biết rằng phải tôn trọng phẩm giá của con gái. Nhưng không phải vậy mà con trình diện với bộ mặt đăm đăm, một bộ mặt “kín cổng cao tường” làm tắt hết mọi cảm hứng làm xa lánh tất cả các bạn trai của con và đồng thời may mắn gặp một tình duyên tốt đẹp. Một sắc ngữ nào đó đã nói rằng “Con gái là một bông hoa”. Đúng đấy con ạ. Nhưng hãy là cái gai đâm vào những bàn tay tàn bạo. Một buổi tươi đẹp nào đó con sẽ nhận được thư tỏ tình, điều đó không phải là trọng tội mà giấu ba mẹ. Và quả là tủi nhục cho một thiếu nữ không có một bức thư xanh nào gửi đến.
Con có quyền yêu hay không yêu người tỏ tình, nhưng quyền tỏ tình thuộc về phái nam. Con nghe rõ: không bao giờ giành quyền ấy ở họ. Nhưng cũng phải báo cho mọi người biết sự kiện vừa xảy ra dù điều ấy làm con thỏa mãn lắm. Trước tiên là không lịch sự với người gửi thư, kế đó là đặt ra vấn đề tự ái không cần thiết đối với con trai. Con thử nghĩ xem lan truyền cho mọi người biết chàng trai vừa bị khước từ tình yêu thì còn gì là thể diện cho nạn nhân. Và con của ba không đến độ thiếu giáo dục gửi thư về cho nguyên chủ, luật tình yêu đòi hỏi sự tế nhị, lịch sự như mọi trò chơi thanh nhã khác con ạ. Nếu con không chê ba mẹ có một chút kinh nghiệm thì ba mẹ không phải là đi xe lửa đặt hướng đi cố định. Con chớ lo lắng về những kinh nghiệm của ba mẹ, có thể đi trái, vì như thế có thể bóp nghẹt tình cảm mới mẻ vừa mới chớm nở. Ba muốn nói rõ những yếu tố sẽ giúp con quyền lựa chọn quyết định tối hậu khi con trưởng thành - nghĩa là vài ba năm nữa phải thuộc về con. Con có thể kết hôn với nghệ sĩ nghèo nhưng ba muốn nói với với con rằng: “Nghệ thuật thường đi đôi với vật chất kham khổ của một nghệ sĩ” thì ba mẹ chúc con lên đường may mắn.
Con đường là một biến thiên vô cùng di động. Ba mẹ sẽ không thể cho con những lời khuyên cố định có giá trị trong bất kỳ trường hợp nào như một thứ cẩm nang khi “Hạ sơn” mà các sư phụ có thói quen khi trao cho đệ tử. Nhưng dòng đời ba mẹ đã qua quá nhiều. Có thể nào biết mà không chia sẻ điều mình biết cho con là người mà ba mẹ yêu thương. Nhân danh tình yêu đó, ba mẹ mong con thành đạt tuyệt đối, dù con phạm tội gì ba mẹ cũng sẵn lòng tha thứ, sự che giấu là đầu dây của mọi tội lỗi. Con nên tham gia những buổi họp mặt tập thể, với điều kiện nó không phải là môi trường cho những vụng trộm thiếu đẹp đẽ. Ba muốn nói tới những buổi dạ hội quá nửa đêm, khiêu vũ là cử chỉ ăn sâu vào tập tục phương tây, du nhập vào xứ mình - một thứ ấm ức còn đè nặng lên tim những thanh niên khiêu vũ- biến thành một trò lợi dụng, ma sát có thể đưa đến con đường trơn trượt. Có thể một chàng trai mời con một bữa cơm thân mật ư? Con nhận với điều kiện anh ta là người có giáo dục và quen biết quá lâu. Tốt hơn hết con ạ, con nên cách biệt chàng trai sau bữa ăn, con nên giữ bình tĩnh cho lý trí. Ba biết con phải can đảm lắm mới giã từ sớm như vậy. Nhưng tất cả nghệ thuật gây tình cảm của người con gái là không bao giờ cho chiêm ngưỡng, hưởng trọn niềm chiến thắng, con cũng không bao giờ đặt mình vào thế yếu. Con phải biết dù sao tình yêu cũng là sự tranh chấp, kẻ yếu thường ngã trước, không yếu sao được khi con đến phòng chàng trai có đèn mờ, có nhạc dịu êm, có lời mật ngọt, có cả cử chỉ yêu thương. Chính vì vậy con nên tránh những khung cảnh đặt con vào sự yếu mềm, một khúc sông vắng, một đoạn đường khuya, một công viên vắng người… Biết sao được kẻ thắng luôn là kẻ mạnh. Ba biết rằng con không cổ hủ đến độ từ chối một đóa hoa tươi mà chàng đã tặng con. Nhận đi con và đặt nó dưới chân “ Tượng thần tình ái”, vì đó là tặng phẩm được đánh giá là ẩn nấp sự mua chuộc, kẻ không muốn bán phải khước từ giá mua cho dù giá ấy có cao đến đâu. Nếu con chưa ý định kết ước lâu dài thì con hãy từ chối ngay món quà ẩn chứa một sự vật ước, một chiếc nhẫn cưới, một món nữ trang…Ba đố con khi đôi trai gái khước từ tình yêu, đoạn tuyệt tình yêu thì điều đầu tiên họ làm là việc gì? Họ đòi nhau thư từ và hình ảnh con ạ. Buồn cười nhỉ? Khi thân thiết thì viết thư cho nhau với những lời yêu thương nồng nàn, hoặc trao cho nhau những bức ảnh và mặt trái là những lời đề tặng nồng nàn.
Dù con có sợ thì tình yêu vẫn cứ đến. Nếu nó là niềm vui thì con hãy âu yếm nó như âu yếm một đứa con thơ. Nếu nó là vết thương lòng có thể tâm hồn còn vương vấn nhưng rồi ai đó sẽ băng bó vết thương cho con nhưng con có bao giờ tự hỏi người yêu con có chung thủy với con hay không? Cái thứ tình yêu mà đem ra mặc cả như món hàng ngoài chợ thì không phải là tình yêu nữa. Khi đã yêu con thì đừng tính toán. Nếu người yêu con cụt một chân thì con hãy là cái nạng vững chắc cho đời họ. Tình yêu đẹp nhất đến với con nếu con làm đúng lời cha dặn.

Con phải độ lượng và giàu lòng tha thứ. Nếu con có sự hối hận thực sự thì con phải chung thủy với người mình yêu. Nếu con bỏ qua hai chữ quý báu ấy thì con xấu hổ không gì mua được, con không thể tự hào về gia đình, chồng con. Con phải luôn nghĩ rằng họ yêu con bằng lẽ gì? Nếu họ yêu con vì sắc đẹp thì con nên nhớ rằng rồi sắc đẹp sẽ tàn phai. Nếu họ yêu con vì chức tước thì con khẳng định người đó không yêu con. Con phải từ chối và trả lời họ rằng địa vị không đem lại hạnh phúc cho con người mà chỉ có ai chân chính mới thỏa lòng người chân chính. Nếu con để kẻ nào đặt cái hôn gian manh lên môi con thì trước khi hôn họ đã khinh con, trong khi hôn họ cũng khinh con và sau khi hôn họ càng khinh con.Người nào biết sống vì con, vui khi con có tin vui, buồn khi con có tin buồn, người đó nhất định sẽ là chồng con.
Hãy yêu đi con, yêu tha thiết như mẹ đã yêu ba.
Ba của con:
Các Mác

quét rác hay vẽ tranh? - tản mạn

Nếu có ai hỏi tôi rằng có phải vào đại học là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên thì tôi không ngần ngại mà nói “Không” mặc dù tôi cũng như biết bao sĩ tử khác đang ngồi làm bài trong các phòng thi trong cái nóng hè oi ỏi với ước mong đỗ được vào trường đại học và học ngành nghề mà mình yêu thích. Tôi trả lời như thế là vì những lý do sau:

Trước hết, đại học là một nơi mơ ước của nhiều người bởi vì đó là nơi cung cấp các tri thức và kỹ năng cao nhất mà một quốc gia có thể có cho công dân của mình. Nếu bạn tốt nghiệp đại học bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để có một công việc thích hợp. Đồng thời, bạn cũng sẽ có cơ hội tốt hơn để phát huy tài năng của mình. Nhưng nếu như tất cả mọi thanh niên trong cả nước đều đi học đại học thì điều gì sẽ xảy ra? Đó là tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay tại nước ta.

Người ta sinh ra có năng lực khác nhau, thiên hướng khác nhau, sở thích khác nhau nên phải làm những công việc khác nhau. Như nhà toán học Pháp Đề-các có viết: “Chúng ta đều là những kẻ dốt nát, nhưng may mắn thay chúng ta không cùng dốt nát một thứ.” Điếu quan trong nhất là phải làm công việc phù hợp với năng lực, sở trường và ý thích của mình. Không phải ai ai cũng có đủ năng lực để học đại học. Hơn nữa, bạn không thể làm tốt một công việc khi nó vượt qua năng lực của bạn, bạn cũng không thể làm tốt một công việc khi bạn không yêu nó. Một nền giáo dục tốt không hẳn phải đào tạo ra những người có học vị cao mà phải tạo ra những người lao động biết sử dụng tốt nhất năng lực của mình. Một nền giáo dục tốt không đặt người ta vào nhầm cương vị công tác. Một người quét rác giỏi thì cần thiết hơn một người vẽ tranh tồi.

Ngoài ra như đã nói trên, nhu cầu lao động tốt nghiệp đại học bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với lao động tốt nghiệp từ các trường dạy nghề. Do vậy để có thể có cơ hội việc làm cao hơn thì việc chon lựa các trường dạy nghề là một lựa chon khôn ngoan. Đó là chưa kể đến chi phí đào tạo thấp, thời gian đào tạo ngắn. Có điều ai ai cũng muốn con em vào đại học để có chút thanh danh, hai nữa là hệ thống trường nghê ở nước ta không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Ở một nước phát triển như nước Đức số học sinh vào đại học ngày càng giảm do họ có một hệ thống dạy nghề tốt nhất thế giới, và dĩ nhiên là đời sống của đội ngũ công nhân kĩ thuật được đảm bảo rất tốt không thua kém nhiều những người tốt nghiệp đại học. Để đại học không còn là con đường lập nghiệp duy nhất cần vận động xã hội thay đổi thái độ, có chính sách phát triển tốt hệ thống trường dạy nghề thích hợp đẻ đào tạo những công nhân có thay nghề tốt nhất.

Để kết luận xin mượn lời Các Mác đã viết khi tốt nghiệp trung học phổ thông: “Nếu ta chọn một nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta sẽ không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh vì mọi người; khi đó ta cảm thấy một niềm vui chứ không phải là tội nghiệp, ích kỷ vì hạnh phúc của ta thuộc về hàng triệu người."

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - tản mạn

Tục ngữ có câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.”
Ngay từ ngàn xưa, người Việt ta đã đề cao lời ăn tiếng nói như một bộ phận hết sức quan trọng trong việc đánh giá phong cách, nhân cách và cả đạo đức của một con người. Trong đời sống văn minh hiện đại ngày nay, tôi thiết nghĩ, cái nét đẹp truyền thống ấy cần được gìn giữ và phát huy. Ứng xử bằng lời hàng ngày của chúng ta là một tiêu chí quan trọng để xác định một mẫu người văn minh, thanh lịch.
Trước hết, một người văn minh thanh lịch phải biết các sử dụng ngôn ngữ thích hợp, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng hoàn cảnh (Học ăn, học nói, học gói, học mở). Lời nói chúng ta dùng với các bậc bề trên, cao niên phải khác với khi ta chuyện trò thân mật với bạn bè, trong đó thưa gởi, xưng hô đúng cách là vấn đề phức tạp nhưng không được sai phạm. Tự vựng cũng phải chuẩn mực, không được dùng từ lóng. Về cú pháp, phải dùng câu đầy đủ, không được dùng câu thiếu chủ ngữ, không được nói trống không như: “Đói rồi, đi ngủ đây.” Những cách nói như thế được coi là vô lễ trong văn hóa Việt Nam ta. Khi nói chuyện, âm lượng cũng phải được điều chỉnh vừa phải, không được nói quá to trừ trường hợp người nghe bị lãng tai. Không được vừa cười vừa nói (Vừa nói vừa cười là người vô duyên); không được vung tay múa chân khi nói. Khi người lớn nói phải chú ý lắng nghe, không được ngắt lời. Muốn nói gì phải xin phép. Khi tranh luận với người trên phải tỏ ra khiêm tốn, học hỏi không nên cãi lấy cho bằng được.
Ngay cả ngôn ngữ dùng với bạn bè hay người dưới ta, ví dụ các em nhỏ, cũng không thể tùy tiện. Cho dù ở chỗ bạn bè, không ai có thể chấp nhận văng tục hay chửi thề, đặc biết nếu nó xuất phát từ phái nữ thì còn bị lên án mạnh mẽ hơn. Không được dùng các lối nói mà mọi người chưa chấp nhận hay cho là thiếu lịch sự. Ví dụ những câu như: “Tôi kệch bà. Bà tẩm quá đi thôi.” có thể dùng bình thường ở một nhóm bạn ở miền Bắc, nhưng chưa chắc đã được chấp nhận trong một nhóm bạn ở miền Nam. Khi nói chuyện với người dưới ta cũng phải có thái độ tôn trọng, không được “cả vú lấp miệng em”. Không được nói xen lẫn tiếng Việt với các ngôn ngữ khác trừ trường hợp bắt buộc. Không dùng kiểu tiếng bồi mà hiện nay đang có nguy cơ biến thành cái mốt trên các blog, kiểu như: “Hôm qua ai xi zu sóp với mâm phải không?” (Hôm qua mình thấy cậu đi mua hàng với mẹ phải không?)
Một điểm khác cần chú ý nữa là cử chỉ và điệu bộ kèm theo lúc nói, đặc biệt là vẻ mặt là rất quan trọng. Khi nói chuyện không nên quay mặt đi nơi khác cũng không nên nhìn trực diện vào mặt người cùng nói chuyện quá lâu, đặc biệt với người khác giới. Sử dụng các cử chỉ tay chân, vẻ mặt đúng mực sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn cho lời nói của chúng ta, đặc biệt khi nói trước cử tọa đông người.
Một vấn đề nữa thường hay gây hiểu lầm là nghĩa của một số từ trong tiếng Việt khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Tôi nhớ có một lần khi tôi ở Hà Nội với bố tôi thì bị cúp điện. Tôi ra cái quán gần nhà mua sáp thì người ta đưa Lip Ice cho tôi. Tôi nói đèn cầy họ tưởng là thịt cầy. Khi tôi quay lại hỏi bố tôi mới biết nến là từ duy nhất mà người ta dùng ở đây. Có nhiều từ khác như: ly, cốc, chén, bát, thơm, dứa, ốm, đau, gầy, bệnh… người Việt ở hai miền dùng với nghĩa có khác nhau. Ví dụ: A (người miền Nam) nói: “Hồi ni bạn ốm (=gầy) he.” B (miền Bắc) trả lời: “Mình có ốm đâu mình chỉ gầy một tí thôi.
Nói tóm lại, để có được ngôn ngữ của một người văn minh, thanh lịch, ta cũng phải khổ công rèn luyện. Tuy nhiên cố bám vào các nguyên tắc, chuẩn mực cũng dễ làm ngôn ngữ chúng ta xơ cứng, thiếu sức sống, thậm chí giả tạo nữa. Sử dụng các lối nói mới đã được chấp thuận, tăng tính hài hước của câu chuyện vẫn không làm giảm tính lịch thiệp mà lại tăng sự hấp dẫn của bạn trước người nghe. Như lời khuyên của cha ông:
Lời nói chẳng mất tiền múa
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

trí tuệ và khoan dung - tản mạn

Nhân loại từ ngàn xưa đến bây giờ đều luôn luôn hướng về chân thiện mỹ. Chân là chân lý hay tri thức, hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội, thiện là đạo đức, đạo lý sống của con người và mỹ là vẻ đẹp sự hài hòa của cả nội dung lẫn hình thức. Những nhân vật nổi tiễng, xưa nay được nhân loại kính cẩn nghiêng mình là các bậc tận chân, tận thiện. Không phải ngẫu nhiên mà người ta sắp đặt thứ tự của ba khái niệm chân, thiện mỹ theo thứ tự đó: cái chân sinh ra cái thiện, có chân và thiện rồi thì mỹ sẽ xuất hiện. Cũng theo tinh thần đó nhà văn Đơ-xtan viết rằng: ”hiểu biết thấu đáo thì sẽ tha thứ được tất cả và con người sẽ trở nên khoan dung.”

Con người sinh ra vốn không hoàn thiện. Người phương Tây có câu nói nổi tiếng: đã là con người thì có sai lấm, có sai lầm thì mới là con người. Cho dù sinh ra không hoàn thiện như thế, nhưng con người luôn cố gắng phấn đấu đê hoàn thiện mình, thông qua học tập, lao động. Và trong quá trình hoàn thiện đó việc mắc phải khuyết điểm, sai lầm là không tránh khỏi. Phê phán khuyết điểm của người khác với thái độ thiếu khoan dung về thực chất là biểu hiện thiếu hiểu biết của người phê phán. Trước khi phê phán một hiện tượng, hành động, hay biểu hiện bất kỳ nào, ta phải đặt nó trong một bối cảnh cụ thể tìm hiểu các nguyên nhân cấu thành của nó, nếu các nguyên nhân đó là khách quan thì khuyết điểm đó là tất yếu, nó có thể xảy ra cho bất kỳ ai kể cả người phê phán nó. Trong trường hợp này tha thứ là điều khôn ngoan nên làm. Ví dụ một học sinh nhiều lần lên lớp không thuộc bài thầy giáo mắng em là uổng công bố mẹ cho ăn học. Sau đó thầy tìm hiểu ra thì mới biết là em học sinh này có bố mẹ bị bệnh hiểm nghèo lại không có bà con họ hàng nhiều nên phải đi làm sau giờ học để thuốc thang phụng dưỡng bố mẹ. Vì vậy mà việc học thường bị chễnh mãng. Bố tôi có kể cho tôi một câu chuyện về lòng khoan dung. Cách đây mười năm, H là một cậu bé đã từng phạm lỗi gây rối trật tự công cộng và mới trở về từ Trường Giáo dưỡng sau 6 tháng học tập tại đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước, nhưng nhiều người trong khu phố vẫn cấm con em họ chơi với H, vì cho rằng nó là đứa hư hỏng mất nết. Duy chỉ có bác Hà chữa xe đạp ở đầu xóm là thương nó và hay bảo nó đến chơi và học bài với mấy đứa con bác cùng lứa tuổi. H học hành ngày một tấn tới đến khi thi đại học thì đỗ thủ khoa rồi đi học nước ngoài. Cứ mỗi khi về thăm nhà H đều đến thăm bác Hà và các bạn cũ. H nói nếu không có sự khoan dung của bác Hà, thì H khó vượt qua được mặc cảm tội lỗi đẻ chăm chỉ học hành mà thành công được như hôm nay.

Không phải chỉ trong một cộng đồng hay một dân tộc mới cần đến hiểu biết để khoan dung mà ngay cả giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, tôn giáo trên thế giới sự hiểu biết thông cảm là cần thiết để có thể chấp nhận sự dị biệt của nhau và đem lòng khoan dung để giải quyết các tranh chấp bằng đối thoại và kiến tạo một nền hòa bình vĩnh viễn trên trái đất này.

Tuy nhiên tha thứ khoan dung không phải là nhắm mắt làm ngơ trước mọi sai trái. Phân tích sai trái của người khác và có biện pháp ngăn ngừa nó tái diễn để không gây thiệt hại cho cá nhân hay cộng đồng mới là sự khoan dung có trách nhiệm, có hiểu biết sâu sắc.

Rõ ràng là, thái độ của chúng ta đối với một vấn đề thay đổi tùy thuộc vào mức độ hiểu biết của chúng ta đối với vấn đề đó. Hay nói cách khác cái đức của ta phụ thuộc vào cái trí. Sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi bàn về trí và đức cũng có nói trí và đức đều rất quan trọng nhưng suy cho cùng thì trí quyết định vì một bậc toàn trí ắt hẳn hiểu hết lẽ đời. Khi đã hiểu hết lẽ đời ắt hẳn sẽ có đạo đức. Chỉ có những kẻ trí thức nữa vời mới thiếu khoan dung, độ lượng. Thiếu hiểu biết dẫn tới đố kỵ, ghen ghét, hằn thù. Còn trí tuệ bao la sẽ dẫn tới bao dung và tha thứ. Thế giới cần khoan dung để có hòa bình, loài người cần hiểu biết để có khoan dung. Như câu thành ngữ nổi tiếng sau "to err is human, to forgive divine" phạm lỗi ấy phàm trần, thứ tha mới thánh thiện.

một nét đẹp - tản mạn

Tết Nguyên đán là ngày lễ tết quan trọng nhất trong năm của người Việt nam. Đây là khoảng thời gian người Việt dành hoàn toàn cho gia đình, cho những người đang sống và những người đã sống. Hội xuân, ngày Tết ẩn chứa hay phô bày nhiều nét văn hóa khác nhau: từ tục mời tổ tiên về ăn Tết, tục mừng tuổi người cao niên, tục dâng mâm ngũ quả, cúng ông Táo… Mỗi tục lệ là một nét đẹp văn hóa với ý nghĩa khác nhau mà đã lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với tôi cái nét văn hóa Tết mà tôi thích nhất là bày mâm ngũ quả mà mặc dù trông đơn giản nhưng mang tính văn hóa và nhân văn cao của người Việt Nam chúng ta.

Mỗi năm tết đến tôi đều giúp mẹ bày mâm ngũ quả đặt lên bàn thờ. Tôi thấy, ngày Tết khác với ngày thường ở cái không khí của bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng khói hương nghi ngút. Người Việt có quan niệm “uống nước nhớ nguồn” nên thờ cúng tổ tiên đã ăn sâu vào máu thịt. Một người không cúng giỗ tổ tiên rất có thể được coi không còn cái gốc Việt Nam nữa. Mặc dù năm nào cũng bày mâm ngũ quả nhưng tôi vân không biết cái ý nghĩa sâu xa của nó. May mà vừa rôi tình cờ tôi lên mạng thấy có mấy bài viết hay hay về Tết Nguyên Đán tôi đã đọc và tìm hiểu về nét văn hóa dâng mâm ngũ quả này. Cám ơn Internet, mặc dù bạn rất hiện đại, nhưng bạn vẫn mang trong mình cái cổ truyền, cũ kỹ của dân tộc chúng tôi!

Theo quan niệm duy vật cổ đại, thế giới được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim (kim loại), mộc (gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa) và thổ (đất) - gọi là ngũ hành. Và tục lệ chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của quan niệm này.

Mâm ngũ quả là mâm trái cây có năm loại quả khác nhau. Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán mà người dân mỗi vùng, miền có cách chọn các loại quả đặc trưng có khác nhau.

Theo quan niệm về màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau: Đầu tiên là chuối xanh - ứng với mùa xuân (mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bao bọc. Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự. Tiếp theo, 3 loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa hạ - hành hỏa) cam, quýt chín, hồng…; màu trắng (ứng với mùa thu – hành kim) như roi, đào; và màu đen (ứng với mùa đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm…

Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”…Thông hường 4 loại quả được chon ở đây là: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với ước vọng: cầu sung túc vừa đủ xài.

Bàn thờ là nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình, là nơi để tâm linh mỗi người ước nguyện hướng tới những gì tốt đẹp hơn.Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng trong mỗi gia đình Việt thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học - thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người muốn vươn lên trong cuộc sống. Bây giờ, mỗi khi Tết dến bày mâm ngũ quả tôi thấy hay hơn, thú vị hơn vì đã hiểu hơn một nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.

ngộ nhận - tản mạn

Người ta thường nói “có tiền mua tiên cũng được.” Liệu câu nói ấy có đúng hay không? Có phải mọi thứ trên đười này dều có thể quy đổi ra tiền? Hay vẫn có những thứ mà không tiền bạc nào có thể mua được?

Cứ nhìn quanh xã hội chúng ta đang sống đây cũng đủ thấy sức mạnh của đồng tiền. Những người có tiền có được nhà cao cửa rộng, tiện nghi cuộc sống, vợ đẹp con ngoan, sự nể vì của hàng xóm, bà con, bạn bè. Khi quan sát thấy những người giàu sang thường lấy vợ đẹp, người ta dễ ngộ nhận rằng tình yêu có thể mua được bằng tiền bạc. Nói cho công bằng thì tiền bạc có thể mua được hôn nhân chứ không phải tình yêu. Khi một người chấp nhận lấy một người khác để có được các tiện nghi vật chất khiến cuộc sống họ nhàn nhã hơn thì họ không trao gởi tình yêu mà mưu cầu hưởng lợi. Những hôn nhân không tình yêu như thế có thể tồn tại lâu hay mau tùy vào hoàn cảnh. Nhưng tựu trung nó chỉ là hợp đồng sống chung khi mỗi bên tìm thấy “lợi nhuận” từ bên kia. Một khi lợi ích không còn, hợp đồng tất nhiên sẽ không còn hiệu lực. Hay nói cách khác, khi tiền bạc đội nón ra đi thì “tình yêu” cũng đã vỗ cánh cuối chân trời.

Bởi vì bản chất của tình yêu là tinh thần trao tặng mà không cầu mong nhận lãnh, tình yêu không mưu cầu cho chủ thể mà hướng tới khách thể, tình yêu vốn có nhu cầu hy sinh mà không mong đền đáp, tình yêu vị tha và bao dung chứ không ích kỷ hẹp hòi, cho nên tình yêu không cần mua bán và không thể mua bán. “Tình cho không, biếu không” là câu nói nổi tiếng của người Pháp. Thi sĩ họ Hàn của nước ta cũng đã từng viết:

Ai mua trăng tôi bán trăng cho

Không bán tình duyên bán hẹn hò

Trong thư gởi cô con gái hai mươi tuổi đi học xa nhà, Mác viết: “Cái thứ tình yêu mà đem ra mặc cả như món hàng ngoài chợ thì không phải là tình yêu nữa. Khi đã yêu con thì đừng tính toán. Nếu người yêu con cụt một chân thì con hãy là cái nạng vững chắc cho đời họ… Con phải luôn nghĩ rằng họ yêu con vì lẽ gì? Nếu họ yêu con vì sắc đẹp thì con nên nhớ rằng rồi sắc đẹp sẽ tàn phai. Nếu họ yêu con vì chức tước thì con phải từ chối và trả lời họ rằng địa vị không đem lại hạnh phúc… Người nào biết sống vì con, vui khi con có tin vui, buồn khi con có tin buồn, người đó nhất định sẽ là chồng con.”

Thú thật, là con gái khi đọc những dòng này tôi hết sức xúc động. Bức thư giúp tôi nhận ra được hình hài của tình yêu chân chính. Giá mà tất cả những ông bố trên đời đều quan tâm tới con gái với những lời khuyên chân tình và hữu ích như thế. Giá mà những ai còn ngộ nhận tiền bạc mua được tình yêu và hạnh phúc hiểu được những dòng này của một người cha vĩ đại. Ước gì những kẻ đang yêu trên đời này hiểu rằng “Nhầm lẫn tiền bạc với hạnh phúc, chẳng khác nào tưởng con dao và cái nĩa làm cho bạn ăn ngon miệng.”

người thư ký trung thành của những trái tim - tản mạn

Khi nói về thơ ca, nhà thơ Đuy Blây có viết: “Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim.” Đó là một lối ví von tinh tế về khả năng tái hiện tình cảm của nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng. Thơ vốn dĩ là một hình thức văn học ra đời rất sớm để ghi lại những cung bậc tình cảm của người làm thơ cho chính mình, cho những người cùng thời và cả những độc giả tương lai.

Thật vậy, cảm xúc từ trái tim trước thiên nhiên, sự vật, con người, sự kiện xã hội là phổ biến của “giống hữu tình”. Bồi hồi trước một ráng chiều, cô đơn trong một ngày đông, hồ hởi trước ngày thắng lợi: những tình cảm lớn, những xúc động mạnh của chúng ta mỗi khi dâng trào đều để lại trong hồn ta một cảm giác thi vị, ngân nga: đó chính là hồn thơ. Với phần lớn mọi người hồn thơ đó xuất hiện rồi đi qua, và nếu sau này có nhớ lại thì cũng chỉ là ngững hoài niệm mơ hồ. Nhưng với những người biết làm thơ thì cái hồn thơ tự nhiên ấy được cụ thể hóa bằng ngôn từ, vần điệu để cho ta những bài thơ. Có những bài thơ người viết chỉ để cho riêng mình, có khi cho một người nhưng đa phần là để cho mọi người. Dù chỉ để cho một người hay mọi người, bản thân mỗi bài thơ phải là người thư ký trung thành ghi chép nhịp đập thiết tha của những trái tim đang vui hay buồn, hạnh phúc hay đau đớn, tuyệt vọng hay hy vọng, đang yêu hay đang chết, đang mộng hay đang tỉnh, đang hồ hởi với cuộc đời hay muốn xa lánh nhân gian. Qua người thư ký trung thành - thơ ca - người đọc và nhà thơ tìm thấy xúc cảm của nhau, tìm thấy nhịp đập trái tim của nhau, tìm thấy tiếng nói đồng điệu, đồng tình, đồng cảm, tìm thấy tri âm tri kỷ mà làm đẹp thêm, giàu thêm cuộc sống tình cảm của chính mình. Thơ khởi phát từ lòng người và tìm đến lòng người. Có những bài thơ vụng không ghi lại hết cảm xúc, nhưng vẫn là chân thật như những bài thơ tình của lứa tuổi thích ô-mai. Nhưng cũng có những bài thơ đọc lên thấy hay hay nhưng lại nhạt vì ta không tìm thấy cảm xúc chân thật của người viết. Đó là sản phẩm của các thợ thơ, đem cái tài chế biến câu chữ để mê hoặc lòng người. Một bài thơ do vậy không chỉ là người thư ký mà phải là người thư ký trung thành, hơn thế nữa, không chỉ là người thư ký trung thành mà còn là người thư ký đủ tài năng và bản lĩnh. Có như thế mới đủ sức tái hiện những sắc thái tình cảm tinh tế, muôn màu, mới gây được xúc cảm bồi hội nơi người đọc, người nghe. Một bài thơ như thế sẽ có sức lan tỏa từ thế hệ này sang thế hệ khác từ biên giới này tới biên giới kia. Nghĩa là một bài thơ vượt qua cả không gian lẫn thời gian để liên kết những trái tim của các thời đại và các màu da, như Nguyễn Du đã từng thắc mắc: “Bất tri tam bách dư niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố như.”

Những người thư ký trung thành và tài năng ấy có thể tìm thấy trong thơ ca Việt Nam cũng như các nước. Những người yêu nhau không ai không thấy tiếng đập của trái tim mình trong những vần thơ sau của Hồng Chương:

Thuở ấy cùng em học một trường
Bạn bè quen gọi cặp uyên ương.
Song song hai đưa, đi sung sướng
Rảo bước yên vui một nẻo đường.

Hôm nay mất hút bóng hình em,
Có lẽ em đang đứng trước rèm
Thêu nổi hai con chim nhạn trắng,
Con xa vỗ cánh, con nằm yên.

Hai khổ đầu và cuối của bài ghi lại một mối tình tan vỡ của tác giả thời chiến tranh. Những người yêu nhau mà không lấy được nhau vì hoàn cảnh, vì lý tưởng… đều có thể tìm thấy tiếng lòng mình thổn thức trong từng hình ảnh bài thơ đã khắc họa. Những người may mắn trong tình yêu cũng thấy được tiếng lòng của tác giả, đọc được cái thông điệp tác giả muốn gởi gắm để yêu quý hơn cái cuộc sống đám ấm mình đang được hưởng, để biết thông cảm hơn và chia xẻ hơn tức là để làm đẹp hơn cuộc đời này.

Bài thơ sau của của nhà thơ nữ Silva Kaputikyan đã được nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam chép vào sổ tay như thông điệp muôn thủa của tình yêu đầu đời vốn thường hay tan vỡ.

Em bảo: "Anh đi đi"
Sao anh không đứng lại?
Em bảo: "Anh đừng đợi"
Sao anh vội quay về?

Lời nói thoảng gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Mà sao anh ngốc thế
Không nhìn vào mắt em

Sở dĩ nó được nhiều người yêu mến, học thuộc vì nó phản ánh trung thành cái vụng dại rất dễ thương của những người mới yêu nhau lần đầu. Ai cũng biết con gái, nói có là không, nói mưa là nắng. Nhưng con trai muôn đời vẫn ngốc không hiểu ra cái chân lý đơn giản ấy, để bài thơ muôn đời vẫn đúng, và để tình đầu dang dở mới là yêu.

Để kết luận, xin mượn lời nhà thơ Thanh Thảo nói về thi ca: “Thơ ca đến với con người dưới những gương mặt những dáng nét khác nhau. Nhưng nếu trái tim người muôn năm vẫn vậy thì trái tim thơ muôn đời vẫn thế.” Thơ đúng là người thư ký trung thành của những trái tim đang rộn ràng, thổn thức, mãi mê đập từng nhịp đập không nguôi của điệp khúc tình yêu.

Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi? - tản mạn

Tự bạch là trò chơi mang tính trí tuệ và rất tế nhị. Người hỏi và người trả lời đều thông qua câu hỏi và câu trả lời để nói lên phần nào về bản thân mình. Các câu hỏi gắn liền với nhau buộc người trả lời phải có suy nghĩ, nếu không các câu trả lời sẽ mâu thuẫn với nhau. Như là một món quà Valentine dành cho con gái của mình, ngày 14 tháng 2 năm 1865, Các Mác đã hoàn thành bản Tự bach của mình với 20 câu hỏi cô con gái đặt ra. Câu hỏi thứ 19 như sau: “Câu cách ngôn mà cha yêu thích?” Câu trả lời của Mác là: “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi.”
Nguyên văn câu cách ngôn tiếng Latin là: "Homo sum, et nihil humanum a me alienum puto" “Tôi là con người: cho nên tôi không coi những gì thuộc về con người là xa lạ với tôi. Câu cách ngôn muốn khuyên chúng ta tìm hiểu, nhận định con người trên quan điểm toàn diện.
Hàng ngày tất cả chúng ta, trừ những chàng Robinson tội nghiệp trên hoang đảo ra, ai cũng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, tiếp xúc, làm việc với những người xung quanh. Điều này diễn ra thường nhật và đều đặn tới mức phần lớn chúng ta tưởng rằng chúng ta hiểu rõ và hiểu hết những người ta tiếp xúc hàng ngày từ gia đình, học đường tới cơ quan, văn phòng nhà máy. Nhưng thực tế không đơn giản như thế. Đa phần chúng ta hiểu người khác một cách rất phiến diện, thậm chí là nông cạn, ngay cả họ là những người thân thiết của chúng ta. Phần lớn mọi người hiểu người khác theo quan hệ đối tác (chủ - tớ, thầy – trò, đồng nghiệp) hay là chỉ tìm hiểu ở người khác những gì có lien quan tới ta, phục vụ cho lợi ích của ta hơn là hiểu một con người với đầy đủ ý nghĩa của nó. Một người chủ xí nghiệp thường tìm hiểu nhân viên ở khía cạnh năng lực công tác và rất hiếm khi tìm hiểu hoàn cảnh sống, hay tâm tư nguyện vọng của anh ta. Một người vợ sống với chồng 30 năm sau mới hiểu được rằng ông chống không hề thích nếu không muốn nói là căm ghét món thịt nướng mà bà đã bắt ông ăn suốt ngần ấy năm. Một người thấy giáo luôn nghĩ rằng cậu học sinh giỏi của mình được thầy cưng bạn phục bao nhiêu năm nay hẳn là rất hạnh phúc với địa vị của mình ở trường, chợt bàng hoàng khi một ngày kia phát hiện ra rằng cậu bé là một kiểu “anh hùng cô độc” vì quá được thầy yêu mà phải xa dần bạn bè và luôn thấy cô đơn và bất ổn vì thấy mình giỏi tới mức không giống ai nhưng chẳng dám bày tỏ cùng ai.
Một sự hiểu biết phiến diện như thế thường gây trở ngại trong mối quan hệ giữa người với người trong sinh hoạt, học tập cũng như lao động sản xuất. Lầm thế nào chúng ta có thể hợp tác với nhau khi chúng ta không có được sự cảm thông sâu sắc về nhau? Làm thế nào chúng ta có được cảm thông sẻ chia khi những gì thuộc về anh lại xa lạ đối với tôi và những gì thuộc về tôi lại xa lạ đối với anh? Nhưng để có một sự hiểu biết toàn diện về con người nói chung cũng như những người cụ thể quanh ta nói riêng không phải là chuyện dễ dàng. Cái thuộc về con người có thể là vấn đề thực thể: sức khoẻ, vẻ đẹp, tầm vóc, cũng có thể là các vấn đề liên quan tới tinh thần: trí thông minh, óc tư duy, sự sáng tạo, tri thức, kỹ năng, hoặc là các vấn đề liên quan tới tâm lý, xã hội như thị hiếu, tín ngưỡng, quan điểm chính trị, thậm chí cả những vấn đề của sinh hoạt thường nhật như món ăn ưa thích nhất hay ghét nhất. Ví dụ, Các Mác đã trả lời câu hỏi món ăn ưa thích nhất của mình là cá và chắc chắn một điều rất “người”này sẽ không hề xa lại gì với Gien-ni, người bạn đời vỹ đại của ông.
Nói tóm lại câu cách ngôn mà Mác thích nhất chính là một lời khuyên dành cho mọi người phải luôn luôn tìm cách hiểu biết bản chất phức tạp của con người và đời sống con người bởi con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Luôn luôn tự nhủ rằng ta chưa hiểu hết người khác như trong câu tự bạch cuối cùng của Mác (Câu châm ngôn mà cha thích? Phải hoài nghi tất cả). Nhớ rằng, ta không thể nói đến việc giải phóng con người và mưu cầu hạnh phúc cho con người chừng nào chưa hiểu hết con người mà bản thân mỗi người chỉ là một đại diện.
BẢN TỰ BẠCH CỦA CÁC MÁC

1. Đức tính nào cha quý nhất? Giản dị
2. Đức tính nào cha quý nhất ở người đàn ông? Nghị lực
3. Đức tính nào cha thấy quý nhất ở người đàn bà? Thông minh, dễ thương
4. Đặc điểm chủ yếu của cha? Kiên nhẫn
5. Quan niệm của cha về hạnh phúc? Phải chiến đấu
6. Quan niệm của cha về bất hạnh? Đành khuất phục
7. Tính xấu mà cha dễ tha thứ nhất? Nhẹ dạ
8. Tính xấu mà cha ghét nhất? Qụy lụy
9. Người mà cha ghét? Martin Tuppler
10. Công việc mà cha yêu thích? Lục lọi sách
11. Nhà thơ mà mà cha yêu thích? Shakespaere, Goethe, Eschyle
12. Nhà văn mà mà cha yêu thích? Diderot
13. Nhân vật nam mà cha yêu thích? Spactakus, Kepler
14. Nhân vật nữ mà cha yêu thích? Gretchen
15. Thứ hoa mà cha yêu thích? Nguyệt quế
16. Mầu mà cha yêu thích? Đỏ
17. Tên người mà cha yêu thích? Jenny, Laura
18. Món ăn mà cha thích? Cá
19. Câu cách ngôn mà cha thích? Không có gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi
20. Câu châm ngôn mà cha thích? Phải hoài nghi tất cả

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - tản mạn

Trong truyện ngắn Một người Hà Nội, nhà văn Nguyễn Khải đã khắc họa nên nhân vật cô Hiền, một nhân vật hết sức ấn tượng, phản ảnh vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của mảnh đất hào hoa mà thiêng liêng, thủ đô Hà Nội, đặc biệt trong thu xếp cuộc sống, ứng xử cũng như ngôn ngữ hàng ngày và cách giáo dục con cái trong gia đình bà.

Về thu xếp cuộc sống, không ai có thể phủ nhận vai trò của các bà “nội tướng” Việt Nam. Cứ nhìn xung quanh ta mà xem. Bất cứ gia định nào có người phụ nữ đảm đang, chịu khó, có ký năng quản lý gia đình thì nhất định gia đình ấy sống sung túc hơn, hạnh phúc hơn và nề nếp hơn. Là một phụ nữ Hà Nội đảm đang, bà Hiền biết cách thích ứng nhanh với thời thế mới và xã hội mới. Với công việc làm hoa giấy, bà có thể xoay xở cho cuộc sống gia đình no đủ và để không bị coi là “thành phần tư sản” bà đã kiên quyết không cho chồng mở cái nhà in. Như nguyễn Khải viết, Bà Hiền thuộc mầu người có đầu óc thực tế và bất luận làm việc gì cũng đều tính toán kỹ. Việc bà lấy chồng, việc ngừng sinh con, việc làm ăn, giáo dục con cái, nhất nhất bà đều giải quyết cực kỳ hợp lý hợp lẽ. Cái cuộc sóng của cả một gia đình với cơ man nào vấn đề và quan hệ phức tạp đều do một tay bà sắp đặt.

Nếu như trong thu xếp cuộc sống bà quyết đoán bao nhiêu thì trong việc thu xếp cho con cái, ngược lại bà hầu như chẳng bắt ai làm gì theo ý bà cả. Khi bà đồng ý cho anh con trai đầu vào Nam chiến đấu bà nói, “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè, nó dám đi cũng là biết tự trọng.” Rõ ràng, thương con sợ con gian khổ hy sinh một phản ứng rất tự nhiên của tất cả các bà mẹ trên đời. Nhưng cái suy nghĩ duy lý, cái suy nghĩ theo lẽ phải đã thắng thế trong bà khi bà nói “nó dám đi cũng là biết tự trọng.” Mặc dù trong truyện ngắn này không nói nhiều tới việc bà dạy con cái thế nào nhưng chỉ riêng câu này thôi cũng đủ thấy bà khuyến khích ở con cái tính tự lập, độc lập trong suy nghĩ, hành động, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Cái đặc tính thích tôn trọng ý kiến cá nhân của người khác ở bà Hiền trở nên rõ nét nhất qua câu nói của bà khi người con thứ hai xin theo anh trai lên đường chiến đấu. “Tao không khuyến khích cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết nó.” Đó là quan niệm về công bằng xã hội, được sống với mọi người, và sống vì cả mình lẫn mọi người chứ không sống kiểu cá nhân ích kỷ, như bà nói: “Tao muốn sống được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì.”

Về dạy dạy dỗ con cái, phải nói rằng bà Hiền không quên quan tâm ngay cả trong những việc nhỏ nhặt nhất đặc biệt là trong cách xưng hô (Ví dụ khi mọi người đều xưng hô với nhau một cách không chuẩn là “đồng chí” thì bà dạy con phải thưa gởi thế nào cho phải phép. “Phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?”), trong phong cách sinh hoạt thường nhật như cách ngồi vào bàn ăn, cách cầm bát đũa, cách lấy thức ăn và nói chuyện trong bữa ăn. Những “tiểu tiết” mà nhiều người bỏ qua, nhiều người cho là sặc mùi tư sản, nhưng với bà Hiền nó là một phần quan trọng của phong cách và góp phần hình thành nhân cách. Khi bà nói: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng.” thì cũng chính là một cách nhắc lại cái lối sống đẹp độc đáo của người dân thủ đô đã hình thành từ ngàn xưa nơi đất kinh kỳ cổ kính:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,

Dẫu không thanh lịch cũng ngài Tràng An”

Thiết nghĩ một cách dạy con cháu “Hà nội” đến như thế, thì thời nào chảng cần, nơi nào chẳng thiết. Dung tục hóa sinh hoạt, “bổ bã hóa” lời ăn tiếng nói hiện nay đang có xu hướng tràn ngập gia đình, học đường, báo chí, phát thanh truyền hình. Nó là biểu hiện của thứ chủ nghĩa tầm thường. Nó bất thường chứ không bình thường như một số người tự xưng là thời thượng vẫn nghĩ. Mong sao những hạt bụi vàng như Bà Hiền hãy mượn gió mà bay lên để cái thanh lịch cái hào hoa ngàn đời của Hà nội vẫn trương tồn cùng dân tộc. Để mỗi một người khi nghĩ tới thủ đô đều muốn nói như Trịnh Công Sơn: “Nhớ tới một người để nhớ mọi người.”

CHIẾC BÁNH THỜI GIAN - tản mạn

Nếu như trước đây người ta hay so sánh đời người như dòng sông với những khúc quanh thăng trầm trong đó con người như là sản phẩm của số phận thì ngày nay đã có người ví von nó như chiếc bánh thời gian mà con người vốn sinh ra khác nhau nên chọn những cách khác nhau để ăn dần chiếc bánh ấy.

Cũng như chiếc bánh có nhiều phần trong đó mỗi phần có ít nhiều hương vị khác nhau, đời người có nhiều giai đoạn với những công việc, trách nhiệm, ước mơ, hoài bão và cả những cung bậc tình cảm khác nhau. Kẻ tham lam, háu ăn ngấu nghiến chiếc bánh đời mình không thương tiếc đến nỗi trong nháy mắt nó chỉ còn là những mẫu vụn trên bàn ăn cuộc đời. Kẻ khảnh ăn chỉ tìm thấy khoái khẩu nơi phần nhân bánh, và sau khi thưởng thức xong, họ vứt lại cái vỏ bánh bên đĩa ăn mà không biết rằng cái vỏ bánh chẳng mấy ngon ấy lại cung cấp năng lượng cho cả cuộc đời và họ lại mơ tưởng một cái nhân bánh thứ hai mà không bao giờ có nữa. Cũng có kẻ thứ ba chậm rãi ăn tứng phần vỏ của chiếc bánh và cố để dành lại phần nhân ngon lành cho lần thưởng thức cuối cùng. Nhưng cũng chính lúc ấy y thấy no và không thiết ăn nữa hoặc ăn nhưng chẳng còn thấy ngon lành gì.

Loại người thứ nhất nêu trên là những kẻ sống nhanh, sống gấp. Họ sống thể như là thế giới sắp tận diệt đến nơi. Và với nhịp sống hối hả của mình họ không còn thì giờ để chiêm nghiệm, suy tư hay thưởng ngoạn vẻ đẹp của bầu trời thu xanh yên ả hay ánh sáng huy hoàng của những vì sao đêm. Thực ra, họ sinh ra không phải để sống mà đúng hơn là để chuẩn bị sống. Loai người thứ hai sống theo kiểu hưởng lạc họ xa lánh những người bạn tốt như công việc, trách nhiệm và bổn phận và giao du với những kẻ xấu như quyền lợi, tiện nghi vật chất. Họ tiêu phần lớn thời gian cho thú vui và tiêu khiển; họ chiều chuộng những ham muốn thấp hèn của một cuộc sống dễ dãi. Loại người thứ ba vừa dễ thương vừa tội nghiệp. Trái ngược với loại thứ hai, họ dành hầu hết quỹ thời gian cho học tập, công việc và trăm thứ trách nhiệm trên đời. Sau khi đã đạt được những điều mong muốn họ bàng hoàng khi nhận ra rằng mình đã đánh mất một cái gì đó rất quan trọng trong một giai đoạn của đời mình hay là cả cuộc đời mà họ không thể tìm thấy lại được. Cứ nhìn xung quanh ta thôi sẽ thấy muôn vàn thí dụ. Một đứa trẻ cũng có thể đánh mất tuổi thơ vì phải miệt mài theo lời bố mẹ đi “luyện công” để vào lớp một, rồi phấn đấu để đạt học sinh giỏi 12 năm liền với phương châm luyện rồi thi, thi xong lại luyện ngoài ra không còn gì là quan trọng cả. Sau khi đạt được ước mơ “cháy bỏng” của bản thân cũng như gia đình, người bạn tội nghiệp của chúng ta mới sực nhớ tới cánh diều tuổi thơ và tự chiều chuộng mình bằng một buổi chiều thả diều trên đồng quê. Nhưng, hỡi ôi, một thanh niên đã18 tuổi thì tâm hồn không còn đủ ấu thơ để thả hồn mơ ước theo cánh diều vi vu như một đứa bé lên tám lên mười được nữa!

Có lẽ mọi so sánh đều khập khiễng: khác với chiếc bánh thông thường, chiếc bánh thời gian cứ vơi dần cho dù bạn có cố tâm nhin hay để dành. Vậy cách ăn bánh khôn ngoan nhất theo tôi nghĩ là ăn từ từ từng miếng một cả phần vỏ lẫn phần nhân cùng lúc, thưởng thức nó từ đầu tới cuối, nghĩ rằng nó là chiếc bánh ngon nhất, hoàn hảo nhất vì nó là duy nhất cho mỗi một người. Nói cách khác phải dùng cái quỹ thời gian hữu hạn của chúng ta theo đúng từng giai đoạn của đời người: không chậm chạp để phải hối tiếc vì những gì mình đã bỏ lỡ ngày hôm qua cũng không quá vội vàng để không còn gi mà thưởng thức ngày mai. Háy sống đúng với lứa tuổi của chúng ta. Hãy học tập chăm chỉ và vui chơi lành mạnh khi bạn còn là học sinh; hãy chuẩn bị tốt nhất cho tương lại nhưng đừng quên rằng cuộc sống con người lại nằm trong hiện tại, như các bạn tôi thường nói nôm na với nhau: “Học không chơi mất đời tuổi trẻ, chơi không học bán rẻ tương lai.” Con người sinh ra để sống không phải để chuẩn bj sống, do đó hãy sống mỗi ngày khi nó đến và không đốt cháy ngọn nến cuộc đời ta ở cả hai đầu.

Theo thiển ý của tôi, chiếc bánh thời gian chính là cái vốn thời gian hữu hạn trong đó con người thể sự tồn tại hay hiện hữu của mình như một cá nhân có ý thức. Do vậy, sử dụng thời gian một cách khôn ngoan và hợp lý là thể hiện một lối sống và bản lĩnh lành mạnh của một con người biết làm chủ bản thân. “Đời người chỉ sống một lần, phải sống sao để khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí…”